Ngân hàng SCB hợp nhất tiến hành bầu HĐQT mới

Ngày đăng : 23/12/2011 - 4:44 PM

Hội đồng quản trị mới có 9 thành viên trong đó có 4 thành viên đến từ Ficombank; 2 thành viên đến từ SCB; 1 thành viên từ TinNghia Bank, 1 thành viên từ CTCP An Phú và 1 thành viên HĐQT độc lập.

Sáng nay Đại hội đồng cổ đông của hợp nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh. Đại hội đã biểu quyết thông qua các vấn đề:

Tổng ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2012 là khoảng 3% tổng chi phí hoạt động của năm 2012. Đại hội cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định và điều chỉnh mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và ngân sách hoạt động của H ĐQT, BKS cho phù hợp nhằm đảm bảo công tác quản trị điều hành đạt hiệu quả cao nhất.
Ủy quyền cho HĐQT được quyết định một số vấn đề cơ chế chính sách hoạt động kinh doanh phát sinh, bao gồm:

(i) Quyết định các vấn đề cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của SCB; (ii) Quyết định việc thành lập công ty con để thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật khi SCB có nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động; (iii) quyết định các vấn đề liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần hoặc rút vốn đầu tư tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều của SCB;

(iv) Quyết định các vấn đề về đầu tư, mua, bán tài sản của SCB có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của SCB;

(v) Lựa chọn, đàm phán các điều kiện liên quan đến việc hợp tác, ký kết thỏa thuận/hợp đồng hợp tác với đối tác chiến lược trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho SCB phát triển mạnh hơn, góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực hoạt động cho những năm sau:

(vi) Quyết định việc tạm ứng cổ tức cho cổ đông trong năm (nếu có).

Thành viện Hội đồng Quản trị  của SCB hợp nhất nhiệm kỳ 2011 – 2017, bao gồm:

Bà Nguyễn Thị Thu Sương (Ficombank); Ông Vũ VănThành (TinNghia Bank); Ông Uông Văn Ngọc Ẩn (Ficombank); Ông Võ Thành Hùng (Chủ tịch HĐQT của CTCP An Phú) ; Ông Đinh Văn Thành (Ficombank) ; Ông Trần Thuận Hòa (Ficombank); ông Trầm Thích Tồn (SCB); Ông Phan Vĩ Dân (SCB) và 1 thành viên HDQT độc lập là Bà Nguyễn Thị Phương Loan.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Sương  được bầu làm Chủ tịch HĐQT.
 
Ông Uông Văn Ngọc Ẩn được bầu là Tổng Giám đốc.
 
Các nội dung trình tại Đại hội đã được thông qua với tỷ lệ hơn 90%



Q. Nguyễn

Theo TTVN
 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Chuyên gia ngân hàng Standard Chartered: Chưa phải là thời điểm giảm lãi suất

Ngày đăng : 23/12/2011 - 3:42 PM
Ông Tai Hui cho rằng đợt giảm lãi suất đầu tiên sẽ được thực hiện trước quý II/2011, bởi nếu giảm quá sớm với mức giảm lớn, có thể thị trường sẽ hiểu sai thông điệp của cơ quan quản lý.
 
Thị trường mong đợi lãi suất cho vay sớm giảm, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Tai Hui, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered về vấn đề này.
 
Thị trường tiền tệ hiện nay vẫn sôi động với thông tin lãi suất sẽ thay đổi vào đầu năm 2012. Bình luận của ông về thông tin này?
 
Tôi kỳ vọng đợt giảm lãi suất đầu tiên sẽ xảy ra trong quý II/2012, nhưng khả năng là điều này có thể xảy ra sớm hơn một chút, tùy thuộc vào diễn biến lạm phát.
 
