Tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Trọng tâm là ở công ty chứng khoán

Ngày đăng : 21/11/2011 - 12:00 AM

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xây dựng đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Cùng lúc, nhiều chuyên gia trong ngành cũng góp những ý kiến đáng để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phải lưu tâm. TBKTSG Online ghi nhận một số ý kiến này. 

 

 

Ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng Bộ môn Chứng khoán, Đại học Ngân hàng TPHCM:  "Phải tăng cường quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán"

 

Tái cấu trúc thị trường chứng khoán là điều mà nhà đầu tư rất trông đợi. Trong chương trình triển khai các giải pháp đối với thị trường chứng khoán, các quy định về việc tách bạch tài khoản của nhà đầu tư, ra các sản phẩm mới, quy định về quỹ mở… sẽ là những thông tin tốt cho thị trường.

 

Theo tôi, hiện tại cần lấy lại lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường. Đầu tiên vẫn là sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Trong đó có việc giảm lạm phát, giảm lãi suất để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và đi lên. Đồng thời, chuyện các công ty chứng khoán mất thanh khoản, cho vay tràn lan, nợ xấu chồng chất cũng là vấn đề  ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Một vấn đề nữa là hàng hóa, hiện tại chuyện nhiều doanh nghiệp niêm yết hoạt động không minh bạch, hiệu quả kinh doanh kém cũng vẫn tồn tại trên sàn. Việc cần làm cho thị trường là tăng các tiêu chuẩn lên niêm yết, đưa ra các quy định về tài chính buộc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải áp dụng để hạn chế được các rủi ro.

 

Ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán HSC: "Phải xem công ty chứng khoán như ngân hàng"

 

Phải đưa ra các bộ quy chuẩn buộc các công ty chứng khoán tuân theo để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Vì thực chất, công ty chứng khoán cũng thực hiện các hoạt động huy động, cho vay. Nếu không kiểm tra và đưa ra các quy định chặt chẽ như ở ngân hàng thì sẽ không thấy rõ được các công ty này đang làm gì, dòng tiền đang dịch chuyển ra sao. Điều này sẽ dẫn đến sự mất thanh khoản mà các công ty chứng khoán đang gặp phải.

 

Tái cấu trúc thị trường chứng khoán, việc đầu tiên theo tôi là phải rà soát và tái cấu trúc công ty chứng khoán. Nên đưa ra quy định về việc tăng vốn. Mức vốn này phải đảm bảo để công ty có thể cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này nếu làm được thì cũng sẽ giúp cơ quan chức năng dễ thực hiện rút ngắn quá trình thanh toán.

 

Thêm nữa, các quy định nên đi sát với nhu cầu thị trường. Ở các nước, việc đưa ra các sản phẩm phục vụ cho thị trường là cách mà công ty chứng khoán “bán hàng” cho nhà đầu tư. Chính họ phải chịu trách nhiệm về việc này. Vì vậy không thể cho rằng cơ quan chức năng sẽ cho ra đời các sản phẩm phục vụ nhà đầu tư. Điều này trái với thông lệ quốc tế.

 

Ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM: "Nên để các công ty chứng khoán yếu kém tự đào thải".

 

Thời gian qua, nhiều và rất nhiều công ty chứng khoán đã làm nhiều điều sai như cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán bằng cách biến tướng như: cho nhà đầu tư bán khống cổ phiếu bằng các vay chứng khoán của người khác... làm cho thị trường bị méo mó, biến dạng và tiếp tay cho sự đi xuống của thị trường. Nguyên nhân từ đâu? Tôi cho là do thực hiện trên tài khoản tổng của công ty chứng khoán. Việc tồn tại tài khoản tổng là do thị trường chứng khoán Việt Nam đang thực hiện phương thức thanh toán 2 cấp. Duy trì hệ thống thanh toán 2 cấp là khi trình độ công nghệ thông tin thấp, làm thủ công. Vấn đề này hiện đã cải thiện nhiều, vì vậy  đã đến lúc phải bỏ tài khoản tổng, nghĩa là thanh toán 1 cấp từ người mua sang người bán thông qua tài khoản bằng tiền ở ngân hàng. Có như vậy tiền của nhà đầu tư độc lập mới được tách biệt với hoạt động của công ty chứng khoán và sẽ không có chuyện tiền của nhà đầu tư trong công ty chứng khoán không thể không được rút ra như sự việc của SME.

