Tuần này họp bàn chuyện doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA

Ngày đăng : 29/05/2012 - 8:34 AM

 

Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 131 về quản lý và sử dụng ODA sẽ được Bộ KH&ĐT đưa ra lấy ý kiến trong tuần này, ngay trước thềm hội nghị giữa kỳ các nhà tư vấn cho Việt Nam (CG).

 

Kế hoạch ban hành nghị định thay thế Nghị định 131 đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ hoàn tất dự thảo nghị định thay thế để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý 4/2012.

Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay nghị định sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ-CP bao gồm ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay kém ưu đãi khác của các nhà tài trợ nhằm thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Ngoài ra, nghị định mới cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác cho phù hợp với yêu cầu mới và các quy định hiện hành của pháp luật.

Trong các nội dung này, việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA là nội dung gây chú ý nhất trong thời gian qua, cho dù trong quá trình soạn thảo, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.

Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các hiệp định và trong số này, Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng…

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã thu hút được hơn 2,1 tỷ USD vốn ODA cam kết, trong khi giải ngân chỉ đạt 530 triệu USD.

 

 Theo Hoài Ngân
VnEconomy

 

555-555-0199@example.com
29/05/2012

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tổng hợp sự kiện kinh tế vĩ mô tuần từ 21/05 - 27/05

Ngày đăng : 28/05/2012 - 8:53 AM

 

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp TP HCM tháng 5 ước tăng 0,7% so tháng trước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, 5 tháng ước tăng 4,8% so cùng kỳ.

 

Kinh tế - Chính trị - Xã Hội

 

- Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 5 tăng 0,18% so với tháng 4, bình quân 5 tháng tăng 13,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, CPI của 2 thành phố lớn Hà Nội tăng 0,16% và TP. HCM tăng 0,06% so với tháng trước.Xem thêm

 

- WB dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7% và  lạm phát dưới 10% trong năm 2012.

 

- Tính chung cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 5 tháng đầu năm 2012 là 5,32 tỷ USD, giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2011. 31,8% là mức sụt giảm thu hút vốn FDI 5 tháng đầu năm. Xem thêm 

 

Cơ quan thống kê vừa đưa dự báo khả năng nhập siêu trong tháng 5/2012 sẽ tăng vọt lên mức khoảng 700 triệu USD.700 triệu USD và 622 triệu USD là mức Nhập siêu tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Xem thêm

 

- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp TP HCM tháng 5 ước tăng 0,7% so tháng trước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, 5 tháng ước tăng 4,8% so cùng kỳ.

 

Hà Nội Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 5,1% so tháng trước và tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước. Xem thêm 

 

- Chủ nhiệm UBKT cho rằng chưa cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 2012 dù dấu hiệu suy giảm đã khá rõ nét.

 

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước thực hiện tháng đạt 55.490 tỷ đồng, lũy kế thu 5 tháng ước đạt 291.253 tỷ đồng, tổng thu ngân sách 5 tháng qua bằng 39,3% dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Xem thêm

 

Chiều 23-5 vừa qua, giá xăng bán lẻ trong nước giảm 600 đồng/ lít, từ 23.300 đồng/ lít xuống 22.700 đồng/ lít. Dầu diezel giảm 400 đồng/ lít từ 21.600 đồng/ lít xuống 21.200 đồng/ lít. Xem thêm

 

- Bộ Tài chính đã có Thông tư số 83 /2012/TT-BTC ban hành hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước, về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Xem thêm 

 

- Quy định mới về chuyển đổi hình thức đầu tư tháo gỡ khó khăn khi dự án không còn được nhận vốn từ NSNN, vốn Trái phiếu chính phủ.  Xem thêm

 

- Theo thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2012, mục tiêu Việt Nam đưa ra là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 8%, Việt Nam duy trì tăng trưởng khoảng 5,6 – 5,8%Xem thêm

 

Đầu tư:

 

- Chiều 22/5, tại Hà Nội, hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho gói thầu thiết bị chính Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tổng giá trị hơn 826 triệu USD.

