Ngày đăng :
20/12/2011 - 10:54 PM
Như vậy, chốt năm 2011, CPI của Thành phố đã tăng 15,1 % so với tháng 12 năm 2010, khá thấp so với mức tăng chung của cả nước được dự báo sẽ tăng trên 18%.
Mức tăng thấp này thể hiện thành công của đầu tàu kinh tế phía Nam trong các nỗ lực bình ổn giá cả liên tục trong suốt năm qua.
Về diễn biến giá cả trong tháng cuối năm 2010, ngoài 2 nhóm hàng “Thuốc và dịch vụ y tế” và “bưu chính viễn thông” quay đầu giảm giá thì 9/11 nhóm hàng còn lại có mức tăng từ 0,01% đến 1,29%.
Nhóm có quyền số cao nhất, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 1,29% là nguyên nhân chính của cho sự tăng giá chung của tháng trong đó lương thực tăng 1,54%, thực phẩm tăng 1,65% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,61%.
Mặc dù sắp đến ngày lễ Noel nhưng với tâm lý sinh hoạt của miền Nam, các mặt hàng vui chơi giải trí giá vẫn ổn định và tăng nhẹ, tác động của các ngày nghỉ lễ chưa ảnh hưởng đến giá cả tháng này. Ngoài ra, khác với Hà Nội, thời tiết không chuyển biến nhiều cũng khiến các mặt hàng khác như quần áo, giầy dép vẫn ổn định tại Tp.HCM.
Giá vàng tăng 26,47% so với tháng 12/2010, nhưng chỉ số tỷ giá USD giảm 0,35% so với tháng 12/2010 và giảm 1,09% so với tháng trước.
Theo Bình Minh
NDHMoney/Cục thống kê T.P HCM
|
Ngày đăng :
20/12/2011 - 5:18 PM
Một trong 3 dự án quan trọng nhất năm 2011 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được dành để xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát thị trường tài chính, trong đó, một trong những vấn đề nan giải nhất là giám sát các tập đoàn tài chính.
Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), trưởng nhóm nghiên cứu - các chỉ tiêu giám sát lâu nay vẫn được nhắc đến tại Việt Nam như là cơ sở để xem xét mức độ an toàn tài chính của quốc gia hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn những chỉ tiêu này thường được chiếu từ các thông lệ quốc tế, chưa vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như chưa trở thành một hệ thống giám sát toàn diện.
“Tại Quốc hội, nhiều đại biểu nhắc đến ngưỡng nợ công, dự trữ ngoại hối theo tuần nhập khẩu, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng… Nhưng phần lớn những con số này đều theo quốc tế, không ai biết với Việt Nam, như vậy là đủ chưa?”, Tiến sĩ Thành đặt câu hỏi.
Một vấn đề khác, tuy không mới trên thế giới nhưng nổi lên tại Việt Nam trong thời gian qua là việc giám sát các tập đoàn tài chính. Theo nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế, so với các tổ chức thông thường, tập đoàn tài chính có cơ cấu tổ chức - hoạt động phức tạp hơn. Nguyên nhân chủ yếu do hiện tượng sở hữu chéo dẫn đến thiếu rõ ràng giữa người trực tiếp sản xuất kinh doanh với người giám sát.
Điều này càng trở nên nguy hiểm khi hoạt động đầu tư ngày các tập đoàn tài chính ngày một đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau để né tránh quản lý. “Một ngân hàng thương mại chỉ đầu tư vào một nhà băng khác với tỷ lệ 3% (ngưỡng tối đa cho phép là 5%), nhưng công ty chứng khoán của ngân hàng đó lại đầu tư thêm 5% nữa. Như vậy có an toàn hay không?”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.
Trước những bất cập trên, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Võ Trí Thành đề xuất Ủy ban Kinh tế dựa trên các tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để xây dựng các chỉ tiêu riêng cho Việt Nam. Theo đó, các chuyên gia của CIEM đề xuất 9 nhóm chỉ tiêu chính, được chia thành 5 nhóm vĩ mô và 4 nhóm vi mô (ở cấp độ doanh nghiệp). Riêng với giám sát các tập đoàn tài chính, nghiên cứu đề xuất cơ quan quản lý chủ yếu giám sát theo 3 hướng: giới hạn tín dụng ở cấp độ tập đoàn, vấn đề đánh tráo quản lý và an toàn vốn.
