Thời kỳ “vàng” của các thị trường mới nổi chấm dứt

Ngày đăng : 10/01/2012 - 6:10 PM
Năm 2011, chính phủ các nước cố gắng hạn chế lạm phát ngay cả khi thị trường chứng khoán bị bán tháo mạnh và tăng trưởng kinh tế ở mức thấp.
 
Điều ngạc nhiên lớn nhất đối với nhà đầu tư chứng khoán năm 2011 không phải bởi việc các thị trường châu Âu chịu tác động từ khủng hoảng nợ đi xuống mà chính là việc thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi giảm điểm tồi tệ.
 
Thị trường chứng khoán Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sụt giảm còn tồi tệ hơn cả thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Nếu tính theo giá trị USD, nhóm thị trường BRIC sụt giảm đến 26% trong khi các thị trường tồi tệ ở khu vực đồng tiền chung hạ khoảng 23%.
 
 
Trong khi nhóm nền kinh tế phát triển gặp khó khăn trong việc tìm được động lực tăng trưởng, nhóm nền kinh tế mới nổi đối đầu với vấn đề ngược lại. Chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo đã dẫn đến bong bóng bất động sản và tình trạng khan hiếm lao động. Năm 2011, chính phủ các nước cố gắng hạn chế lạm phát ngay cả khi thị trường chứng khoán bị bán tháo mạnh và tăng trưởng kinh tế ở mức thấp.
 
Nay, tác động của các biện pháp thắt chặt đã rõ ràng, các nhà hoạch định chính sách không sớm thì muộn cũng sẽ phải nới lỏng chính sách. Thông thường, khi chính sách bắt đầu được nới lỏng, thời kỳ thị trường tăng trưởng kém sẽ chấm dứt.
 
Tuy nhiên có lý do để tin lần này mọi chuyện sẽ không diễn biến theo chu kỳ như vậy. Thời kỳ vàng của đầu tư vào nhóm nước mới nổi có thể đã qua.
 
Việc xì hơi bong bóng tài sản không hề dễ làm. Có thể lấy ví dụ từ thị trường chứng khoán Trung Quốc. Khi chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung Quốc lên mức đỉnh cao vào năm 2007, tỷ lệ P/B cao hơn cao hơn so nhiều so với chỉ số Nikkei năm 1989 và Nasdaq năm 2000.
 
Dù sau này, chính phủ Trung Quốc bơm tiền ồ ạt, nhưng thị trường cũng chỉ như “mèo chết dựng dậy”. Thị trường Trung Quốc chỉ phục hồi được đến khoảng một nửa mức cao trước đây và sau đó lại để mất phần lớn thành quả tăng điểm.
 
Bong bóng trên TTCK Trung Quốc đã xì hơi được một thời gian thế nhưng quá trình “xì hơi” của bong bóng bất động sản Trung Quốc mới đang ở giai đoạn đầu. Quá trình tiềm ẩn khả năng gây ra tác động đến toàn nền kinh tế và có thể đẩy mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư của Trung Quốc đến hồi “cáo chung” nhanh hơn.
 
Nếu kinh tế Trung Quốc đi theo mô hình của Nhật cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, quá trình suy giảm từ tăng trưởng GDP 2 con số sẽ diễn ra nhanh chóng mặt chứ không phải dần dần, lương thực tế tăng khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm.
 
Sau cuộc khủng hoảng tại châu Á vào cuối thập niên 1990, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi ở mức rẻ, không được nhiều nhà đầu tư mua và đồng tiền của họ có khả năng cạnh tranh cao. Những gì diễn ra trong thập kỷ qua đã đảo ngược mọi chuyện, trong khi lợi thế cạnh tranh của các nước mát đi do lạm phát và sự lên giá của đồng tiền. Sẽ phải mất một cuộc khủng hoảng nữa, có thể mọi chuyện mới trở lại như cũ.
 
Theo Minh Ngọc
TTVN

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2012

Ngày đăng : 10/01/2012 - 12:39 PM
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa phát hành báo cáo “Triển vọng kinh tế 2012-2013”, trong đó đáng chú ý là 3 kịch bản tăng trưởng dự kiến cho năm nay.
 
 
Dựa trên những phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát trong thời gian tới, Ủy ban này cho rằng tăng trưởng GDP năm 2012 ở mức trên 6% là khó đạt, trong khi các mức thấp hơn sẽ giúp cho tăng trưởng không vượt quá sản lượng tiềm năng, dễ gây lạm phát.
 
