Trung Quốc tăng cường M&A

Ngày đăng : 31/05/2012 - 2:17 PM

 

Giá trị M&A nước ngoài của Trung Quốc năm ngoái gầp gần 10 lần năm 2007 

Báo cáo của China Venture Group cho thấy sự bùng nổ trong mua lại và sáp nhập (M&A) kể từ năm 2007 của các doanh nghiệp Trung Quốc.

 

Theo báo cáo, giá trị các thương vụ trên thị trường mua lại và sáp nhập (M&A) Trung Quốc năm ngoái đạt tổng 154 tỷ USD năm ngoái, tăng 74% so với năm 2007.

 

4 tháng đầu năm 2012, giá trị các thương vụ hoàn tất đã đạt 26,77 tỷ USD. Trong đó, giá trị M&A nước ngoài năm 2011 là 39,8 tỷ USD với con số kỷ lục 199 thương vụ, gấp gần 10 lần 4,46 tỷ USD năm 2007.

 

Bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, nhiều doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu phải đối mặt với 2 khó khăn là vốn và hoạt động, trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc lại đang tìm kiếm các cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất cũng hướng tới mạng lưới bán hàng toàn cầu.

 

Báo cáo cũng nêu lên xu hướng các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có mối quan tâm đặc biệt với công nghiệp đồ xa xỉ.

 

Các thương vụ M&A nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc

Các thương vụ M&A nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc
(theo giá trị và số lượng)

Năm 2011, Fosun Group đầu tư vào Folli Follie Group SA, một nhà bán lẻ toàn cầu trụ sở ở Hy Lạp , với mức đầu tư ban đầu 84,58 triệu euro.

 

SHIG-Weichai Group cũng thông báo đầu năm nay đạt được thỏa thuận với các chủ nợ chính của nhà sản xuất du thuyền hạng sang lớn nhất thế giới, Ferretti Group của Italia, để được tham gia cấu trúc nợ của công ty và từ đó kiểm soát được lợi ích ở Ferretti.

 

Ngoài ra, với nhu cầu khổng lồ về năng lượng, Trung Quốc cũng rất tích cực tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài, tuy nhiên những nhà mua lại ở lĩnh vực này của Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh có đủ tiềm lực thực hiện những thương vụ giá trị khổng lồ.

 

Báo cáo cho rằng trong ngắn hạn, ngành năng lượng và khai khoáng vẫn chiếm vị trí chủ đạo, nhưng các thương vụ M&A liên quan tới thương hiệu, công nghệ nguồn, và hệ thống phân phối sẽ thường

 

 DVT

 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

DNNN thua lỗ: Khi ban kiểm soát chỉ là hình thức

Ngày đăng : 31/05/2012 - 9:48 AM

 

 

Những vụ việc ở Vinashin, Vinalines và EVN đều có chung một điểm chỉ được phanh phui khi Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Còn trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh, không mấy khi thấy vai trò và cảnh báo của ban kiểm soát.

Chính vì thế, một chuyên gia kinh tế bức xúc cho rằng, có hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật về giám sát, quản lý các DNNN, các Tập đoàn, Tổng công ty nhưng vẫn xảy ra những sự việc đáng tiếc mà thường khi kết quả rất ngiêm trọng mới bị phát hiện. 

Ở đây, vai trò giám sát nội bộ có vấn đề. Chúng ta chỉ cần làm đúng, làm đủ các quy định thì đã ngăn chặn được nhiều sai phạm. Đây chính là một là do lỗ hổng quản trị DNNN. Trên thực tế, những lỗ hổng này được đào sâu, khoét rộng ra bởi yếu tố con người và cách thức tổ chức đang biến Ban kiểm soát trở thành hình thức.

Thiếu trách nhiệm với đồng vốn

Một sự trùng lặp ngẫu nhiên trong các thương vụ sai phạm của Vinashin, Vinalines hay khoản đầu tư EVN Telecom của EVN hầu hết đều rơi vào giai đoạn 2007-2008. Tương ứng với thời kỳ này là sự ra đời của các tập đoàn và cũng là giai đoạn tăng trưởng nóng, các DNNN nhận được rất nhiều vốn đầu tư từ ngân sách.

