Năm 2012 sẽ không còn ngân hàng “làm liều gặp lành”!

Ngày đăng : 01/01/2012 - 9:35 AM

Quý 1 và quý 2 đa số các ngân hàng xử lý các tồn tại của năm 2011, lúc đó mới là đỉnh điểm của khó khăn với các ngân hàng thương mại.

 

 

Ông Nguyễn Đức Hưởng – Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng LienVietpost Bank cho rằng, năm 2011 là một năm khó khăn đối với hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đây có thể chưa phải thời kỳ đỉnh điểm khó khăn. Một nhóm ngân hàng sẽ rất khó khăn. Thậm chí lợi nhuận, cổ tức đạt rất thấp khi trích rủi ro và đầy đủ chi phí của năm tính đến hết 31/12.

Năm 2011 đang dần khép lại, ông đánh giá như thế nào về một năm kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng?

Năm nay thì có một khó khăn đặc biệt nữa là tình hình thanh khoản của các ngân hàng. Thông thường mọi năm khó khăn thanh khoản thường rơi vào những tháng giáp tết (có thể là tháng 12 dương và và 12 năm âm lịch), nhưng năm nay khó khăn thanh khoản lại đến trước ngay từ tháng 10 rồi. Vì vậy ngăn hàng nào ko đáp ứng đủ nguồn vốn sẽ bị hao tổn lợi nhuận rất lớn do chi phí huy động cao hoặc vay liên ngân hàng cao.

Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu cuối năm tăng lên khiến các ngân hàng phải trích rủi ro nhiều. Do đó, lợi nhuận của các ngân hàng nói chung năm nay thấp.

Theo ông có khả năng sẽ có ngân hàng báo lỗ trong năm nay không?

Tất nhiên ngân hàng lỗ thì đã rất căng thẳng rồi. Tôi nghĩ lỗ có thể không nhiều nhưng lợi nhuận cực thấp sẽ rất nhiều. Việc lỗ lãi của các ngân hàng phụ thuộc vào nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh vào Quý 4 này do nợ quá hạn và nợ xấu cao dẫn đến trích rủi ro nhiều.

Cũng có thế có thêm ngân hàng lỗ. Nhưng theo tôi, số lượng ngân hàng lỗ sẽ không nhiều mà số lượng ngân hàng cận lỗ sẽ nhiều.

Ông có cho rằng, những khó khăn của ngành ngân hàng năm nay sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2012 không?

Trong năm 2012, ít nhất 6 tháng đầu năm sẽ tiếp tục còn khó khăn. Trước hết, các khoản nợ đến hạn thường đến dồn cuối năm hoặc đầu năm sau do các món cho vay đầu năm và giữa năm sẽ nhiều. Nhiều trường hợp không trả nợ gia hạn hoặc chuyển thành nợ xấu rơi vào quý 1 quý 2 lớn.

Về thanh khoản nếu có nới ra cũng phải 6 tháng cuối năm. Lúc đó thời điểm lạm phát thực sự giảm, lãi suất huy động có thể giảm sau tết, nhu cầu vốn vay trong những tháng từ tháng 5 ít hơn đa số tập trung vào tết tây và tết âm.

Quý 1, 2 đa số các ngân hàng xử lý các tồn tại của năm 2011 lúc đó mới là đỉnh điểm của khó khăn với các ngân hàng thương mại. Sau đó nếu chính sách có thể nới lỏng thì hoạt động của ngân hàng sẽ dễ thở hơn và thanh khoản sẽ thực sự đi vào bình thường.

Theo tôi năm 2012 là một năm chứng kiến sự khó khăn thậm chí đổ bể của nhiều doanh nghiệp. Mà sức khỏe doanh nghiệp yếu thì ảnh hưởng sức khỏe của ngân hàng. Một số nh thương mại tập trung quá nhiều vào các doanh nghiệp quá rủi ro thì ngân hang sẽ rất khó khan

Khó khăn như vậy liệu các ngân hàng có điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2012 thấp hơn 2011 không?

Chắc chắn là thấp hơn. Vì năm 2011 đầu năm mở rộng tín dụng được 25% -30 %. sau đó nửa năm ngân hàng nhà nước chỉ đạo room không quá 20%. Tức là chỉ 19.9%. Năm nay ngân hàng nhà nước chỉ đạo mở rộng từ 15% - 17% thấp hơn năm trước. Nên mọi kế hoạch kinh doanh hạn chế hơn so với 2011.

Hoạt động ngân hàng bám theo chủ trương chỉ đạo của chính phủ là năm tới chưa đặt vấn đề mở rộng tín dụng mà ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên theo chủ quan của tôi, lạm phát năm tới sẽ không nóng bỏng như 2011. Do các khoản chủ động tăng giá đã tăng rồi. Nếu giá điện xăng tăng nốt tháng 12 này thì lạm phát sẽ tăng chủ yếu trong 2011 rồi. Như vậy, sẽ có mặt bằng giá mới.