Đề cập đến một số nét chủ đạo, báo cáo cho rằng nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khả quan hơn vào nửa sau năm 2012 nhờ hiệu ứng của việc cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dự báo sẽ còn gặp không ít khó khăn trong những tháng đầu năm 2012; các thị trường bất động sản, chứng khoán tiếp tục trầm lắng trong những quý đầu năm. 
 
Về lạm phát, các tính toán cho thấy chỉ tiêu này sẽ được kiểm soát khá tốt (dưới 10%), cùng với tỷ lệ nhập siêu được kiềm chế (dưới 10% kim ngạch xuất khẩu), tạo điều kiện để giảm sức ép tỷ giá, cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Ủy ban dự báo tỷ giá VND sẽ được điều chỉnh trong khoảng 5-6%. 
 
Trong khi đó, ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn về thanh khoản và nợ xấu trong suốt những tháng đầu năm 2012. Nhưng nếu vấn đề thanh khoản sớm được giải quyết, lãi suất ngân hàng sẽ giảm được khoảng 4% (lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm khoảng 11% và lãi suất cho vay dao động khoảng 14%).
 
Đối với hoạt động ngoại thương, do thương mại toàn cầu được dự báo giảm về khối lượng và giá cả, Ủy ban cho rằng kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu 12-13% của Việt Nam sẽ là thách thức không nhỏ. 
 
Tuy nhiên, ảnh hưởng của thương mại thế giới sẽ tác động đến cả xuất khẩu và nhập khẩu, đồng thời chính sách kiểm soát nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục được duy trì trong năm 2012 nên xuất khẩu ròng của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện. Nhờ vậy, nhập siêu dự báo sẽ ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu.
 
Kịch bản tốt: Tăng trưởng vượt 6% khó khả thi
 
Với tình hình kinh tế thế giới khả quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng từ 12-13%; trong khi kim ngạch nhập khẩu dự báo tăng 13-14%; tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đạt khoảng 11-12% vào năm 2012, tăng so với tỷ lệ 9,9% năm 2011.
 
Khi nền kinh tế toàn cầu duy trì được mức tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được dự báo duy trì ở mức tương đương năm 2011. Vốn FDI dự kiến chiếm khoảng 23% tổng mức đầu tư toàn xã hội, tương đương khoảng 230 nghìn tỷ đồng. 
 
Tổng hợp các yếu tố cấu phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và đầu tư, với giả định các nhân tố khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải thiện đáng kể. 
 
Nhưng, nếu không có sự thay đổi về công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả thì cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh từ 35,2% năm 2011 lên khoảng 43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 và giảm tỷ lệ đầu tư khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% năm 2011 xuống còn 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào năm 2012.
 
Với tốc độ tăng trưởng GDP từ 6-6,3%, lạm phát duy trì ở mức 8-10% và mức bội chi ngân sách được thông qua cho năm 2012 ở mức 4,8% GDP, theo tính toán của Ủy ban giám sát, nợ công Việt Nam năm 2012 dự kiến đạt mức 58,2-58,8% GDP.
 
Tuy nhiên ở kịch bản này, Ủy ban cho rằng để điều chỉnh cơ cấu đầu tư như trên là một thách thức rất lớn. Bởi vì, muốn tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực dân doanh từ 35,2% của năm 2011 lên tới 43% tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2012, theo tính toán của Ủy ban, tăng trưởng tín dụng cần đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với định mức tăng tín dụng từ 15-17% để kiểm soát lạm phát từ 8-10%. 
 
Trong khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế giai đoạn sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 xuống chỉ còn 34% ngay trong năm 2012. 
 
“Như vậy, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phá công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư kinh tế, nếu năm 2012 không có những đột biến về nguồn huy động vốn sản xuất thông qua nguồn huy động vốn khác ngoài kênh tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, thì khả năng tăng trưởng GDP ở mức 6-6,3% là khó đạt được”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhìn nhận. 
 
Kịch bản trung bình: GDP có thể đạt 5,6-5,9%
 
Ở kịch bản trung bình, giả định đặt ra là sản lượng nền kinh tế thế giới giảm khoảng 1%, tác động làm thương mại giảm khoảng 3-4% so với 2011. Ảnh hưởng đến Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của nước ta năm 2012 dự báo đạt tương ứng 8-9% và 7-8%, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu theo đó đạt từ 7-8%. 
 
Trong khi đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ thấp hơn một chút so với kịch bản tốt, chỉ chiếm từ 22-22,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội. 
 
Với các dữ liệu trên, cùng với cơ cấu đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm 36,5-37% và khu vực kinh tế dân doanh chiếm 40,5-41% tổng đầu tư toàn xã hội, mô hình tính toán của Ủy ban cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 5,6-5,9%.
 
