Thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống mức thấp

Ngày đăng : 03/12/2011 - 12:00 AM

Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa khả quan hơn vì số người chưa có việc làm vẫn ở mức cao.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 của Mỹ đã giảm xuống 8,6%, đây là mức giảm nhiều nhất trong hơn 2 năm qua.

120.000 là số việc làm mà Mỹ đã tạo ra trong tháng 11 vừa qua, khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm 0,4% so với tháng 10 xuống còn 8,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009.

Bộ Lao động Mỹ cho biết: Các ngành tuyển dụng được nhiều lao động bao gồm khách sạn, quán ăn, các ngành dịch vụ và y tế.  Trong khi đó, tuyển dụng lao động ở khu vực nhà nước vẫn tiếp tục giảm. Tổng thống Mỹ Obama hoan nghênh thông tin này và cho rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm trong tháng 11 cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng.

Tổng thống Obama khẳng định: "Chúng ta cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng này, tại thời điểm hiện nay Quốc hội Mỹ cần phải gia hạn luật cắt giảm thuế cho tầng lớp người lao động thêm một năm nữa. Quốc hội Mỹ cũng cần gia hạn bảo hiểm thất nghiệp đối với những người dân Mỹ mà hàng ngày họ vẫn phải đi tìm việc làm".

Tổng thống Mỹ Obama cũng nói rằng, ông thất vọng với các nghị sỹ đảng Cộng hòa vì đã ngăn chặn kế hoạch giảm thuế cho tầng lớp người Mỹ trung lưu. Theo ông Obama, việc làm này của Quốc hội Mỹ đồng nghĩa với việc tăng thuế đối với 160 triệu  người Mỹ, trong khi đó lại phản đối tăng thuế đối với những người giàu.

Ông John Boehner, Chủ tịch Hạ viện Mỹ thuộc phe Cộng hòa thì vẫn cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao không thể chấp nhận được.

Còn ông Eric Cantor, nghị sỹ Đảng Cộng hòa thì cho rằng: Bản báo cáo về tình hình thất nghiệp đã thể hiện mặt trái của nó. Nếu xét tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 8,6% thì cảm thấy khá ổn, nhưng  trên thực tế nếu nhìn vào số việc làm cụ thể được tạo ra trong tháng 11 thì mới thấy rằng Mỹ vẫn chưa tạo đủ công ăn việc làm cho người dân.

Theo Minh Hiển

Vietstock

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

2012: Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh

Ngày đăng : 02/12/2011 - 12:00 AM

Trong khuôn khổ Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đã được khai mạc sáng ngày 2/12.

 

 


Diễn đàn là kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế, với chủ đề “Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh.”

Diễn đàn năm nay tập trung vào các chủ đề sau: cảm nhận về môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; tóm tắt tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011 và phương hướng phát triển năm 2012; báo cáo từ các Nhóm công tác của Diễn đàn.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đều nhận định, năm  2011, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn mức cao. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất đã bắt đầu giảm nhưng vẫn còn cao. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả thậm chí bị thua lỗ. Thị trường chứng khoán và bất động sản giảm sút. Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân các khu công nghiệp, vùng miền núi còn nhiều khó khăn.

Phát biểu tại Diễn đàn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, năm 2012 phải tập trung đẩy mạnh nền kinh tế, trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, tái cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Cả ba nội dung này phải được thực hiện đồng bộ cùng với các chính sách tài khóa đúng đắn.

Cùng với việc thực hiện ba khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bền vững xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển thêm nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại tập trung vào các công trình giao thông và đô thị lớn.

Ông Vinh cho biết thêm, trong tháng 1/2012 ba đề án tái cấu trúc nền kinh tế nêu trên và các đề án đột phá sẽ được Chính phủ Việt Nam thông qua, đồng thời Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng vào tháng 6/2012.

Bà Keiko Sato, Giám đốc điều phối danh mục đầu tư và hoạt động dự án chương trình Việt Nam cũng cho rằng, khi Việt Nam khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thì tăng trưởng luôn là quan trọng, sự cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

“Quan điểm của Chính phủ Việt Nam vẫn muốn ổn định nền kinh tế vĩ mô và chúng tôi nhiệt liệt tán thành những tuyên bố gần đây liên quan đến cải cách kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là hướng vào đầu tư công khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tài chính. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng để duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam khi mà chúng ta tạo ra những nền tảng mới tăng trưởng cho tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và sát cánh trong quá trình này,” bà Keiko Sato khẳng định.

