Thống đốc: Sẽ xem xét giảm lãi suất cuối quý I

Ngày đăng : 12/01/2012 - 8:31 AM

Phát biểu tại Hội nghị Kinh tế đối ngoại Việt Nam chiều 11/1, Thông đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: Đến cuối quý một, khi các điều kiện kinh tế trở nên ổn định hơn, sau khi cân đối các yếu tố vĩ mô khác, NHNN sẽ xem xét việc giảm dần lãi suất
 

 

 

Cuối quý I là thời điểm NHNN sẽ xem xét để giảm dần lãi suất.

Phát biểu tại Hội nghị Kinh tế đối ngoại Việt Nam chiều 11/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết việc lạm phát hạ liên tục trong những tháng vừa qua là cơ sở quan trọng để xem xét giảm lãi suất, nhằm giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để xu hướng này thực sự bền vững, tao được niềm tin trong xã hội.

Do đó, theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất hiện nay sẽ không có gì thay đổi trong giai đoạn từ trước và sau Tết âm lịch. Tuy nhiên, đến cuối quý một, khi các điều kiện kinh tế trở nên ổn định hơn, sau khi cân đối các yếu tố vĩ mô khác, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét việc giảm dần lãi suất.

Về dài hạn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng Việt Nam cần xây dựng một thị trường vốn hiệu quả hơn bởi tổng đầu tư toàn xã hội những năm qua luôn chiếm khoảng 44% GDP trong khi tỷ lệ tiết kiệm chỉ là 20%. “Nguồn vốn cho doanh nghiệp, trong đó 80% từ ngân hàng, do đó luôn luôn thiếu”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Về đề án tái cơ cấu khu vực ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2012 với những mục tiêu chính là tăng cường năng lực tài chính, khả năng tuân thủ và minh bạch của hệ thống. Quá trình này, theo góp ý của các chuyên gia quốc tế, cần phải được thực hiện song song với cải thiện niêm tin của người dân vào tiền đồng cũng như tăng cường mức đổ khả đoán của các chính sách tiền tệ.

Sẽ có khoảng 5-8 ngân hàng sáp nhập trong quý I

Ngày 11/1, Reuters dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, trong quý I/2012, khoảng 5 đến 8 ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục sáp nhập.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ không thực hiện việc điều chỉnh lãi suất đáng kể nào, nhưng sau quý I sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Trước đó, cuối năm 2011, 3 ngân hàng Sài Gòn, Tín Nghĩa và Đệ Nhất đã thực hiện quá trình hợp nhất, dưới sự tham gia “bảo trợ” của BIDV.

Trong “thông điệp” đầu năm nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay: “Các TCTD cần được đánh giá, phân loại thành TCTD lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém.

Các TCTD lành mạnh được tạo điều kiện phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh trong nước, quốc tế. Các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hệ thống cần được ưu tiên tái cơ cấu để trở lại thị trường hoạt động theo các chuẩn mực, quy định của pháp luật.

Nếu TCTD yếu kém không thể phục hồi được thì phải được kiên quyết đưa ra khỏi thị trường một cách có trật tự để bảo đảm kỷ luật thị trường và sự lành mạnh, an toàn của hệ thống các TCTD. TCTD tạm thời thiếu thanh khoản sẽ được NHNN hỗ trợ để phục hồi, đồng thời phải chấn chỉnh, củng cố để hoạt động lành mạnh, an toàn hơn”.

 

Theo Stox.vn

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

VCB đã hoàn tất bán 15% cổ phần cho Mizuho, thu về hơn 11.800 tỷ đồng

Ngày đăng : 10/01/2012 - 5:56 PM
Giá bán 34.000 đồng/cp. Toàn bộ hơn 11.800 tỷ tiền bán cổ phần đã được chuyển về tài khoản của VCB tại ngân hàng Standard Chartered.
 
 
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) công bố kết quả đợt chào bán cổ phần riêng lẻ cho ngân hàng Mizuho.
Theo đó 347.612.562 cổ phần VCB đã được bán hết cho Mizuho với giá bán 34.000 đồng/cp. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán là hơn 11.800 tỷ đồng. Thặng dư vốn từ đợt phát hành là hơn 8.300 tỷ đồng.
 
Sau khi hoàn tất việc chào bán cho Mizuho, vốn điều lệ của VCB tăng từ 19.698 tỷ lên 23.174 tỷ đồng, như vậy trong cơ cấu cổ đông lớn của VCB, Mizuho đang nắm giữ 15% vốn điều lệ, Ngân hàng nhà nước nắm giữ 77,11% vốn điều lệ.
 