Nói về điều này, ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giai đoạn 2006-2008, chủ sở hữu Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ vai trò của mình. Thời điểm đó, chúng ta cho DNNN kinh doanh đa ngành. Với chủ trương như thế, cổ phiếu bán chạy, bất động sản lên giá... Điều đó đã khiến cho các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN chạy theo thị trường bong bóng, tìm kiếm lợi nhuận trước mắt quên đi sứ mệnh của mình. Có lẽ đó là nguyên nhân trực tiếp để dẫn tới trào lưu tìm kiếm "lợi tức tài chính" một cách đầy rủi ro.


Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại khi Chính phủ ra tay, mà không có bất cứ một sự cảnh báo điều chỉnh nào từ kiểm soát nội bộ các tập đoàn. Nguyễn Đình Cung nói, từ câu chuyện này nhìn ra thực tế cho thấy quản trị Tập đoàn, Tổng công ty có vấn đề. Muốn giải quyết được vấn đề, cần phải thực hiện vai trò giám sát bên trong và bên ngoài.

Ông Cung phân tích, nhiều khi, người của chủ sở hữu không giám sát hết được nên doanh nghiệp biến báo, giấu giếm thông tin. Thế nên bên ngoài phải giám sát. Tức là người dân giám sát, phải công khai thông tin thì mới làm được. Nhưng điều kiện công bố thông tin chưa có. Tuy nhiên, khi chưa công bố thông tin thì khó giám sát lắm.

"Còn giám sát bên trong, luôn có những cái khó", ông Cung nói.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thẳng thắn nói: "Ở vụ Vinalines, tôi khẳng định rằng đã không hề có giám sát nghiêm túc ở đây. Nếu giám sát nội bộ nghiêm túc thì những việc làm sai đã được báo cáo lên cấp trên. Nhưng cấp trên của Vinalines cũng lại không giám sát nghiêm túc người dưới quyền của mình nên mới xảy ra tình trạng đó".

Ông Thành nhấn mạnh, "biết sai mà không giải quyết, không sửa, không điều động những cán bộ công tâm về làm việc. Rõ ràng, trong các sai phạm ở các Tập đoàn, Tổng công ty, lỗi không phải nằm ở chuyện quy định thiếu chặt chẽ mà do những người có trách nhiệm quyết định nhân sự, trách nhiệm giám sát dòng vốn của Nhà nước đã không làm hết trách nhiệm của mình", ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh.

Tự vô hiệu hóa mình

Tại một cuộc hội thảo về quản trị DNNN mới, TS Nguyễn Đình Tài thuộc Viện Ngiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, chủ sở hữu Nhà nước đã không thực sự trở thành chủ sở hữu chuyên nghiệp, có xu hướng tách biệt ra khỏi cơ cấu quản trị của doanh nghiệp.

Một cuộc điều tra trước đây của IFC chỉ ra rằng, việc thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước kém hiệu quả đến mức 63% ý kiến cho rằng, DNNN ở Việt Nam không có chủ sở hữu thực sự.

Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ về cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước như Bộ quản lý ngành giám sát thực hiện các dự án đầu tư của công ty mẹ, Bộ Tài chính thực hiện giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, Bộ Kế hoạch và đầu tư giám sát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà chủ sở hữu giao... Nhưng, việc giám sát này hầu hết căn cứ vào các báo cáo hành chính của DNNN mang tính chất thống kê hơn. Tính xác thực của các báo cáo này còn bị bỏ ngỏ khi đa số các công ty Nhà nước không thực hiện kiểm toán độc lập.

 

 


Người ta kỳ vọng vào các ban kiểm soát nội bộ nhưng theo phân tích của TS Nguyễn Đình Tài, bộ máy này lại do các HĐQT hoặc HĐTV lập ra. Nhiều thành viên trong Ban kiểm soát ở các Tổng công ty, Tập đoàn lại kiêm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng, Phó Tổng giám đốc. Nhiều trường hợp, ban kiểm soát này chỉ là người đóng dấu cho HĐQT hay HĐTV và giám đốc khi cần thiết...

