Quỹ ETF lần đầu được đưa vào dự thảo thông tư thành lập và quản lý quỹ đầu tư

Ngày đăng : 17/12/2011 - 1:09 AM

Thành viên tham gia lập quỹ ETF phải là các CTCK có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán.

Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm các quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản và các loại công ty đầu tư chứng khoán.

Đáng chú ý trong dự thảo lần này đã có riêng một chương về thành lập và giao dịch quỹ ETF.

Theo dự thảo, Công ty quản lý quỹ phải công bố Danh mục đầu tư của quỹ ETF và Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Quy định về Thành viên lập quỹ: Thành viên lập quỹ phải tham gia góp vốn trên cơ sở hợp đồng tham gia quỹ  ETF ký với công ty quản lý quỹ và sở hữu tối thiểu một lô  đơn vị quỹ ETF (1 lô bằng 5 triệu đơn vị ccq) tại thời  điểm thành lập.


Thành viên lập quỹ phải đáp ứng một số quy định như Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán; Có tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu đạt 200% liên tục trong một năm (12 tháng) gần nhất, trước tháng nộp hồ sơ đăng ký thành lập quỹ ETF…
 
Hiện tại có 2 quỹ ETF nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam là Market Vectors Vietnam ETF và FTSE Vietnam ETF.

 

 

Dự thảo thông tư quỹ đầu tư

 

Phụ lục thông tư quỹ đầu tư


 Theo TTVN

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Thống đốc: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu trong năm 2012

Ngày đăng : 17/12/2011 - 12:28 AM

Khoảng 80% thị phần ngân hàng sẽ nằm trong tay 12-15 ngân hàng lớn, thông điệp từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong phần phát biểu sáng nay (16/12), tại buổi tọa đàm “Cơ cấu lại nền kinh tế” do báo Nhân Dân tổ chức.

 



Không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ

Đề cập đến chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến năm 2020, Thống đốc Bình đưa ra một lộ trình cơ bản cho giai đoạn 5 năm tới, với một số định hướng khá cụ thể.

Với các công việc “phải làm ngay”, Thống đốc cho biết, qua một thời gian hoạt động, đã có những tổ chức tín dụng thể hiện sự yếu kém và đã đến lúc không thể sống được nữa.

“Không sống được thì phải có biện pháp xử lý ngay, vì để lâu chỉ làm ô nhiễm môi trường, làm cho nền kinh tế chúng ta lúc nào cũng ở trong môi trường không lành mạnh”, ông Bình - người vừa được bạn đọc báo điện tử VnExpress bình chọn là “nhân vật của năm” - nói.

Còn về dài hạn, trên cơ sở những ngân hàng có thể tồn tại sẽ có giải pháp để hỗ trợ các ngân hàng này có thể phát triển ổn định, bền vững, và mạnh mẽ hơn.

Một nội dụng quan trọng được Thống đốc đề cập trong quá trình sắp xếp này là vai trò của việc thực thi các quy định về tỷ lệ an toàn, các quy chế của Ngân hàng Nhà nước ban hành trong thời gian tới...

Ngay trong năm 2012, Thống đốc cho biết sẽ dứt điểm việc xử lý tất cả ngân hàng yếu kém, nhưng theo phương châm chung là không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ và đảm bảo quyền lợi của người dân.

Sang năm 2013 thì tiếp tục quá trình hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng nhưng không phải là tiếp tục xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, mà là các ngân hàng tự nguyện sáp nhập lại với nhau để tăng quy mô, tăng khả năng tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn sắp tới.

Riêng giai đoạn 2014-2015, Thống đốc khẳng định mục tiêu sẽ hình thành ít nhất 1-2 ngân hàng tầm cỡ khu vực.

“Trong khu vực, ngân hàng gọi là có tiếng trung bình có tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD. Còn ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Agribank có tổng tài sản khoảng 25 tỷ USD, tức là ta có khoảng một nửa của cái trung bình của khu vực thôi”, ông Bình nói.