Nếu lấy mặt bằng giá 2011 để tính mức tăng CPI năm 2012 thì tỷ lệ lạm phát sẽ có thể kiểm sóat được thậm trí một con số.

Tôi nghĩ rằng tình hình thắt chặt tiền tệ, thậm chí tài chính công… 6 tháng cuối năm 2012 sẽ dễ thở hơn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ sôi động hơn.

Có ý kiến cho rằng chưa bao giờ kinh doanh ngân hàng lại khó khăn như bây giờ. Vậy khó khăn đó là gì thưa ông?

Đúng là hoạt động ngân hàng rất khó khăn. Khó khăn thứ nhất là có 2 cái trần. Một là room mở rộng tín dụng là 20% và room trần lãi suất huy động là 14%. Lạm phát là 18% trong khi lãi huy động là 14%. Như vậy lãi suất thực âm. Dẫn đến huy động tiết kiệm khó, Trong khi giá vàng tăng liên tục thu hút nhà đầu tư nên hoạt động huy động của ngân hàng khó khăn. Mặc dù room cho vay là 20% nhưng nhiều ngân hàng không thực hiện nổi mức trần huy động này. Do thiếu nguồn vốn hoạt động.

Một khó khăn nữa đối với ngân hàng thương mại là mọi năm ngân hàng nhà nước mở rộng cho vay thị trường mở. Tuy nhiên năm nay thắt cả thị trường mở. Hơn nữa lãi trên thị trường mở năm nay cao so với mọi năm.

Do đó, khó khăn năm nay với hoạt động ngân hàng là khó khăn chồng chất, trong đó có cả khó khăn trong nước và cả nước ngoài. Thế nên, có thể nói năm 2011 và 2012 là thời kỳ khó khăn nhất đối với các ngân hàng việt nam kể từ trước đến nay

Sau những năm khó khăn này sẽ tạo mặt bằng mới trong lĩnh vực ngân hàng như thế nào?

Theo định hướng của ngân hàng nhà nước sẽ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Sẽ có hiện tượng sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng

Theo cá nhân tôi, khó khăn tuy chồng chất nhưng trong khó khăn có cái được. Đó là các ngân hàng và doanh nghiệp nếu muốn vươn ra phải có nội lực. Phải xác định lực đến đâu để làm cái gì.

Lâu nay, vừa là do cơ chế, vừa là thời cơ cho nên hoạt động ngoài khả năng của mình. Nhưng có thể vẫn thành công, một phần là gặp may.

Thế nhưng bây giờ và từ 2012 sẽ không có may mắn như thế nữa. Không thể “Ở liều mà gặp lành” được nữa. Nói tóm lại là phải có thực lực.

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Khánh Linh (thực hiện)

TTVN


 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

TS. Lê Xuân Nghĩa: Giữa quý II/2012, chứng khoán và bất động sản mới có dấu hiệu phục hồi

Ngày đăng : 30/12/2011 - 6:19 PM

Một trong hai yếu tố chính tác động đến thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) là tín dụng của ngân hàng sẽ được "gỡ" trong năm 2012, giúp thanh khoản cơ bản của thị trường này được giải tỏa và phục hồi. Đó là nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 2196/CT-TTg về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS. Ông có thể cho biết ý nghĩa của chỉ thị này với thị trường BĐS?

Thị trường BĐS thời gian qua phát triển rất mạnh, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, cả khu vực nhà nước và tư nhân. Quy mô thị trường đang trở thành một trong những khu vực lớn nhất và tập trung, thu hút nguồn vốn rất lớn của đầu tư trong nước và nước ngoài. Đồng thời, có tác động lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất và kinh doanh khác.

Tuy nhiên, thị trường BĐS cũng đang bộc lộ những yếu kém và phát triển không minh bạch, không ổn định. Giá cả biến động lớn, cấu trúc sản phẩm không hợp lý, thiếu các loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu chính, chủ chốt của thị trường. Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để phát triển nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động… còn hạn chế. Tình trạng đầu tư tràn lan, thiếu kết nối hạ tầng, lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội còn lớn.

Nhà nước cũng đang thiếu một chính sách tài chính nhà ở, đặc biệt là tài chính bất động sản phù hợp với một quốc gia đất hẹp, người đông như hiện nay. Trong khi đó, thủ tục cấp phép giải phóng mặt bằng, xác định giá, thuế, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở… còn phức tạp, phiền toái và thiếu minh bạch.

Để khắc phục những yếu kém nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 2196 yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý và giám sát thị trường BĐS, nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân cư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo anh sinh xã hội.

