Mất 6 tỉ đồng vì “liên thông tài khoản”: CTCK trốn trách nhiệm

Ngày đăng : 26/12/2011 - 7:36 PM
Tiền trong tài khoản NH cũng như tài khoản CK của khách hàng đều được cam kết bảo đảm tuyệt đối an toàn. Vậy mà tại CTCK Artex, đã có NĐT bị “bốc hơi” mất hơn 6 tỉ đồng.
 
 
Tuy nhiên, phía CTCK Artex đang cố tình phủi tay chối bỏ trách nhiệm của họ đối khoản tiền mà NĐT để trong tài khoản của Cty này.
 
Hơn 6 tỉ đồng không thể… thu hồi
 
Báo Lao động nhận được đơn tố cáo của bà Hoàng Kiều Trang - một NĐT tại CTCK Artex (cũ), nay là CTCK FLC. Qua xác minh thì được biết, từ cuối tháng 8.2010 đến đầu tháng 9.2010, bà Trang đã 6 lần nộp tiền vào tài khoản mở tại CTCK Artex, với tổng số tiền lên tới 9,66 tỉ đồng. Do thị trường sụt giảm, bà Trang không giao dịch CK mà rút tiền ra khỏi tài khoản.
 
Trong khi số dư tài khoản còn 9,66 tỉ đồng, nhưng bà Trang chỉ mới rút được 3,6 tỉ đồng, số tiền hơn 6 tỉ đồng còn lại không lấy ra được bởi đã bị CTCK Artex phong tỏa. Sao kê tài khoản CK cho thấy, không hề có giao dịch nào trên tài khoản của bà Trang dẫn đến việc “biến mất” hơn 6 tỉ đồng nói trên.
 
Vụ việc đã được cơ quan công an điều tra xác minh và làm rõ nguyên nhân là do tài khoản của bà Trang đã bị CTCK Artex “phù phép” theo hình thức được phía Artex gọi là “liên thông tài khoản”. Cụ thể của việc “liên thông” này là do nhân viên Phòng dịch vụ CK của Artex là Đặng Thị Mai đã “ký thay” bà Trang, để cùng với bà Tổng GĐ và ông Trưởng phòng dịch vụ CK thực hiện chủ trương được phía CTCK gọi là nghiệp vụ liên thông tài khoản (tức là lấy tiền trong tài khoản của NĐT để giao dịch CK mà chủ tài khoản không biết - PV).
 
Để làm được việc phong toả tiền trong tài khoản của NĐT, đã có sự đồng loã của cả hệ thống cán bộ, nhân viên trong CTCK Artex. Khi sự việc vỡ lở, xác minh chữ ký cho thấy, chữ ký trên cột đồng ý liên thông tài khoản ký ngày 22.9.2010 không phải là của bà Trang và theo thông báo của cơ quan điều tra, đó là hành vi giả mạo chữ ký của chủ tài khoản. Điều này cũng có nghĩa rằng, tại CTCK Artex đã có sự đồng loã theo cả hệ thống để sử dụng tiền trong tài khoản của NĐT, dẫn đến sự thất thoát tiền của khách hàng đến nay không thu hồi được.
 
Sau khi có kết luận điều tra, phía Công an Hà Nội đã có văn bản gửi CTCK Artex (ngày 28.9.2011), yêu cầu CTCK Artex tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm của cán bộ, nhân viên có liên quan; chấn chỉnh công tác quản lý. Đồng thời, cơ quan công an cùng yêu cầu CTCK Artex tổ chức làm việc với NĐT để giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây phức tạp tình hình và uy tín của Cty.
 
Mặc dù đã có kết luận của cơ quan điều tra, nhưng cho đến nay, khoản tiền hơn 6 tỉ đồng bị phong tỏa của bà Trang vẫn chưa được CTCK Artex giải quyết. Trước khiếu kiện của NĐT gửi UBCK vì bị chiếm đoạt tiền một cách vô cớ nêu trên, trong công văn gửi bà Trang ngày 2.12.2011 của UBCK, Vụ Thanh tra, UBCK cũng chỉ có thể tiếp tục chuyển sự việc này trở lại... cơ quan điều tra.
 
Những lỗ hổng lớn?
 