Tuy nhiên, bà Keiko Sato cũng cho rằng, trong 6 tháng qua, đã có một số vấn đề khó khăn nảy sinh trong khối doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề này chúng tôi đã nhận được sự chú ý, nhưng một số vấn đề khác vẫn cần tập trung giải quyết với sự tham gia của các cấp khác nhau của Chính phủ.

Ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), cũng thừa nhận, năm nay rõ ràng là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo cảm nhận môi trường kinh doanh năm nay cho thấy tinh thần của doanh nghiệp ở điểm thấp nhất trong 3 năm, lạm phát đã giảm sút nhưng vẫn còn cao và chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn còn đang cần thiết đã tạo ra những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và tăng hệ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.

Tất cả những vấn đề này đang tạo ra những khó khăn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, đặc biệt khi chúng ta gặp phải cuộc khủng hoảng ngân hàng, điều đó ảnh hưởng đến thị trường vốn toàn cầu.

Ông Simon hy vọng có được cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tài chính cũng như cải cách ngân sách Nhà nước tốt hơn. Những cải cách quan trọng này sẽ song hành với việc phát triển cạnh tranh kinh tế của Việt Nam.

 


 Vietnamplus

 


Lạm phát 18% tác động gì đến cân đối vĩ mô?

Ngày đăng : 02/12/2011 - 12:00 AM

Với lạm phát rất cao, GDP theo giá thực tế ước tính tăng trên dưới 24% trong năm nay.

 


Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được chuyển đến Chính phủ xem xét. Trong đó, đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ ước tính có thể tăng khoảng 18% vào tháng tới.

Trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 11/2011 đã tăng 17,5% so với cuối năm trước. Với xu hướng giá cả hiện nay, dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tương đối hợp lý, chỉ trừ trường hợp có những đột biến lớn về cung, cầu và dòng tiền trong tháng cuối năm nay.

Nhưng, với sự thay đổi chóng mặt so với chỉ tiêu CPI được Quốc hội thông qua hồi cuối năm ngoái (gấp khoảng 2,5 lần), chắc chắn lạm phát có ảnh hưởng đến những cân đối vĩ mô quan trọng khác.

Chẳng hạn như chỉ tiêu tăng trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, năm nay GDP sẽ tăng gần 6% so với năm 2010, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,3%; công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7%; dịch vụ tăng khoảng 6,4%.

“Kết quả này là rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết như như vậy khi lý giải cho việc GDP không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Nhưng với lạm phát rất cao, GDP theo giá thực tế ước tính tăng trên dưới 24% trong năm nay. Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND được kiểm soát, quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đang tăng mạnh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô nền kinh tế năm 2011 đạt khoảng 119 tỷ USD; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.355 USD/người, trong khi năm ngoái dự báo là 1.300 USD/người.

Ưu thế cạnh tranh của Việt Nam về chi phí lao động rẻ bị ảnh hưởng thế nào với tình hình mới này? Phải chăng vốn FDI đăng ký giảm mạnh trong năm nay là hệ lụy? Nhập khẩu tiêu dùng có nhân việc người Việt “giàu” lên mà đổ vào nhiều hơn? Những vấn đề này gần đây cũng đã bắt đầu được đặt ra.

Trước mắt, rất khó đo đếm tác động từ suy thoái kinh tế thế giới và giảm sút tăng trưởng GDP ở Việt Nam đến tình hình sản xuất kinh doanh, cũng bởi tăng trưởng sản lượng thì “hụt hơi”, nhưng giá trị thực tế lại tăng khủng khiếp.

Nhưng ít nhất, triển vọng kinh doanh trong mắt các nhà đầu tư, kể cả trong nước và nước ngoài, cũng đã khác khi tỏ ra thận trọng hơn.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11, cả nước có 70.145 doanh nghiệp được thành lập mới, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Ước thực hiện năm 2011, cả nước có khoảng 79,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 5,4% so với năm 2010.