 

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khu vực ĐBSCL với tổng vốn đầu tư khoảng 411 triệu USD từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn vay và các nhà đầu tư…

 

Tại xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã khởi công dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 558 tỷ đồng.

 

Hồng Cúc

Theo TTVN

 


Quốc hội thảo luận lần đầu Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế

Ngày đăng : 25/05/2012 - 2:36 PM

Chiều 24/5, tại phiên họp tổ, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận lần đầu về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế do Chính phủ trình.

 

Nhiều ý kiến ở các đoàn Hà Nội, Lào Cai, Tây Ninh… cho rằng Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (Đề án) về cơ bản đã xác định được những điểm yếu kém nhất của nền kinh tế để thay đổi theo một phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên, nội dung của Đề án vẫn còn khái quát, mang tính chất là “khung” nên rất khó cho Quốc hội giám sát việc thực hiện trong thực tế.

 

Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

 

Các đại biểu Quốc hội tập trung vào thảo luận một số điểm như đào tạo nguồn nhân lực để hỗ trợ thực hiện Đề án, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tái cơ cấu đầu tư công…Đại biểu Giàng Seo Phử (đoàn Lào Cai) và đại biểu Hoàng Tuấn Anh (đoàn Tây Ninh) nêu một trongnhững điểm chưa cụ thể như tái cấu trúc đầu tư công thì cần làm rõ danh mục đầu tư công, địa bàn tập trung đầu tư công…

 

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị), khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì cần triển khai mạnh mẽ, chỉ giữ lại các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công ích, còn lại nếu không cổ phần thì cũng phải sáp nhập lại.

 

Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnhkhông thể khôngcó doanh nghiệp nhà nước. Nhưng doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh ở những lĩnh vực tư nhân không làm được, còn doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác đều phải cổ phần hóa.

 

Đồng thời “phải có cơ chế kiểm soát và chế tài xử phạt doanh nghiệp nhà nước vi phạm lĩnh vực sản xuất kinh doanh”, đại biểu Giàng Seo Phử bổ sung. Tuy nhiên, để góp phần tái cấu trúc hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nhắc lại bài toán định giá chính xác giá trị của doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường để tránh “được 10 đồng nhưng chỉ định giá có 1 đồng”.

 

Mởrộng hơn, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng cho rằng, Đề án chú trọng nhiều đến các doanh nghiệp nhànước ởtrung ương mà đề cập ít đến doanh nghiệp nhà nước ở địa phương (kể cả các nông, lâm trường quốc doanh), trong khi đây là đối tượng rất cần sáp nhập hoặc thực hiện cổ phần hóa. “Làm được như vậy thì mới thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp đồng bộ từ Trung ương tới địa phương”, đại biểu HàSỹ Đồng nhấn mạnh.

Về tái cơ cấu đầu tư công, cũng theo đại biểu này, trước hết cần rà soát lại xem vùng nào trước đây đã có dự án có thể phát triển được nhưng kinh tế xã hội còn khó khăn thì Chính phủ nên tiếp tục đầu tư trở lại để gỡ khó cho địa phương. Ngược lại vùng nào có dự án kém hiệu quả thì dứt khoát không đầu tư tiếp…

 

Nhấn mạnh vai trò phát triển nguồn nhân lực

 

Bàn về 12 giải pháp nêu trong Đề án, nhiều đại biểu cho rằng việc phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

 

Cùng quan điểm khi bàn về vấn đề này, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng, số lượng, có năng lực văn hóa, đạo đức trong lao động là trách nhiệm trước hết của Nhà nước, các cơ sở đào tạo nghề và cả các doanh nghiệp.

 

“Do đó, Đề án phải đưa việc đào tạo lao động vào chương trình đào tạo dài hạn chứ không phải từ nguồn đào tạo thường xuyên như hiện nay. Nhu cầu nguồn nhân lực ở các vùng kinh tế, ngành nghề là cơ sở để xác định khả năng đào tạo và nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô… Trong đó, đầu tư chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp gắn với chiến lược phát triển các ngành”, đại biểukiến nghị.