Hiện nay, giá BĐS xuống thấp, thanh khoản gần như bị đóng băng. Theo ông, những yếu tố cần từ Chỉ thị này có thể giải tỏa được thanh khoản cho thị trường?

Có 2 yếu tố chính sẽ tác động mạnh đến thanh khoản của thị trường BĐS. Thứ nhất, toàn bộ quy định pháp lý và thủ tục hành chính có liên quan đến nhà ở và thị trường BĐS sẽ được sửa đổi theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Điều này có tác động làm tăng nguồn cung bất động sản và giải tỏa ách tắc về môi trường kinh doanh BĐS.

Thứ hai là tín dụng của ngân hàng cho khu vực này, kể cả tín dụng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu, cần bảo đảm tín dụng BĐS có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng chung. Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng BĐS với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc, đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

NHNN cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở. Trước mắt, hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án BĐS cao cấp; giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh BĐS. Tiếp tục cho vay đối với các dự án BĐS sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.

Như vậy, thanh khoản cơ bản của thị trường BĐS tập trung ở phân khúc thị trường chủ chốt sẽ được giải tỏa và phục hồi, bắt đầu từ năm 2012.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thị trường BĐS năm 2012?

Với việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tín dụng vừa kiểm soát lạm phát vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường BĐS và ngành xây dựng như trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cùng với triển vọng lạm phát năm 2012, tôi cho rằng, lãi suất ngân hàng sẽ bắt đầu giảm rõ rệt từ quý II/2012; khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng cũng sẽ được cải thiện vào thời điểm này.

Vì vậy, dự báo thị trường tài sản nói chung, bao gồm chứng khoán và BĐS bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vào giữa quý II/2012 và tiếp tục tăng trưởng nhẹ vào các quý sau đó. Nếu chính sách này được duy trì thì thị trường BĐS có thể phục hồi rõ nét từ quý IV/2012. Điều này cũng phù hợp với xu hướng biến động của kinh tế thế giới và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ được cải thiện rõ ràng hơn vào cuối năm 2012, đầu năm 2013.

 

Theo Hồng Dung

 ĐTCK


 


Hoạt động ngân hàng 2011: VND đã đi đâu?

Ngày đăng : 30/12/2011 - 6:13 PM

Một năm có quá nhiều sự kiện quan trọng, có nhiều đổi thay và xáo trộn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhiều người trong ngành vẫn cho rằng 2011 còn khó khăn hơn cả năm khủng hoảng 2008.

 

 

VnEconomy cùng bạn đọc điểm lại 10 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2011 này, trong đó "VND đã đi đâu?" là một câu hỏi đặt ra.

1. Tín dụng, cung tiền thấp nhất hơn 15 năm qua

Trên biểu đồ dữ liệu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của hơn 15 năm trở lại đây, kết quả của năm 2011 tạo một điểm rơi rõ rệt, thấp hơn cả hai điểm trũng của năm 1998 và 2002. Bản thân năm 2011, kết quả của nó cũng thấp hơn hẳn các chỉ tiêu đề ra.

Đầu năm, triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%. Thế nhưng, kết quả ước tính lần lượt chỉ là 12% và 10%.

Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh kết quả đó ở giá trị kiềm chế lạm phát, ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của hai tỷ lệ quá thấp đó đến nay vẫn chưa được phân tích một cách rõ ràng và cụ thể. Còn trên thực tế, đó là hai trở ngại lớn đối với nỗ lực giảm lãi suất, với khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.

2. Chuyển giao hai nhiệm kỳ Thống đốc

Năm 2011 khá đặc biệt khi chứng kiến sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc. Tính chất đặc biệt của nó có ở nhiều thay đổi trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ.

Ngày 3/8, hệ thống chính thức đón nhận người đứng đầu mới là ông Nguyễn Văn Bình. Ngay trong những ngày đầu, dưới sự điều hành của tân Thống đốc, thị trường ghi nhận những thay đổi cơ bản. Đó là siết lại trật tự hệ thống về lãi suất và tỷ giá, hướng đi mới trong bình ổn thị trường vàng và sự vào cuộc giảm lãi suất cho vay; chính thức triển khai lộ trình tái cơ cấu hệ thống.

Thay đổi cụ thể hơn là việc bỏ những rào cản quan trọng trong Thông tư 13 và 19 có hiệu lực trong năm 2010; mở lại cơ chế cho vàng tài khoản; “giải phóng” cho 4 nhóm đối tượng thoát rổ tín dụng phi sản xuất; khởi động cơ chế phân bổ chỉ tiêu tín dụng thay vì cào bằng…

3. Căng thẳng trần lãi suất

Không mới, trần lãi suất huy động VND 14%/năm là câu chuyện của năm 2010 chuyển giao. Nhưng đến năm 2011 nó diễn biến phức tạp và căng thẳng. Từ tháng 8 trở về trước, hiện tượng phá trần trở nên phổ biến gây méo mó, bất ổn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Từ tháng 8 trở về sau, trần lãi suất được làm nghiêm, gắn với những quyết định xử phạt xôn xao trên thị trường, trong đó có cả dư luận về cái gọi là ngân hàng “cài bẫy” ngân hàng.