Sự việc của NĐT Trang khiến những NĐT quan tâm phải lo lắng và đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm gây ra vụ việc nêu trên là do cá nhân hay pháp nhân? Trong tình huống đang diễn ra, phía CTCK Artex đang “đổ vấy” trách nhiệm cho các cá nhân gây ra vụ việc để hòng “phủi tay với NĐT.
 
Ở đây cần xác định rõ mối quan hệ giữa NĐT với CTCK (pháp nhân), và CTCK với nhân viên của mình. Nếu nói rằng, lỗi nêu trên là do cá nhân (nhân viên) gây ra thì cá nhân phải chịu trách nhiệm với NĐT. Đây là lập luận mà phía CTCK Artex nêu ra để chối bỏ trách nhiệm. 
 
Nếu lý giải nêu trên được chấp nhận, điều đó sẽ khiến các NĐT cảm thấy không hề được pháp luật bảo vệ khi họ mở tài khoản (thực chất là gửi tiền) tại CTCK. Bởi vì, nếu không phải chỉ là 6 tỉ đồng, nếu số dư tiền gửi lên tới hàng trăm tỉ đồng của các NĐT lớn, mà CTCK vẫn phó mặc trách nhiệm cho nhân viên của mình, thì khi xảy ra vấn đề, liệu nhân viên đó có đủ khả năng khắc phục hậu quả?
 
Trong trường hợp đưa ra những biện pháp cứng rắn mang tính răn đe đối với nhân viên của CTCK (trong trường hợp này là nhân viên Mai) chỉ là biện pháp mang tính răn đe và hơn thế, bản chất việc xử lý cá nhân sẽ là việc chuyển hóa quan hệ giữa NĐT với CTCK trở thành quan hệ giữa NĐT với cá nhân nhân viên của CTCK. 
 
Hệ lụy từ việc chuyển hóa quan hệ đó sẽ là một giải pháp hoán đổi - nhằm trốn tránh trách nhiệm của pháp nhân CTCK Artex và tuyệt đối không phải là biện pháp đảm bảo lợi ích hợp pháp của NĐT cũng như các giải pháp được áp dụng và cam kết với khách hàng khi mở tài khoản giao dịch tại các CTCK. Cần phải nhấn mạnh, đó là lợi ích hoàn toàn hợp pháp.
 
Mặt khác, để xảy ra việc chiếm dụng tiền vô tội vạ của khách hàng giao dịch CK như vụ việc nêu trên, không thể không nói tới vai trò của CTCK. Bởi một nhân viên không thể thực hiện nghiệp vụ liên thông tài khoản để sử dụng tiền trong tài khoản của khách hàng. Đã vậy, câu chuyện “liên thông tài khoản” có được coi là nghiệp vụ hợp pháp hay không? 
 
Chưa bàn tới tính hợp pháp của nghiệp vụ này, thì liệu nếu không có sự chấp thuận của lãnh đạo CTCK, liệu quyết định của một nhân viên trong CTCK có thể hoàn toàn tự mình thực hiện nghiệp vụ như thế?
 
Theo Công Thắng
Lao động

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Cơ hội cho NĐT mạo hiểm

Ngày đăng : 26/12/2011 - 6:20 PM

P/B của các cổ phiếu Việt Nam đều đang nằm dưới ngưỡng 1,5 lần và thấp hơn hoặc gần mức thấp nhất từ trước tới nay.
Đây là một mức an toàn cho các NĐT giá trị theo trường phái "ngược dòng" chuẩn bị sẵn sàng giải ngân.

 

Trong suốt năm qua, các NĐT luôn lưỡng lự giữa hai trạng thái: lạc quan về định hướng chính sách của Chính phủ và bi quan về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Sự thiếu niềm tin vào nền kinh tế và đồng Việt Nam đã khiến thị trường đi ngang trong một thời gian dài. Thanh khoản giảm đáng kể và dòng vốn đầu tư ròng của NĐT trong nước vào HOSE giảm còn 318 tỷ đồng. Khối ngoại lạc quan hơn các NĐT nội địa khi đầu tư ròng vào sàn HOSE 1.460 tỷ đồng.

Thời khắc cuối năm đã gần kề và đã có thể khẳng định năm nay là một trong những năm tồi tệ nhất của TTCK Việt Nam. Chỉ số VN-Index giảm 27% so với đầu năm, trong khi đó, gần 50% là giá trị của HNX-Index cũng đã bốc hơi năm nay. TTCK Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại là thị trường diễn biến xấu nhất so với các thị trường khác trong khu vực.