 

Ngoài ra, một số đại biểu cũng tiếp tục đặt vấn đề làm rõ chi phí dự trù cho việc tái cấu trúc nền kinh tế là bao nhiêu để Quốc hội kiểm soát khi thực hiện Đề án trên thực tế.

 

Quốc hội sẽtiếp tục thảo luận tại hội trường về Đề án này trong cả ngày 8/6 và sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Sau đó, sẽ có bản tổng hợp ý kiến đại biểu để gửi cho Chính phủ tham khảo, thực hiện Đề án.

 

Theo Thành Chung

Chinhphu.vn

 

 

TS Cao Sỹ Kiêm: Để triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đạt hiệu quả cao

Ngày đăng : 24/05/2012 - 3:01 PM

 

 

Đánh giá về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, TS.Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

 

Cho rằng gói giải pháp sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất và mở rộng tiêu thụ sản phẩm... 



Gói giải pháp hỗ trợ theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đang được coi là cú hích cho các doanh nghiệp để trụ vững và phát triển. Ông có đánh giá như thế nào về gói hỗ trợ này trong thời điểm hiện nay, thưa ông?

 

TS Cao Sỹ Kiêm: Gói giải pháp hỗ trợ lần này của Chính phủ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Trước đây chúng ta chỉ có giãn, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng bây giờ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất và hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu, giải quyết hàng tồn kho.

Đây là những điểm rất mới, số lượng hỗ trợ tương đối nhiều, mức độ, phạm vi cũng tương đối rộng, sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp vừa trụ vững, vừa giữ được lao động và có điều kiện chuẩn bị những yếu tố cần thiết để khi tình hình tốt lên thì tập trung phát triển sản xuất. Đối với một số doanh nghiệp sản xuất bình thường thì cũng là điều kiện để bứt lên và phát triển. Đấy là những yếu tố tích cực trong gói hỗ trợ của Chính phủ.

 

Theo ông, các doanh nghiệp đón nhận sự hỗ trợ này của Chính phủ như thế nào?

 

Theo tôi các doanh nghiệp rất phấn khởi khi đón nhận sự hỗ trợ này vì đã cónhững tiêu chí cụ thể để doanh nghiệp tự soi vào, thấy được mình cần gì, để từ đó sẽ có cách tiếp cận.

Tuy nhiên, cần phải xác định cụ thể gói hỗ trợ này sẽ giải quyết cho ai, như thế nào vì doanh nghiệp nợ thuế hoặc gặp khó khăn không đều nhau và ngành nghề khác nhau nên cần phải được đánh giá đầy đủ, xác định một cách rõ ràng, trên cơ sở đó đưa ra những tiêu chí hợp lý kể cả nội dung và mức độ giải quyết. Từ đó mới áp vào đúng địa chỉ để tránh không bị tổn thất và rủi ro, tạo lòng tin cho doanh nghiệp.

Tuy không thể giải quyết tất cả những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải nhưng đây chính là “huyệt” đúng chỗ để doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển được. Nó có tính lan tỏa, tạo động lực, yếu tố vật chất mới cho doanh nghiệp. Điều đó rất có ý nghĩa trong tình hình hiện nay.

 

Có ý kiến cho rằng nhiều doanh nghiệp thời gian qua chỉ sống dựa vào nguồn vốn ngân hàng hay thành lập ra chỉ để tranh thủ những lợi thế ngắn hạn nên lúc thị trường gặp khó khăn thì tất yếu cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

 

Chính điều đó nên mới cần phải đánh giá rất sát, rất cụ thể tình hình của doanh nghiệp để chúng ta có giải pháp, có chính sách cụ thể. Nếu đánh đồng thì sẽ có doanh nghiệp không khó khăn thực sự cũng được hỗ trợ, gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực này. Thứ hai là tạo ra sự mất công bằng và mất lòng tin đối với doanh nghiệp cũng như hiệu quả của chính sách sẽ không đạt được.

 

Ông đánh giá điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời điểm hiện nay là gì?