80% thị phần trong tay 12-15 ngân hàng lớn

Đề cập đến vấn đề còn nhiều tranh cãi lâu nay, rằng hệ thống tín dụng Việt Nam nên còn bao nhiêu ngân hàng, Thống đốc cho là không thể trả lời được. Bởi theo ông, vấn đề không nằm ở chỗ bao nhiêu.

“Nhưng tiến tới là khoảng 80% thị phần sẽ thuộc về 12-15 ngân hàng. Vẫn tồn tại ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, nhưng sẽ được hoạt động theo quy chế riêng, phân khúc riêng và có những đặc thù riêng”, ông nói.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh các ngân hàng thương mại, sẽ hình thành một hệ thống tổ chức tài chính vi mô nhỏ. “Làm sao đó để tăng được khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ ngân hàng”, Thống đốc chốt lại mục tiêu của việc sắp xếp lại hệ thống tín dụng.

Để thực hiện, Thống đốc lưu ý thêm, cách làm là sẽ sử dụng nội lực là chính, “lá lành đùm lá rách”, ngân hàng khỏe phải cứu ngân hàng yếu, nhà nước cõng tư nhân, và cũng có tư nhân gồng gánh lẫn nhau.

Về cái khó trong liên kết ngân hàng, hay nói cách khác là làm sao để các nhà băng khỏe “tự nguyện” cõng nhà băng yếu, Thống đốc khẳng định sẽ tìm ra cơ chế.

“Tôi nói ví dụ trong 5 năm tới tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ cỡ khoảng 10-15% như năm vừa qua, thế thì các ngân hàng bao giờ mới gấp đôi được? Ông bỏ tiền ra gánh vác tổn thất của họ, nhưng đổi lại ông có thêm chi nhánh, có mạng lưới để hoạt động, tăng thêm được quy mô, thêm khả năng cạnh tranh”, Thống đốc nói.

Theo Anh Quân

VnEconomy


Tăng trưởng tín dụng 2012: Làm sao tránh “kẻ ăn không hết”?

Ngày đăng : 16/12/2011 - 11:33 AM

Ngày mai (17/12), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng thương mại, và dự kiến sẽ bàn đến nội dung tăng trưởng tín dụng trong năm tới.

                    

 

Có lẽ như hội nghị ngành ngày 7/9 vừa qua, cuộc họp lần này sẽ hạn chế sự tham dự của báo chí.

Nhưng theo thông tin từ lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, một nội dung trọng tâm dự kiến được bàn tới là định hướng tăng trưởng tín dụng năm tới, trong đó sẽ đặt ra câu chuyện của sự công bằng.

Trước hết, ở định hướng chung, như thông tin thời gian qua, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 dự kiến sẽ tiếp tục ở mức thấp, chỉ khoảng từ 15% - 17%. Cùng với đó, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dự kiến cũng được kìm chỉ khoảng 14% - 16%.

Với những chỉ tiêu dự kiến trên, 2012 tiếp tục là năm chính sách tiền tệ được thắt chặt so với sự bùng nổ của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán những năm trước đây. Dữ liệu lịch sử cho thấy đó là những mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Có nhiều lý do để Ngân hàng Nhà nước xác định những giới hạn thấp đó, xuất phát từ yêu cầu kiềm chế lạm phát, từ những khuyến nghị chưa vội nới lỏng từ các tổ chức quốc tế mới đây… Và cũng có một cơ sở được tính đến là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã tốt hơn những năm trước; tín dụng tăng trưởng rất thấp năm 2011 (chỉ khoảng 13%, nếu tính cả các khoản có bản chất tín dụng có thể là 15%) nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn bám sát chỉ tiêu đề ra.

Các chỉ tiêu định hướng đã được đưa ra thời gian qua. Vấn đề còn lại là sự “phân phối” chỉ tiêu đó trong hệ thống sẽ như thế nào, hay sự công bằng tín dụng cho các nhà băng sẽ triển khai ra sao?