Rõ ràng, cơ chế như vậy khiến cho Ban kiểm soát không còn là một thể chế độc lập, có chuyên môn và cân bằng được quyền lực của HĐQT hay HĐTV. Họ chỉ như người lao động làm công ăn lương trong công ty Nhà nước. Theo đó, một quan niệm chung đang cản trở hoạt động kiểm soát là vị trí của các kiểm soát viên trong các Tập đoàn, Tổng công ty là cấp dưới, hoàn toàn phụ thuộc HĐQT, HĐTV.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, mô hình quản trị ở các Tập đoàn, Tổng công ty là 3 trong 1. Bộ vừa là chủ sở hữu, vừa ban hành chính sách, vừa kiểm soát thị trường cho nên khi điều hành sẽ xung đột lợi ích. Ví dụ như câu chuyện giá điện, Bộ Công Thương vừa là cơ quan chủ sở hữu của EVN, vừa kiểm soát EVN và vừa ban hành chính sách giá điện.

Với một cơ cấu tổ chức như vậy, động lực tố giác những sai phạm trong các Tập đoàn, Tổng công ty như ở Vinashin, Vinalines sẽ bị triệt tiêu. Quyết sách của các bộ chủ quản đối với các đơn vị này sẽ thiếu sự công tâm, khách quan. Những kiến nghị về công khai thông tin DNNN, tách bạch chức năng chủ sở hữu Nhà nước và chức năng quản lý Nhà nước... nói nhiều nhưng đến nay không được thực hiện.

Chính vì thế, việc giám sát hoạt động của các DNNN lớn được đầu tư bằng tiền Ngân sách này gần như bỏ trống và mọi sai phạm sẽ chỉ phanh phui khi Thanh tra hay kiểm toán vào cuộc. Hậu quả là nguy cơ thiệt hại kinh tế lên tới hàng nghìn tỷ đồng trở thành sự đã rồi.

 

Theo Phạm Huyền

Vietnamnet

 


Tuần này họp bàn chuyện doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA

Ngày đăng : 29/05/2012 - 8:34 AM

 

Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 131 về quản lý và sử dụng ODA sẽ được Bộ KH&ĐT đưa ra lấy ý kiến trong tuần này, ngay trước thềm hội nghị giữa kỳ các nhà tư vấn cho Việt Nam (CG).

 

Kế hoạch ban hành nghị định thay thế Nghị định 131 đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ hoàn tất dự thảo nghị định thay thế để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý 4/2012.

Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay nghị định sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ-CP bao gồm ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay kém ưu đãi khác của các nhà tài trợ nhằm thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Ngoài ra, nghị định mới cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác cho phù hợp với yêu cầu mới và các quy định hiện hành của pháp luật.

Trong các nội dung này, việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA là nội dung gây chú ý nhất trong thời gian qua, cho dù trong quá trình soạn thảo, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.

Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các hiệp định và trong số này, Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng…

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã thu hút được hơn 2,1 tỷ USD vốn ODA cam kết, trong khi giải ngân chỉ đạt 530 triệu USD.

 

 Theo Hoài Ngân
VnEconomy

 


Tổng hợp sự kiện kinh tế vĩ mô tuần từ 21/05 - 27/05

Ngày đăng : 28/05/2012 - 8:53 AM

 

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp TP HCM tháng 5 ước tăng 0,7% so tháng trước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, 5 tháng ước tăng 4,8% so cùng kỳ.

 

Kinh tế - Chính trị - Xã Hội

 

- Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 5 tăng 0,18% so với tháng 4, bình quân 5 tháng tăng 13,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, CPI của 2 thành phố lớn Hà Nội tăng 0,16% và TP. HCM tăng 0,06% so với tháng trước.Xem thêm

 

- WB dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7% và  lạm phát dưới 10% trong năm 2012.