Mặc dù lạm phát đã đạt đỉnh và nằm dưới 1% trong 5 tháng gần đây, giá cổ phiếu tiếp tục diễn biến xấu. Các phương tiện đại chúng và NĐT tiếp tục quan tâm duy nhất đến những thông tin bi quan; tất cả những gì chúng ta nghe và đọc được đều là… tin xấu như thế nào và tình trạng còn có thể xấu hơn nữa không.

Nhìn lại khởi điểm của thị trường năm 2011, những gì thị trường trải qua trong năm, và mức điểm hiện tại của thị trường, chúng tôi tin rằng, thị trường đang bị "trừng phạt" một cách không công bằng. Bức tranh vĩ mô đã được cải thiện và chúng ta đã thấy tăng trưởng EPS trung bình hợp lý của các cổ phiếu đạt 10%, mặc cho thị trường ảm đạm và yên ắng trong thời gian qua.

Chúng tôi cho rằng, thị trường giảm giá có thể đem đến cơ hội cho những NĐT giá trị mạo hiểm. Cả hai sàn đều giao dịch ở mức điểm gần như thấp nhất trong lịch sử hoặc gần như rẻ nhất nếu tính theo giá/giá trị sổ sách (price-to-book). Trên hai sàn có tới 80% cổ phiếu giao dịch dưới mức giá trị sổ sách. Chỉ số VN-Index giao dịch ở mức 1,23 lần giá trị sổ sách, so với mức thấp nhất trong thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 là 1,2 lần. Trên sàn Hà nội, cổ phiếu tiếp tục được giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử và hiện đang giao dịch ở mức 0,71 lần giá trị sổ sách.

Mặc dù tỷ lệ P/B trên cả hai sàn đã trải qua nhiều lần tăng giảm đột biến kể từ năm 2006, nhưng từ năm 2008 trở đi, những biến động này dường như đã giảm bớt. VN-Index dao động trong khoảng P/B 1,20 lần và 4,59 lần từ năm 2008, trong khi HNX-Index dao động trong khoảng 0,71 lần và 5,39 lần.

 

                                            

Các biểu đồ bên trên thể hiện hệ số P/B so với lợi suất cổ phiếu năm của Việt Nam và các nước trong khu vực. Với hầu hết các chỉ số, R2 đều có giá trị tương đối cao, cho thấy, có thể dùng P/B để dự phóng về lợi suất đầu tư. Riêng đối với cổ phiếu Việt Nam, hệ số R2 của lợi suất năm được giải thích bởi giá trị sổ sách dao động trong khoảng 0,611 đến 0,391. Với các nước khác trong khu vực, giá trị R2 thậm chí còn cao hơn nữa.

Quay trở lại thị trường Việt Nam, mặc dù hệ số P/B khó có thể dự báo chính xác lợi suất đầu tư, chúng ta vẫn có thể thấy các cổ phiếu có giá trị sổ sách dưới 1,5 lần trong phần lớn các trường hợp đem lại kết quả đầu tư đáng kể. Ngược lại, các cổ phiếu có định giá lớn hơn 2,5 lần nhìn chung là gây lỗ.

Ở thời điểm này, P/B của các cổ phiếu Việt Nam đều đang nằm dưới ngưỡng 1,5 lần và thấp hơn hoặc gần mức thấp nhất từ trước tới nay. Chúng tôi cho rằng, đây là một mức an toàn cho các NĐT giá trị theo trường phái "ngược dòng" chuẩn bị sẵn sàng giải ngân.

 

Theo ĐTCK

 


 


Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất trên TTCK năm 2011

Ngày đăng : 26/12/2011 - 12:56 PM

Giá trị cổ phiếu ông Vượng nắm giữ có trị giá hơn 17.000 tỷ đồng - gần bằng giá trị của 5 người tiếp theo cộng lại.

 

Dù năm 2011 chưa kết thúc nhưng có thể khẳng định ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vincom – có năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

 
Kết thúc ngày 23/12, cổ phiếu VPL của CTCP Vinpearl đã ngừng giao dịch để chuẩn bị hoán đổi thành cổ phiếu VIC (1 VPL đổi 0,77 VIC).
 
