Khi đầu tư bất động sản ở thế “một cổ hai tròng”

Ngày đăng : 07/12/2011 - 6:39 PM
Với tình cảnh hiện tại, khi được hỏi về triển vọng thị trường trong năm tới, phần lớn doanh nghiệp bất động sản đều ngán ngẩm lắc đầu, “sẽ tiếp tục khó khăn”.
 
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản đang ngày một thể hiện rõ hơn khi giá nhà đất tại 3 miền đều nằm trong xu hướng giảm mạnh.
 
Rất có thể, giới đầu tư bất động sản sẽ phải đón một cái tết buồn và ảm đạm khi cả năm trời lăn lộn trên “đất trường” nhưng rốt cuộc, lợi nhuận thu về không thấy đâu, trong khi các món nợ ngân hàng lại đang có dấu hiệu chồng chất.
 
Giảm giá, vẫn khó bán
 
Những thông tin về sự khó khăn của thị trường và giới đầu tư bất động sản hoàn toàn không mới trong thời điểm này. Bởi lẽ, hàng tháng trời trước đó, cảnh dự án đắp chiếu, không bán được hàng đã đầy rẫy trên các phương tiên thông tin đại chúng cũng như thực tế tại các sàn giao dịch. 
 
Ai cũng hiểu, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tín dụng bị thắt chặt, việc đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào cũng trở nên “khó gặm” hơn trước kia, và tất nhiên bất động sản cũng không phải là ngoại lệ.
 
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, sau hàng loạt phản ánh, đề xuất nhằm “cứu” thị trường thoát khỏi khủng hoảng, dường như những tia sáng ở cuối đường hầm vẫn chưa thấy xuất hiện, khiến giới đầu tư mỏi mắt đợi chờ.
 
Tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM, giá bất động sản vẫn sụt giảm đều, giao dịch vẫn khá trầm lắng, lẻ tẻ có một vài người dân có nhu cầu mua nhà để ở tìm kiếm những căn hộ vừa túi tiền của họ.
 
Khảo sát mới nhất của CBRE cho thấy, giá nhà, đất tại Tp.HCM tiếp tục sụt giảm trên toàn thị trường thứ cấp, đặc biệt là phân khúc căn hộ.
 
Nếu so với giá bán trong quý 2, giá bán trong quý 3 tại phân khúc căn hộ đã giảm từ 0,5 - 2,3%. Còn nếu so với cùng thời điểm này năm trước, giá bán căn hộ đã giảm trung bình từ 3,5 - 4,3%. Cá biệt, tại một số dự án, nhà đầu tư thứ cấp do khó khăn trong xoay vòng vốn đã phải chấp nhận cắt lỗ đến 20% giá bán những cũng không có nhiều giao dịch thành công.
 
Một cổ hai tròng
 
Một khảo sát mới nhất về thị trường bất động sản Cần Thơ và Bình Dương được Savills Việt Nam công bố đầu tuần này cho thấy, giá giao dịch trung bình của căn hộ tại Cần Thơ giảm mạnh khoảng 17%, còn biệt thự, nhà liền kề giảm 14%, đất nền giảm 2%. Còn tại Bình Dương, giao dịch toàn thị trường tiếp tục sụt giảm khi tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 27%, giảm 5% so với quý trước đó.
 
Trong khi đó, tại Hà Nội, tình trạng giảm giá, thị trường tiếp tục đóng băng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Đi đầu trong cơn lốc giảm giá là các dự án phía Tây vốn từng một thời làm mưa làm gió trên thị trường và cũng là khu vực từng mang lại lợi nhuận cho vô số nhà đầu tư. Giá chào bán thứ cấp đất nền tại các dự án như Vân Canh, Gelemximco... trong vài tuần trở lại đây đã giảm từ 5 -7 triệu đồng/m2.
 