Tuy nhiên, vấn đề chủ chốt ở đây là chúng ta thường thấy Việt Nam thay đổi lãi suất ở mức 100 - 200 điểm phần trăm trong mỗi lần tăng hay giảm lãi suất trong quá khứ. Nhưng trên thực tế, chúng ta cần phải điều chỉnh mức lãi suất với mức thay đổi nhỏ hơn và thường xuyên hơn.
 
Do đó, mức 20 - 25 điểm phần trăm thay đổi sẽ phù hợp hơn, bởi theo tôi, chúng ta cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ dần dần nới lỏng các chính sách chứ không nới lỏng một cách đột ngột.
Động thái này sẽ giúp mọi người thấy rằng, NHNN không những quan tâm đến tình hình lạm phát mà còn rất cố gắng trong việc bảo vệ sự phát triển bền vững.
 
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bắt đầu tăng chậm lại trong vài tháng trở lại đây. Liệu thời điểm này đã hợp lý để NHNN điều chỉnh lãi suất?
 
Đúng là vấn đề chính hiện tại là: có nên làm điều đó ngay bây giờ không? Với tôi, câu trả lời là không. Bởi vì, tình trạng lạm phát mới được kiềm chế trong một vài tháng gần đây.
 
Tôi nghĩ nên chờ thêm 1 hoặc 2 tháng nữa, đặc biệt là khi thời điểm lễ, tết đang đến gần. Đây là thời điểm rất nhạy cảm với giá thực phẩm hoặc các loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Chúng ta nên đợi đến thời điểm sau Tết Nguyên đán để đưa ra quyết định này.
 
Tôi dự đoán, tính thanh khoản trên thị trường có thể sẽ căng hơn từ nay đến sau Tết. Nhưng đó không phải là lý do thuyết phục để giảm lãi suất. Trước tình hình đó, NHNN có thể bơm thêm tiền hoặc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để giúp giảm áp lực thanh khoản trong thời điểm này. Giảm lãi suất là một động thái có liên quan đến các chính sách kinh tế vĩ mô hơn. Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở sẽ tốt hơn đối với áp lực thanh khoản cho việc tiêu dùng hàng ngày.
 
Việc giảm lãi suất theo từng bước nhỏ có thể sẽ giúp chuyển tải thông điệp một cách đúng đắn hơn. Bởi nếu NHNN đột ngột giảm tới 200 điểm phần trăm thì động thái này sẽ khiến thông điệp gửi ra thị trường bị sai lệch, rằng cơ quan quản lý đã bỏ qua những quan ngại về lạm phát mà lại quay trở lại nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng quá sớm.
 
Do đó, lời khuyên của tôi sẽ là giảm lãi suất ở từng bước nhỏ hơn, nhưng có thể giảm trong nhiều đợt hơn để có thể gửi được thông điệp đúng đắn ra thị trường.
 
Theo ông, NHNN nên xử lý câu chuyện lạm phát - lãi suất như thế nào trong năm 2012?
 
Tôi vẫn khẳng định rằng, trước tiên, NHNN cần đưa ra thông điệp rõ ràng về mối quan tâm hàng đầu của họ là bình ổn giá, tăng sự tín nhiệm của người dân vào đồng nội tệ. Một khi giá cả được ổn định, giá trị tiền đồng cũng sẽ ổn định hơn.
 
Nếu người dân thấy rằng, tiền đồng có thể bảo vệ giá trị tài sản của mình, thì lúc đó họ sẽ nắm giữ tiền đồng Việt Nam, thay vì ngoại tệ và vàng. Vì những lý do này, tôi cho rằng, việc tập trung bình ổn lạm phát là cốt yếu.
 
Thứ hai, như tôi đã nói ở trên, việc giảm lãi suất theo các bước nhỏ với tần suất thường xuyên hơn sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn việc điều chỉnh quá mạnh trong một thời gian ngắn.
 
Quốc hội Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ lạm phát xuống một con số trong năm 2012. Theo ông, mục tiêu này có khả thi?
 
