Lạm phát cả năm 2011 là 18,12%

Ngày đăng : 22/12/2011 - 1:52 PM

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,53%, cả năm tăng 18,12%.

 

 

Sáng nay (22/12), tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2011 tăng 18,12%.

Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ dưới 1% mỗi tháng.

Tuy nhiên, lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ là 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 lên 0,53%.

Đáng lưu ý là lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, trần vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt số liệu lấy CPI.

Như vậy, có thể đà tăng giá trong tháng đầu tiên của năm 2012 sẽ mạnh hơn do tác động kép của các yếu tố điều chỉnh giá hai mặt hàng nói trên và biến động tăng  giá hàng hóa Tết Nguyên đán.

 

 

Theo T. Hà

NLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa

Ngày đăng : 22/12/2011 - 1:36 PM

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong bài phát biểu tại hội nghị Chính phủ mở rộng tổ chức ngày hôm nay (22/12) tại Hà Nội, nhấn mạnh rằng trong điều hành kinh tế năm 2012, sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa.

 

 

Những nội dung này sẽ được cụ thể hóa trong nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 của Chính phủ.

Người đại diện cho Chính phủ cho hay tình hình kinh tế thế giới trong năm 2012 dự báo còn diễn biến phức tạp, xu hướng phục hồi chậm và bất ổn định, qua đó ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước.

Cho đến thời điểm này, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của 2012 đã được xây dựng và đưa vào dự thảo nghị quyết, bao gồm GDP tăng khoảng 6-6,5%, chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng dưới 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33,5% GDP.

Theo Phó thủ tướng, năm 2011, điều hành chính sách tiền tệ được coi là công cụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu điều hành theo lạm phát mục tiêu để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; trong đó chủ động điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15 - 17% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 14 - 16%.

Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách Nhà nước với mục tiêu giảm bội chi năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP và giảm dần trong những năm tiếp theo.

Song song với việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, Chính phủ cũng sẽ tăng cường công tác kiểm soát thị trường, giá cả, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm đời sống nhân dân.

Trong năm 2012, Chính phủ cũng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

Phó thủ tướng tái khẳng định, 2012 là năm bản lề trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, với ba khâu đột phá quan trọng: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu tài chính, ngân hàng, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước.

 

Theo VnEconomy.vn


“Cuộc chiến” chống đầu cơ vàng: Ai đã thất bại?

Ngày đăng : 22/12/2011 - 12:02 AM

Báo cáo của NHNN mới đây đã trấn an: giới đầu cơ vàng đã không còn khả năng thao túng thị trường. Nhìn lại diễn biến thị trường vàng 5 tháng qua, ai đã thất bại - giới đầu cơ vàng, người dân hay NHNN?

Trong những ngày cuối năm 2011, người dân đang mua vàng SJC với giá 44 triệu đồng/lượng, trong lúc giá quy đổi thế giới chỉ có 40,5 triệu đồng/lượng.
 
Nhưng người dân trên vẫn còn may mắn hơn những khách hàng đã phải mua vàng SJC với độ chênh cao đến 5 triệu đồng/lượng vào các tháng 8 và 9 năm 2011.Trước đó, giá vàng trong nước đã lập một cú tăng nước rút với tỷ lệ gần 20%, cao hơn độ tăng của giá vàng thế giới

Chiều cao và chiều sâu

Tháng 8 cũng được xem là khoảng thời gian thử thách đầu tiên cho thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình. Và thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.

Tháng 8 cũng là thời điểm mà chỉ số lạm phát lập đỉnh của năm nay. Nhưng kết luận về cái đỉnh ấy chỉ được khẳng định vào thời điểm gần cuối năm 2011. Còn trong bối cảnh giá vàng phi mã, không có nhiều chuyên gia và nhà quản lý dám chắc rằng giá vàng sẽ không góp một bàn tay để đẩy lạm phát lên cao hơn nữa.