Sau khi hoán đổi, ông Vượng sẽ nắm giữ hơn 168 triệu cổ phiếu VIC, tính theo giá ngày 23/12 thì lượng cổ phiếu này trị giá hơn 17.000 tỷ đồng. So với 31/12/2010 thì khối tài sản của ông Vượng tăng thêm 1.240 tỷ đồng.
 
Đứng thứ 2 là ông Đặng Thành Tâm (hơn 6.500 tỷ đồng) và ông Đoàn Nguyên Đức (4.260 tỷ đồng).
 
So với cuối năm 2010, tài sản của bầu Đức đã “bốc hơi” hơn 7.500 tỷ đồng và là người bị hao hụt tài sản nhiều nhất trong năm qua.
 
Top 5 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán hiện cũng là những người có khối tài sản trên 2.100 tỷ đồng (tương đương trên 100 triệu USD). Dù đã có lúc đạt được nhưng khi kết thúc năm, Việt Nam vẫn chưa có tỷ phú đô la.
 
 
Nếu như 3 vị trị dẫn đầu là nam giới thì 3 vị trí tiếp theo đều là nữ giới gồm bà Phạm Thu Hương với 2.934 tỷ đồng, bà Phạm Thúy Hằng với 2.116 tỷ đồng và bà Nguyễn Hoàng Yến với 1.949 tỷ đồng.
 
Bà Phạm Thu Hương -vợ ông Phạm Nhật Vượng- tiếp tục là người phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Cả bà Hương và em gái là bà bà Phạm Thúy Hằng đều là thành viên HĐQT của Vincom.
 
Một điểm đáng chú ý là tổng tải sản của 5 người từ vị trí thứ 2 đến thứ 6 đạt gần 17.800 tỷ đồng – tức chỉ cao hơn chưa đến 5% so với tài sản của riêng ông Phạm Nhật Vượng.
 
Theo KAL
TTVN

Chứng khoán năm 2011: Một năm thất bát!

Ngày đăng : 26/12/2011 - 10:52 AM

Chỉ còn mấy ngày nữa là năm 2011 kết thúc. Phó tổng GĐ một CTCK - khi nhận được nhiều lời chúc mừng nhân dịp lễ Noel và năm mới của bạn bè và đồng nghiệp - đã nửa đùa nửa thật rằng:

 

 

“Các bạn chúc thì chúc vừa vừa thôi nhé, đừng chúc sang năm làm ăn bằng năm bằng mười năm ngoái nữa. Chỉ cần bằng năm 2010 thôi cũng đã chết lắm rồi!”.

Mặc dù đây chỉ là câu chuyện vui cuối năm con mèo để bước sang năm con rồng, nhưng cũng cho thấy không khí thị trường năm 2011 ảm đạm nhường nào.

Chỉ số giảm 24%

Là người gắn bó với thị trường từ những ngày còn sơ khai, trứng nước tới nay, Phó Tổng GĐ CTCK trên cho biết, TTCK trong những năm qua có thăng có trầm, phát triển không ổn định. Đơn cử như thời kỳ phát triển quá nóng như năm 2007. Khi đó, giá trị giao dịch bình quân đạt tới 1.086 tỉ đồng/phiên là chuyện quá đỗi bình thường. Nhưng từ năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính khiến kinh tế VN gặp nhiều khó khăn: lạm phát cao, lãi suất cao... làm cho TTCK tụt giảm mạnh. Đến năm 2011, giá trị giao dịch giảm xuống rất thấp. Có thời điểm ghi nhận giá trị giao dịch chỉ đạt 600 tỉ đồng/phiên. Theo con số từ UBCK thì chỉ số giá CK cuối năm 2011 giảm 24% so với năm 2010.

Đáng chú ý là trong báo cáo về TTCK của ngành tài chính cuối tuần qua lại trích lại các con số của 2010 như: Đến cuối năm 2010 đã có 642 Cty niêm yết, 5 loại CCQ và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở GDCK với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010. Theo một nhận xét thì điều này chứng tỏ thành quả của năm 2011 là quá ít. Bởi theo thống kê, trong năm 2011, vẫn có nhiều DN phát hành, niêm yết CP trên thị trường, nâng tổng số Cty niêm yết lên 710 Cty. Như vậy, trong cả năm qua chỉ có 68 DN niêm yết. Theo đánh giá, số lượng CK nhiều nhưng chất lượng lại thấp. Đa số các Cty niêm yết, đăng ký giao dịch là những Cty vừa và nhỏ: trong số 710 Cty niêm yết/đăng ký giao dịch chỉ có 368 Cty (khoảng 50%) có VĐL trên 100 tỉ đồng. Trong năm 2011, nhiều Cty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của CK và niềm tin của NĐT.