Ngày 5/10/2011, Ngân hàng Nhà nước có bản tin đáng chú ý, trong đó hé mở khả năng các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng ngân hàng để tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch hoạt động của các tổ chức tín dụng, thay vì cào bằng giới hạn 20% như trong năm 2011 này.

Nay, thời điểm đã cận kề, các ngân hàng thương mại cần một bộ tiêu chí hoặc các cơ sở định hướng để hoạch định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho riêng mình trong năm tới, phù với với nhu cầu và năng lực thực tế. Rộng hơn, hệ thống cần một cơ chế giới hạn tín dụng sát thực, phù hợp với sức khỏe của từng thành viên để tránh tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” như năm 2011, dẫn đến sự hạn chế trong phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế.

Trao đổi với VnEconomy tối qua (15/12), tổng giám đốc một ngân hàng nhỏ đưa ra quan điểm rằng: việc Ngân hàng Nhà nước giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là cần thiết, vì nó cần phù hợp và cân đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, cũng cần phải tính toán để phù hợp với từng tổ chức tín dụng để tránh sự hạn chế trong cạnh tranh.

Theo tổng giám đốc này, một giới hạn cào bằng như năm 2011 dẫn tới sự mất công bằng giữa các thành viên. Năng lực vốn, năng lực bán hàng và năng lực quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng là khác nhau, trong khi cùng chung một giới hạn như vậy dẫn đến vốn chỗ thừa, chỗ thiếu trong hệ thống. Hay cùng một cỡ áo, với cơ thể này là quá chật, với cơ thể khác là quá rộng. Thực tế hoạt động cho vay của các nhà băng năm nay đã phản ánh rõ điều đó.

Quan điểm mà ông đưa ra là Ngân hàng Nhà nước có thể mở giới hạn tín dụng ngay từ đầu năm, các ngân hàng sẽ cạnh tranh để cho vay tùy theo năng lực của mình. Khi có cạnh tranh sẽ có thêm lợi ích cho người vay vốn, cụ thể ở đây là cơ hội tiếp cận vốn và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát thực tế để có sự can thiệp bằng kỹ thuật hoặc bằng hành chính nếu có dấu hiệu tăng trưởng nóng.

“Có thể với ngân hàng tôi khả năng cạnh tranh chưa mạnh, năng lực bán hàng chưa cao như nhiều thành viên khác, nhưng tôi ủng hộ hướng tạo cạnh tranh trong tín dụng như vậy. Cơ chế tín dụng ở đây không hẳn là lợi ích của mỗi thành viên trong hệ thống mà cần nhìn nhận ở lợi ích chung là phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế, có cạnh tranh để tạo lợi ích cho các doanh nghiệp vay vốn”, tổng giám đốc này nói.

Từ đầu năm 2011, sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra giới hạn tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp cho tất cả các thành viên, nhiều ý kiến trong cuộc cũng đã kiến nghị được điều chỉnh. Những ý kiến đó cho rằng cần điều chỉnh để tạo sự công bằng giữa các thành viên, khi giữa họ có sự khác nhau về năng lực vốn, năng lực quản trị, hay về các hệ số an toàn trong hoạt động… Theo đó, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chí dựa trên cơ sở những chỉ số này để phân nhóm giới hạn cho năm 2012.

Bên cạnh đó, ông Lê Đào Nguyên, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng việc xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm tới cũng cần tính tới một số tiêu chí khác như thực tế hoạt động của mỗi ngân hàng. Trường hợp có lịch sử cho vay quá nhiều ở lĩnh vực bất động sản, đầu tư chứng khoán, hay thường có biểu hiện khó khăn thanh khoản… thì cũng cần tính toán giới hạn cho phù hợp.

Có thể sau cuộc họp ngày mai, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm thông tin về vấn đề này. Và nếu có sự phân nhóm trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm tới thì nhà điều hành cần thông tin minh bạch các tiêu chí hoặc cơ sở xác định, tránh sự hoài nghi về “lợi ích nhóm”, cơ chế xin - cho có thể nảy sinh trong dư luận.