Bởi thế, trách nhiệm của tân thống đốc NHNN là không hề nhỏ. Cũng như những người dân mua phải vàng giá cao hơn giá quy đổi, nhiều đại biểu Quốc hội và cả báo giới đã mong chờ trong ngành ngân hàng sẽ xuất hiện một gương mặt mới nhằm khép vào khuôn phép những thói quen cũ.

Đáp lại thái độ mong mỏi trên, cũng như trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.

Cũng cần nói thêm là cho đến thời điểm đó, cơ quan NHNN đã chưa hề có một tiêu chí bằng văn bản nào nhằm làm rõ độ chênh cao bao nhiêu của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới là biểu thị của hoạt động đầu cơ.

Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục đóng vai trò một thách thức đối cương vị mới của ông.

Trong suốt quá trình dao động gần 5 tháng qua, chỉ có một lần duy nhất - từ tuần cuối tháng 9 đến tuần đầu tháng 10 - giá vàng trong nước lao dốc và “bám sát giá vàng thế giới” trong một thời gian có thể tạm chấp nhận.

Và cũng gần 5 tháng qua kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.Chiều cao đó lại là là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.

Dù chưa có một thống kê nào của NHNN được công bố về độ chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng sự việc mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.

Lấy vàng nuôi vàng!

Một cơ hội thật sự chỉ đến với ông Bình vào đầu tháng 10/2011, hai tháng sau khi ông nhậm chức và cũng là thời gian mà sự đồn đoán về chuyện doanh nghiệp được ưu đãi nhập khẩu vàng giá thấp để bán giá cao trong nước được lan truyền đến mức cao điểm.

Vào đầu tháng 10, trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, NHNN cùng với SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.

Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của NHNN. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà NHNN từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.

Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.

Tuy nhiên vài tháng sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.

Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.

Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường đối với công tác duy trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm, NHNN đã không tiến hành kiểm tra một cách thực chất và có kết quả đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.

Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 chưa từng được công khai cho công luận về kết quả thực hiện của nó.

Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được minh bạch hóa. Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.

Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” đã giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.

Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!

Ai đã thất bại?

Vào trung tuần tháng 12, NHNN đã mở một hội nghị công bố thông tin báo chí về điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, định hướng và giải pháp điều hành năm 2012.

Liên quan đến thị trường vàng, bản báo cáo của NHNN đã nêu ra một đánh giá rất đáng lưu tâm: “Việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước đã góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường”.

Tại hội nghị, ngoài những vấn đề chung, Thủ tướng đã nhấn mạnh “Giảm lạm phát là trách nhiệm của ngân hàng” và “Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều”.

Từ tháng 8/2011 đến nay, nạn đầu cơ vàng và độ chênh cao của giá vàng trong nước so với giá thế giới vẫn gần tương tự thời điểm mới nhậm chức tân thống đốc của ông Nguyễn Văn Bình.

Sau 5 tháng “nhảy múa” ấy của thị trường vàng, ai là người đã thất bại: NHNN, giới đầu cơ hay người dân?

Bình ổn giá vàng và bình ổn lạm phát cũng chính là bình ổn dân sinh và do đó là bình ổn chính trị - một nguyên lý trị nước mà bất kỳ chính khách đương nhiệm nào cũng nằm lòng.


Theo Dũng Hà
Dân trí
 


WB sẽ tài trợ 4,2 tỷ USD cho Việt Nam

Ngày đăng : 21/12/2011 - 10:30 AM

Phân bổ dự kiến từ nguồn vốn ưu đãi của WB, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), để hỗ trợ Việt Nam là khoảng 4,2 tỷ USD.

 

 Ngày 20/12, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Chiến lược Đối tác quốc gia năm năm với Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam giải quyết những thách thức của một quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Chiến lược mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho giai đoạn 5 năm tới, kết thúc vào giữa năm 2016, sẽ hỗ trợ những cải cách và các khoản đầu tư được coi là then chốt cho quá trình chuyển đổi thành công của Việt Nam thành một quốc gia thu nhập trung bình.