Thế nhưng, thời điểm cuối năm, chính thức và bên lề, thông tin ngân hàng vượt trần lãi suất lại rộ lên và một lần nữa đặt ra yêu cầu vào cuộc, giám sát gắt gao từ Ngân hàng Nhà nước.

Là một giải pháp hành chính mang tính tình thế, cho đến nay trần lãi suất vẫn chưa thể được điều chỉnh hay gỡ bỏ, dù khi tiếp nhận vị trí đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đưa ra thông điệp sẽ gỡ bỏ.

4. Nước rút hạ tỷ trọng tín dụng phi sản xuất

Ngày 1/3/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN, trong đó quy định đến 30/6/2011 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/2011 tối đa là 16%.

Chỉ thị này lập tức tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, thường trực và căng thẳng cho đến hết năm. Đó là một cuộc đua nước rút hạ tỷ trọng tín dụng phi sản xuất, mà phản ứng là sự “đóng băng” tín dụng tiêu dùng tại nhiều ngân hàng, sự chao đảo của thị trường bất động sản và sự suy giảm kéo dài của thị trường chứng khoán…

Một tháng trước hạn 31/12 với rào cản 16% nói trên, Ngân hàng Nhà nước có động thái “nới lỏng” khi mở cơ chế cho loại trừ 4 nhóm đối tượng thoát nhóm tính dư nợ phi sản xuất.

5. Tỷ giá và “cam kết không quá 1%”

Ngày 7/9/2011, tại hội nghị toàn ngành, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp: dư sức để can thiệp những biến động trên thị trường ngoại hối, và nếu điều chỉnh tỷ giá thì từ đó đến cuối năm không quá 1%. Đến nay, cam kết này được giữ vững, tỷ giá USD/VND có sự ổn định tương đối trong khoảng nửa cuối năm 2011. Những cơn sốt tỷ giá vào cuối năm và ám ảnh của “con ngáo ộp” tín dụng ngoại tệ đến thời điểm này có thể nói đã được loại trừ.

Có một điểm trong thông điệp ngày 7/9 ít được dư luận chú ý là từ “dư sức” mà Ngân hàng Nhà nước dùng đến. Phía sau từ “dư sức”là sự gia tăng rất nhanh và mạnh của dự trữ ngoại tệ trước đó, kết quả của loạt giải pháp triển khai quyết liệt từ đầu năm, từ áp trần lãi suất huy động USD, kết hối và mở rộng kết hối, đến những chuyển biến vĩ mô với trạng thái thặng dư khá lớn của cán cân tổng thể…

6. Tái cấu trúc và sự cụ thể hóa đầu tiên

Ngày 6/12, Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố kế hoạch hợp nhất ba ngân hàng thương mại là SCB, Ficombank và TinNghiaBank. Lần đầu tiên trong lịch sử thị trường đón nhận vụ hợp nhất diễn ra một cách nhanh chóng như vậy. Đây cũng là sự cụ thể hóa đầu tiên trong lộ trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà Trung ương Đảng đề ra, cũng như Ngân hàng Nhà nước đã định hình triển khai.

Về hình thức, sự kiện này cho thấy nhà điều hành đang quyết tâm và nhanh gọn trong việc củng cố lại hệ thống. Còn thử thách và kết quả của việc hợp nhất vẫn ở phía trước. Ngày 23/12, ngân hàng hợp nhất đã tiến hành đại hội cổ đông; ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chính thức chấp thuận về mặt pháp lý việc thành lập và hoạt động của ngân hàng mới.

Liên quan đến sự kiện này, tái cấu trúc và sự lo ngại “hiệu ứng Tăng Sâm” là dòng chảy nổi bật trong hoạt động ngân hàng 2011. Phía sau đó là những đồn đoán, là sự dịch chuyển của dòng tiền gửi, gắn với cơ chế trần lãi suất, gây những xáo trộn nhất định trên thị trường.