Tôi nghĩ là có. Tỷ lệ lạm phát có thể giảm về một con số trong khoảng quý II/2012. Rõ ràng, nhiệm vụ hàng đầu Chính phủ cần làm vẫn là tập trung duy trì vào việc ổn định giá cả như hiện nay đang làm. Và vấn đề ổn định đồng nội tệ cũng quan trọng, bởi sự mất giá tiền đồng rõ ràng sẽ dẫn tới sự gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, như giá lương thực phẩm và dầu mỏ trên thị trường thế giới.
 
Mặc dù vậy, tôi tin rằng, nếu giá lương thực phẩm và dầu mỏ sẽ không có những diễn biến bất thường, việc đưa lạm phát năm 2012 trở về một con số là có khả năng.
 
Tuy nhiên, giá trị đồng tiền Việt Nam có liên quan chặt chẽ đến tình hình thâm hụt thương mại. Dự báo của ông về yếu tố này trong năm 2012?
 
Theo dự đoán của chúng tôi, thâm hụt thương mại trong năm tới sẽ tương tự như năm 2011, khoảng 10 tỷ USD. Một trong những yếu tố tác động chính, theo tôi, là giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tiếp tục xu hướng tăng.
 
Rõ ràng, giá thép và năng lượng tăng dần sẽ ảnh hưởng không tốt tới cán cân thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây, thâm hụt thương mại khá ổn định do bức tranh xuất khẩu của Việt Nam khá sáng sủa. Diễn biến thâm hụt thương mại chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của tôi năm 2012.
 
Ông nhận xét như thế nào về mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% của Việt Nam trong năm 2012? Theo ông, mục tiêu bao nhiêu phần trăm là phù hợp?
 
Theo dự báo của chúng tôi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới cũng nằm trong khoảng 6 - 6,5%. Mục tiêu này không thực sự quá cao. Tuy nhiên, mối quan ngại của tôi là nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.
 
Với bối cảnh kinh tế bên ngoài cũng như cấu trúc bên trong của kinh tế Việt Nam còn nhiều vấn đề như hiện nay, tôi nghĩ rằng, mục tiêu tăng trưởng khoảng 6% là phù hợp. Mức tăng trưởng này sẽ giúp nền kinh tế tiếp tục được cải thiện, đồng thời, không gây ra tình trạng lạm phát quá cao.
 
Theo Nhuệ Mẫn
ĐTCK

“Điều lo lắng nhất là hạ mặt bằng lãi suất”

Ngày đăng : 23/12/2011 - 10:29 AM

Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt trong điều hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra.
 

 

 

Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 ngày 22/12 có nêu rõ

Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp Chính phủ mở rộng ngày 22/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn nhận: “Nguy cơ lạm phát cao vẫn là hiện hữu”.

Xin ông cho biết điều mà ông lo lắng nhất trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm 2012?


Chúng tôi cho rằng điều lo lắng nhất là làm thế nào để hạ mặt bằng lãi suất. Đây là điều thực sự còn rất nhiều trăn trở vì lạm phát có giảm thì lãi suất mới giảm theo được, mà lạm phát chúng ta có xuống nhưng lúc nào cũng ở trạng thái rình rập leo cao.

Như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói, lạm phát trong năm tới tiếp tục là chiều hướng chung của tất cả các nước trên thế giới, trong cả khu vực, không loại trừ Việt Nam.

Nguy cơ lạm phát vẫn rất hiện hữu trong khi chúng ta phải cố gắng làm sao để hạ lãi suất xuống. Cân đối được cái  đó là bài toán rất khó đối với Ngân hàng Nhà nước. Lúc nào là lúc có thể hạ, hạ ở mức độ bao nhiêu?


Chúng tôi lấy mục tiêu khống chế lạm phát dưới 10% làm căn cứ cho việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, nhưng mức độ linh hoạt, chủ động được nâng cao lên để có thể đáp ứng mọi diễn biến diễn ra trong năm 2012.