Hay một tham khảo khác, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/11 chỉ đạt khoảng 12,7 tỷ USD, bằng 83,8% cùng kỳ năm 2010, trong đó đáng chú ý là vốn đăng ký mới chỉ đạt hơn 9,9 tỷ USD từ 919 dự án được cấp phép mới, giảm 25,4% về vốn và 21,3% về số dự án so với cùng kỳ năm trước.

Đương nhiên tăng trưởng theo giá thực tế cao sẽ góp phần nào đó tăng thu ngân sách. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế đến ngày 15/11, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 586 nghìn tỷ đồng, bằng 98,5% dự toán năm. Bộ này ước tính, cả năm 2011, thu ngân sách sẽ đạt khoảng 674,5 nghìn tỷ đồng, tức là tăng khoảng 80 nghìn tỷ đồng so với dự toán.

Nhưng thu cao không có nghĩa giảm được bội chi về mặt con số tuyệt đối. Cũng theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, uớc chi ngân sách cả năm nay đạt khoảng 796 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 13,4% so với dự toán và tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010.

Có nghĩa là, bội chi ngân sách năm nay, theo số liệu trên, có thể ước tính vào khoảng 121,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn chút ít so với chỉ tiêu dự toán 120,6 nghìn tỷ đồng. Nhưng do GDP theo giá thực tế tăng rất cao như nói ở trên, bội chi ngân sách so với GDP cả năm nay giảm xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%.

Một điểm đáng chú ý khác là do lạm phát cao, tỷ giá dù được kìm hãm cũng đã có điều chỉnh nhất định, trách nhiệm nợ nước ngoài của Chính phủ đã có dấu hiệu “phình” lên.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách đến 15/11ước đạt 639,1 nghìn tỷ đồng, bằng 88,1% dự toán năm, trong đó riêng chi trả nợ và viện trợ là vượt dự toán 0,4%, tương ứng với 86,4 nghìn tỷ đồng tính từ đầu năm.

 

Bình Minh

 NDHMoney


 


Đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, chiều 1/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã chủ trì cuộc họp báo, thông báo những nội dung chính của phiên họp.

 


Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến triển khai kế hoạch đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: Chủ trương của Chính phủ là đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt hơn vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc sắp xếp, đổi mới có nhiều hình thức; đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì cần phải sắp xếp lại để bảo toàn vốn.

 

Về những giải pháp để thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% và lạm phát xuống 1 con số trong năm 2012, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết cuối tháng 12, Chính phủ sẽ họp với các địa phương về vấn đề này và đề ra chương trình hành động. Trước mắt, sẽ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về chính sách tín dụng, thuế...

 


Liên quan đến điều hành lãi suất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến cho rằng mục tiêu của năm tới kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn năm nay, có cơ sở để điều hành lãi suất giảm hơn nhưng ở mức độ nào, bao nhiêu còn phải tính toán thận trọng thêm. Mặt khác, chính sách tiền tệ chỉ là một bộ phận trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.


Đề cập việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nguyên tắc và mục đích là để hệ thống ngân hàng nói riêng cũng các như thiết chế tài chính nói chung hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả.


Theo Bộ trưởng, hiện Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại hay thiết chế tài chính đủ mạnh tầm khu vực, do vậy c ần có một bước căn bản để đến năm 2015 phải có ít nhất một ngân hàng có quy mô tầm khu vực.


Đối với các ngân hàng ngoài quốc doanh, ngân hàng nào phát triển tốt thì phải được tạo điều kiện để làm tốt hơn, chỗ nào đang khó khăn thì cần được giúp đỡ để bớt khó khăn, hoạt động ổn định. Tinh thần chung là cổ phần hóa các ngân hàng và mức độ cổ phần hóa đại chúng, rộng rãi, đảm bảo minh bạch, an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó cũng phải tiến hành sắp xếp các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính.../.

 


Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)
 


CPI tháng 12 được dự báo có thể tăng 0,5-0,6%

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 này có thể tăng khoảng 0,5-0,6% so với tháng 11.

 


Theo nhận định của Tổ điều hành thị trường trong nước, tháng 12 này, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố gây tăng giá như dịp lễ Noel, Tết Dương lịch, cận tháng Tết Âm lịch.