 

Theo VnEconomy.vn


Bất thường lãi suất BIDV

Ngày đăng : 16/12/2011 - 11:24 AM

Liên tiếp giảm lãi suất cho vay, BIDV đang tạo hiện tượng trong hệ thống. Với nhiều doanh nghiệp, 14,5 - 15,5%/năm là những mức lãi suất “mơ ước”.

 

 

Chiều 16/12/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục thông báo giảm lãi suất cho vay VND xuống còn 14,5 - 15,5%/năm. Đây là lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 4 tháng cuối năm 2011 ngân hàng này giảm lãi suất cho vay; là lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Dù chỉ áp cho một số nhóm đối tượng theo chủ trương Ngân hàng Nhà nước khuyến khích, nhưng loạt quyết định giảm lãi suất trên của BIDV là đáng chú ý. Với nhiều người trong cuộc hoặc đang quan tâm đến vấn đề lãi suất, có thể xem đó là một bất thường.

Lần giảm đầu tiên của “ông lớn” này trong năm nay là trong tháng 8/2011. Đây cũng là thời điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam đón người đứng đầu mới, mà thông điệp đầu tiên tân Thống đốc đưa ra là giảm lãi suất cho vay xuống 17 - 19%/năm. Từ đó đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã lần lượt đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất theo chủ trương và định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Nhưng bất thường khi nhìn chung hầu hết các ngân hàng thương mại đều hạ lãi suất cho vay một cách thận trọng, chậm và chưa thể mạnh tay. Ngay tại thời điểm này, bốn tháng sau chủ trương trên, nhiều thành viên cho biết để hạ xuống 17 - 18%/năm cũng đã là một khó khăn. Và hiện chưa có thành viên thứ hai ngoài BIDV liên tiếp giảm và áp những mức thấp như vậy (15,5%/năm hiện được xem là tối đa).

Và cũng là “bất thường” khi suốt thời gian qua và hiện nay rất nhiều doanh nghiệp (kể cả trong nhóm ưu tiên) vẫn phải vay với lãi suất cao; hay nói cách khác, 14,5 - 15,5%/năm là những mức “mơ ước” so với thực tế.

Tất nhiên, chính sách ưu đãi trên BIDV chỉ dành riêng cho nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa hay nhu cầu vay khắc phục hậu quả thiên tai... Nhưng đó cũng là một nhóm đối tượng lớn. Thực tế ngay tại BIDV, trong tổng số khoảng 270.000 tỷ đồng dư nợ hiện nay thì nhóm những đối tượng này chiếm tỷ trọng khoảng 40%.

Hay ở một tính toán tham khảo khác, chính sách lãi suất trên được áp cho các khoản vay ngắn hạn, nhưng chỉ riêng khoảng 3 tháng, lợi nhuận của BIDV sẽ bị chia sẻ khoảng 200 - 220 tỷ đồng so với cho vay lãi suất thông thường. Đó là một con số đáng chú ý trước thực tế lợi nhuận năm nay của ngân hàng này đang giảm; áp lực lợi nhuận sẽ rõ ràng hơn khi ở đây bắt đầu có khái niệm cổ đông sau kế hoạch IPO tuần tới. Về khía cạnh kinh doanh, là sòng phẳng khi cổ đông đặt ra vấn đề lợi ích, thực tế đã được đặt ra tại buổi roadshow vừa qua.

Câu hỏi đặt ra là vì sao BIDV liên tiếp giảm lãi suất và áp thấp như vậy (so với mặt bằng chung)? Liệu có mục đích phi kinh tế ở đây hay không?

Ở câu hỏi thứ nhất, ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, giải thích rằng, trước hết đây là chính sách áp cho các khoản vay ngắn hạn, tập trung chia sẻ và hỗ trợ doanh nghiệp ở mùa cao điểm thanh toán cuối năm. Nhu cầu vốn ở thời điểm này như thường thấy là rất nóng, năm nay cũng vậy và đó là sự chia sẻ đúng thời điểm.