 

Khi thực hiện cách thức thanh toán 1 cấp, vừa giúp đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, vừa thực hiện những điều lâu nay Ủy ban Chứng khoán nói nhưng chưa làm được là rút ngắn T+ và không thể có tình trang công ty chứng khoán cho khách hàng vay vốn dưới các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, sẽ không tồn tại chuyện bán khống bằng cách cho mượn chứng khoán..

 

Như vậy theo tôi cần phải tái cấu trúc phương thức thanh toán là mấu chốt. Qua đó các công ty chứng khoán chỉ còn lại thực hiện hình thức môi giới, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp thuần túy. Quá trình này sẽ tự đào thải các công ty chứng khoán, chính những công ty chứng khoán lúc này còn bị cạnh tranh với các quỹ đầu tư, vì quỹ đầu tư có chức năng quản lý danh mục đầu tư và cũng sẽ tư vấn đầu tư cho các tổ chức  và các cá nhân đầu tư như các công ty chứng khoán. Sự cạnh tranh này tất yếu đào thải các công ty chứng khoán nhỏ mà không ảnh hưởng đến hệ thống thị trường và quyền lợi của nhà đầu tư.

 

Cũng nên quy định, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nên chuyển sang quỹ đầu tư. Vì nếu để như lâu nay, thì sẽ xâm phạm lợi ích của công ty với nhà đầu tư, lợi ích của công ty với tổ chức tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành.... Như vậy, nên tách ra để tranh xung đột và tránh các công ty chứng khoán phát triển thành mô hình ngân hàng đầu tư vốn đã bị sụp đổ trên thế giới.

 

Theo Thanh Thương

Thời báo SGKT

 

 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

HBB: Chào bán 7,35 triệu cổ phiếu giá bán bằng mệnh giá

Ngày đăng : 19/11/2011 - 12:00 AM

 Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng như sau:

- Tổ chức đăng ký: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 28/11/2011

- Ngày đăng ký cuối cùng: 30/11/2011

 Lý do và mục đích: Thực hiện quyền mua cổ phần của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HBBS) cho cổ đông hiện hữu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank).

 - Số lượng cổ phiếu chào bán: 7.350.000 cổ phần

 - Tỷ lệ thực hiện: 1,81% (cổ đông sở hữu 10.000 cổ phần HBB tại thời điểm chốt danh sách sẽ được quyền mua 181 cổ phần của HBBS)

 - Giá phát hành: 10.000 đồng/cổ phần

 - Quy định về chuyển nhượng:

 + Thời gian chuyển nhượng quyền mua: từ ngày 08/12/2011 đến 26/12/2011

 + Quyền mua cổ phiếu được phép chuyển nhượng và chỉ được chuyển nhượng 01 lần (không chuyển nhượng cho người thứ ba).

 - Quy định về chứng khoán đặt mua:

 + Chứng khoán đặt mua là loại tự do chuyển nhượng

 + Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền: từ ngày 08/12/2011 đến ngày 28/12/2011

 - Địa điểm thực hiện:

 Cổ đông đã lưu ký chứng khoán và cổ đông chưa lưu ký chứng khoán đều thực hiện chuyển nhượng quyền mua, đăng ký và nộp tiền đặt mua tại Habubank.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, ngày 18/11/2011, HBB đạt bình quân 5.400 đồng/CP. Như vậy, so với thị giá, thực hiện quyền cao hơn 85,19%.

Hải An

Theo TTVN/VSD


'Chứng khoán khó tăng vững trong những tháng cuối năm'

Ngày đăng : 28/09/2011 - 12:00 AM

 

Chính sách tiền tệ thắt chặt, dòng vốn nước ngoài chưa nhập cuộc, doanh nghiệp ngấm đòn lãi suất thể hiện rõ nét nhất ở báo cáo kinh doanh quý III. Theo giới chuyên gia, khó kỳ vọng chứng khoán phục hồi vững trước 2012.