CTCK đì đẹt

Đến nay, toàn thị trường có 105 CTCK với vốn chủ sở hữu đạt 38.000 tỉ đồng; có 47 Cty quản lý quỹ đang hoạt động với vốn chủ sở hữu đạt trên 2.600 tỉ đồng. Các Cty quản lý quỹ đã huy động và quản lý quỹ đầu tư CK, các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với giá trị tài sản lên tới 125 nghìn tỉ đồng. Nếu chỉ nhìn đơn thuần vào các con số sẽ không thấy hết những cơn “sóng ngầm” của các tổ chức kinh doanh này trong năm qua.

Nếu như trong năm 2010 chỉ có 1/5 số CTCK thua lỗ thì đến cuối năm 2011, con số này đã tăng tới gần 3/4 số Cty. Nhiều CTCK có lãi trong quý I và quý II, song tính chung lũy kế vẫn lỗ. Cuối năm 2011, nhắc tới hoạt động của các CTCK là nhắc tới hoạt động kinh doanh thua lỗ, CTCK lợi dụng tiền trong tài khoản của NĐT, CTCK khó có khả năng cầm cự, CTCK rút bớt nghiệp vụ... Điển hình là trường hợp mất thanh khoản của CTCK SME khi đầu tháng 11, TTLK cho biết CTCK này đã không thể thanh toán được các khoản phải trả cho lệnh mua đến hạn thanh toán, NĐT rút tiền mặt phải chuyển tài khoản qua CTCK khác. Và đỉnh điểm là khi SME bị đình chỉ hoạt động lưu ký trên TTLK và tư cách thành viên tại hai sở. Tiếp sau SME là tình trạng báo động thanh khoản ở một loạt các CTCK khác và sự “tự nguyện” rút bớt nghiệp vụ của một số CTCK.

Theo vị TGĐ trên, số lượng CTCK nhiều nhưng quy mô và năng lực tài chính lại thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt có một số CTCK có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng không hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự doanh) dẫn đến tình trạng thua lỗ. UBCK hiện cũng đã có trong tay danh sách hơn 10 CTCK không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính. UBCK cho biết đã đặt nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là tái cấu trúc TTCK, trong đó chú trọng thanh lọc và tái cấu trúc các CTCK để nâng cao chất lượng các tổ chức trung gian của thị trường.

* Đến cuối năm, có tới gần 2/3 số quỹ đầu tư rơi vào tình cảnh thua lỗ ngoại trừ một số Cty quản lý quỹ thuộc tổ chức tín dụng, Cty bảo hiểm. Theo dẫn chứng của ông Nguyễn Hoàng Hải (Tổng Thư ký VAFI) tại một hội thảo cuối tuần qua, đơn cử như Quỹ đầu tư IDG Ventures đến nay có vốn đầu tư vào khoảng 100 DN thì có tới 95% số đó bị thua lỗ. Các Cty quản lý quỹ khác rất khó khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn, năng lực hoạt động còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tư cho khách hàng đạt thấp, chưa chuyên nghiệp.

* Bộ Tài chính cho biết, để tạo điều kiện cho thị trường CK phát triển, trong thời gian qua đã duy trì hoạt động của 2 sở GDCK. Xét về mặt thể chế không có gì vướng mắc, song cách thức tổ chức thị trường như hiện nay đã tạo ra sự thiếu hiệu quả, gây lãng phí chi phí và nguồn nhân lực. Trong khi đó xu hướng quốc tế hiện nay là hợp nhất, sáp nhập các Sở GDCK để tạo lập thị trường lớn, có sức hấp dẫn, đa dạng sản phẩm, công cụ đầu tư và tăng khả năng quản trị điều hành trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các thị trường vốn trong khu vực cũng như trên thế giới.