Ở câu hỏi thứ hai, dù không phân tích chi tiết, nhưng ông Tùng cũng giải thích rằng là nhằm tạo một sự tương tác có lợi cho chính ngân hàng. Giảm lãi suất lúc này, cũng như liên tiếp thời gian qua, được xem là một hướng cạnh tranh lôi kéo khách hàng về phía mình của BIDV. Họ là khách hàng vay vốn, nhưng cũng sẽ là mối tiền gửi tiềm năng trong tương lai.

Dù BIDV chưa trả lời câu hỏi từ phóng viên là dữ liệu lượng khách hàng tăng lên sau các chương trình hạ lãi suất như vậy để có thêm có một tham chiếu cho khả năng tiếp cận vốn thực tế, nhưng nhiều khả năng là có. Ngược lại, để tiếp cận được những mức lãi suất hấp dẫn đó có đơn giản hay không? Nếu nhiều nhu cầu dồn về BIDV theo lực hấp dẫn đó thì cơ chế giải ngân thế nào?

Dù sao, ngoài tỷ trọng 40% tổng dư nợ thuộc về nhóm ưu đãi, tăng trưởng tín dụng với 16,5% tính đến thời điểm này - cao hơn mức bình quân của ngành khoảng 13% - cũng là một dữ liệu để tham khảo cho các chương trình giảm lãi suất vừa qua.

Có một điểm khác đáng chú ý xoay quanh những câu hỏi trên. BIDV đang thực hiện tái cơ cấu, trong đó có trọng tâm là danh mục cho vay. Ngoài yêu cầu chung giảm bớt hoặc hạn chế tín dụng phi sản xuất, nhà băng này đang hướng tới cải tổ chính mình. Ông Tùng cho biết, định hướng đặt ra là tái cơ cấu tín dụng theo hướng không lệ thuộc vào những khách hàng quá lớn như trước đây, tăng tín dụng bán lẻ để có tỷ lệ lãi biên cao hơn.

Nếu như vậy, việc giảm bớt những khoản cho vay lớn sẽ đi cùng với cơ hội mở thêm cho các món vay nhỏ, đồng nghĩa với khả năng tiếp cận vốn từ chính sách trên là thực hơn về số lượng khách hàng.

Ở khía cạnh kinh tế, ngoài mục đích tạo thêm khách hàng, lãnh đạo BIDV cho biết các mức lãi suất thấp đó là đã được tính toán cụ thể và phù hợp. Cụ thể ở đây là tỷ lệ lãi biên.

Thông thường, lãi suất cho vay 14,5 - 15,5%/năm so với lãi suất huy động đầu vào 14%/năm thì chênh lệch chỉ từ 0,5 - 1,5%. Với các ngân hàng nói chung, chênh lệch dưới 2,5% được xem là bất thường và khó đỡ trước áp lực lợi nhuận và các chi phí liên quan. Điều đó có lẽ chỉ đúng với các ngân hàng cổ phần bình thường, với BIDV thì có một cơ sở khác.

Ông Tùng giải thích rằng, sở dĩ BIDV đưa ra được những mức lãi suất cho vay như vậy một phần có từ thuận lợi ở nguồn vốn đầu vào, khi có lượng tiền gửi thanh toán lớn không kỳ hạn lãi suất thấp. Mặt khác, giá vốn đầu vào là khác nhau, không phải tất cả đều 14%/năm.

Với thị trường, lâu nay BIDV vẫn được biết đến là một ngân hàng quốc doanh có nhiều lợi thế trong việc tiếp nhận các nguồn tiền gửi lớn, các nguồn ủy thác, các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển… với lãi suất thấp.

Với giá vốn đầu vào đó, cũng như cân đối ở các lĩnh vực cho vay khác, tỷ lệ lãi biên bình quân năm nay của “ông lớn” này vẫn đạt được khoảng 2,9%. Nhưng đây vẫn là một tỷ lệ thấp so với nhiều nhà băng khác, nhất là trong bối cảnh không còn được “vung tay” tăng tín dụng để thu theo số lượng như những năm trước.