Mizuho đã thanh toán toàn bộ tiền cho Viecombank tại tài khoản đặt tại ngân hàng Standard Chartered.
 
Tính theo giá điều chỉnh, mức 34.000 đồng
là mức giá đinh của VCB trong 1 năm qua.
Hiện cổ phiếu này xoay quanh mức 20.000 đồng.
 
Theo Phương Mai
TTVN/VCB
 

Lãi suất “đi mắc núi, ở lại mắc sông”

Ngày đăng : 10/01/2012 - 12:20 PM
Lạm phát đã hạ nhiệt, trong khoảng 5 tháng gần đây về lại mức của các năm ổn định. Nhưng cho đến lúc này, lãi suất chưa có dấu hiệu “bám càng” xuống theo.
 
 
“Tôi nghĩ lãi suất đụng đến vấn đề khác trong năm 2012 là thanh khoản”, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận. Theo ông, toàn bộ mấu chốt để tháo gỡ những rào cản cho tăng trưởng trong năm nay, và thậm chí là nhiều năm nữa, đều nằm ở vấn đề lãi suất. 
 
Nhưng không giải quyết được thanh khoản thì không hạ được lãi suất, và kéo theo đó là không tăng được các thị trường tài sản, thì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng… khó mà xử lý trong năm nay, ông Nghĩa lưu ý.
 
Ở góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay có từ nhiều hệ lụy. Việc tín dụng luôn tăng nhanh hơn tổng phương tiện thanh toán đã làm tăng áp lực lên thanh khoản của hệ thống; hay huy động ngắn hạn cho vay dài hạn; nợ xấu gia tăng dẫn tới khó thu hồi để cho vay mới…
 
Nhưng ở một góc độ người trong cuộc, một thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho biết thêm: “Năm rồi nguồn vốn tốt, nhưng có cho vay không là chuyện khác”. 
 
Trong bối cảnh thị trường tài sản nói chung ảm đạm, niềm tin chưa được cải thiện…, nhiều định chế tài chính hiện nay đều muốn giữ lại thanh khoản cho mình. “Sức khỏe của ngân hàng liên quan đến sức khỏe doanh nghiệp. Chúng tôi đang khỏe thế này, nhưng chết lúc nào không biết, nên phải rất thận trọng”, vị nọ nói.
 
Với TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cách hành xử nêu trên mang tính phổ biến trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Nên hệ quả là vốn lưu thông chậm lại trong khi nguồn cung từ Ngân hàng Nhà nước không nhiều đã “đè nặng” lên khả năng giảm lãi suất. 
 
Ở góc nhìn rộng ra toàn hệ thống tín dụng, ông Nghĩa cho biết, các ngân hàng đều có kế hoạch lãi suất 2012 chí ít nửa đầu năm vẫn cao.
 
Muốn tăng thanh khoản phải nới chính sách tiền tệ, điều này lại trái với quan điểm kiểm soát lạm phát trong năm nay. Ở thế “đi mắc núi, ở lại mắc sông”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có quan điểm riêng, với cách thức xử lý phải tùy theo tình hình thực tế và qua nhiều bước.
 
Theo ông Nghĩa, biện pháp số một, mang tính cấp bạch nhất hiện nay là bơm tiền để giải quyết thanh khoản cho ngân hàng gặp khó khăn lớn. “Cấp bách, ngắn hạn là như vậy”, ông nhấn mạnh. 
 
Một giải pháp khác, theo chuyên gia này là ban hành chính sách tăng dự trữ bắt buộc để điều tiết vốn ngân hàng “lớn” sang ngân hàng “bé”. Bởi vì, “các ngân hàng không có lòng tin với nhau thì ngân hàng trung ương phải đứng ra, tăng dự trữ bắt buộc như là cách thức môi giới tiền tệ giữa các ngân hàng”, ông giải thích.
 
Một giải pháp khác được ông Nghĩa nêu lên từ kiến nghị của một số ngân hàng. Theo ông, hiện một số ngân hàng đang nắm trong tay lượng vàng lớn, đến khoảng 100 tấn, nhưng không có cơ chế nào để biến thành tiền. 
 
“Họ đề nghị cho một số ngân hàng hiện có vàng được xuất khẩu vàng tài khoản, chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong đó là được lượng lớn tiền rồi. Khối lượng tiền này có thể vào khoảng 5-7 tỷ USD, giải quyết được thanh khoản tạm thời”, ông Nghĩa nói.
 