 


Theo Lưu Thủy

 Lao Động

 

 


Bộ trưởng Bộ Tài chính: Năm 2012 sẽ có giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán

Ngày đăng : 26/12/2011 - 10:49 AM

Bộ Tài chính có giải pháp tổng thể thúc đẩy thị trường trình Chính phủ, trong đó có vấn đề phối hợp ngành Tài chính và NHNN trong quản lý và thúc đẩy thị trường chứng khoán.
 

 

Ngày 24/12, Bộ Tài chính chính thức tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội năm 2011, mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2012 và giai đoạn đến năm 2015.

Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã có cuộc trao đổi với báo chí một số định hướng của ngành Tài chính.

Thưa Bộ trưởng, năm 2012 là năm tập trung thực hiện điều hành chính sách tài chính tiền tệ theo hướng chặt chẽ như vậy nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ gặp khó khăn về vốn?


Bộ trưởng Vương Đình Huệ:
Chính phủ đã triển khai hội nghị với các Bộ, ngành và địa phương khẳng định năm 2012, tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bộ Tài chính bám sát thực hiện mục tiêu của Chính phủ, trong bối cảnh thế giới và trong nước khó khăn, những biện pháp như vậy là cần thiết, bên cạnh việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ, vẫn cần các giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6%, kịch bản tốt là 6,5%.

Năm 2012, Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng các giải pháp tháo gỡ về mặt tài chính, tham mưu các biện pháp giãn, miễn thuế, nếu trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ thì trình Chính phủ, vượt phạm vi thì sẽ trình Quốc hội xem xét. Đại diện UBND TP. Hà Nội cũng đã kiến nghị về lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu xem xét tùy vào diễn biến tình hình, hỗ trợ phải có mục tiêu cụ thể, hạn chế ảnh hưởng đến kiềm chế lạm phát.

Về quản lý nguồn thu, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào vấn đề khai thác nguồn thu, chống thất thu thuế chống chuyển giá không chỉ trong các doanh nghiệp FDI mà còn ở tất cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Bộ Tài chính đang xây dựng đề án tổng thể nhằm quản lý chặt chẽ, chống thất thu thuế trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất.

Định hướng điều hành chung giá cả năm 2012 thế nào thưa Bộ trưởng?


Về việc thực hiện nguyên tắc giá thị trường, trong năm 2012 sẽ kiên trì thực hiện, nhất là đối với các mặt hàng điện, than, xăng dầu. Năm 2012 Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Giá, Bộ Tài chính cũng sẽ ban hành các văn bản, Thông tư, hướng dẫn Luật Giá, trước mắt phối hợp các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế điều hành về điện, xăng dầu, các quy chế về bình ổn giá, theo hướng Luật Giá đã quy định.

Về điều chỉnh giá điện, tuân thủ theo lộ trình, bù đắp được chi phí, lợi nhuận phù hợp không chỉ đối với EVN mà còn để thu hút các nhà đầu tư khác, vì hiện tại nhu cầu về điện của chúng ta rất lớn. Việc điều chỉnh giá cũng cần đi kèm với giải pháp hỗ trợ cho người nghèo, thu nhập thấp, kể cả thu nhập trung bình, với đối tượng này, mức tăng giá sẽ thấp hơn.

Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh giá này với nguyên tắc điều chỉnh liều lượng và thời điểm theo lộ trình phù hợp. Về vấn đề này, tôi đề nghị báo chí thông suốt và tuyên truyền đúng với chủ trương. Theo phân tích của Cục Quản lý giá, việc tăng giá điện vừa qua tác động tới CPI rất nhỏ, chúng ta cần đồng thuận chia sẻ với nhà nước, tránh tạo tâm lý "té nước theo mưa".

Tuy nhiên, cũng cần yêu cầu EVN tiết giảm chi phí các khâu, giảm bớt tiêu hao điện năng...cùng với đó là thực hiện tiến trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung phát triển ngành điện, đặc biệt trước mắt phát triển hệ thống lưới điện, đảm bảo đồng bộ các khâu sản xuất, cung ứng, truyền tải điện được thông suốt.