Dư luận cho rằng với việc siết lại trật tự kỷ cương cho hệ thống ngân hàng, Thống đốc đã bước đầu thành công. Cảm nhận của ông?


Tôi nghĩ đó cũng chỉ là mới đi được một bước trong việc củng cố và chấn chỉnh kỷ cương của hệ thống ngân hàng thôi.

Với kết quả ban đầu này, vẫn còn cần phải thêm rất nhiều nỗ lực thì mới có thể thực hiện kỷ cương này trong năm tới tốt hơn.

Từ vấn đề này, tôi chưa nghĩ đến thành công, mà rút ra được kinh nghiệm rằng nếu làm cho tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng không nóng nữa thì cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng đi, từ đó sẽ bớt những hoạt động không lành mạnh, cũng sẽ góp phần điều tiết thị trường trong thời gian tới.

Còn điều mà ông mong muốn nhất sẽ thực hiện được trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước năm 2012?


Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là rất nặng nề, nếu nói về điều mong muốn có thể thực hiện được thì nhiều lắm.

Chúng tôi mong muốn 2012, riêng thị trường vàng sẽ  có bước tiến hết sức cơ bản để làm sao ổn định được thị trường vàng và cũng bước đầu trong lộ trình 5 năm về việc chống Đô la hóa và hạn chế chi tiêu tiền mặt. Có làm được như vậy thì mới có thể bảo đảm được giá trị đồng tiền của chúng ta ổn định và bền vững hơn.

 

Theo VnEconomy.vn


NHNN đã bơm ròng khoảng 12.000 tỷ đồng qua OMO

Ngày đăng : 23/12/2011 - 10:23 AM
Đây là con số ước tính tuy nhiên động thái này được đánh giá là yếu tố tích cực chính giúp lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ cuối tuần.
 
 
 
Diễn biến đi xuống rõ rệt của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lạm phát tiếp tục cho dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian tới là các yếu tố có tác động trực tiếp tới diễn biến lãi suất trên thị trường trong thời gian tới.
 
Cho đến cuối tuần qua, lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH bắt đầu có xu hướng giảm nhẹ, đặc biệt trong các ngày cuối tuần. Các tính toán cho thấy, mặt bằng lãi suất trên thị trường liên NH tuần kết thúc vào ngày 16.12 có mức giảm khoảng 0,5-0,7%/năm so với mức lãi suất ở đầu tuần và giảm 1,2-1,5%/năm so với cuối tuần trước. Theo số liệu thống kê mới nhất của NHNN, trong ngày 20.12, lãi suất bình quân liên NH kỳ hạn qua đêm ở mức 14,21%, 1 tuần là 13,84%, 2 tuần 13,48% và 1 tháng là 14,87%.
 
Động thái bơm ròng tích cực qua thị trường mở (OMO) của NHNN trong tuần vừa qua, theo nhiều đánh giá, là nguyên nhân chính khiến lãi suất giảm nhẹ vào những ngày cuối tuần. Dù các số liệu thống kê có nhiều khác nhau, song ước tính trong tuần qua, ước tính NHNN bơm ròng quanh mức 12.000 tỉ đồng hoặc trên mức này qua OMO. Đây là tuần thứ hai liên tiếp NHNN thực hiện bơm ròng và việc duy trì hoạt động này với giá trị tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu tiền thanh toán đang ở giai đoạn cao điểm, được xem như một sự hỗ trợ cần thiết nhằm ổn định thanh khoản cho cả hệ thống NH, từ đó tránh những biến động mạnh của lãi suất trên thị trường liên NH.
 
Trong khi đó trên thị trường dân cư, thời điểm áp tết được cho là giai đoạn rất khó khăn trong thanh khoản tiền đồng của các NH nhỏ. Đặc biệt khi mà nhu cầu rút tiền trong dân cư tăng mạnh trong khi lại bị hạn chế vay liên NH, thiếu điều kiện tham gia thị trường mở, các điều kiện vay tái cấp vốn ngặt nghèo hơn và bị kiểm soát chặt  về trần lãi suất huy động từ dân cư.
 