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, đây là kịch bản có nhiều khả năng nhất và các chỉ số, các cân đối cũng mang tính khả thi nhất, mức tăng trưởng này cũng tương đối sát với mức sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt Nam.
 
Ở kịch bản này, mô hình tính toán về quan hệ giữa tăng trưởng GDP, bội chi ngân sách và nợ công cho kết quả, với tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, nợ công Việt Nam năm 2012 sẽ đạt mức 58,8-59,2% GDP.
 
Kịch bản xấu: GDP chỉ đạt 5,2-5,5%
 
Nhưng với giả định trường hợp xấu nhất, kinh tế thế giới có khả năng rơi vào suy thoái và đạt mức tăng trưởng dưới 2,4%; thương mại thế giới tăng ở mức dưới 3% về khối lượng và giá cả có thể giảm sâu hơn mức dự báo 10% sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. 
 
Dự báo trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5-6% so với năm 2011. Trong khi đó, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế, nên chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5-6%. Theo đó, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vào khoảng 9-10%. 
 
Tương ứng, nguồn vốn FDI vào Việt Nam ước chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD, tương đương khoảng 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Lạm phát dự báo sẽ giảm còn 8-9%.
 
Ủy ban lưu ý rằng, trường hợp suy thoái kinh tế thế giới như tại kịch bản xấu có thể khuếch đại những điểm yếu nội tại của nền kinh tế Việt Nam, như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. 
 
Bởi vậy, khi khả năng này xảy ra, Ủy ban khuyến nghị cần duy trì đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế, giảm tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Theo đó, tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước cần duy trì ở mức tương đương năm 2011 (38,9%), tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh khoảng 40%.
 
Với những giả định như trên, tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt từ 5,2-5,5%.
 
Kết hợp với tỷ lệ bội chi ngân sách của năm 2012 được thông qua là 4,8% GDP, tính toán của cho thấy, nợ công của Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 59,8-60,4% GDP.
 
“Trưởng hợp kinh tế thế giới diễn biến bất lợi và thật sự rơi vào suy thoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2012 mà cả trong những năm tiếp theo... Việt Nam cần có biện pháp để chủ động đối phó với nguy cơ này”, Ủy ban lưu ý.
 
Các giải pháp cụ thể, theo Ủy ban, là cần thay đổi định hướng chính sách theo hướng linh hoạt hơn nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tăng an sinh xã hội; nghiên cứu khả năng triển khai gói kích thích kinh tế với những tính toán kỹ lưỡng về quy mô, liều lượng, đối tượng thụ hưởng…
 
Theo Anh Quân
VnEconomy

Trung Quốc bơm mạnh tiền cứu kinh tế

Ngày đăng : 09/01/2012 - 9:55 AM
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc cần phải sẵn sàng cho các cú sốc từ khủng hoảng nợ châu Âu và triển vọng kinh tế Mỹ không mấy ấn tượng.
 
Tín dụng của Trung Quốc tháng 12/2011 và tăng trưởng cung tiền cao hơn dự báo của giới chuyên gia.
 
Điều kiện trên thị trường tiền tệ nhiều khả năng đang được nới lỏng bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho một số cú sốc có thể đến từ Mỹ và châu Âu.
 
Tổng giá trị các khoản vay mới tháng 12/2011 đạt 640,5 tỷ nhân dân tệ tương đương 101 tỷ USD, cao hơn dự báo của giới chuyên gia.
 
Tăng trưởng cung tiền M2 trong tháng 12/2011 đạt 13,6% từ mức 12,9% theo tính toán của giới chuyên gia.
 
Ông Chu Tiểu Xuyên, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc cần phải sẵn sàng cho các cú sốc từ khủng hoảng nợ châu Âu và triển vọng kinh tế Mỹ không mấy ấn tượng.
 
Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc giảm; chỉ số giá tiêu dùng hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
 
Ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế tại ANZ ở Hồng Kông và từng làm việc tại Ngân hàng Thế giới, nhận xét: “Số liệu từ thị trường tiền tệ đang tốt hơn so với dự báo của giới chuyên gia. Tình hình thị trường tiền tệ đang bớt căng thẳng hơn.” Ông Liu dự báo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm một lần nữa trước khi nghỉ Tết Nguyên đán. Ông khẳng định: “Các biện pháp nới lỏng như vậy sẽ giúp đảm bảo kinh tế Trung Quốc hạ cánh an toàn.”
 
Hôm qua, thông tin về dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã không được công bố cùng với thông tin về tín dụng và cung tiền như thường lệ.
 