Tuy nhiên, với sự chuẩn bị hàng hóa của các doanh nghiệp, các chương trình bình ổn thị trường của các địa phương thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, nguồn cung hàng hóa sẽ đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, giá hàng hóa sẽ không tăng đột biến.

Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 này có thể tăng khoảng 0,5-0,6% so với tháng 11 vừa qua.

Cũng theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường hàng hóa dịp cuối năm đã bắt đầu sôi động, cung cầu của hầu hết các mặt hàng được đánh giá là đảm bảo, giá tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, một số mặt hàng lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của mưa lũ, do nhu cầu tăng vào dịp cuối năm trong khi nguồn cung chưa dồi dào nên giá có xu hướng tăng trở lại.

Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, giá gạo thế giới trong thời gian tới sẽ duy trì ở mức cao do những bất ổn trên các thị trường tài chính và hàng hóa, đặc biệt giá sẽ tăng ở phân khúc gạo chất lượng trung và cao cấp, giá gạo trong nước có thể tăng nhẹ do cầu tăng vào dịp cuối năm.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long sau khi chững lại hồi cuối tháng 10 vừa qua, sang tháng 11 lại tiếp tục tăng từ 200-500 đồng/kg do ảnh hưởng của mưa lũ và nguồn cung khan hiếm (thu hoạch lúa thu đông đã kết thúc và chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân). Tại miền Bắc, giá lúa gạo tăng khoảng 200-1.000 đồng/kg so với tháng trước.

Cùng với đó, giá thực phẩm tươi sống cũng được dự báo có xu hướng tăng nhẹ nhưng không tăng đột biến do nhu cầu bắt đầu tăng chuẩn bị cho Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Trong tháng 11 vừa qua, giá thực phẩm tươi sống lại có xu hướng tăng nhẹ từ 6,3-9% so với cuối tháng trước, nguyên nhân chủ yếu là do lo ngại dịch lở mồm long móng, tai xanh có nguy cơ bùng phát ảnh hưởng tâm lý đến người kinh doanh và người tiêu dùng; chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao.

Giá đường trong tháng 12 này được dự báo có khả năng giảm nhẹ do nguồn cung tương đối dồi dào. Sản lượng đường dự kiến đạt 200.000 tấn trong tháng 12 này. Thời gian qua, giá đường đã ổn định trở lại do các nhà máy bắt đầu vào vụ. Giá đường trắng bán buôn hiện ở mức 19.000-20.200 đồng/kg, giá đường bán lẻ trên thị trường vẫn ở mức 21.000-22.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sữa bột nhập khẩu trong nước được dự báo có thể tăng nhẹ theo biến động tỷ giá.

Đối với mặt hàng muối, do vụ sản xuất đã bước vào cuối vụ nên nguồn cung cho thị trường không nhiều, các chuyên gia dự báo trong thời gian tới, giá muối có thể tăng nhẹ trên phạm vi cả nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến cuối tháng 11 vừa qua, sản lượng muối ước đạt gần 800.000 tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2010; lượng tồn kho trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất đến cuối tháng 11 vừa qua còn khoảng gần 155.000 tấn.

Trong thời gian tới, giá phân bón trên thị trường thế giới có xu hướng tăng nhẹ, nhu cầu phân bón trong nước cũng tăng do đang vào thời gian bón chính cho vụ Đông Xuân; tuy nhiên, do nguồn cung vẫn dồi dào nên giá mặt hàng này được dự báo chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi được dự báo tiếp tục ổn định.

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, mặc dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có tăng nhẹ nhưng do lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi thành phẩm không tăng nên các nhà máy sản xuất vẫn chưa tăng giá mặt hàng này. Hiện giá thức ăn hỗn hợp cho lợn ở mức 10.198-11.234 đồng/kg.

Nhóm hàng phục vụ xây dựng như thép, ximăng cũng được dự báo tiếp tục ổn định. Mặc dù đang vào mùa xây dựng, nhu cầu tiêu thụ tuy có tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp nên các đơn vị trực thuộc và liên doanh với Tổng Công ty Thép Việt Nam vẫn giữ nguyên giá bán tại nhà máy. Hiện giá bán lẻ thép xây dựng tại miền Bắc vẫn chững ở mức 17,8-18,6 triệu đồng/tấn.