Tiến sĩ Võ Trí Thành.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:

Chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt. Nếu điều này xảy ra, cộng với những ảnh hưởng từ thị trường thế giới, chứng khoán trong nước cũng sẽ chịu tác động.

Thị trường trong nước đã liên thông khá chặt chẽ với thế giới qua nhiều kênh. Chẳng hạn diễn biến vĩ mô Việt Nam cũng liên hệ với thế giới do độ mở của nền kinh tế. Trên thị trường cũng có những tổ chức tài chính nước ngoài. Cái nhìn của họ mang tính khu vực hoặc toàn cầu nên chắc chắn sẽ có những điều chỉnh.

Những điều chỉnh đó tốt hay xấu còn phải chờ xem. Nhưng trước mắt thấy cho thấy xu hướng tháo chạy của nhiều nhà đầu tư khỏi các thị trường châu Á, chẳng hạn như Hàn Quốc vừa rồi sau những dấu hiệu xấu của eurozone.

Thị trường Việt Nam hiện không chịu nhiều tác động từ các nhà đầu tư nước ngoài như vài ba năm trước. Vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng hơn. Câu hỏi bây giờ là Việt Nam có ổn định được hay không.

Thứ nữa là các nhà đầu tư nước ngoài nhìn ở tầm khu vực và thế giới. Thị trường Việt Nam nhỏ nên cũng có thể là họ chạy. Nhưng nếu ổn định được thì với một thị trường nhỏ, chỉ cần một lượng tiền không lớn chảy vào cũng đủ để kích thích.

Do vậy, vấn đề bây giờ là cần ổn định vĩ mô, tăng cường tính khả đoán của các chính sách. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ trở lại và thị trường chứng khoán sẽ phục hồi.

 

Tiến sĩ Alan T.Pham.

Tiến sĩ Alan T.Pham,Trưởng kinh tế gia Công ty chứng khoán Vina:

 

Lãi suất huy động trước đây 18-19% nay xuống 14%, nên một số nhà đầu tư sẽ chuyển qua các kênh khác, trong đó có chứng khoán. Cộng vào đó, GDP 9 tháng ở mức khả quan, tăng 5,76% cho thấy tăng trưởng kinh tế có chiều hướng đi lên. Quý IV thường đạt tốc độ tăng mạnh nhất trong năm, có thể 6% hoặc hơn nữa, chứng tỏ kinh tế sẽ khởi sắc trở lại. Hai điều này tác động tích cực đến chứng khoán.

Tuy nhiên, sóng ngắn thời gian qua khó tiếp diễn. Vn-Index có thể lui về 450-430 điểm. Nhất là khi đầu tháng 10, kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp sẽ công bố, dự báo kém lạc quan vì doanh nghiệp trong các quý vừa qua hoạt động đình trệ do lãi suất cao, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Kết quả công bố có thể khiến thị trường mất tự tin. Mặc khác, Ngân hàng Nhà nước có lộ trình giảm lãi suất nhưng việc cho vay với lãi suất 17-19% chưa thật sự trải rộng. Thị trường chờ đợi chiến dịch hạ lãi suất liệu có triển khai thành công.

Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thị trường ngoại hối ổn định trở lại thì đến đầu năm 2012, nhà đầu tư mới vững tin với bức tranh tổng thể và sẽ tham gia thị trường mạnh hơn.

Tổng giám đốc Vietinbank Nguyễn Văn Thắng:

Chịu tác động mạnh bởi lạm phát, lãi suất, tỷ giá, doanh nghiệp trải qua hàng loạt khó khăn, đối mặt với chi phí tăng, sức tiêu thụ giảm, cạnh tranh khốc liệt hơn, giá cả nguyên vật liệu bất ổn.

Trong 628 báo cáo công bố, 69% công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế 6 tháng đề ra, 68% lợi nhuận giảm. Nếu không được hỗ trợ mạnh của Chính phủ và các yếu tố mang tính chu kỳ của nền kinh tế không được khắc phục thì sang năm, hoạt động kinh doanh tiếp tục xấu. Nền tảng của thị trường chứng khoán lung lay. Thị trường khó có thể quay lại đà tăng vững chắc trước đầu năm 2012.