Trong bài phỏng vấn với Tân Hoa xã, ông Chu khẳng định kinh tế toàn cầu sẽ đối đầu với nhiều khó khăn trong năm 2012 do khủng hoảng nợ châu Âu, bất ổn tại Mỹ và kinh tế nhóm nước mới nổi tăng trưởng chậm lại. Ông Chu tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng điều chỉnh chính sách để ứng phó với các cú sốc bên ngoài.
 
Theo Ngọc Diệp
TTVN

Thủ tướng Hy Lạp cảnh báo kinh tế Hy Lạp sụp đổ vào tháng 3/2012

Ngày đăng : 05/01/2012 - 9:26 PM
Thủ tướng Hy Lạp cảnh báo kinh tế Hy Lạp sụp đổ vào tháng 3/2012
 
IMF cho rằng thâm hụt ngân sách năm 2011 của Hy Lạp lên đến 9% GDP từ mức 10,6% GDP năm 2010. Kinh tế Hy Lạp được dự báo tăng trưởng âm khoảng 6% trong năm 2011.
Thủ tướng Hy Lạp, ông Lucas Papademos, phát biểu với người Hy Lạp rằng việc giảm bớt thu nhập là cách duy nhất để tồn tại trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và nhận thêm tiền từ các chủ nợ quốc tế để ngăn khả năng kinh tế sụp đổ. Nhiều người dự báo kinh tế Hy Lạp có thể sụp đổ vào tháng 3/2012.
 
Ông nói: “Chúng ta sẽ phải từ bỏ đôi chút để không mất quá nhiều. Nếu không đạt được thỏa thuận với EU, IMF và nhận được nguồn tiền tiếp theo, Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ vào tháng 3/2012.”
 
Được bầu làm Thủ tướng vào đầu tháng 11/2011 để lãnh đạo chính phủ tạm quyền nhằm đảm bảo nhận được gói giải cứu thứ 2, ông Papademos đang chạy đua để hoàn thành được gói hoán đổi nợ tự nguyện với trái chủ tư nhân. Theo thỏa thuận quy định trong gói giải cứu thứ 2, nhà đầu tư chấp nhận giảm 50% nợ.
 
Chỉ số ASE của TTCK Hy Lạp tăng 0,1% vào đầu phiên giao dịch ngày hôm nay tại thị trường Athens, Hy Lạp. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp thời hạn 10 năm tăng 9 điểm cơ bản lên 34,96%. Lợi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 2 năm tăng 19 điểm cơ bản lên 134,49%.
 
Bất chấp việc chính phủ Hy Lạp đã giảm lương và tăng thuế suốt 2 năm, IMF cho rằng thâm hụt ngân sách năm 2011 của Hy Lạp lên đến 9% GDP từ mức 10,6% GDP năm 2010. Kinh tế Hy Lạp được dự báo tăng trưởng âm khoảng 6% trong năm 2011, theo tính toán của IMF.
 
Ông Thomas Costerg, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered tại London, nhận xét: “Rủi ro đang tăng cao hơn, chính phủ các nước Bắc Âu mệt mỏi với việc giải cứu còn chính phủ các nước Nam Âu mệt mỏi với các chính sách thắt chặt chi tiêu, đặc biệt Hy Lạp, GDP liên tục sụt giảm xuống những mức mới.”
 
Ông Papademos, 64 tuổi, đã chính thức lên làm Thủ tướng Hy Lạp sau khi vào năm 2011 chính phủ Pháp và Đức cảnh báo họ sẽ cắt toàn bộ chương trình hỗ trợ cho Hy Lạp cho đến khi nước này ký vào thỏa thuận giải cứu do châu Âu thông qua tại Brussels vào ngày 26/10/2011.
 
Cựu Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou trước đó đã từ chức sau khi đảng của ông không còn nhận được sự ủng hộ sau khi đưa ra 5 chương trình thắt chặt ngân sách khắc khổ.
 
Theo Minh Ngọc
TTVN

 


JPMorgan Chase: Kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn trong năm 2012

Ngày đăng : 04/01/2012 - 10:38 PM

Ngân hàng JPMorgan Chase vừa ra một báo cáo dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm nay.

 

 

Trong đó, các chuyên gia của ngân hàng này nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ có khả năng đạt được mức độ ổn định cao hơn so với năm 2011.

Với quan điểm đánh giá cao những nỗ lực chính sách thời gian qua của Việt Nam, báo cáo của JPMorgan Chase cho rằng, các biện pháp thắt chặt chính sách cuối cùng đã bắt đầu phát huy hiệu quả, thể hiện qua sự giảm tốc của lạm phát kể từ tháng 8 và sự thu hẹp của thâm hụt thương mại.