 

- Tính chung cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 5 tháng đầu năm 2012 là 5,32 tỷ USD, giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2011. 31,8% là mức sụt giảm thu hút vốn FDI 5 tháng đầu năm. Xem thêm 

 

Cơ quan thống kê vừa đưa dự báo khả năng nhập siêu trong tháng 5/2012 sẽ tăng vọt lên mức khoảng 700 triệu USD.700 triệu USD và 622 triệu USD là mức Nhập siêu tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Xem thêm

 

- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp TP HCM tháng 5 ước tăng 0,7% so tháng trước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, 5 tháng ước tăng 4,8% so cùng kỳ.

 

Hà Nội Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 5,1% so tháng trước và tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước. Xem thêm 

 

- Chủ nhiệm UBKT cho rằng chưa cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 2012 dù dấu hiệu suy giảm đã khá rõ nét.

 

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước thực hiện tháng đạt 55.490 tỷ đồng, lũy kế thu 5 tháng ước đạt 291.253 tỷ đồng, tổng thu ngân sách 5 tháng qua bằng 39,3% dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Xem thêm

 

Chiều 23-5 vừa qua, giá xăng bán lẻ trong nước giảm 600 đồng/ lít, từ 23.300 đồng/ lít xuống 22.700 đồng/ lít. Dầu diezel giảm 400 đồng/ lít từ 21.600 đồng/ lít xuống 21.200 đồng/ lít. Xem thêm

 

- Bộ Tài chính đã có Thông tư số 83 /2012/TT-BTC ban hành hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước, về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Xem thêm 

 

- Quy định mới về chuyển đổi hình thức đầu tư tháo gỡ khó khăn khi dự án không còn được nhận vốn từ NSNN, vốn Trái phiếu chính phủ.  Xem thêm

 

- Theo thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2012, mục tiêu Việt Nam đưa ra là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 8%, Việt Nam duy trì tăng trưởng khoảng 5,6 – 5,8%Xem thêm

 

Đầu tư:

 

- Chiều 22/5, tại Hà Nội, hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho gói thầu thiết bị chính Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tổng giá trị hơn 826 triệu USD.

 

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khu vực ĐBSCL với tổng vốn đầu tư khoảng 411 triệu USD từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn vay và các nhà đầu tư…

 

Tại xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã khởi công dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 558 tỷ đồng.

 

Hồng Cúc

Theo TTVN

 


Quốc hội thảo luận lần đầu Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế

Ngày đăng : 25/05/2012 - 2:36 PM

Chiều 24/5, tại phiên họp tổ, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận lần đầu về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế do Chính phủ trình.

 

Nhiều ý kiến ở các đoàn Hà Nội, Lào Cai, Tây Ninh… cho rằng Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (Đề án) về cơ bản đã xác định được những điểm yếu kém nhất của nền kinh tế để thay đổi theo một phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên, nội dung của Đề án vẫn còn khái quát, mang tính chất là “khung” nên rất khó cho Quốc hội giám sát việc thực hiện trong thực tế.

 

Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

 

Các đại biểu Quốc hội tập trung vào thảo luận một số điểm như đào tạo nguồn nhân lực để hỗ trợ thực hiện Đề án, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tái cơ cấu đầu tư công…Đại biểu Giàng Seo Phử (đoàn Lào Cai) và đại biểu Hoàng Tuấn Anh (đoàn Tây Ninh) nêu một trongnhững điểm chưa cụ thể như tái cấu trúc đầu tư công thì cần làm rõ danh mục đầu tư công, địa bàn tập trung đầu tư công…

 

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị), khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì cần triển khai mạnh mẽ, chỉ giữ lại các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công ích, còn lại nếu không cổ phần thì cũng phải sáp nhập lại.

 

Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnhkhông thể khôngcó doanh nghiệp nhà nước. Nhưng doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh ở những lĩnh vực tư nhân không làm được, còn doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác đều phải cổ phần hóa.