Chính vì vậy, thời điểm này có nhiều cơ hội mua. Giống như khi đi đầu tư bất động sản, có nhiều lựa chọn, nhưng đất ở khu trung tâm không có khả năng thay thế. Một khi đã bán đất trung tâm thì sau này muốn mua lại cũng không được. Cổ phiếu cũng vậy, có những cổ phiếu không có gì thay thế được. Đây là cơ hội để nhà đầu tư quan tâm, đầu tư, phân tích.Tuy vậy vẫn có những cơ hội đầu tư ngắn hạn. Sóng cơ hội mua xuất hiện từ giữa tháng 8. Dự báo mô hình hồi phục W đã xuất hiện. Sang năm 2012 nếu thị trường phục hồi thì mô hình W sẽ rõ nét hơn. Nếu đúng như vậy, thị trường Việt Nam bắt đầu tốt từ đầu năm sau, bởi chứng khoán thường đi trước tín hiệu nền kinh tế khoảng 3 tháng.

 

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển.

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế:

 

Vn-Index cuối năm sẽ dưới 450 điểm bởi thị trường chưa có động lực để thực sự trỗi dậy. Một đợt sóng như thời gian qua sẽ khó lặp lại, khi yếu tố quan trọng nhất là dòng tiền đã suy giảm trở lại, chứ không đổ vào ồ ạt như trước. Lượng cung tiền cho nền kinh tế hiện nay ở mức hạn chế, nên việc tiếp cận vốn vẫn còn khó khăn. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài chưa tham gia kích thích thị trường.

Mặc khác, kết quả quý III sẽ xấu hơn 2 quý đầu năm, bởi đây là giai đoạn doanh nghiệp hứng chịu trọn vẹn nhất những khó khăn trong năm nay, đặc biệt là lãi suất cao. Phải sang quý IV, tình hình mới đỡ hơn do lượng tiêu thụ thường tăng mạnh dịp cuối năm và lãi suất vay đã giảm nhiệt. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã lường trước điều này nên thị trường sẽ không tới nỗi chao đảo trong mùa báo cáo kinh doanh sắp tới. Thị trường đã hứng chịu nhiều thông tin tiêu cực trong thời gian qua và có lúc dưới 400 điểm, giá cổ phiếu giảm liên tục, nên các tin tức dù kém lạc quan cũng không khiến chứng khoán giảm quá sâu.

 

ÔngFiachra Mac Cana.

Ông Fiachra Mac Cana,Giám đốc điều hành khối khách hàng tổ chức Công ty chứng khoán TP HCM (HSC)

 

Lạm phát đã giảm, tốc độ tăng CPI những tháng cuối năm dao động quanh 1%. Nguyên nhân do giá các nhân tố quan trọng trong rổ tính CPI như: thực phẩm, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, chi phí vận chuyển có chiều hướng đi xuống. Cộng vào đó, giá xăng dầu có thể giảm trong thời gian tới. Lạm phát dự kiến cả năm nay khoảng 20% và sẽ xuống thấp hơn nữa trong năm sau. Theo chu kỳ, cứ một năm lạm phát cao thì năm sau sẽ giảm mạnh.

Lãi suất cho vay lẫn huy động giảm từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, lãi suất không giảm quá nhanh, bởi khó thu hút tiền gửi, tạo sức ép lên tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho các ngân hàng nhỏ nhằm giải quyết vấn đề thiếu thanh thoản, tránh tình trạng chạy đua lãi suất huy động. Các quy định về giao dịch ký quỹ được cụ thể hóa giúp khơi thông dòng tiền vào thị trường.

Thị trường từ nay tới cuối năm sẽ biến động tăng giảm và cần thêm thông tin hỗ trợ để bật mạnh một lần nữa.

 


Con sóng nhỏ có “làm nên mùa xuân”?

Ngày đăng : 27/09/2011 - 12:00 AM

Sau đợt phân phối đỉnh và các tín hiệu confirm chính thức xu thế tăng điểm 4 tuần của TTCK Việt Nam, tiếp theo là 2 tuần điều chỉnh liên tục tới ngày hôm nay. Thị trường đang phát tín hiệu có một đợt tăng điểm rõ nét nhất kể tử đỉnh thiết lập ngày 14/9/2011.