Chỉ tiêu an toàn vĩ mô
|
Chỉ tiêu an toàn vi mô
|
1. Tăng trưởng kinh tế
|
1. An toàn vốn tối thiểu (cấp 1,2)
|
- Tăng trưởng toàn nền kinh tế
|
2. Chất lượng tài sản ngân hàng
|
- Tăng trưởng ngành
|
- Mức độ tập trung cho vay theo lĩnh vực
|
2. Cán cân thanh toán
|
- Cho vay theo loại hình đồng tiền
|
- Thâm hụt cán cân vãng lai
|
- Cho vay theo kỳ hạn
|
- Dự trữ ngoại hối
|
- Nợ xấu và dự phòng
|
- Nợ nước ngoài / GDP
|
3. Chỉ tiêu về lợi nhuận
|
- Nợ công
|
- Lợi nhuận / Tài sản (ROA)
|
3. Lạm phát (CPI)
|
- Lợi nhuận / Vốn tự có (ROE)
|
4. Tỷ giá
|
- Cơ cấu lợi nhuận
|
5. Cho vay & giá BĐS
|
4. Thanh khoản
|
- Cho vay nền kinh tế
|
- Tín dụng NHTW cho các TCTD
|
- Cho vay bất động sản
|
- Tiền gửi / Tổng cung tiền tệ
|
- Giá bất động sản
|
- Cho vay / Tiền gửi
|
- Cho vay DNNN thua lỗ
|
- Cơ cấu, Hệ số tài sản nợ / Ts có thanh khoản
|
|
Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính theo đề xuất của CIEM
|
Theo các chuyên gia của CIEM, hầu hết các chỉ tiêu nói trên đều có ngưỡng tham chiếu, so sánh theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các số liệu này cần được tính toán lại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như trong giai đoạn hiện nay. Các chuyên gia cũng cho rằng những ngưỡng này chỉ có giá trị tham khảo, không phải là cơ sở chính xác để xác định một quốc gia, doanh nghiệp có lành mạnh về tài chính hay không.
Bên cạnh đó, dự án cũng đề xuất cơ quan chức năng sớm triển khai các mô hình thử nghiệm rủi ro về tỷ giá, lãi suất, tín dụng… (Stress-Test) đối với các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng. Theo các chuyên gia, hoạt động giám sát tại Việt Nam hiện mới chỉ thiên về giám sát tuân thủ, những mô hình mang tính định lượng nói trên chưa nhiều nhưng lại hết sức cần thiết trong giai đoạn thị trường tài chính phát triển phức tạp như hiện nay.
Theo Nhật Minh
VnExpress
|
Ngày đăng :
20/12/2011 - 5:03 PM
Bộ Tài chính vừa quyết định lập một tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm quốc gia, đứng đầu là Thứ trưởng Trương Chí Trung.
Văn bản số 3074/QĐ-BTC do Bộ trưởng Vương Đình Huệ ký ban hành ngày 20/12 về việc thành lập tổ công tác diễn ra trong bối cảnh bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Việt Nam tăng điểm trong vài năm gần đây.
“Diễn biến chung là có tăng một chút, phù hợp với việc một số định chế kỹ thuật cũng đánh giá xấu đi”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành trả lời nhanh VnEconomy.
Trong khi đó, vào tháng 8 năm nay, Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam từ BB xuống BB- với công bố chính thức về nguyên nhân hạ là do hãng này thay đổi các cơ sở tính toán đối với xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia.
Trước đó, năm 2010 Moody's cũng đã hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam xuống mức tiêu cực, do những rủi ro tiềm ẩn và tính kém hiệu bền vững của nền kinh tế và năm lực tài chính quốc gia…
Theo Cục trưởng Cục Tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) Nguyễn Thành Đô, nhiều nước hiện rất quan tâm cải thiện hình ảnh đất nước của mình để tăng hệ số tín nhiệm quốc gia, và từ đó khi đi vay sẽ có được lãi suất, phí thấp hơn, điều kiện vay dễ dàng hơn.
Ông nhìn nhận, hiện những thông tin ra thị trường thế giới của Việt Nam còn ít, chưa cập nhật nên bản thân những doanh nghiệp, giới đầu tư quốc tế rất thiếu thông tin về Việt Nam.
“Thường là người ta vẫn kêu mình thiếu minh bạch, thiếu nhiều số liệu, khi yêu cầu cung cấp thì mình không cung cấp được…”, ông Đô nói vậy trong một lần trả lời VnEconomy tháng 8 năm nay.