Đáng chú ý, trong khi một số chủ đầu tư vẫn đang giữ nguyên giá chào bán hoặc giảm chút ít thì phần lớn giới đầu tư thứ cấp lại tỏ ra hoang mang trước những đồn đoán rằng thị trường sẽ “vỡ bong bóng” vào đầu năm tới. Có không ít nhà đầu tư thứ cấp đã không chịu được cảnh “một cổ hai tròng”, vừa bị ngân hàng thúc ép trả nợ, vừa bị chủ đầu tư thúc tiền nộp tiền tiến độ, đã phải chấp nhận cắt lỗ vài chục % cho một căn hộ chỉ hơn một tỷ đồng.
 
“Tôi mua căn hộ tại dự án Dương Nội của tập đoàn Nam Cường hồi cuối năm ngoái với giá 23 triệu/m2. Đến thời điểm này đã đóng được 1 tỷ đồng, nhưng hiện không thể có tiền để đóng tiếp vì ngân hàng không cho vay nữa. Vừa rồi, đành bán lại căn hộ đó với giá 18 triệu đồng/m2 vì không đóng tiếp tiền sẽ bị chủ đầu tư phạt”, một nhà đầu tư cho hay.
 
Theo tìm hiểu của người viết, tình cảnh như nhà đầu tư trên không phải là ít. Tại dự án Dương Nội, trong khi chủ đầu tư vẫn giữ nguyên mức giá từ 22 triệu đồng/m2 trở lên, thì bên ngoài, các nhà đầu tư thứ cấp đang phải chào bán, sang tên hợp đồng của mình với giá thấp hơn nhiều, thậm chí có người đã phải cắt lỗ 8 triệu đồng/m2.
 
Chủ một doanh nghiệp đầu tư bất động sản tỉnh lẻ cho hay, giá nhà đất tại các địa phương ở miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang, Nghệ An.. cũng sụt giảm đáng kể do giao dịch quá trầm lắng. Hiện doanh nghiệp này đang “mắc kẹt” trên 30 tỷ đồng tiền đầu tư vào một số đất nền tại Đà Nẵng và Nghệ An vì không thể cắt lỗ nổi.
 
Năm 2012 sẽ tiếp tục khó khăn?
 
Khó khăn chồng chất khó khăn, hiện không ít chủ đầu tư dự án bất động sản đang phải gồng mình xoay tiền trả nợ ngân hàng khi kỳ đáo hạn đang cận kề. Thay vì vay tiền “rải” khắp các dự án như trước, hiện nhiều chủ đầu tư chỉ còn cách là dồn tiền vào hoàn thiện một dự án có triển vọng nhất để lôi kéo khách hàng đến với mình.
 
Với tình cảnh hiện tại, khi được hỏi về triển vọng thị trường trong năm tới, phần lớn doanh nghiệp bất động sản đều ngán ngẩm lắc đầu, “sẽ tiếp tục khó khăn”.
 
Theo ông Ngô Thế Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bất động sản Vinh Gia, thông điệp mà Chính phủ đưa ra cho năm tới đã khá rõ, khi chủ trương sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, nên chuyện vay vốn để đầu tư bất động sản hoàn toàn không dễ dàng.
 
Còn theo TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thị trường bất động sản lâu nay sôi động nhờ lực lượng đầu cơ, nay tín dụng thắt chặt, đội quân này giống như “chuột phải nước”, thì thị trường cũng khó mà vực lại ngay được.
 
Chính vì vậy, khi được hỏi về triển vọng thị trường trong năm tới, nguyên lãnh đạo ngành ngân hàng đã gói gọn trong câu, “nếu chưa có nhà, tôi cũng không mua ngay trong năm tới vì giá sẽ còn giảm nữa”.
 
Có cái nhìn khá thẳng thắn, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ với PV rằng, thực chất thị trường lâm trọng bệnh như hiện nay không phải do nguyên nhân về tiền.
 