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra về giá là hết sức cần thiết. Năm nay, Bộ Tài chính tăng cường các địa bàn trọng điểm trước mắt là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm nay rất gần nhau. Các cơ quan như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ phối hợp thanh kiểm tra, cố gắng hướng tới các đối tượng có mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu…

Năm nay, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán toàn diện Petrolimex. Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngoài ra, sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các đơn vị ngoài ngành điện, bán điện cho ngành điện, than bán cho điện, trên cơ sở đó có bức tranh đầy đủ đối với điện lực, nhằm minh bạch quá trình này, đảm bảo cho điều hành giá của Chính phủ theo đúng chủ trương đã vạch ra. Đối với ngành than năm 2012 sẽ cố gắng điều chỉnh bằng 80% giá than xuất cho các ngành khác.

Xin Bộ trưởng cho biết tiến trình thực hiện các Đề án tái cấu trúc của Bộ Tài chính trong thời gian tới?


Với vấn đề tái cấu trúc, tôi cho rằng phải tái cấu trúc 5 lĩnh vực mà Bộ Tài chính có liên quan là: Tái cấu trúc đầu tư công; tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; hệ thống ngân hàng thương mại; thị trường chứng khoán, bảo hiểm, vốn; cuối cùng là tăng cường khâu đột phá về tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu không giải quyết tự chủ tài chính thì khó có nguồn giải quyết tiền lương…

Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành toàn bộ Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đã hoàn thành lấy ý kiến Chính phủ lần cuối trước khi trình ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị quyết định.

Về lĩnh vực chứng khoán, tôi đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoán (UBCK) công bố giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho thị trường chứng khoán. Sắp tới việc cổ phần hóa DNNN sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt với các DN lớn thì chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán sẽ cao hơn.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Đề án về đầu tư gián tiếp, nghiên cứu tăng cường tính thống nhất thị trường, hỗ trợ thông tin, điều hành thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế. Tôi tin rằng khi kinh tế vĩ mô tốt lên và giải pháp cho thị trường chứng khoán được thực thi thì thị trường chứng khóan sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục phục hồi, phát triển trong năm 2012.

Được biết Ngân hàng Nhà nước đã tính toán khoản hỗ trợ tín dụng thị trường chứng khoán trong bối cảnh hiện tại, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã có sự phối hợp như thế nào?


Bộ Tài chính có văn bản báo cáo tổng thể về thị trường chứng khoán và một số giải pháp tổng thể thúc đẩy thị trường trình Chính phủ, trong đó có vấn đề phối hợp ngành Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong quản lý và thúc đẩy thị trường chứng khoán.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

 

Theo Huy Thắng

Chính phủ

 


CTCK: Chết vì dễ dãi và tùy tiện

Ngày đăng : 26/12/2011 - 10:41 AM

Nhiều quy định và chính sách tốt không được thực hiện một cách nghiêm túc đã góp phần kéo hàng loạt CTCK tới bờ vực phá sản và gây ra không ít bất ổn cho TTCK.

 

 

Việc giải quyết ra sao đối với "hậu quả" này đang là vấn đề được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đề án tái cấu trúc TTCK, trong đó có tái cấu trúc CTCK mới được UBCK trình lên Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đó mới là phương án chung, cách thức giải quyết cụ thể như thế nào mới là quan trọng.

Thách thức quy định

Trong một phát biểu gần đây, ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT Ngân hàng đầu tư và Phát triển BIDV đã đưa ra một thông tin khá sốc cho biết "bao năm nay tính chuyển tài khoản nhà đầu tư chứng khoán sang ngân hàng nhưng không thực hiện".

Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới vụ Công ty chứng khoán SME mất thanh khoản, không trả được tiền mặt và phải khất nợ các nhà đầu tư hồi đầu tháng 12; tới vụ TAS mất thanh khoản; một loạt CTCK rút nghiệp vụ môi giới và gần đây nhất là con số 20 CTCK sẽ phải cơ cấu lại.

Trở lại cách đây 3-4 năm, có thể thấy UBCKNN đã lường trước được nguy cơ của việc không tách bạch tài khoản của nhà đầu tư và CTCK.

Trước đây, đại diện UBCK cho rằng khi nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thì các CTCK sẽ bị thiệt hại khi không sử dụng được nguồn vốn lưu thông rất lớn trên TTCK. Tuy nhiên, nếu không quy định nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thì về lâu dài sẽ không quản lý được nguồn tiền, không phát hiện được hiện tượng rửa tiền, khi CTCK gặp rủi ro có thể dẫn đến không có khả năng thanh toán cho nhà đầu tư.