Ngay cả với những NH lớn, áp lực sụt giảm thanh khoản do việc rút tiền chi tiêu tết của dân cư cũng không nhỏ. Chính với các yếu tố này, nhiều tổ chức đầu tư đồng thuận với ý kiến, dù có những tiền đề cho việc giảm lãi suất như lạm phát giảm hay cán cân thanh toán được dự đoán thặng dư, khả năng lãi suất giảm trong giai đoạn này là không nhiều.
 
Mới đây nhất, người đứng đầu NHNN từng khẳng định vẫn chưa có chủ trương hạ trần lãi suất huy động VND và mức 14%/năm tiếp tục được duy trì trong tháng cuối năm. Thực tế lãi suất cho vay ngoài nhóm ưu đãi vẫn ở mức rất cao trên 20%/năm hiện nay và các biến động phù hợp theo sau của lãi suất huy động phản ánh diễn biến thực tế của lạm phát.
 
Do đó, theo nhận định của một tổ chức đầu tư, về lâu dài kỳ vọng lạm phát giảm sẽ là yếu tố có tác động trực tiếp tới diễn biến lãi suất trong thời gian tới, chứ không đơn thuần là việc áp trần lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra. NHNN có thể chỉ xem xét dỡ bỏ trần lãi suất huy động khi lạm phát tiếp tục cho dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian tới. 
 
Theo Văn Nguyễn
Lao động

Dự báo của chuyên gia về thị trường M&A thế giới năm 2012

Ngày đăng : 23/12/2011 - 1:47 AM

6 chuyên gia trong ngành đã công bố dự báo về thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm 2012. Đa số các chuyên gia này đều cho rằng M&A sẽ cải thiện trong năm tới

 

                     

 

1. Anshu Jain – Trưởng Bộ phận Ngân hàng đầu tư và Doanh nghiệp của Deutsche Bank

Có thể có rất nhiều cơ hội dành cho các ngân hàng đầu tư từng vượt qua các cuộc khủng hoảng tốt hơn so với những ngân hàng khác.

Chi phí sử dụng vốn và lợi nhuận sụt giảm sẽ thuyết phục một số đối thủ đơn giản hóa hoạt động kinh doanh hiện tại.

Và điều này sẽ giúp ngân hàng sau hợp nhất gia tăng thị phần và nâng cao lợi nhuận.

2.  Stephen Schwarzman – Giám đốc điều hành Blackstone

Sẽ có thêm nhiều công ty bán lại một số hoạt động kinh doanh. Hoạt động cấp vốn tại châu Âu sẽ cực kỳ khó khăn. Một số giao dịch tại châu Âu sẽ được tài trợ thông qua việc sử dụng nợ bằng các đồng tiền ngoài Eurozone.

Chúng tôi lo ngại về các cuộc tấn công có động cơ chính trị trên thị trường vốn cổ phần tư nhân nếu Mitt Romney – người sáng lập của Bain Capital – trở thành ứng cử viên vào vị trí Tổng thống của Đảng Cộng hòa.

3. Jes Staley – Giám đốc điều hành Bộ phận Ngân hàng Đầu tư thuộc JPMorgan


Nếu chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế yếu kém, đặc biệt là tại thế giới phát triển, thì các ngân hàng sẽ tìm kiếm phương án chiến lược để bổ sung đà tăng trưởng của hoạt động cơ bản. Chúng ta có thể chứng kiến hoạt động M&A cải thiện mạnh mẽ.

Với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ tương đối thích hợp, chúng tôi đã khuyến khích hoạt động này đến mức tối đa tại Mỹ.

4. Rodgin Cohen – Chủ tịch cấp cao của Sullivan & Cromwell


Thước đo niềm tin quan trọng nhất chính là thị trường chứng khoán. Thị trường đạt được mức tăng trưởng trong năm nay nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng lại giảm rất mạnh.