Theo ông, nguyên nhân chính của tình cảnh hiện nay chính là sự khập khiễng về cung và cầu trên thị trường khiến cho người tiêu dùng không thể với tới, trong khi chủ đầu tư lại không bán được hàng.
 
“Tôi làm trong nghề tôi biết, giá nhà mà doanh nghiệp giảm xuống còn 13 triệu đồng/m2 là đã ở dưới giá thành rồi nhưng vì diện tích lớn quá nên thanh khoản cũng không cải thiện nhiều”, ông Đực nói.
 
Bình luận về triển vọng thị trường năm tới, đại diện Đất Lành nói, vừa qua mới chỉ một vài doanh nghiệp giảm giá, nhưng trong năm tới, việc giảm giá bán tại các dự án nhiều khả năng mới trở nên phổ biến, có thể giảm từ 20 - 30%, nên thị trường chắc chắn còn khó khăn nhiều.
 
“Trong năm qua, khó mà có doanh nghiệp bất động sản nào có lãi, chỉ có là lỗ nhiều hay ít mà thôi. Tôi biết có nhiều dự án đã làm xong phần móng với chi phí khoảng 500 tỷ đồng, nhưng giờ bán 300 tỷ, cũng không có người mua”, ông Đực chia sẻ.
 
Theo Song Hà
Vneconomy

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Keangnam kêu lỗ, tố dân chây ì không trả tiền

Ngày đăng : 07/12/2011 - 8:02 AM

Không chỉ nhiều hộ dân sống tại hai tòa tháp căn hộ Keangnam bức xúc vì bị đối xử tồi tệ mà chủ đầu tư Hàn Quốc của dự án này cũng vừa lên tiếng kêu cứu lên UBND thành phố Hà Nội.

Thua lỗ vì phí thấp?

Trao đổi với VEF vào chiều 6/12, ông Ha Jong Suk - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina khẳng định, mức phí 17.130 đồng/m2 dịch vụ quản lý thu của cư dân trong các tháng vừa qua "hoàn toàn không đưa lại lợi nhuận gì".

"Công ty Chestnut cho đó là mức tối thiểu phải trả cho họ để duy trì dịch vụ quản lý 2 tòa tháp chung cư hiện tại. Nếu không đảm bảo, công ty này buộc phải cắt giảm dịch vụ" - ông Ha Jong Suk nói. Cũng theo vị này, phía Chestnut hiện đang phải bù lỗ số tiền 500.000 đôla Mỹ (hơn 10 tỷ). Bởi từ khi tòa nhà đi vào hoạt động tháng 3/2011, đơn vị này đã phải tự bỏ đồng vốn của mình ra vận hành (từ tháng 3-7 không thu phí của cư dân), đến nay các hộ dân mới đóng được chưa đến 300.000 đôla Mỹ, trên tổng chi phí gần 800.000 đôla.

"Với mức phí 4.000 đồng/m2/tháng không đủ để vận hành 10 cái thang máy, chứ chưa nói tới một loạt các tiện ích khác của tòa nhà. Nếu đặt địa vị là người đi làm công ăn lương như công ty quản lý, nếu được trả thấp như vậy, không đủ chi phí họ bỏ ra thì họ có đồng ý và làm tốt được không?" - ông Ha Jong Suk bày tỏ.

Trong văn bản giải trình về sự cố ngày 3/12 tại khu căn hộ Keangnam do ông Ha Jong Suk - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina, chủ đầu tư dự án ký tên đã đưa ra góc nhìn của chủ đầu tư đối với nguồn cơn đấu tranh đòi giảm mức phí dịch vụ, quản lý tại khu căn hộ cao tầng và hiện đại bậc nhất Việt Nam.