Hiện khó khẳng định thực tế việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trên như thế nào, nhưng ít nhiều đó là một sự chia sẻ cần thiết của BIDV đối với các doanh nghiệp vay vốn. Câu hỏi là liệu sau khi cổ phần hóa, trước áp lực lợi nhuận và lợi ích cổ đông, họ có tiếp tục đẩy mạnh được sự chia sẻ đó?

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV nói rằng: “Sẽ tiếp tục thực hiện nhưng sẽ tính toán phù hợp và không làm phương hại đến lợi ích cổ đông”.

 


Theo Minh Đức

 VnEconomy

 


Tín hiệu hạ lãi suất huy động

Ngày đăng : 16/12/2011 - 11:16 AM

Lãi suất cho vay giảm đựoc các ngân hàng tính toán dưa trên những kỳ vọng tương lai và thực lực tài chính của mình. Rất có thể, đây là tín hiệu chuẩn bị hạ lãi suất huy động.

                      

 

Sau ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất cho vay, rất có thể một đợt hạ lãi suất sẽ được nhiều ngân hàng hưởng ứng. Lãi suất cho vay hạ liệu có phải là tín hiệu để chuẩn bị hạ lãi suất huy động vào đầu tháng 1/2012 tới.

Chiều ngày 15/12, BIDV đã công bố giảm lãi suất cho vay còn 14,5-15,5%/năm tài trợ hàng xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục bão lũ từ ngày 19/12/2011.

Theo đó, việc giảm lãi suất tập trung vào cho vay ngắn hạn với các khoản vay có kỳ hạn dưới 3 tháng áp dụng với 4 đối tượng ưu tiên gồm: ngành hàng xuất khẩu, phát triển ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả bão lũ. Mức lãi suất cho vay giảm xuống còn 14,5% đến 15,5%/năm (giảm trung bình 0,5%).

Cụ thể:, đối với cho vay tài trợ hàng xuất khẩu, mức lãi suất cho vay tối đa là 15,0%/năm; đối với cho vay ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa là 15,5%/năm; cho vay khắc phục hậu quả bão lũ tối đa là 14,5%/năm.

Đây là lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 4 tháng cuối năm 2011, BIDV giảm lãi suất cho vay VND. Theo đó, lãi suất đã từ mức trên 20% đã giảm xuống còn 14,5% như hiện nay. Bên cạnh đó, BIDV triển khai gói hỗ trợ tín dụng 5.000 tỷ đồng cho Chương trình tài trợ xuất khẩu theo ngành nghề với lãi suất thấp hơn 2% so với cho vay thông thường. Như vậy, rất có thể nhiều DN sẽ được vay với lãi suất 13,5%. Đây là mức lãi suất thấp hơn cả trần lãi suất huy động 14%.

Sau thông tin của BIDV hạ lãi suất, nhiều ngân hàng lớn khác cũng cho biết, họ cũng đã có kịch bản hạ lãi suất cho vay tiếp theo. Và một khi nhóm G12 với sự chi phối 80% thị trường hạ lãi suất theo một tín hiệu chung thì thị trường sẽ có một mặt bằng mới. Trong khi đó, chuyên gia từ Ngân hàng Đại Dương lại cho biết, thực tế, nhiều ngân hàng dù chưa có hẳn chương trình lớn nhưng trong những gói cho vay đặc thù của mình cũng đã hạ lãi suất xuống mức thấp hơn thị trường nên việc hạ lãi suất cũng là khả thi.

Đón nhận thông tin hạ lãi suất của BIDV, các DN vẫn có phản ứng dè chừng vì gói giảm lãi suất này như thường lệ vẫn dành cho một số nhóm đối tượng ưu tiên, không phải cho tất cả. Tuy nhiên, phản ứng tích cực nhất là khi khối DN sản xuất ổn định thì sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tích cực hơn. Đặc biệt, với mặt bằng lãi suất đã hạ sâu so với hồi tháng 8 cho khối sản xuất thì lãi suất dành cho các đối tượng khác sẽ có cơ hội giảm theo.