 

Đồng thời “phải có cơ chế kiểm soát và chế tài xử phạt doanh nghiệp nhà nước vi phạm lĩnh vực sản xuất kinh doanh”, đại biểu Giàng Seo Phử bổ sung. Tuy nhiên, để góp phần tái cấu trúc hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nhắc lại bài toán định giá chính xác giá trị của doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường để tránh “được 10 đồng nhưng chỉ định giá có 1 đồng”.

 

Mởrộng hơn, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng cho rằng, Đề án chú trọng nhiều đến các doanh nghiệp nhànước ởtrung ương mà đề cập ít đến doanh nghiệp nhà nước ở địa phương (kể cả các nông, lâm trường quốc doanh), trong khi đây là đối tượng rất cần sáp nhập hoặc thực hiện cổ phần hóa. “Làm được như vậy thì mới thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp đồng bộ từ Trung ương tới địa phương”, đại biểu HàSỹ Đồng nhấn mạnh.

Về tái cơ cấu đầu tư công, cũng theo đại biểu này, trước hết cần rà soát lại xem vùng nào trước đây đã có dự án có thể phát triển được nhưng kinh tế xã hội còn khó khăn thì Chính phủ nên tiếp tục đầu tư trở lại để gỡ khó cho địa phương. Ngược lại vùng nào có dự án kém hiệu quả thì dứt khoát không đầu tư tiếp…

 

Nhấn mạnh vai trò phát triển nguồn nhân lực

 

Bàn về 12 giải pháp nêu trong Đề án, nhiều đại biểu cho rằng việc phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

 

Cùng quan điểm khi bàn về vấn đề này, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng, số lượng, có năng lực văn hóa, đạo đức trong lao động là trách nhiệm trước hết của Nhà nước, các cơ sở đào tạo nghề và cả các doanh nghiệp.

 

“Do đó, Đề án phải đưa việc đào tạo lao động vào chương trình đào tạo dài hạn chứ không phải từ nguồn đào tạo thường xuyên như hiện nay. Nhu cầu nguồn nhân lực ở các vùng kinh tế, ngành nghề là cơ sở để xác định khả năng đào tạo và nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô… Trong đó, đầu tư chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp gắn với chiến lược phát triển các ngành”, đại biểukiến nghị.

 

Ngoài ra, một số đại biểu cũng tiếp tục đặt vấn đề làm rõ chi phí dự trù cho việc tái cấu trúc nền kinh tế là bao nhiêu để Quốc hội kiểm soát khi thực hiện Đề án trên thực tế.

 

Quốc hội sẽtiếp tục thảo luận tại hội trường về Đề án này trong cả ngày 8/6 và sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Sau đó, sẽ có bản tổng hợp ý kiến đại biểu để gửi cho Chính phủ tham khảo, thực hiện Đề án.

 

Theo Thành Chung

Chinhphu.vn

 

 

TS Cao Sỹ Kiêm: Để triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đạt hiệu quả cao

Ngày đăng : 24/05/2012 - 3:01 PM

 

 

Đánh giá về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, TS.Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

 

Cho rằng gói giải pháp sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất và mở rộng tiêu thụ sản phẩm... 



Gói giải pháp hỗ trợ theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đang được coi là cú hích cho các doanh nghiệp để trụ vững và phát triển. Ông có đánh giá như thế nào về gói hỗ trợ này trong thời điểm hiện nay, thưa ông?

 

TS Cao Sỹ Kiêm: Gói giải pháp hỗ trợ lần này của Chính phủ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Trước đây chúng ta chỉ có giãn, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng bây giờ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất và hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu, giải quyết hàng tồn kho.

Đây là những điểm rất mới, số lượng hỗ trợ tương đối nhiều, mức độ, phạm vi cũng tương đối rộng, sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp vừa trụ vững, vừa giữ được lao động và có điều kiện chuẩn bị những yếu tố cần thiết để khi tình hình tốt lên thì tập trung phát triển sản xuất. Đối với một số doanh nghiệp sản xuất bình thường thì cũng là điều kiện để bứt lên và phát triển. Đấy là những yếu tố tích cực trong gói hỗ trợ của Chính phủ.

 

Theo ông, các doanh nghiệp đón nhận sự hỗ trợ này của Chính phủ như thế nào?