 

Đó chính là việc thành lập quá nhanh nên yếu tố chuẩn bị không được đầy đủ, không đáp ứng được những vấn đề như chất lượng nguồn lực, hiểu biết về luật pháp, phương pháp quản lý hay những yếu tố trong việc khai thác và giới thiệu thị trường.

Chúng ta phải phân loại cụ thể khó khăn của doanh nghiệp. Khó khăn nào do khách quan thì phải có trách nhiệm giúp đỡ, những khó khăn do chủ quan, do yếu kém không quản lý, không thích nghi được có cứu cũng không cứu được thậm chí kéo cả tình hình chung xuống thì cần phải xử lý triệt để. Quan trọng nhất vẫn là đánh giá cho chính xác để xác định doanh nghiệp nào xứng đáng hỗ trợ.

 

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cần phải làm gì tự cứu mình trong những thời điểm khó khăn, thưa ông?

 

Hỗ trợ của Nhà nước chỉ là một phần để động viên, khích lệ còn quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tự đánh giá lại mình, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình và phải tự vươn lên, tự tiếp thu thì mới có kết quả.

 

Còn nếu “cứ yếu là xin, thiếu là kêu”, không năng động, chủ quan, không có chiến lược rõ ràng, không có tư duy sáng tạo, không có công nghệ, công nhân lành nghề và trình độ quản lý tốt mà đòi hỏi phải giúp đỡ thì chắc chắn là sẽ gặp khó khăn và cũng không nên giúp đỡ những đối tượng này nhiều.

 

Theo ông, làm thế nào để triển khai gói hỗ trợ này một cách hiệu quả nhất?

 

Có ba việc phải làm, một là đánh giá cho rõ thực trạng, hai là phải cụ thể hóa giải pháp và công khai hóa giải pháp, ba là phải có lộ trình thực hiện một cách nghiêm minh và phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, kịp thời xử lý các vi phạm.

 

Theo Thủy Liên

Chinhphu.vn

 

 


UBKT nghị bổ sung tập trung phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn TTCK

Ngày đăng : 22/05/2012 - 2:56 PM

 

 

Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế cần tập trung làm rõ việc tái cấu trúc thị trường vốn để phục vụ đầu tư phát triển trong điều kiện đầu tư công giảm.

 

Trong buổi chiều đầu tiên của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, ngày 21/05/2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. 



Việc tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã trở nên cần thiết và cấp. Tuy nhiên, chúng ta có thể kỳ vọng “Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế” hay; 12 nhóm giải pháp chủ yếu tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng có khả thi hay không. Trong bài viết này, CafeF trích đăng ý kiến của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về Đề án này với nội dung kiến nghị liên quan 2 nhóm giải pháp: (i) ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu thị trường tài chính; và (ii) tái cơ cấu doanh nghiệp. 



Nhóm tái cơ cấu thị trường tài chính, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, thúc đẩy, hỗ trợ tái cơ cấu ngành và vùng kinh tế, góp phần tăng trưởng bền vững.



Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhóm giải pháp này cần có Đề án chung về tái cơ cấu thị trường tài chính và lộ trình phù hợp, cụ thể:



+ Tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền; quyền lợi và trách nhiệm của chủ sở hữu. Làm rõ nguồn tài chính thực hiện việc tái cơ cấu hệ thống NHTM, các tổ chức tài chính và phải có các biện pháp cụ thể để tránh thất thoát tài sản của nhà nước.



+ Phát triển song song cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn, trong đó tập trung phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu, giảm dần việc huy động vốn đầu tư chủ yếu từ tín dụng ngân hàng. Tái cơ cấu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để những dịch vụ này phát triển bền vững, phục vụ hiệu quả nhu cầu của người dân. 



+ Tái cơ cấu NHTM, Nhà nước cần gắn với tái cơ cấu DNNN; tăng cường năng lực giám sát thị trường tài chính; nâng cao vai trò, trị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là Ngân hàng Trung ương, nhất là trách nhiệm công bố mục tiêu chính sách, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Từng bước xây dựng Ngân hàng Trung ương theo hướng độc lập thực thi chính sách tiền tệ.