Nói về điều này, chuyên gia từ Học viện Tài chính chia sẻ, đã có những nghi vấn về việc lãi suất huy động đã giảm từ mức 18% - 20% về đúng trần 14% nhưng đa số lãi suất cho vay vẫn chưa giảm. Có thể hiểu điều này là, các ngân hàng chỉ mở cửa hẹp cho một số nhóm, còn lại vẫn thực thi chính sách thắt chặt để chống lạm phát. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là do trước đó các ngân hàng huy động vốn với lãi suất rất cao với số lượng lớn, cho nên dù lãi suất huy động đã giảm nhưng chưa thể đủ để tạo ra sự điều hoà trong nguồn vốn chung để tạo một mặt bằng lãi suất mới.

Thời điểm này, sau 4 tháng thực hiện lãi suất mới, các điều kiện lạm phát, thanh khoản của các ngân hàng ổn định và nhất là việc huy động vốn với mức lãi suất thấp đã đủ để có thể tính toán hạ lãi suất cho vay... cho nên các ngân hàng đã tính toán việc hạ. Dù cho việc này vẫn mang nhiều gượng ép và kỳ vọng tương lai hơn là thực tế.  Chính vì thế, trong dự đoán của nhiều chuyên gia, động thái này, cộng với những tuyên bố gần đây có thể hy vọng, hạ lãi suất huy động lại chính là bước đi báo hiệu cho việc hạ lãi suất đầu vào.

Tháng 11, lạm phát đã tiếp tục ở mức thấp dưới 1%, dự báo tháng 12 dù cận tết nhưng vẫn tiếp tục ở mức thấp. Đây chính là cơ sở để Chính phủ đề ra chủ trương tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới. Điều này đã được khẳng định sau cuộc họp mới đây của Chính phủ và trở thành một yêu cầu sau khi khối DN đang gặp khó khăn suốt một năm dài chống lạm phát.

Sau đó, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định sẽ tiến hành điều chỉnh lãi suất giảm theo các điều kiện phù hợp. Lập tức, trên thị trường đã rộ lên thông tin sẽ giảm lãi suất huy động về mức 12%. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, chưa thể giảm lãi suất nhanh như vậy thậm chí trong tháng 12 sẽ khó có thể thay đổi trần lãi suất huy động.

Tuy nhiên, trong những cuộc họp bàn gần đây, các ngân hàng thương mại cho biết, trước mắt, mức lãi suất tiền gửi cao nhất chưa giảm về 12% như tin đồn. Nhưng năm tới, lãi suất tiền gửi có thể sẽ giảm, nhưng điều chỉnh theo từng bậc, không "nhảy cóc" 2 bậc một lúc.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi năm 2011 chỉ còn tính bằng ngày và các điều kiện cho hạ lãi suất đã lộ rõ hơn thì việc tính toán hạ lãi suất cho đầu 2011 là điều đang được nhiều người kỳ vọng. Rất có thể, không phải là 2011 nhuưng 2012 thì cũng không còn là xa. Nhưng điều quan trọng hơn, khi các ngân hàng hạ lãi suất, chắc chắn họ đã phải tính kỹ trên những kỳ vọng về lạm phát, ổn định vĩ mô trong thời gian tới.

Tuy nhiên, không chờ giảm lãi suất huy động để cho vay mà trong tình hình này, việc giảm cho vay trước không chỉ đáp ứng các mục tiêu chính sách, hỗ trợ DN mà còn có lợi cho các ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị cho một năm kinh doanh mới. Có lẽ các ngân hàng đã tính trước việc này nên kỳ vọng giảm lãi suất cho vay là tín hiệu để giảm lãi suất huy động không phải là không có cơ sở.

 

Theo PHƯỚC HÀ

 VEF


 


Ngân hàng: Chấm dứt tình trạng "đại gia" chống lưng

Ngày đăng : 16/12/2011 - 11:09 AM

Chấm dứt tình trạng cổ đông lớn là thành viên HĐQT thao túng hoạt động của ngân hàng là yêu cầu trong đổi mới quản trị, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.