 



Theo đó, khu căn hộ Keangnam được bàn giao từ ngày 20/3/2011. Đến nay 780 căn hộ đã có dân vào sinh sống. Trong thời gian Ban quản trị khu chung cư chưa được thành lập, chủ đầu tư đã chỉ định Công ty TNHH Chestnut Vina (Chestnut) làm đơn vị quản lý cung cấp các dịch vụ cho khu căn hộ và quy định mức phí dịch vụ quản lý là 17.131 đồng/m2.
Ở Keangnam nhưng người dân chưa được sử dụng các dịch vụ tương xứng.
Từ tháng 3 đến tháng 7/2011, chủ đầu tư và công ty quản lý đã miễn phí dịch vụ quản lý cho các cư dân. Bắt đầu từ tháng 8/2011, các hộ dân mới chính thức phải đóng mức phí dịch vụ nói trên.

Cuối tháng 9/2011, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 4520 về phê duyệt đề án giá dịch vụ nhà chung cư và ban hành giá trần dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội. Quy định mức phí dịch vụ quản lý cao nhất là 4.000 đồng/m2 đối với nhà chung cư, có đi kèm với thành phần công việc đính kèm.

Tuy nhiên, điều 2.3 của Quyết định 4520 cũng quy định, các loại dịch vụ chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ thành phần công việc (về tần suất, chất lượng) trong giá dịch vụ chung cư ban hành thì người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp quản lý vận hành, cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm thỏa thuận với nhau.

Đó là chưa kể phần Ghi chú của Quyết định này cũng đề cập, việc xác định giá dịch vụ chung cư của tòa nhà cụ thể phải căn cứ theo đặc thù (từ thỏa thuận của các bên, điều kiện hạ tầng, môi trường...)

Chủ đầu tư cho biết, trên cơ sở nội dung quyết định nói trên, họ đã gửi công văn số KNVN11-304 ngày 31/10/2011 cho Ban đại diện lâm thời cư dân, giải thích và so sánh các dịch vụ để thấy các dịch vụ Chestnut cung cấp nhiều hơn, do đó mức phí dịch vụ áp dụng tại Keangnam có thể cao hơn giá trần của thành phố.

Đồng thời văn bản cũng đề nghị cư dân tiếp tục đóng phí dịch vụ quản lý theo yêu cầu của Chestnut để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của khu căn hộ trước khi một mức phí dịch vụ quản lý mới được thỏa thuận. Nếu cư dân không đồng ý với mức phí hiện tại, họ có thể chỉ định công ty quản lý khác, để công ty này phối hợp với chủ đầu tư cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của cư dân.

Chê dân không xứng với đẳng cấp nhà

Theo ông Ha Jong Suk, sau khi đề nghị các hộ dân đóng phí mức mức tạm thời là 17.130 đồng/m2 cho Công ty Chestnut tháng 10 và tháng 11 để việc cung cấp dịch vụ cho tòa nhà không bị gián đoạn, thuận lợi trong việc chuyển giao giữa công ty cũ và công ty quản lý mới thì đã có 460 hộ đóng tiếp, 320 hộ không đồng ý.

Mặc dù Chestnut đã nhiều lần có văn bản và thông báo yêu cầu nhưng một số cư dân vẫn không thực hiện đóng phí. Do đó, sáng 3/12/2011, sau khi Keangnam Vina có công văn gửi đến Ban đại diện lâm thời cư dân thông báo về việc sẽ cắt một số dịch vụ quản lý đối với các cư dân không đóng phí quản lý, số hộ dân này vẫn không chịu thực hiện.

Đến 12h ngày 3/12, chủ đầu tư đã thực hiện việc hạn chế sử dụng thang máy đối với 320 hộ dân không đóng phí quản lý; cắt điện và cắt nước đối với 8 hộ dân không thanh toán tiền điện, nước đã sử dụng từ 3 tháng nay.

Không đồng ý với việc này, từ 14h ngày 3/12 một số cư dân đã chăng khẩu hiệu và chiếm dụng văn phòng quản lý, nhốt giữ 4 nhân viên người Hàn Quốc và 2 nhân viên người Việt Nam trong khoảng 6 giờ đồng hồ không cho ra ngoài, thậm chí không cho đi vệ sinh, đem bếp than tổ ong vào quạt khiến không khí ngột ngạt...