7. Bất ổn thị trường liên ngân hàng

Tháng 10/2011, thị trường liên ngân hàng bước vào những bất ổn khi lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện hiện tượng áp cơ chế bảo đảm, thế chấp trong giao dịch giữa các thành viên. Cơ chế này lập tức tạo một không khí ngột ngạt và ảnh hưởng tới sự điều hòa các dòng vốn trong hệ thống, căng thẳng thanh khoản tại một số thành viên. Quan trọng hơn, giá trị lớn nhất của thị trường này là niềm đã bị đánh mất khi các thành viên nghi ngờ lẫn nhau, khi phát sinh những món nợ đồng lần…

Đi cùng với cơ chế đó, lãi suất huy động vàng và ngoại tệ “lạ” biến động và tăng nhanh, khi một số thành viên cần có tài sản để thế chấp gọi vốn trên thị trường liên ngân hàng. Đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có một sự can thiệp triệt để nào từ Ngân hàng Nhà nước được công bố, để trả lại môi trường vốn có cho thị trường này, cũng như vai trò của nó trong điều hòa các dòng vốn.

8. Xuất hiện “yếu tố nhóm” trong hệ thống

Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội ngày 24/11, có một câu hỏi được đặt ra: liệu có “lợi ích nhóm” trong những điều chỉnh chính sách tiền tệ gần đây? Câu hỏi này xuất phát từ “yếu tố nhóm” định hình trong chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, ngay sau khi tiếp nhận vị trí lãnh đạo cao nhất ngành, bước đi đầu tiên của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn với tên gọi được nhắc đến là “G12”, gồm những thành viên lớn và mạnh trong hệ thống. Sự kiện này lập tức tạo sự phân biệt trong hệ thống, cả trong tâm lý khách hàng và người gửi tiền. Có ngân hàng trong nhóm đã quảng bá rộng rãi thông điệp “G12” như một “chứng chỉ” trong bối cảnh tâm lý người dân ít nhiều xáo trộn từ thông tin tái cấu trúc hệ thống…

Ngoài ra, năm 2011 cũng đón nhận sự trở lại của vàng tài khoản, mở riêng cho 5 ngân hàng thương mại lớn trong giải pháp bình ổn thị trường vàng mà Ngân hàng Nhà nước triển khai. Nhóm nay cũng được gắn với tên gọi “G5” trong các thông tin bình luận liên quan.

9. Thử thách lớn trong bình ổn thị trường vàng

Một năm thị trường vàng có quá nhiều biến động, kịch tính và cả những bất cập. Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng trong nước có thời điểm vượt trên giá thế giới tới 4 triệu đồng/lượng và duy trì trạng thái vượt trội đó kéo dài, thách thức các nỗ lực rút ngắn của Ngân hàng Nhà nước.

Như ở sự kiện trên, việc mở lại vàng tài khoản ở nước ngoài cho 5 ngân hàng lớn, phối hợp cùng SJC là giải pháp trọng tâm mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Dù “liều thuốc” cấp hạn mức nhập vàng đã không còn được dùng đến, áp lực đối với tỷ giá cũng được xử lý đáng kể, nhưng chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới vẫn là bài toán chuyển giao cho năm 2012.

Đáng chú ý là trong năm 2011, dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng trở thành một câu chuyện dài, gắn với nhiều biến động và phản ứng trên thị trường. Liên quan, ngày 25/11, trả lời trước Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chính thức tuyên bố vàng SJC trở thành vàng của Ngân hàng Nhà nước, trong lộ trình tăng cương quản lý thị trường rất nhạy cảm này.
 
10. Câu hỏi: VND đã đi đâu?

Cuối cùng, điểm nổi bật mà VnEconomy đặt ra để điểm lại hoạt động của hệ thống ngân hàng năm 2011 là câu hỏi: VND đã đi đâu?

Bất động sản ồ ạt giảm giá, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán được cho là rẻ rúng, giới hạn tăng trưởng tín dụng tại nhiều nhà băng đã hết năm vẫn còn khá lớn… Nhưng vấn đề là tiền và tiền mặt. Trong khi đó, liên tiếp các tháng 9, 10 huy động vốn của hệ thống ngân hàng sụt giảm; riêng tháng 11, 12 và báo cáo chung cả năm đến nay vẫn chưa thấy dữ liệu được công bố.

Trả lời câu hỏi trên là một vấn đề lớn. Yếu tố tham khảo là: tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng năm nay tạo đáy như vậy; nhập siêu vẫn lớn với 9,5 tỷ USD mà tính chuyển đổi của VND rất hạn chế để có thể chảy trực tiếp sang nước bạn; lượng vàng nhập khẩu qua các đợt bình ổn năm 2011 cũng ngốn một lượng tiền lớn đang tích tụ và trú ẩn trong dân cư thay vì đi vào sản xuất kinh doanh…

Và cùng với câu hỏi trên, một câu hỏi liên đới là “Bao giờ lãi suất VND mới thực sự giảm?” - câu hỏi được chuyển tiếp cho năm 2012, dù trong năm 2011 chủ trương giảm lãi suất cho vay xuống 17 - 19% đã là một câu chuyện dài.