Tình trạng “đại gia” đứng sau lưng ngân hàng, chi phối hoạt động của ngân hàng dẫn tới rủi ro của hệ thống đã được cảnh báo từ lâu. Chấm dứt tình trạng này là một trong những yêu cầu tiên quyết đảm bảo sự thành công của công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình cho rằng, HĐQT của nhiều ngân hàng Việt Nam không chỉ tham gia ở khâu định hướng, chiến lược, mà còn can thiệp quá sâu vào việc điều hành. Biểu hiện là HĐQT tổ chức họp thường xuyên, thường là họp đột xuất và họp trong sự căng thẳng. “Tại nhiều ngân hàng, một số cổ đông lớn, cổ đông sáng lập thường dành cho mình quyền kiểm soát tuyệt đối, không chỉ về mặt chiến lược, mà cả những quyết định quan trọng thuộc thẩm quyền Ban điều hành. Ranh giới giữa chỉ đạo, ban hành chủ trương với việc thực hiện chủ trương không rõ ràng, dẫn tới HĐQT vừa đá bóng, vừa thổi còi”, ông Hiếu nhấn mạnh khi cho rằng, hệ thống ngân hàng Việt Nam muốn lành mạnh, đủ sức cạnh tranh với khu vực thì không thể không tái cấu trúc, trong đó nâng cao năng lực quản trị DN được đặc biệt coi trọng.

Thừa nhận thực trạng này ở Việt Nam, TS. Lê Thị Kim Nga, Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho hay, cơ chế quản trị “một thủ trưởng” ở Việt Nam đã được thực hiện trong một thời gian dài. Với mô hình này, dù có sự phân định rõ ràng HĐQT và Ban điều hành, song thực chất, DN đó chỉ chịu sự điều hành của một người (chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc). Trên thực tế, nhiều tổng giám đốc hoặc chủ tịch HĐQT do không chịu nổi sức ép về quyền lực hoặc nhận thấy vị trí quyền lực của mình chỉ là hình thức đã xin nghỉ hưu sớm hoặc chuyển công tác.

Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP có tỷ lệ cho vay bất động sản hơn 40% cũng chia sẻ: “Biết là cho vay bất động sản rất nhiều rủi ro, nhưng chúng tôi không thể không làm, vì một số thành viên HĐQT là cổ đông lớn của ngân hàng. Nếu không xử lý triệt để vấn đề này thì việc tái cơ cấu ngân hàng chỉ giải quyết được phần ngọn mà thôi”.

Rõ ràng, đẩy mạnh quản trị DN để tái cấu trúc ngân hàng là cấp thiết, song điều trớ trêu là khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này hoàn toàn bị bỏ trống. Luật Các tổ chức tín dụng ra đời năm 2010 được hy vọng đưa vấn đề quản trị ngân hàng vào khuôn khổ. Thế nhưng, sau một năm có hiệu lực, các thông tư, nghị định hướng dẫn Luật vẫn chưa ra đời.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nhận định, những vấn đề nổi lên trong hệ thống ngân hàng hiện nay như thiếu thanh khoản, nợ xấu, mất cân đối kỳ hạn, rủi ro đạo đức, sở hữu chéo… đều thể hiện sự yếu kém trong quản trị của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, nên nhiều vấn đề nổi lên trong quản trị của hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết.

Trước mắt, TS. Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát. Theo đó, việc thanh tra, giám sát không thể chỉ tiến hành bằng cơ chế một ủy ban, một tổng cục duy nhất từ phía Nhà nước, mà cần có thêm một tổ chức độc lập. Có thể dựa trên việc nâng cao vị thế quyền lực và chức năng của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia hiện nay. Về lâu dài, nên có một lộ trình để từng bước “công ty hóa” các hoạt động thanh tra, giám sát, bảo hiểm.


Theo Hà Tâm
Báo đầu tư
 


 

Tin mới cập nhật