Trở lại với văn bản mới ban hành của Bộ Tài chính, tổ công tác khi được thành lập sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia; thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia; tham gia các buổi làm việc trực tiếp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; đóng góp ý kiến cho các dự thảo báo cáo về Việt Nam do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra nhằm phản ánh trung thực, khách quan về mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Cũng văn bản này giao nhiệm vụ cho tổ công tác theo dõi và cập nhận những ý kiến nhận xét của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về Việt Nam cũng như về các quốc gia khác để có những đề xuất về giải pháp tăng cường mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia; quyết định lựa chọn tổ chức tài chính nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm để thực hiện việc tư vấn xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam.
Ngoài ra, tổ công tác cũng có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, chủ động trao đổi, giải thích và trả lời các câu hỏi của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, cũng như các nhà đầu tư quốc tế về thực trạng kinh tế xã hội, định hướng chỉ đạo điều hành và cải cách chính sách của Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao hệ số tín nhiệm của quốc gia.
Văn bản 3074 còn cho biết, kinh phí cho các hoạt động liên quan tới xếp hạng tín nhiệm quốc gia được bố trí trong kế hoạch chi ngân sách nhà nước hàng năm. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo Vneconomy
|
Ngày đăng :
20/12/2011 - 3:54 PM
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 so với năm 2010 tăng 17,98% (năm 2010 tốc độ này là 9,05%).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2011 so tháng trước tăng 0,61%. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ đều tăng, có 2/11 nhóm hàng tăng trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm văn hoá, giải trí và du lịch.
Nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng là do mưa lũ ở các tỉnh miền trung khiến giá gạo tăng, thêm vào đó một số nhóm hàng như đồ uống, thuốc lá, may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình… đều tăng hơn so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng vào dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp đến.
Tháng này, chỉ số giá vàng giảm, giá đô la Mỹ của ngân hàng ngoại thương tăng nhẹ. Chỉ số giá vàng giảm 1,04% so tháng trước và chỉ số giá USD tăng 0,12 %.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 tăng 17,07%.
Bắt đầu từ tháng 9/ 2011, chỉ số CPI đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều tháng có tốc độ tăng trên 1%. Tuy nhiên, nếu tính chung cả năm thì tốc độ tăng giá năm 2011 vẫn ở mức cao.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 so với năm 2010 tăng 17,98% (năm 2010 tốc độ này là 9,05%).
Theo đánh giá, từ tháng 7 trở về trước, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao (từ 1,3% đến trên 3%). Từ tháng 8 trở lại đây, chỉ số giá đã có dấu hiệu tăng chậm lại (so tháng trước, chỉ số giá tháng 8 tăng 1,06%, tháng 9 tăng 0,2%, tháng 10 tăng 0,13%, tháng 11 tăng 0,29% và tháng 12 tăng 0,61%).
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 31,32%, trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh kéo dài suốt 8 tháng qua, chỉ đến tháng 9 mới có xu hướng giảm).
Theo Khánh Linh
TTVN/Thống kê Hà Nội
|
Ngày đăng :
20/12/2011 - 10:09 AM
Theo HSBC, với lạm phát vẫn ở mức cao, Việt Nam cũng không có nhiều điều kiện để điều chỉnh các chính sách của mình.
Thâm hụt tài khoản vãng lai, dự trữ bảo đảm cho nợ ngắn hạn nước ngoài và nhập khẩu thấp, cùng với lạm phát cao khiến Việt Nam dễ bị tác động từ suy thoái toàn cầu cầu hơn 4 nước láng giềng khác trong khu vực Đông Nam Á, HSBC Holdings nhận định.
Những nguy cơ lây lan trong khu vực thương mại và tài chính tại Việt Nam đang trầm trọng hơn do sự mất cân bằng lớn giữ trong và và ngoài nước, theo báo cáo của HSBC, đồng thời cũng đánh giá mức độ tổn thương của Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Theo HSBC, Việt Nam, với lạm phát vẫn ở mức độ cao, cũng ít có điều kiện thuận lợi để điều chỉnh các chính sách.
Các tổng công ty tại Việt Nam và Philippines có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao nhất trong nhóm 5 nước, với đòn bảy cao hơn trong quá trình hồi phục trước đó.
Theo DVT
|