"Quy định mở tài khoản tại ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, mà hiện nay có thể nhà đầu tư chưa nhận thức về vấn đề này. Và điều này sẽ phải được áp dụng ngiêm", Vị lãnh đạo này khẳng định.

Sau đó, UBCK cũng khá quyết liệt và đã có công văn 611/UBCK-QLKD quy định về vấn đề này. Theo đó, lộ trình sẽ là từ 1/10/2008, các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch của khách hàng mà phải chuyển giao vai trò cho ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều CTCK về các vấn đề như chi phí thực hiện kết nối lớn, lo lắng về sự cố đường truyền, bảo mật và hoàn cảnh TTCK nói chung và các CTCK nói riêng khó khăn... dường như đã khiến những nỗ lực của các sàn chứng khoán và UBCK bị chìm đi cho dù các ngân hàng khẳng định đều có giải pháp và việc kết nối thử nghiệm thành công.

Ngoài quy định tách bạch tài khoản, phương án triển khai giao dịch T+2 cũng đã kéo dài từ 2010 cho tới giờ vẫn chưa có kết quả.

Và hậu quả lại rơi chính vào các CTCK. Bên cạnh đó, nó tạo ra sự bất ổn trên TTCK.

Bí bách chưa có hướng ra

Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - UBCK, hiện nay có khoảng 20 CTCK thuộc diện phải cơ cấu lại.

Con số này là khá nhiều và nó cho thấy thực trạng của các CTCK hiện nay đang ra sao. Tuy nhiên, có thể trên thực tế con số đó còn lớn hơn rất nhiều bởi nhóm CTCK thuộc diện cần kiểm soát cũng có thể phải gia nhập nhóm bị kiểm soát đặc biệt và cần cơ cấu lại bất kỳ lúc nào khi mà các khoản nợ, khoản hợp tác đầu tư và liên quan khó hiểu bị bung ra.

Một số chuyên gia và nhà đầu tư lo ngại con số CTCK mất thanh khoản, trong thời gian TTCK ảm đạm, có lúc gần như đóng băng vừa qua, thậm chí có thể lên tới gần một nửa.

Giải pháp chung chung được nêu ra là có thể rút giấy phép, buộc sáp nhập hoặc chuyển đổi mô hình sang công ty đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ...

Theo ông Sơn, TTCK Việt Nam quy mô còn nhỏ, mới vận hành hơn 10 năm thì con số hơn 100 CTCK là quá nhiều.

Dự kiến, cuộc đại phẫu này sẽ bắt đầu từ 1/4/2012 khi mà kết quả phân loại và xếp hạng chính thức được thực hiện theo Thông tư 226. Và năm 2012 chắc chắn sẽ là năm "chấn chỉnh" các CTCK.

Ông Sơn cho biết, việc hợp nhất CTCK không như sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng. Ngân hàng hợp nhất là để hợp lực lại thành một ngân hàng mới mạnh hơn, tận dụng được hạ tầng, nhân sự có sẵn để phát triển, còn CTCK hợp nhất có thể không cần thiết vì mô hình CTCK là do ông chủ quyết định.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là nhiều CTCK đã bị cụt vốn và bên cạnh đó một số còn những khoản nợ, khoản hợp tác đầu tư và những liên quan ngầm bí hiểm khác. Nếu trong trường hợp, CTCK không có tiền để thanh toán cho các nhà đầu tư như trường hợp của SME thì sẽ giải quyết ra sao? Và vai trò quản lý thị trường của UBCK ở đây, trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư như thế nào?

Trong một Roadshow của BIDV tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh hồi giữa tháng 12 khi nhà đầu tư đề cập đến những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, ông Trần Bắc Hà đã đề xuất sớm cứu TTCK. Cụ thể là nên đưa danh mục TTCK ra khỏi cụm phi sản xuất; Hãy để khống chế cấp tín dụng cho chứng khoán, repo chứng khoán trên cơ sở vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Thậm chí, thị trường tiền tệ, TTCK, bảo hiểm nên nhập vào và trực thuộc NHNN là tốt nhất. Bởi kênh của TTCK bao giờ cũng thông kênh với thị trường tiền tệ và các hoạt động ngân hàng.

 

Theo Mạnh Hà
VEF


 


 

Tin mới cập nhật