Đó chính là tác nhân giết chết các thương vụ M&A. Cho đến khi chúng ta minh bạch hơn về các quy định và các chuẩn mực giám sát mới thì M&A vẫn còn ảm đạm.

5. Richard Gnodde – Đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng Đầu tư Toàn cầu của Goldman Sachs


2012 là năm diễn ra nhiều cuộc bầu cử tại các quốc gia, chẳng hạn như Mỹ và Pháp.

Do các chính trị gia tập trung vào tăng trưởng, lãi suất và lạm phát vẫn còn thấp nên niềm tin có thể chuyển biến và thúc đẩy hoạt động M&A.

Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu trong hoạt động M&A toàn cầu và các công ty quốc tế sẽ tận dụng cơ hội tại các thị trường châu Á.

6. Bill Ackman – Người sáng lập Công ty Quản lý quỹ Pershing Square Capital Management

Chủ nghĩa tích cực là một trong số ít các chiến lược phát huy hiệu quả trong giai đoạn thị trường biến động, vì thế chúng ta sẽ chứng kiến chiến lược này được áp dụng nhiều hơn nữa.

Vẫn còn rất nhiều công ty có định giá quá thấp hiểu sai về các hoạt động kinh doanh hoặc các tập đoàn có hoạt động khác thường để những người theo chủ nghĩa tích cực hướng tới.

Với sự bình ổn tại châu Âu, chúng ta sẽ chứng kiến rất nhiều thương vụ M&A trong thời gian tới.

 

Theo Phạm Thị Phước

Vietstock

 

 


Công ty chứng khoán, BĐS và điệp khúc "lấy gì để thưởng?"

Ngày đăng : 22/12/2011 - 6:36 PM

Trả lời về việc thưởng Tết dương lịch 2011 và thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, lãnh đạo nhiều công ty chứng khoán tại TP HCM, Hà Nội gần như nói giống nhau: “Lấy gì để thưởng?”

 

 

 

Chứng khoán: Lấy gì để thưởng

Trừ một số ít công ty chứng khoán có lãi trong năm 2011 như KLS, SSI, BVS…, hầu hết các công ty chứng khoán đều trong tình trạng thua lỗ, thậm chí lỗ lũy kế. Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại TP HCM nhận xét: “Hết quý 3, chúng tôi đã cầm chắc lỗ chứ không phải đến giờ này mới tính. Nhiều công ty chứng khoán cho biết, các khoản thưởng cuối năm sẽ dựa vào lợi nhuận. “Công ty chúng tôi cũng như hàng loạt công ty chứng khoán khác, làm gì có lợi nhuận mà nói chuyện thưởng Tết”, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc công ty chứng khoán SJC cho biết.

Đến thời điểm này, chứng khoán SJC vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết và theo lời ông Tuấn là “đang chờ ý kiến chủ tịch”. Nhưng ông Tuấn cũng chắc chắn là không có nguồn để thưởng Tết, nên nhiều khả năng năm nay sẽ không thưởng.

Khẳng định “thưởng Tết sẽ rất bèo”, ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Rồng Việt, cho biết “mức thưởng chỉ mang tính chất động viên, chứ giá trị không nhiều”. Theo tiết lộ của ông Tuấn, mức thưởng Tết sẽ khoảng nửa tháng lương đối với nhân viên. Còn đại diện Công ty chứng khoán Chợ Lớn cho biết, công ty vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết.