 

Theo VnEconomy.vn


Nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc có thể hơn 2 nghìn tỷ USD

Ngày đăng : 29/12/2011 - 10:27 AM
Tháng 3/2011, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tính con số này ở mức 500 tỷ USD. Fitch cho rằng nợ xấu ở mức trên 2 nghìn tỷ USD.
 
Người đứng đầu các quỹ ngoại và nội tại Trung Quốc cho rằng tình trạng nợ xấu sẽ trở nên tồi tệ hơn tại Trung Quốc sau 5 năm các ngân hàng đã cho vay quá ồ ạt và đang ôm 1 đống nợ xấu.
 
Giám đốc điều hành tại quỹ Clearwater Capital và quỹ Shoreline Capital cho rằng các ngân hàng cho vay Trung Quốc nên công bố cụ thể số nợ xấu. Trước đây, chính phủ Trung Quốc khuyến khích cho vay mạnh tay sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu để vực dậy nền kinh tế.
 
Dù không ai có thể tính toán được nguồn cung tín dụng thực tế, Trung Quốc đã điều chỉnh lại số liệu năm 2009 để cho thấy con số sát thực tế hơn. Morgan Stanley tính toán ngân hàng Trung Quốc cho vay khoảng 4,1 nghìn tỷ USD trong khoảng thời gian 2 năm tính từ cuối năm 2008. Tổng số tiền đã cho vay ra ước khoảng 5,7 nghìn tỷ USD khi tính đến cả dòng tín dụng không chính thống.
 
Tình trạng tín dụng bùng nổ tín dụng đã kết thúc vào đầu năm 2011 khi chính phủ Trung Quốc nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát và thị trường bất động sản tăng trưởng nóng. Tuy nhiên Trung Quốc mới đây đã phải nới lỏng chính sách bởi lo sợ tăng trưởng kinh tế đang chững lại và rằng ngành sản xuất Trung Quốc đang chịu chấn động mạnh khi số lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm và lạm phát hạ nhiệt.
 
Các chuyên gia đưa ra số liệu tính toán khác nhau về nợ xấu tại Trung Quốc. Tháng 3/2011, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tính con số này ở mức 500 tỷ USD. Fitch cho rằng nợ xấu ở mức trên 2 nghìn tỷ USD. Nhiều chuyên gia lo lắng về nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất, cho đến nay các chuyên gia không chú ý nhiều đến nợ xấu trong lĩnh vực này bởi quan tâm nhiều hơn đến nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản.
 
Ông Rob Petty, người sáng lập ra Clearwater Capital, chỉ ra: “Hiện nay riêng nợ xấu trong nhóm các công ty nhà nước lên tới khoảng từ 200 đến 300 tỷ USD.”
 
Theo Minh Ngọc
TTVN

T.S Cao Sĩ Kiêm: Thả nổi lãi suất cho vay là hại dân!

Ngày đăng : 28/12/2011 - 4:48 PM

Theo ông Kiêm thì việc áp trần lãi suất huy động suốt thời gian qua đã không còn phù hợp. Bây giờ nên khống chế lãi suất cho vay.

 


Mặc dù được kiểm soát rốt ráo, sắp bước sang năm 2012, vấn đề lãi suất ngân hàng vẫn còn nhiều việc lấn cấn đối với cơ quan quản lý. Dân Việt đã trao đổi với nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm.

Bên lề hội nghị giữa Chính phủ với các địa phương, Thống đốc NHNN đã bày tỏ lo ngại xung quanh vấn đề lãi suất trên cơ sở thực tế của năm 2011 vừa qua. Ông có chung cảm nhận đó hay không?

Vấn đề lãi suất là vấn đề lớn nhất hiện nay và đang có những mâu thuẫn lớn. Hiện lãi suất so với nền kinh tế, so với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là không chịu nổi. Nếu như vẫn kéo dài thêm 5 - 6 tháng nữa, hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, đình trệ. Nguyện vọng của doanh nghiệp là phải giảm lãi suất thì mới chịu nổi. Tuy nhiên, vấn đề giảm bao nhiêu, giảm ở mức nào vẫn là khó.

Tuy nhiên, Thống đốc cũng đã đưa ra thông điệp cuối năm tới lãi suất huy động sẽ được đưa về mức 10%. Ông bình luận như thế nào về thông điệp này?

Tôi cho rằng đây là mục tiêu khó. Nhưng khó cũng phải làm, cũng phải xử lý vì cái đích của chúng ta là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Muốn thế trước hết chúng ta phải ổn định sản xuất, cứu sản xuất thì lãi suất phải thấp, chứ nếu như hiện nay thì không cứu được.