Văn bản của Keangnam Vina nêu rõ, lợi ích của 320 căn hộ không nộp tiền trong tổng số 780 căn hộ đã sử dụng chỉ là thiểu số so với lợi ích của 460 căn hộ còn lại đã mua nhà và thanh toán đầy đủ phí dịch vụ.

"Những người có tiền, muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình bằng việc mua nhà ở Keangnam nhưng lại không muốn trả công cho những người phục vụ họ, không muốn chi trả tiền bảo dưỡng, vận hành thang máy và bảo dưỡng sân tennis, bể bơi cùng các tiện ích dịch vụ khác, thậm chí ngay cả tiền điện nước họ cũng không muốn trả".

"Chúng tôi những người làm công không lương lại phải thay họ trả tiền cho Điện lực Hà Nội và Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội thì phải kêu ai? Chúng tôi chỉ biết xin các quý ngài hãy cứu chúng tôi - những người làm công!" - văn bản của Keangnam nêu rõ

Đại diện chủ đầu tư tiếp tục nhấn mạnh, bộ phận cư dân phản đối phí dịch vụ chỉ là thiểu số. Ban Đại diện cư dân lâm thời cũng chưa phải Ban quản trị chính thức của các cư dân. Trong khi đó, vị này tiếp tục nhận được nhiều ý kiến từ phía những hộ dân khác, mong được hưởng một dịch vụ quản lý cao cấp tương xứng với không gian sống và không đồng ý với hoạt động của Ban đại diện lâm thời.

Vì thế, thời gian tới, Keangnam Vina sẽ mở một hội nghị toàn cư dân, bầu ra Ban quản trị cư dân chính thức, lấy ý kiến toàn thể và ra quyết định thống nhất về lựa chọn đơn vị quản lý cũng như mức phí theo đúng nguyên vọng của các cư dân.
 

Theo VEF.VN


Ế ẩm chung cư mini rớt giá thảm hại

Ngày đăng : 06/12/2011 - 9:37 AM

Nguồn cung bị pha loãng, pháp lý không rõ ràng, công trình nhanh xuống cấp... là một trong những lý do khiến thị trường chung cư mini rơi vào tình trạng ế ẩm như hiện nay.

 

 

 

Thị trường chung cư mini vốn được coi là phân khúc khá màu mỡ trên thị trường bất động sản khi chủ đầu tư đánh đúng vào nhu cầu mua nhà ở của người dân có thu nhập trung bình khi đáp ứng được các yêu cầu diện tích nhỏ, vị trí trung tâm, giá tiền vừa tầm.

Đặc biệt, khi Chính phủ ban hành Nghị định 71/NĐ- CP trong đó chấp thuận việc cấp sổ hồng cho chung cư mini lại càng khiến cho nhiều người mạnh dạn mua nhà.

Thời điểm cuối năm ngoái, thị trường bất động sản đón nhận sự ra đời hàng loạt các chung cư tập trung các quận nội thành Hà Nội như Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Từ Liêm. Theo đó, giá bán chung cư mini cũng giao động tùy vị trí các quận.

Đơn cử, tại quận Thanh Xuân, Cầu Giấy giá chung cư mini được chào bán mức 30 triệu đồng/m2. Tại quận Đống Đa, giá bán khoảng 35 triệu đồng/m2. Quận Từ Liêm, Hà Đông có mức giá mền hơn mức trên 20 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, cùng với sự lao dốc của thị trường bất động sản thì phân khúc chung cư mini không khỏi bị ảnh hưởng.