Trước đó, vào ngày 15/12/2011, Ban Giám đốc Điều hành của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã thảo luận về Chiến lược Đối tác Quốc gia Việt Nam (CPS) cho giai đoạn 2012-2016 và phê duyệt các hoạt động đầu tiên theo CPS mới.

Trong giai đoạn CPS mới, phân bổ dự kiến từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), để hỗ trợ Việt Nam là khoảng 2,8 tỷ SDR (tương đương 4,2 tỷ đô la Mỹ). Đây sẽ là lượng vốn IDA được phân bổ lớn nhất cho Việt Nam từ trước đến nay. Việt Nam cũng sẽ có thể truy cập nguồn IBRD (Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển), dự kiến khoảng 770 triệu USD đến giữa năm 2014.

CPS sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư, chương trình và tư vấn trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Ba trụ cột gồm có: (i) tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, (ii) tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam, và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội kinh tế xã hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: (i) tăng cường quản trị, (ii) hỗ trợ bình đẳng giới và (iii) tăng cường khả năng chịu đựng khi đối mặt với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên, và tác động của biến đổi khí hậu.

 

Theo Thu Thủy

 NDHMomey

 


 


Hà Nội: Lại rúng động thông tin vỡ nợ 200 tỷ đồng

Ngày đăng : 21/12/2011 - 10:26 AM

Với thủ đoạn trả tiền với lãi suất cao, Ngừng đã “hút” được hàng trăm tỷ đồng của nhiều người dân trong và ngoài xã. Đến khi không còn khả năng trả lãi và nợ, y đã ra cơ quan công an trình diện.

 

 

Bà chủ tiệm thêu vỡ nợ

Sau hàng loạt vụ vỡ nợ trên địa bàn Hà Nội, mới đây tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội người dân lại xì xào về câu chuyện của hai vợ chồng trẻ Nguyễn Thị Ngừng (SN 1978) và Nghiêm Xuân Sơn (SN 1978, tên thường gọi Quang) bị vỡ nợ với số tiền khủng lên đến hơn 200 tỷ đồng.

Sáng 20/12, PV VTC News có mặt tại địa bàn xã Dũng Tiến để tìm hiểu thông tin về sự việc. Theo lời của những người dân sống ở gần nhà vợ chồng Quang, cách đây hơn nửa tháng họ có nghe thông tin về việc hai vợ chồng này vay tiền của nhiều người dân trong và ngoài xã nhưng không có khả năng chi trả.
 
Việc vợ chồng Quang, Ngừng bị vỡ nợ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như đời sống của người dân trên địa bàn.

Một chủ bán thịt lợn ở chợ xã Dũng Tiến buồn rầu nói: "Sau khi nghe thông tin vợ chồng Quang, Ngừng vỡ nợ có nhiều người dân trong và ngoài xã kéo đến nhà họ đòi nợ. Trước đây mỗi ngày tôi còn bán được 10-15kg thịt/ngày từ khi vợ chồng Quang, Ngừng vỡ nợ tôi bán chưa hết 5kg thịt/ngày”.

Câu chuyện về việc vợ chồng Quang, Ngừng vỡ nợ lan nhanh đến mức từ người già đến đám trẻ con trong ngoài xã ai ai cũng hay. Từ đầu con đường dẫn vào xã Dũng Tiến, khi chúng tôi hỏi chuyện về gia đình vợ chồng Ngừng ai cũng nói rành rọt như nắm sự việc trong lòng bàn tay. Cứ thế câu chuyện vợ chồng Quang, Ngừng vỡ nợ được rỉ tai nhau truyền đi ngày một nhiều.

Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi về con số nợ cụ thể mà vợ chồng Quang, Ngừng vay của nhiều người dân trong và ngoài xã thì ai cũng lắc đầu nói không biết.

Những người dân sống ở gần nhà vợ chồng Quang, Ngừng chỉ dám ước lượng, số tiền vợ chồng Ngừng vỡ nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng trong đó mới chỉ có dăm bảy người làm đơn trình báo gửi cơ quan công an; phần lớn còn lại chưa dám ra mặt đứng đơn trình báo vì còn hy vọng vợ chồng Quang, Ngừng sẽ xoay xở trả lại họ phần nào số tiền đã vay.

Chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng gần nhà vợ chồng Ngừng cho biết, gia đình anh cũng cho vợ chồng Ngừng vay dăm bảy trăm triệu. Gần đây căn nhà của vợ chồng Ngừng lúc nào cũng đóng kín, nhiều người đến siết nợ nên vợ chồng Ngừng không dám lộ diện ra ngoài vì sợ.

“Mình chưa làm đơn gửi công an phần vì tình cảm hàng xóm láng giềng, phần vì cũng hy vọng vợ chồng nhà Ngừng nó sớm trả lại tiền cho mình”, ông chủ cửa hàng này chia sẻ.

Cũng theo lời của ông chủ cửa hàng cho vợ chồng Quang, Ngừng vay tiền thì phần lớn các giao dịch đứng vay tiền của gia đình này đều do vợ (Ngừng) đứng ra làm. Khi vay tiền đều có viết giấy vay nợ trong sổ rất đàng hoàng.

Xoay tiền để “ăn” lãi suất chênh lệch?

Theo ghi nhận của PV VTC News, căn nhà 4 tầng khang trang của vợ chồng Quang, Ngừng lúc nào cũng đóng kín cổng cao tường.

Cửa trước của nhà đều khóa trái. Hàng xóm của vợ chồng Quang nói rằng, cách đây chưa lâu, rất nhiều con nợ đã kéo đến nhà của vợ chồng này để đòi nợ. Do không có tiền để trả họ đã lấy đi toàn bộ đồ đạc, vật dụng có giá trị bên trong ngôi nhà này nhằm gỡ bớt số nợ phần nào.

Những người cho vợ chồng Ngừng vay tiền đều thừa nhận, lúc vay tiền, Ngừng đều dùng lời ngon ngọt để dụ dỗ. Do cả tin và hám lợi nên họ đã “dính chưởng”.
 
Theo đó, Ngừng hứa với những người cho vay rằng, mỗi ngày sẽ trả lãi từ 4.000-6.000 đồng/1 triệu đồng. Với thủ đoạn này Ngừng đã nhanh chóng huy động được số vốn lên đến nhiều tỷ đồng.

Anh S, một chủ nợ của Ngừng nói thêm, phần lớn những người cho vợ chồng Quang, Ngừng vay đều đi vay tiền lại của những người khác trong gia đình. Có người còn mang cả sổ đỏ đi cầm cố, thậm chí có gia đình còn bán hết cả số vàng tích cóp nhiều năm để đem tiền đến cho Ngừng vay.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây nguồn thu của vợ chồng Quang, Ngừng sống chủ yếu bằng nghề thêu. Vài năm trở lại đây, cặp vợ chồng trẻ này phất lên một cách khó lường. Hàng xóm của Ngừng nói rằng, cặp vợ chồng trẻ này đổi xe ô tô liên tục. Căn nhà 4 tầng của Quang, Ngừng lúc nào cũng tấp nập người ra vào.

Con nợ ra trình diện cơ quan công an

Trải lòng với PV VTC News, bà Khởi (mẹ chồng của Ngừng) nói rằng, dù trước đây ở cùng nhà con nhưng bà không hay biết con mình làm ăn bên ngoài như thế nào.

"Hàng ngày, bà chỉ có nhiệm vụ cho các cháu ăn và đứa đi học. Khi sự việc vỡ ra, nhiều người đến đòi nợ bà mới hay biết. Mới đây đồ đạc trong ngôi nhà của vợ chồng Ngừng đều bị các chủ nợ đến siết mang đi. Ngôi nhà 4 tầng của vợ chồng nó giờ trống không. Giờ tôi cũng chỉ biết xin các chủ nợ không làm ầm ĩ lên".