 

Theo tôi các doanh nghiệp rất phấn khởi khi đón nhận sự hỗ trợ này vì đã cónhững tiêu chí cụ thể để doanh nghiệp tự soi vào, thấy được mình cần gì, để từ đó sẽ có cách tiếp cận.

Tuy nhiên, cần phải xác định cụ thể gói hỗ trợ này sẽ giải quyết cho ai, như thế nào vì doanh nghiệp nợ thuế hoặc gặp khó khăn không đều nhau và ngành nghề khác nhau nên cần phải được đánh giá đầy đủ, xác định một cách rõ ràng, trên cơ sở đó đưa ra những tiêu chí hợp lý kể cả nội dung và mức độ giải quyết. Từ đó mới áp vào đúng địa chỉ để tránh không bị tổn thất và rủi ro, tạo lòng tin cho doanh nghiệp.

Tuy không thể giải quyết tất cả những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải nhưng đây chính là “huyệt” đúng chỗ để doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển được. Nó có tính lan tỏa, tạo động lực, yếu tố vật chất mới cho doanh nghiệp. Điều đó rất có ý nghĩa trong tình hình hiện nay.

 

Có ý kiến cho rằng nhiều doanh nghiệp thời gian qua chỉ sống dựa vào nguồn vốn ngân hàng hay thành lập ra chỉ để tranh thủ những lợi thế ngắn hạn nên lúc thị trường gặp khó khăn thì tất yếu cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

 

Chính điều đó nên mới cần phải đánh giá rất sát, rất cụ thể tình hình của doanh nghiệp để chúng ta có giải pháp, có chính sách cụ thể. Nếu đánh đồng thì sẽ có doanh nghiệp không khó khăn thực sự cũng được hỗ trợ, gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực này. Thứ hai là tạo ra sự mất công bằng và mất lòng tin đối với doanh nghiệp cũng như hiệu quả của chính sách sẽ không đạt được.

 

Ông đánh giá điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời điểm hiện nay là gì?

 

Đó chính là việc thành lập quá nhanh nên yếu tố chuẩn bị không được đầy đủ, không đáp ứng được những vấn đề như chất lượng nguồn lực, hiểu biết về luật pháp, phương pháp quản lý hay những yếu tố trong việc khai thác và giới thiệu thị trường.

Chúng ta phải phân loại cụ thể khó khăn của doanh nghiệp. Khó khăn nào do khách quan thì phải có trách nhiệm giúp đỡ, những khó khăn do chủ quan, do yếu kém không quản lý, không thích nghi được có cứu cũng không cứu được thậm chí kéo cả tình hình chung xuống thì cần phải xử lý triệt để. Quan trọng nhất vẫn là đánh giá cho chính xác để xác định doanh nghiệp nào xứng đáng hỗ trợ.

 

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cần phải làm gì tự cứu mình trong những thời điểm khó khăn, thưa ông?

 

Hỗ trợ của Nhà nước chỉ là một phần để động viên, khích lệ còn quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tự đánh giá lại mình, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình và phải tự vươn lên, tự tiếp thu thì mới có kết quả.

 

Còn nếu “cứ yếu là xin, thiếu là kêu”, không năng động, chủ quan, không có chiến lược rõ ràng, không có tư duy sáng tạo, không có công nghệ, công nhân lành nghề và trình độ quản lý tốt mà đòi hỏi phải giúp đỡ thì chắc chắn là sẽ gặp khó khăn và cũng không nên giúp đỡ những đối tượng này nhiều.

 

Theo ông, làm thế nào để triển khai gói hỗ trợ này một cách hiệu quả nhất?

 

Có ba việc phải làm, một là đánh giá cho rõ thực trạng, hai là phải cụ thể hóa giải pháp và công khai hóa giải pháp, ba là phải có lộ trình thực hiện một cách nghiêm minh và phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, kịp thời xử lý các vi phạm.

 

Theo Thủy Liên

Chinhphu.vn

 

 


 

Tin mới cập nhật