Theo ông cần phải có những điều kiện gì để có thể giảm lãi suất huy động về mức đó mà không gây xáo trộn trong hệ thống, để NH không gặp khó khăn thanh khoản?

Nếu chúng ta làm tốt thì không khó khăn. Chúng ta sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, cho các NH cạnh tranh lành mạnh. Vừa qua, chúng ta để hệ thống NH quá đông, hàng trăm NH xâu xé nhau, nâng giá lên, rồi cộng tất cả chi phí của nó vào cho người dân phải chịu. Năm tới sẽ phải làm kiên quyết, phải làm mạnh mẽ. Đồng thời kết hợp với kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, giảm bội chi ngân sách, giảm nhập siêu, mở rộng thị trường nội địa, tạo nguồn hàng hóa dồi dào…

Nhiều ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực NH cho rằng nên sớm bỏ trần lãi suất huy động ?

Tôi cho rằng nên bỏ sớm bởi nó chỉ phù hợp với giai đoạn trước. Nay nếu chúng ta để tình trạng này tồn tại lâu sẽ gây ra hậu quả khó lường. Tôi cho rằng, việc bây giờ là phải khống chế lãi suất cho vay, nếu để như hiện nay sẽ hại dân và doanh nghiệp.

Theo Phương Hà
Dân việt
 


Sacombank khó lòng thoát hiểm

Ngày đăng : 28/12/2011 - 4:45 PM

Hoạt động cốt lõi của một ngân hàng thương mại là cho vay, nhưng tính đến ngày 30.9.2011 Sacombank đã có khoảng 25.000 tỉ đồng đầu tư chứng khoán, chiếm 16% tổng tài sản.

 


Sức khỏe đang suy yếu, Sacombank khó lòng cố thủ nếu xuất hiện những ý đồ thâu tóm.

Giữa năm 2011, thị trường nổi lên tin đồn Sacombank có nguy cơ bị thâu tóm. Câu chuyện càng đáng ngờ hơn khi Sacombank liên tục mua gom cổ phiếu STB như đang cố thủ. Tuy sự việc chưa ngã ngũ, nhưng nếu có một cuộc chuyển giao quyền lực như lời đồn đại thì khả năng Sacombank chiếm thế thượng phong là rất thấp.

Sức đề kháng giảm


Dù nói là có lãi, nhưng tình hình kinh doanh của Sacombank có rất nhiều vấn đề. Hoạt động cốt lõi của một ngân hàng thương mại là cho vay, nhưng tính đến ngày 30.9.2011, theo báo cáo hợp nhất, Sacombank đã có khoảng 25.000 tỉ đồng đầu tư chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu), chiếm 16% tổng tài sản.
 
Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS cũng lỗ lũy kế 9 tháng gần 258 tỉ đồng.

Không chỉ có chứng khoán, mảng kinh doanh bất động sản của Sacombank cũng lao đao theo thị trường. Tính lũy kế từ đầu năm đến hết quý III, lợi nhuận của Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal là khoảng 82 tỉ, giảm đến 83,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với mảng sản xuất và kinh doanh vàng miếng, sau khi có quy định chỉ SJC mới được sản xuất vàng miếng, Sacombank không còn được phép sản xuất vàng mang thương hiệu SBJ nữa. Vì vậy, trước mắt, hệ thống máy móc sản xuất vàng miếng trị giá hơn 30 tỉ đồng của Sacombank sẽ chưa được sử dụng.

Điều đáng nói là tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của Sacombank đã có từ trước đó. Nếu xét về quy mô vốn (10.000 tỉ đồng) và phạm vi hoạt động thì ACB là đối thủ trực tiếp của Sacombank. Khác với Sacombank, ACB luôn mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư. Năm 2009, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB là 21,78%, trong khi Sacombank chỉ 15,8%. Con số tương ứng cho năm 2010 là ACB 20,5%, Sacombank 16,74%. Năm 2011, ROE của ACB vẫn cao hơn Sacombank 6 điểm phần trăm.

Với tình hình kinh doanh như vậy, cộng với sự đi xuống chung của cổ phiếu ngân hàng, giá cổ phiếu của Sacombank giảm là điều dễ hiểu. Tháng 8 năm nay, Dragon Capital chính thức thoái 6,66% vốn tại Sacombank, bán ra gần 61 triệu cổ phiếu STB sau 10 năm nắm giữ. Trong khi đó, từ tháng 4.2010 đến tháng 6.2011, giá cổ phiếu STB của Sacombank được giao dịch quanh mức dưới giá trị sổ sách là 14.000 đồng. Với mức giá này, STB trở nên quá dễ mua đối với những nhà đầu tư có nhiều tiền.