“Với lạm phát được kỳ vọng sẽ giảm thêm nhiều và việc Chính phủ đề cao mục tiêu ổn định kinh tế thay vì chính sách “tăng trưởng bằng mọi giá”, chúng tôi dự báo các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện”, báo cáo của JPMorgan Chase có đoạn viết. Theo báo cáo, sự cải thiện này đồng nghĩa với việc lạm phát của Việt Nam sẽ hạ nhiệt, cán cân thanh toán được hỗ trợ tốt hơn và dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ cao hơn trong năm 2012.

Tuy nhiên, JPMorgan Chase cho rằng, chất lượng tài sản của các ngân hàng hiện vẫn đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với nền kinh tế Việt Nam, dù khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng ở thời điểm này là thấp. Ngoài ra, báo cáo của JPMorgan Chase còn đề cập tới khả năng Chính phủ Việt Nam nới lỏng chính sách quá sớm.

Theo báo cáo, lạm phát, thay vì thâm hụt thương mại, mới là yếu tố có tác động mạnh nhất tới cán cân thanh toán của Việt Nam. “Việt Nam đã ở trong tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài, nhưng thâm hụt này được bù đắp bởi dòng kiều hối và vốn FDI… Khi lạm phát cao hoặc kỳ vọng giảm giá đồng nội tệ tăng, người Việt Nam thường chuyển từ nắm giữ VND sang vàng và USD. Còn khi lạm phát giảm tốc, quy trình diễn ra ngược lại”, báo cáo lý giải. Báo cáo cũng cho rằng, với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức gần 14%/năm hiện nay, các tài sản tính bằng VND sẽ sớm trở nên hấp dẫn hơn.

Về dự trữ ngoại hối của Việt Nam, JPMorgan Chase cho rằng, dự báo này đã tăng trong năm 2011, nhưng vẫn ở mức thấp, tương đương khoảng 1 tháng rưỡi nhập khẩu. Cụ thể, theo dự báo của JPMorgan Chase, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2011 ở mức 12,561 tỷ USD và tăng lên 15,811 tỷ USD vào năm 2012.

Nếu lạm phát của Việt Nam giảm xuống như dự báo, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng do người dân chuyển các khoản tiết kiệm sang đồng nội tệ, báo cáo nhận định. Báo cáo chỉ rõ, rủi ro lớn đối với dự trữ ngoại hối là khi “Chính phủ Việt Nam nới lỏng chính sách sớm, khiến mức lãi suất giảm xuống, đòi hỏi lạm phát phải giảm mạnh hơn để lãi suất đạt giá trị thực dương”.

 


Theo Phương Anh

 NDHMoney

 

 


Fed dự báo về kinh tế Mỹ trong năm 2012 và 2013

Ngày đăng : 04/01/2012 - 10:23 PM

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 3/1 dự báo kinh tế Mỹ sẽ dần tăng trưởng trở lại trong các năm 2012 và 2013, trong khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao hiện nay.

 

Trong biên bản cuộc họp cuối năm 2011 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC)- cơ quan hoạch định chính sách của FED- được công bố ngày 3/1, FED cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng trong hai năm tới nhờ việc điều chỉnh các chính sách tiền tệ, nguồn vốn tín dụng tăng cũng như lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp được cải thiện.

Theo FED, hoạt động kinh tế của Mỹ trong thời gian tới tăng không đáng kể. Trong năm 2012 và năm 2013, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ có thể phần nào giúp giảm bớt tình trạng ảm đạm trên thị trường lao động và tiêu dùng, đồng thời lạm phát có thể tạm lắng xuống trong hai năm này.

Tuy nhiên, FED cũng cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục kéo dài và có khả năng duy trì ở mức cao trong năm 2012 và 2013 do các cơ hội việc làm tại các bang tiếp tục giảm, không có nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên.

Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch trên thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng do sự tồn đọng lớn các tài sản thế chấp và tịch biên cũng như nhu cầu ít ỏi của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Điều đó cho thấy các điều kiện tín dụng đối với các khoản vay thế chấp vẫn đang được thắt chặt và sự bất ổn về giá nhà đất trong tương lai.

Nhằm nỗ lực cải thiện tính minh bạch, FED thông báo sẽ cập nhật 4 lần một năm về những kế hoạch chính sách tiền tệ thích hợp trong tương lai cùng với việc phát hành bản Tóm tắt Dự báo kinh tế (SEP) dự đoán về tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát của nền kinh tế Mỹ.

Cuộc họp tiếp theo của FOMC dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 24-25/1 tới./.

 

Theo Vietnamplus


 


 

Tin mới cập nhật