Trải qua liên tục các thông tin sóng gió của thị trường tài chính toàn cầu một tuần trở lại đây, TTCK Việt Nam cũng vận động cùng chiều, tuy nhiên do tính chất vùng thấp và tăng trở lại so với đáy thiết lập vào tháng 8 vừa qua không lớn, tốc độ rơi của thị trường nhìn chung là chậm, chỉ số VNIndex, HNXIndex cũng như các cổ phiếu nói chung đều giảm bình quân 7-10%, là mức khá thấp, không như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư bi quan cho rằng sẽ xảy ra nhiều bán tháo.


Quan sát sự suy giảm của các cổ phiếu Blue-chips – động lực chính cho thị trường, cho thấy đợt tăng điểm kéo dài 4 tuần, 13 phiên tăng liên tục, mặt bằng của khối Blue-chips tăng chậm với thanh khoản duy trì, chưa thực sự đạt các ngưỡng phân phối (sóng thị trường tăng mạnh tháng 12/2010, SSI đạt 9-10 triệu, KLS, PVX đều đạt trên 10 triệu CP… so với lần này chỉ đạt 50-60%). Điều này hàm ý, Blue-chips sau đạt đỉnh sẽ giảm thoải, khiến dòng tiền vẫn “quẩn quanh” nên bất kỳ có các hỗ trợ, điều kiện thuận lợi, nhóm Blue-chips có thể tăng 1 nhịp 5-7%.


Phiên giao dịch ngày 27/9/2011, khi quan sát kỹ càng ở HOSE, chỉ số  VNIndex thấp nhất đạt 431.86 điểm, cao hơn điểm đáy của phiên giao dịch liền trước 26/9/2011 là 431.78 điểm. Đây tuy là tín hiệu nhỏ, nhưng thể hiện sự nâng đỡ của các trụ cột. Phát tín hiệu thị trường cân bằng trở lại. Việc này càng hợp lý khi HNX xảy ra hiện tượng “shake out” nhẹ cuối phiên nhưng đã có xu thế tăng cuối phiên và đóng cửa giảm sát tham chiếu.

Kết luận:
Với những luận điểm xuyên suốt trong 2 tháng vừa qua, MM$ khẳng định các diễn biến tiếp theo như sau:

- Xu thế xuyên suốt của TTCK Việt Nam trong trung hạn T+90 từ đỉnh 14/9 là suy giảm.


Khuyến nghị:
- Bán thoái vốn hoặc SS khi thị trường đạt đỉnh của Bull-trap, trong phạm vi T+3, tín hiệu là khối lượng gia tăng đạt khoảng 70% ở mức phân phối đỉnh.
 

Theo Tuấn Anh

MM$


Down-trend được xác nhận!

Ngày đăng : 16/09/2011 - 12:00 AM

Down-trend được xác nhận!


Bất động sản TP HCM "phụ thuộc" vào khách phía Bắc?

Ngày đăng : 23/02/2011 - 12:00 AM

Dòng tiền đổ về thị trường miền Bắc, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn rút tiền tại TP HCM để đầu tư vào Hà Nội. Tại TP HCM, lượng khách hàng Hà Nội rất cao, chiếm hơn 50%.

 Báo cáo của Savills quý 4/2010 cho thấy, tổng nguồn cung sơ cấp của thị trường căn hộ bán TP.HCM đạt hơn 17.000 căn hộ. Trong khi đó, tổng nguồn cung thị trường thứ cấp đạt khoảng 55.000 căn hộ. Tỉ lệ hấp thụ toàn thị trường quý 4/2010 đạt 18%, giảm mạnh so với con số 36% của quý trước. So với tỉ lệ hấp thụ 26% của cùng kì năm ngoái, tỉ lệ quý này cũng thấp hơn hẳn.