Mặt hàng giấy được dự báo có xu hướng tăng trong tháng 12 này do nhu cầu về sản phẩm giấy bao bì tăng mạnh vào tháng cuối năm. Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, giấy các loại sản xuất tháng 11 vừa qua ước đạt 113.500 tấn, tăng 500 tấn so với tháng 10 năm nay, giá bán của hầu hết các loại giấy nhìn chung không thay đổi so với tháng 10.

Giá gas trong nước tháng 12 này được dự báo có xu hướng tăng nhẹ do giá dầu thô thế giới trong tháng 11 vừa qua đã tăng mạnh. Trong khi đó, giá than được dự báo tiếp tục ổn định.Với mặt hàng thuốc, cung

Nhu cầu những tháng cuối năm được dự báo vẫn tiếp tục được đảm bảo. Tuy nhiên, một số mặt hàng sẽ có điều chỉnh tăng giá do biến động các yếu tố đầu vào.

 

 

Theo Đỗ Huyền - TTXVN/Vietnam+


 


Cải cách môi trường kinh doanh và hy vọng từ 2.000 trang giấy

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Đâu là hình ảnh ấn tượng nhất tại hội thảo công bố “Báo cáo rà soát pháp luật kinh doanh” tổ chức tại Hà Nội, hôm 30/11?

 
Đó có lẽ là khi Trưởng ban Pháp chế và Trọng tài của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), luật sư Trần Hữu Huỳnh, trao bản báo cáo hơn 2.000 trang giấy về kết quả rà soát 16 luật và gần 200 văn bản dưới luật cho ông Antony Stokes, Đại sứ Anh tại Việt Nam. Bản báo cáo này đã làm “mỏi tay” cả người trao và người nhận, theo đúng nghĩa đen.
 
Sự hài lòng của ông Huỳnh và vị đại sứ Anh là điều có thể cảm nhận được, khi thành tựu của một dự án kỹ thuật đầy ý nghĩa đã được ghi nhận. Một vị là luật sư và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người kia mang sứ mạng của một nhà ngoại giao đang mang ngân sách quốc gia mình đi thực hiện một chương trình hỗ trợ cho một quốc gia khác.
 
Nhưng từ thực tiễn rà soát, hiện thực hóa các đề xuất của dự án vào hệ thống pháp luật hiện hành ra sao còn là một chặng đường dài mà cả vị chuyên gia lẫn nhà ngoại giao cũng khó biết trước kết quả.
 
Luật pháp kinh doanh của Việt Nam là lĩnh vực mà, như nhận xét của ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, là “liên tục thay đổi” mà vẫn không theo kịp thực tế.
 
Ông Thanh, người có trải nghiệm thực tế cả ở cơ quan hành pháp (Bộ Tài chính) lẫn lập pháp (Quốc hội), nói có nhiều trường hợp luật được ban hành xong chưa lâu đã phải sửa đổi, ngay cả khi các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành đủ!
 
Các chuyên gia tham gia các nhóm nghiên cứu rà soát các luật rõ ràng đã làm việc hết sức mình để phát hiện ra được tới 683 quy định pháp luật “có vấn đề”, trong đó có 206 quy định chưa đạt tiêu chí minh bạch, 243 quy định chưa đạt tiêu chí hợp lý, 149 quy định chưa đạt tiêu chí thống nhất, 85 quy định chưa đạt tiêu chí khả thi.
 
Tuy nhiên, từ một thực tế là hệ thống pháp luật còn hàng trăm vấn đề như vậy, theo ông Trần Hữu Huỳnh, các chuyên gia cũng chỉ có thể “đề nghị” Quốc hội xem xét, đưa các nội dung này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
 
Về phía Chính phủ, phần đề xuất trong báo cáo dự án cũng chỉ “đề nghị” Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan “tham khảo, tiếp thu các kết quả rả soát, các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp”, để từ đó khuyến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung các luật và văn bản hướng dẫn.
 
Điều mà cộng đồng doanh nghiệp mong đợi nhất, có lẽ là cam kết của đại diện Chính phủ và cả Quốc hội về việc xử lý các kiến nghị trong báo cáo này như thế nào, thì vẫn chưa thấy.
 
Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi ông Đặng Văn Thanh nhấn mạnh tại hội thảo này là tầm quan trọng của việc “quán triệt” những đề xuất này tới Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội. Ông Thanh lưu ý rằng tại Việt Nam, Quốc hội làm việc theo kỳ họp, và “tất cả những vấn đề quan trọng nhất sẽ chỉ được quyết định tại các kỳ họp chính thức”, thay vì có thể giải quyết ngay lập tức nếu thực tiễn đòi hỏi.
 
Vị đại diện của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam có lẽ muốn các nhà tài trợ quốc tế tham gia dự án này, gồm USAID (Mỹ) và UKAID (Anh) hiểu được một thực tế, là ngay cả khi các trở ngại đã lộ diện để ai cũng có thể nhìn thấy, thì việc giải quyết chắc chắn còn mất nhiều thời gian.
 
Cùng quan điểm với ông Thanh, nhiều chuyên gia cảm thấy tiếc vì báo cáo này dường như hơi… lỡ nhịp với đời sống chính trị của Việt Nam, cụ thể là nó đã được hoàn thành sau khi Quốc hội khóa mới đã thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
 
Trong 16 luật được rà soát, có tới 11 luật đã có tên trong chương trình này, tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa, là có tới 5 luật với các khiếm khuyết vẫn sẽ tiếp tục chi phối đời sống kinh doanh trong một số năm nữa. Và ngay cả với 11 luật được đưa vào chương trình sửa đổi, không chắc là tất cả các đề xuất rất thực tế trong báo cáo có thể được cập nhật hết một cách trọn vẹn.
 
Hơn nữa, điều mà các chuyên gia cũng hết sức lo lắng là mức độ tiếp nhận các đề xuất của Chính phủ và các bộ ngành. Xu hướng từ chối các cải cách, thể hiện qua cuộc chiến với giấy phép con trước đây, dường như vẫn còn sức nặng đáng kể trong hoạt động của các bộ ngành. Nhìn thấy khiếm khuyết mà không sửa hoặc trì hoãn sửa là chuyện không hề mới, và thú vị là ngay cả các chuyên gia nước ngoài cũng có chung sự chia sẻ về chuyện này.
 
Đại diện cho USAID, ông Francis Donovan khi trao đổi với báo giới về bản báo cáo đã kể một câu chuyện vui về quy trình sản xuất trong một doanh nghiệp ôtô ở Mỹ. Đại ý rằng trong công ty đó, cả bộ phận thiết kế và bộ phận chế tạo đều rất muốn đổi mới, nhưng hai bộ phận này thường có xu hướng… đổ lỗi cho bộ phận kia, cho rằng bộ phận kia là không hiểu mình!
 
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, được đại diện bởi VCCI, có vẻ như đang đóng một vai trò “thiết kế” trong việc đưa ra các kiến nghị về sửa đổi các luật để có một môi trường kinh doanh tốt hơn. Nhưng câu hỏi là các bộ ngành có sẵn sàng là một bộ phận “chế tạo”, cảm, hiểu được và làm theo những kiến nghị đó?
 
Tín hiệu đáng vui nhất có lẽ là một sự đồng thuận sâu sắc giữa các chuyên gia trong và ngoài nước về sự cần thiết phải tiếp tục các hoạt động rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và về kinh doanh nói riêng. Và trong quá trình đó, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp mà tiêu biểu là của VCCI phải là tiên phong.
 
Điều này nhận được sự chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, khi ông nói rằng hoạt động này sẽ được VCCI tiếp tục triển khai một cách thường xuyên, liên tục. “Chính phủ đã cam kết sẽ là chính phủ kiến tạo, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển. Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp là rất quan trọng trong quá trình này”, ông Lộc nói.
 
Vị chủ tịch nói rằng trong những năm gần đây, VCCI, với sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước, đã từng gây ra những “cú sốc”, từ chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cho tới các hoạt động đánh giá chất lượng hoạt động của các bộ ngành.
 
“Lãnh đạo nhiều tỉnh thành, nhiều bộ ngành đã gọi điện thẳng cho tôi để phản đối, nhưng cuối cùng thì ai cũng thấy là về tổng thể, các hoạt động đó đã mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế”, ông Lộc nói và nhấn mạnh đến việc tiếp tục đưa ra những “cú sốc tích cực” khác trong việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
 
Theo Anh Minh
VnEconomy

 


 

Tin mới cập nhật