Cũng trong lập luận của ông Nghĩa, khi thanh khoản ổn định mới có thể hạ lãi suất hoặc bỏ trần lãi suất huy động. “Chứ còn vào thời điểm này đặt vấn đề như thế thì họ cho rằng chưa vững chắc, thậm chí đẩy thanh khoản đến chỗ khó khăn hơn”, ông thông tin thêm.
 
Về trung và dài hạn, Phó chủ tịch Nghĩa lưu ý cần phải tiếp tục xử lý nợ xấu mới giải quyết được vấn đề thanh khoản. Nhưng, ông cũng hình dung rằng, để giải quyết thanh khoản ngay quý 1/2012 là vấn đề khó khăn.
 
Theo Anh Quân
VnEconomy

Lợi nhuận hợp nhất của Vietcombank đạt 5.700 tỷ đồng

Ngày đăng : 09/01/2012 - 10:14 AM
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương (Vietcombank) vừa có thông tin cơ bản về kết quả kinh doanh trong năm 2011.
 
Cụ thể, trong năm 2011, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank tiếp tục có sự tăng trưởng tốt với trên 17% so với năm 2010, đạt gần 242.300 tỷ đồng; trong đó huy động vốn từ dân cư tăng mạnh ở mức trên 23% so với năm trước, đạt gần 122.000 tỷ đồng.
 
Dư nợ tín dụng năm 2011 của Vietcombank đạt gần 210.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng được kiểm soát ở mức 18,5% và chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức 2,1%.
 
Tính đến hết 31/12/2011, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 369.200 tỷ đồng, tăng 20,3% và vốn chủ sở hữu đạt gần 29.200 tỷ đồng, tăng hơn 8.500 tỷ đồng so với năm 2010; lợi nhuận hợp nhất đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 4,0% so với năm 2010 và vượt kế hoạch đề ra; ROE đạt gần 17,5% và ROA đạt gần 1,3%.
 
Về dịch vụ, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank trong năm 2011 tăng 25,2% so với  năm 2010 và chiếm 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Kinh doanh thẻ tiếp tục khẳng định vị thế số một trên thị trường thẻ Việt Nam; doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt mức kỷ lục gần 1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2010; doanh số thanh toán thẻ nội địa Connect24 đạt gần 900 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm 2010; doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do Vietcombank phát hành đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước. Doanh số chuyển tiền kiều hối đạt 1,43 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2010. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ trong năm qua được Vietcombank duy trì ở mức xấp xỉ 34 tỷ USD.
 
Năm 2012, Vietcombank đặt mục tiêu kiểm soát mức tăng từ 15 - 17% đối với dư nợ cho vay khách hàng và phấn đấu đạt mức tăng từ 18 - 20% chỉ tiêu huy động vốn từ nền kinh tế; lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ tiêu là 6.500 tỷ đồng; ROE đạt mức 15% và ROA đạt 1,22%, nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,8%.
 
Theo Quỳnh Trang
VnEconomy

Vừa lãi ‘khủng’, Vietinbank đặt mục tiêu lãi 9.726 tỷ đồng năm 2012

Ngày đăng : 05/01/2012 - 9:50 PM
Ngày 5/1, tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2012.
 
Đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vietinbank đạt 460.421 tỷ đồng, tăng 25,4% so với đầu năm; tổng nguồn vốn huy động đạt 422.955 tỷ đồng, tăng 24,4%% so với đầu năm; dư nợ cho vay và đầu tư đạt 430.360 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2010; nợ xấu ở mức 0,74%/tổng dư nợ; lợi nhuận trước thuế đạt 8.105 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2010 và đạt 158,9% kế hoạch Đại hội cổ đông; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 25,4%, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là 1,96%; cổ tức năm 2011 chi trả 20%.
 
Nhận định được tình hình năm 2012 là năm tiếp tục khó khăn với thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Hội đồng Quản trị, Ban lãnh đạo VietinBank đã đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đảm bảo an toàn, bền vững.
 
Một số chỉ tiêu tài chính cụ thể trong năm 2012 của VietinBank như sau: Tổng tài sản tăng 20%; nguồn vốn huy động tăng 25%; dư nợ cho vay tăng 20%; nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế tăng 20%; nộp ngân sách 2.600 tỷ đồng; tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 10%; vốn điều lệ đạt 30 ngàn tỷ đồng; chỉ số CAR khoảng 10%.
 
Với mục tiêu đề ra năm 2012, Vietinbank dự kiến lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 9.726 tỷ đồng.
 
Được biết, ngày 28/12/2011, VietinBank đã chính thức tăng vốn điều lệ đợt II/2011, số vốn điều lệ mới gần 20.300 tỷ đồng, tăng 33% so với 2010.
 