"Nếu con tôi có làm sai trái gì đã có pháp luật xử lý", bà Khởi buồn nói. Cũng theo lời của bà Ngừng, sau khi bị siết nợ, vợ chồng Ngừng đã lên cơ quan công an để trình diện. "Quang được về nhà tối hôm qua (19/12) còn Ngừng vẫn đang ở cơ quan công an", bà Khởi cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi về sự việc, ông Vũ Hồng Cường, Chủ tịch UBND xã Dũng Tiến cho hay, có nắm bắt được việc các con nợ ở bên ngoài đến nhà Quang, Ngừng để lấy đồ đạc trong nhà đi song việc này không gây ảnh hưởng đến trật tự, trị an trên địa bàn xã. Công an xã cũng có mặt để giám sát sự việc và nắm bắt tình hình.

"Đến thời điểm này, UBND xã chưa nhận được bất cứ đơn thư nào của người dân về vụ việc vỡ nợ của vợ chồng Ngừng, Quang. Có thể họ gửi đơn lên công an huyện chứ không thông qua xã. Theo tôi được biết thì vợ chồng Quang, Ngừng không đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn và không buôn bán lớn. Trước đây, vợ chồng Quang cũng thuộc diện có thu nhập khá giả ở địa phương", ông Cường nói.

Trong khi đó, cán bộ Công an xã Dũng Tiến cũng cho biết, chỉ mới nghe thông tin dư luận là có sự việc vỡ nợ. Hiện vợ chồng này đã trình diện ở Công an huyện Thường Tín.

Liên quan đến sự việc, công an huyện Thường Tín xác nhận, mới đây Nguyễn Thị Ngừng (33 tuổi) cùng chồng là Nghiêm Xuân Sơn (tức Quang, 36 tuổi) có đến công an huyện trình diện.

Lãnh đạo Công an huyện Thường Tín cho PV VTC News biết thêm, vụ việc đang trong quá trình điều tra. Bước đầu, cơ quan Công an đã cho Quang tại ngoại. Hiện Ngừng vẫn đang bị tạm giữ ở cơ quan công an để điều tra làm rõ. Số tiền vỡ nợ ước khoảng 200 tỷ đồng. Cơ quan công an hiện vẫn đang tiếp tục nhận đơn thư trình báo của người dân về vụ việc.

 


Theo Anh Quân
VTC News

 


T.P Hồ Chí Minh: CPI tháng 12 tăng 0,73% so với tháng trước

Ngày đăng : 20/12/2011 - 10:54 PM

Như vậy, chốt năm 2011, CPI của Thành phố đã tăng 15,1 % so với tháng 12 năm 2010, khá thấp so với mức tăng chung của cả nước được dự báo sẽ tăng trên 18%.

 

 

 

Mức tăng thấp này thể hiện thành công của đầu tàu kinh tế phía Nam trong các nỗ lực bình ổn giá cả liên tục trong suốt năm qua.

Về diễn biến giá cả trong tháng cuối năm 2010, ngoài 2 nhóm hàng “Thuốc và dịch vụ y tế” và “bưu chính viễn thông” quay đầu giảm giá thì 9/11 nhóm hàng còn lại có mức tăng từ 0,01% đến 1,29%.

Nhóm có quyền số cao nhất, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 1,29% là nguyên nhân chính của cho sự tăng giá chung của tháng trong đó lương thực tăng 1,54%, thực phẩm tăng 1,65% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,61%.

Mặc dù sắp đến ngày lễ Noel nhưng với tâm lý sinh hoạt của miền Nam, các mặt hàng vui chơi giải trí giá vẫn ổn định và tăng nhẹ, tác động của các ngày nghỉ lễ chưa ảnh hưởng đến giá cả tháng này. Ngoài ra, khác với Hà Nội, thời tiết không chuyển biến nhiều cũng khiến các mặt hàng khác như quần áo, giầy dép vẫn ổn định tại Tp.HCM.

Giá vàng tăng 26,47% so với tháng 12/2010, nhưng chỉ số tỷ giá USD giảm 0,35% so với tháng 12/2010 và giảm 1,09% so với tháng trước.

 

Theo Bình Minh

 NDHMoney/Cục thống kê T.P HCM


 


 

Tin mới cập nhật