Thị trường biệt thự và nhà liên kế sơ cấp, TP HCM có 34 dự án với khoảng 1.700 biệt thự và 450 nhà liên kế đang hoạt động trên thị trường thứ cấp. Thị trường đất nền thứ cấp phát triển chủ yếu ở các khu vực ngoại vi và một số quận trung tâm, đặc biệt là các quận 2, 7, 9, Bình Chánh và Nhà Bè.


Tọa lạc theo các hướng Nam, Tây và Đông của thành phố, đây là những quận phát triển nhanh và có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nối liền với khu vực trung tâm của thành phố. Với tổng cộng khoảng 164 dự án có đất nền, cung cấp trên 55.000 nền, thị trường đất nền ở các quận này đã thật sự phát triển mạnh và sôi động hơn so với các quận khác.

Trên thị trường sơ cấp, giá bán trung bình tính theo diện tích đất của biệt thự và nhà liên kế trên thị trường sơ cấp dao động từ 920 USD đến 4.000 USD cho mỗi mét vuông. Trên thị trường thứ cấp, giá bán trung bình của biệt thự và nhà liên kế đạt khoảng 1.080.000 USD cho mỗi căn, tăng nhẹ khoảng 3% so với thời điểm quý 3/2010.

Giá bán trung bình của đất nền trên thị trường thứ cấp tại các quận ngoại vi nêu trên dao động từ 530 USD đến 1.780 USD cho mỗi mét vuông, tăng xấp xỉ 10% - 25% so với thời điểm năm 2009.

Savills dự báo có khoảng 105.000 căn hộ sẽ dự tính hoàn thành trong giai đoạn 2011-2013 và xa hơn nữa. Trong khi đó, TP HCM có ít nhất 110 dự án biệt thự nhà liên kế với tổng diện đất trên 8.000 héc ta sẽ tham gia vào thị trường trong khoảng 5 năm tới.

Nhà đầu tư phía Bắc chiếm ưu thế

Giải thích về nguyên nhân trầm lắng của thị trường bất động sản TP HCM trong thời gian qua, ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Vinaland Invest cho rằng, so với Hà Nội, TP HCM có những đặc điểm riêng.

Bên cạnh những nguyên nhân như tỷ giá ngoại tệ, giá vàng tăng, nguồn cung dồi dào, yếu tố khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự ‘nóng – lạnh’ của thị trường bất động sản.

Khách hàng mua, nhất là các nhà đầu tư bất động sản tại TP HCM hay miền Trung hầu hết là người ở khu vực phía Bắc. Thời gian vừa qua, thị trường Hà Nội đang diễn biến rất tốt nhờ quy hoạch thủ đô, 1000 Thăng Long vừa được đầu tư, vừa được truyền thông, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư của thị trường bất động sản Hà Nội.

Dòng tiền đổ về thị trường miền Bắc, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn rút tiền tại TP HCM để đầu tư vào Hà Nội. Tại TP HCM, lượng khách hàng Hà Nội rất cao, chiếm hơn 50%. Họ rút vốn ra dẫn tới thị trường TP HCM bị yếu.

Ông Hoàng cho biết thêm, văn hóa miền Nam thì tiêu dùng nhiều hơn, ngoài Hà Nội thì tích lũy vào nhà đất.

Còn theo ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Công ty BĐS Đất Phát cho rằng, người dân tại TP HCM có xu hướng vay mua nhà nhiều hơn so với Hà Nội. Trong thời gian gần đây, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao, có lúc lên tới 20% đang là nguyên nhân dẫn tới những người có nhu cầu vay mua nhà không còn đủ khả năng. Còn các doanh nghiệp thì không dám vay hoặc khó có thể vay được để đầu tư các dự án.

Nhận định về thị trường bất động sản TP HCM năm 2011, các chuyên gia cho rằng năm nay thị trường sẽ tiếp tục căng thẳng và khắc nghiệt do doanh nghiệp thiếu vốn, lãi suất lại cao và ít có giao dịch thành công.

Với sự suy giảm giá trị tiền đồng liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều người sẽ đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, hoạt động đầu tư trong năm 2011 sẽ cần phải “thận trọng” do những áp lực lên VNĐ và tình trạng lạm phát không ngừng gia tăng.


 

Tin mới cập nhật