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng cho biết, VietinBank sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu.
 
Theo Công Minh
NDHMoney
 

Vì sao Eximbank “thay thế” ANZ tại Sacombank?

Ngày đăng : 05/01/2012 - 9:09 PM
Qua kế hoạch chuyển nhượng, Eximbank sẽ thay thế ANZ trở thành cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ sở hữu là 9,73%.
 
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận việc Ngân hàng ANZ chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (9,6% vốn điều lệ) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
 
Qua kế hoạch chuyển nhượng này, Eximbank sẽ trở thành cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ sở hữu là 9,73%.
 
Trên thị trường, hoạt động chuyển nhượng cổ phần là bình thường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở sự kiện này là vì sao Eximbank quyết định đầu tư và nắm một tỷ lệ sở hữu khá lớn như vậy trong bối cảnh một số cổ đông lớn tại Sacombank lần lượt thoái vốn trong thời gian qua.
 
Kế hoạch thoái vốn của ANZ tại đây không mới, đã được đề cập trong hơn một năm trở lại đây. Kế hoạch này cũng được xem là bình thường khi hai bên đã có sự gắn bó trong một thời gian dài, ANZ cũng đã thành lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc tại Việt Nam.
 
Cùng với ANZ, thời gian qua thị trường cũng đã đón nhận thông tin về kế hoạch thoái vốn của Dragon Capital tại Sacombank (hơn 8%). Đây cũng được xem là bình thường khi quá trình nắm giữ và gắn bó đã được 10 năm liền, Dragon Capital cần cơ cấu lại danh mục theo chiến lược đầu tư mới.
 
Hiện tại, một cổ đông lớn khác là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) cũng vừa thông báo và đang trong kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Sacombank với 3,924%.
 
Trước đó, trong năm 2011, những xáo trộn trong cơ cấu cổ đông và các hoạt động bán ra - mua vào quy mô lớn tại ngân hàng này là một dòng chảy thông tin nổi bật trên thị trường.
 
Trong bối cảnh như vậy, việc nhận chuyển nhượng nói trên của Eximbank thu hút sự chú ý của công chúng đầu tư. Nhưng nếu hỏi ngược lại, vì sao các cổ đông lớn đó phải thoái vốn, thì thương vụ này không phải là một sự “ngược dòng”, thậm chí có thể được chú ý ở yếu tố cơ hội…
 
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho rằng đó là một hoạt động đầu tư bình thường; Eximbank cần đa dạng hơn sự phân bổ vốn thay vì chỉ tập trung cho tín dụng, nhất là sau khi năng lực tài chính của ngân hàng đã được nâng cao trong hai năm gần đây.
 
Cụ thể, trong hai năm gần đây, Eximbank trở thành một trong những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, hiện đạt trên 13.500 tỷ đồng; tổng tài sản cũng ở nhóm dẫn đầu trong khối với khoảng 183.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2011.
 
“Sau khi củng cố năng lực tài chính, cân đối các nguồn vốn và Eximbank có nhu cầu mở rộng danh mục đầu tư. Bản thân Eximbank trong những năm qua cũng đã cơ cấu lại danh mục của mình. Điều đó là bình thường và kế hoạch đầu tư vào Sacombank cũng là bình thường. Trong kế hoạch này, chúng tôi lựa chọn điểm đến gần với mình, am hiểu ở lĩnh vực đó và ở đây là lĩnh vực ngân hàng”, ông Phước nói.
 
Với Sacombank, ông Phước cho biết, quyết định đầu tư được đưa ra trước hết có từ định hướng lựa chọn lĩnh vực, thứ nữa là Eximbank đánh giá cao tiềm năng hoạt động và phát triển của Sacombank.
 
Kết thúc năm 2011, Sacombank ước đạt 2.740 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là một ngân hàng mạnh trong khối cổ phần khi có vốn chủ sở hữu đạt tới 14.224 tỷ đồng; tổng tài sản đạt khoảng 140.000 tỷ đồng; đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm khoảng 0,56% tổng dư nợ.
 
Với Eximbank, ngoài sự tăng cường năng lực tài chính nói trên, 2011 cũng là một năm thành công khi có lợi nhuận trước thuế ước đạt tới 4.056 tỷ đồng. Đây cũng là con số hàng đầu về giá trị tuyệt đối trong kết quả lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại cổ phần trong năm qua.
 
Với thị trường, qua kế hoạch chuyển nhượng trên, năm 2012 sẽ có thêm sự đồng hành giữa hai ngân hàng thương mại có quy mô lớn.
 
Theo Minh Đức
VnEconomy

 

Tin mới cập nhật