Đê mỏng không ngăn được lũ


Khi nhận ra cổ phiếu STB được gom mua từ năm 2010, Sacombank đã có động thái phòng thủ. Tháng 11 năm nay, Sacombank đăng ký mua vào 100 triệu cổ phiếu STB. Liên tiếp các công ty Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, Đường Ninh Hòa, Bourbon Tây Ninh cũng đăng ký mua vào dồn dập cổ phiếu này. Chủ tịch hội đồng quản trị các công ty này là bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.

Trước nguy cơ bị thâu tóm, một vài thành viên hội đồng quản trị của Sacombank cũng tìm cách tăng lượng cổ phần nắm giữ của mình. Một trong số đó là vụ mua vào hơn 30 triệu cổ phiếu STB của ông Chang Hen Jui, chồng bà Huỳnh Quế Hà, Phó Chủ tịch thứ nhất Sacombank.

Mục đích của việc kinh doanh, đầu tư là tạo ra lợi nhuận. Khi Sacombank làm ăn sa sút, điều đầu tiên mà một nhà đầu tư bình thường nghĩ đến là để tiền của họ nơi khác sinh lợi nhiều hơn. Vì thế mới có chuyện cổ phiếu STB được bán ra với khối lượng lớn. Nội lực của Sacombank ít nhiều đã bị hao mòn. Một nhóm nhỏ nhân sự chủ chốt dù cố gắng mấy cũng khó bắt kịp lực lượng đối lập, vốn đã kiên trì mua cổ phiếu STB từ năm ngoái.

Giữa lúc dư luận cho rằng Sacombank đang đồng tâm hiệp lực chống thế lực thâu tóm thì ngày 19.12, Sacomreal tuyên bố rút toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Sacombank với hơn 22 triệu cổ phiếu. Sau Công ty Chứng khoán SBS, Sacomreal là công ty con thứ hai thoái vốn tại ngân hàng mẹ Sacombank. Tại sao công ty con giờ đây không còn muốn nắm giữ cổ phiếu của công ty mẹ? Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacomreal, từ chối trả lời câu hỏi của NCĐT về vấn đề này. Trước đó, vào tháng 7, bà Bích Ngọc (vợ ông thành) và bà Ức My (con ông Thành) đã bán cổ phiếu STB do mình nắm giữ. Lý giải cho sự việc trên, ông Thành cho biết số cổ phiếu này được bán cho Thành Thành Công, chuyển từ sở hữu cá nhân sang pháp nhân để quản lý tốt hơn. Vậy trong trường hợp này, cổ phiếu STB đang được Công ty Sacomreal do con trai ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, sở hữu với tư cách pháp nhân, tại sao lại được bán đi?

Ngay sau sự việc Sacomreal thoái vốn, thị trường lại rộ lên thông tin Credit Suisse mua cổ phần của Ngân hàng Sacombank. Sự tham gia của Credit Suisse vào cơ cấu cổ đông của Sacombank vào lúc này là không bình thường. Hiện tại cổ đông nước ngoài đã nắm giữ 26% cổ phần Sacombank, nghĩa là chỉ còn 4% tỉ lệ vốn góp dành cho cổ đông nước ngoài, trong khi Sacombank có ý định bán cho Credit Suisse 15% cổ phần. Sacombank sẽ phải cấu trúc lại cơ cấu cổ đông mới có chỗ cho Credit Suisse. Hiện nay, tin đồn này vẫn chưa được xác thực, khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Văn Thành phủ nhận, còn Tổng Giám đốc Trần Xuân Huy lại trả lời Đài BBC rằng: việc bán cổ phần “có thể được tiến hành dần dần cho đến khi cổ phần được bán ra tới tối đa mà cả hai bên đồng ý”.

Điều này cũng dấy lên những đồn đoán về việc Sacombank đang khủng hoảng về cơ cấu, và Credit Suisse, trước đây đại diện các chủ nợ của Vinashin, là ngân hàng trung gian dàn xếp quyền lợi của các bên. Hơn 1 tháng trở lại đây cũng có thông tin ACB đang tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần Sacombank và hiện nay đã nắm giữ 60%. Phóng viên NCĐT đã liên hệ với ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB và được trả lời: “Đây là tin đồn thất thiệt của một số cá nhân nhằm đẩy giá cổ phiếu lên. Về phía ACB, chúng tôi đã đóng danh mục 2 năm nay và nếu có đầu tư chúng tôi cũng không đầu tư cổ phiếu ngân hàng.”

Ngành ngân hàng lúc này cần một vài tên tuổi đủ mạnh để vượt qua thời kỳ khó khăn. Đó là chưa kể đến tham vọng phát triển những ngân hàng mang tầm khu vực. Vì vậy, sáp nhập và hợp nhất không chỉ là chuyện của các ngân hàng nhỏ


Theo Quân Phan

NCĐT


 

Tin mới cập nhật