Đối với nhóm giải pháp này, UBKT cho rằng cần xây dựng Chiến lược nợ Chính phủ và nợ quốc gia mang tính dài hạn, bảo đảm hiệu quả trong đầu tư và khả năng trả nợ hàng năm. 



Bên cạnh các biện pháp nêu trên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Đề án cần tập trung làm rõ việc tái cấu trúc thị trường vốn để phục vụ đầu tư phát triển trong điều kiện đầu tư công giảm. 



Theo Ủy ban Kinh tế, việc tạo điều kiện cho TTCK phát triển bền vững là một kênh huy động vốn đầu tư rất phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, vừa giảm áp lực đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng vốn đầu tư của xã hội. 



Đồng thời TTCK phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa DNNN, thực hiện IPO các tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa để thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án tái cơ cấu DNNN. 


Mặt khác khi doanh nghiệp đã tham gia TTCK thì tạo thêm một kênh giám sát của xã hội, của nhà đầu tư đối với tài chính doanh nghiệp, làm hạn chế phát sinh tiêu cực.



Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được thảo luận tại Hội trường Quốc Hội ngày 08/06/2012.


Q. Nguyễn

Theo TTVN/Lược ghi theo Quốc Hội

 

 


5 tháng, Hà Nội nhập siêu 5,1 tỷ USD, Tp. HCM xuất siêu 264,3 triệu USD

Ngày đăng : 21/05/2012 - 2:47 PM

 

Chưa có con số thống kê xuất nhập khẩu cả nước 5 tháng, Thành phố Hà Nội tiếp tục báo nhập siêu tháng 5 nâng nhập siêu 5 tháng lên 5,1 tỷ USD.

Hà Nội: Nhập siêu 5,1 tỷ USD 5 tháng

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng Năm đạt 924,6 triệu USD, tăng 3% so tháng trước và tăng 21,3% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 3,3% và tăng 25,2%. Hầu hết các nhóm hàng đều xuất khẩu tăng so tháng trước, một số nhóm hàng tăng trên mức bình quân chung như: Hàng nông sản (tăng 6,1%), hàng điện tử (tăng 4,1%), than đá (tăng 4,3%)…

Kim ngạch nhập khẩu tháng Năm đạt 2.066,3 triệu USD, tăng 9,6% so tháng trước và bằng 95,9% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 8,5% và 2,1% so cùng kỳ. Vật tư, nguyên liệu vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng kim ngạch nhập khẩu (chiếm trên 47%).

Dự kiến 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.903,4 triệu USD, tăng 9,7% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 11,3%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 9.002,8 triệu USD, bằng 86,7% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương bằng 90,1%.

Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất siêu 5 tháng đạt 264,3 triệu USD

Tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 5 tháng đầu năm (không tính dầu thô) đạt 18.552,2 triệu USD, tăng 1.092,2 triệu USD so với 5 tháng đầu năm 2011 (tăng 6,3%). Khu vực kinh tế trong nước chiếm 65,7%, tăng 2,7%; khu vực có vốn nước ngoài chiếm 34,3%, tăng 13,9%.

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước thực hiện 2.342,2 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước; Nếu không tính giá trị dầu thô, trị giá xuất khẩu đạt 1.693,2 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 6,3% so với tháng 5/2011.

Năm tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 10.875,6 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; Loại trừ dầu thô, trị giá xuất khẩu đạt 7.910,9 triệu USD, tăng 9%; khu vực kinh tế có vốn nước noài chiếm 41,2% trong mức xuất khẩu của thành phố.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 5 uớc thực hiện 2.201,7 triệu USD, tăng 4,3% so tháng trước; khu vực kinh tế trong nước chiếm 70,8% và khu vực kinh tế nước ngoài chiếm 29,2%. So với tháng 5/2011, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tăng 6,7%.

Năm tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước thực hiện 10.611,3 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo TTVN/Cục TK Hà Nội/TP. HCM


 

Tin mới cập nhật