Thưởng để giữ chân nhân viên

Đó là tình cảnh của những doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản. Khó triền miên từ năm trước kéo dài đến nay, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản khi được hỏi việc thưởng Tết đều ngao ngán thổ lộ chưa biết tính sao, bởi kế hoạch kinh doanh chưa đạt, thậm chí còn thua lỗ. Nhưng các doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt với tình trạng nhân viên bỏ việc nên đang chạy ngược chạy xuôi lo thưởng tết giữ nhân viên. Ông Lương Trí Thìn, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh, tỏ ra khó nghĩ: Tết năm 2011, Đất Xanh thưởng cho nhân viên từ 3 - 6 tháng lương. Năm nay kinh doanh không như mong đợi, nhưng chúng tôi đang cố gắng hết sức để có mức thưởng tết giữ chân nhân viên, giữ tinh thần anh em “chạy” tiếp với năm sau, vì năm 2012 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn.

Còn ông Lê Tấn Hòa, Tổng giám đốc Công ty Lilama SHB cũng chia sẻ, kinh doanh năm nay thậm chí thua lỗ, nên thưởng Tết của doanh nghiệp năm nay chỉ bằng nửa so với năm ngoái, tức 1 - 1,5 tháng lương. Trong khi đó, theo tổng giám đốc Công ty địa ốc ACBR Phạm Văn Hải, kinh doanh hầu như chỉ đủ nuôi quân. Hiện công ty vẫn chưa “chốt” chính sách thưởng Tết, song cũng phải cố gắng lo cho nhân viên “đỡ tủi”.

Khổ hơn, lãnh đạo một công ty địa ốc tại TP HCM tháng giáp Tết vẫn đang ráo riết tìm dự án để đem về cho nhân viên bán, thậm chí một dự án của công ty này ở Nhà Bè dù chưa làm xong các thủ tục pháp lý cũng đem ra bán. Vị Phó tổng giám đốc công ty này thừa nhận, lợi nhuận gần như không có, thậm chí còn lỗ, nên lãnh đạo công ty phải chạy vạy khắp nơi kiếm dự án đem về cho nhân viên bán, kiếm tiền ăn Tết. “Làm cả năm có ngày Tết mà mình không lo được cho nhân viên thì rất áy náy”, vị này trần tình.

Còn lo nợ lương

Thưởng ít hoặc không thưởng, nhưng không nợ lương với nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn còn may. Hiện nhiều doanh nghiệp đang lo nợ lương nhân viên cuối năm bởi kinh doanh gần như đang vào đường cùng.

Một công ty bất động sản có tiếng tại TP HCM đang ráo riết tìm đối tác “đẩy” hàng loạt dự án bằng bất cứ giá nào để thu hồi vốn, nhằm tất toán, báo cáo tài chính cuối năm. Bởi kế hoạch kinh doanh đại hội cổ đông đề ra đầu năm hiện chỉ mới thực hiện được 20%. Lãnh đạo một công ty cho biết, khó khăn quá buộc doanh nghiệp phải bán dự án bằng mọi giá, từ bán sỉ đến bán lẻ. Những dự án của công ty này trước đây bán giá khoảng 16 - 17 triệu đồng/m2 nay chỉ bán khoảng 13 - 14 triệu đồng, thậm chí rẻ hơn nếu khách hàng mua sỉ.

Còn một công ty môi giới bất động sản tại quận 1 lúc này như ngồi trên lửa khi một dự án phân lô bán nền tại Bình Dương mà công ty này đang bán bị “bể”. Từ giữa năm đến nay công ty đã bán khoảng 70 lô đất tại dự án này. Tưởng Tết rủng rỉnh tiền thưởng cho nhân viên, ai ngờ chính quyền địa phương vừa quyết định thu hồi dự án khi phát hiện đây là dự án phân lô bán nền. “Dự án bị thu hồi, đồng nghĩa với việc phải trả lại tiền cho khách, cộng với tiền phạt hơn 1 tỉ đồng, làm gì còn tiền thưởng tết”, lãnh đạo công ty này cho hay.

Buôn bán ế ẩm, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng nên nhân viên kinh doanh đã bỏ đi gần hết, do công ty này vẫn còn nợ mấy tháng lương.

 


Theo Đ.Sơn - P.Nhi

Đất Việt
 


 

Tin mới cập nhật