Anh Phùng Tuấn Anh (chủ đầu tư chung cư mini) cho biết, cuối năm ngoái anh cùng nhóm bạn đầu tư đã chung 20 tỷ đồng mua 2 mảnh đất rộng gần 200 m2 Trung Văn (Thanh Xuân) và Nguyễn Khoái (Hai Bà Trưng) để xây chung cư mini. Sau khi xây dựng xong chung cư mini phố Nguyễn Khoái, anh bắt đầu chào bán thì đúng thời điểm thị trường lao dốc khiến cho lượng hàng bị tồn lại không thanh khoản được. Vì không thu được tiền về, kế hoạch xây dựng chung cư mini thứ 2 Trung Văn bị phá sản.

“Thời điểm cuối năm ngoái, sau khi Bộ xây dựng có chấp thuận cấp sổ hồng cho chung cư mini nhiều nhà đầu tư đổ xô xây dựng chung cư. Lúc đó, giá vật liệu, nhân công rẻ, dự án chưa xây dựng xong đã có đơn xin mua vì vậy nhà đầu tư kiếm bội tiền. Tuy nhiên, không ai lường trước được thị trường đóng băng, ngân hàng siết tín dụng khiến nhiều nhà đầu tư vay tiền xây nhà chết đứng ” anh Tuấn Anh chia sẻ.

Khảo sát trên thị trường cho thấy, giá chung cư mini giảm 15-20%, theo đó chung cư có diện tích 40- 50 m2 tại những khu vực xa trung tâm như Hoài Đức, Vân Canh, Đông Anh, chủ yếu có giá dao động 500 triệu đến 800 triệu đồng/căn. Các căn hộ thuộc các quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy thường trên 1,2 tỷ -1,5 tỷ đồng/căn. Tại quận Đống Đa giá 1,8 tỷ đồng/căn. Như vậy, so với mặc bằng chung các chung cư lớn đang được xây dựng thì giá chung cư mini khá cao

Theo anh Tuấn Anh thì một trong những nguyên nhân khiến thị trường chung cư rơi vào cảnh ế ẩm là do người dân vẫn e ngại về pháp lý. Mặc dù Bộ xây dựng thừa nhận sự tồn tại loại hình này nhưng hầu hết các dự án nhà chung cư đều chưa làm được giấy tờ. Bởi hầu hết giao dịch mua bán giữa chủ đầu tư tư nhân và khách hàng chỉ là bản hợp đồng mua bán có xác nhận của chính quyền. Còn sổ đỏ do chủ nhà nắm giữ toàn bộ khu nhà. Việc tách hộ cấp sổ đỏ cho từng căn không được các cấp chính quyền xác nhận. Bởi thực tế đa phần các hộ dân đều xin giấy phép xây nhà để ở hoặc xây dựng một cách tự phát... không đáp ứng các điều kiện cấp sổ.

Chưa kể, các dự án chung cư mini đều nằm trong các ngõ ngách rất nhỏ, điều kiện hạ tầng kém, không có lối thoát hiểm… vì vậy sự xuống cấp của chung cư mini khá nhanh điều này khiến cho nhiều khách hàng e ngại.

 

 

Theo Minh Tuấn
VnMedia

 


Bất động sản thấp thỏm đợi tiền kiều hối

Ngày đăng : 05/12/2011 - 9:32 PM

Mùa kiều hối cuối năm dường như đang được xem như là tia hy vọng duy nhất còn lại của giới đầu tư bất động sản, khi mọi kênh huy động vốn cho dự án đang gần như bế tắc.

 

                         

 

Kỳ vọng đó không phải là không có cơ sở khi Việt Nam được xếp vào top các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường tài chính, chứng khoán đang quá trầm lắng, khó sinh lời, những đồng vốn gửi về Việt Nam rất nhiều khả năng lại được trích một phần “gửi gắm” vào đất cát.

Chút “khí trời” quý giá

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn nhưng lượng tiền được kiều bào chuyển về nước trong năm nay tiếp tục tăng mạnh. Riêng lượng kiều hối chuyển về trong 3 quý đầu năm 2011 đều đạt xấp xỉ 2,5 tỷ USD/quý.

Dự kiến cả năm nay, lượng kiều hối chuyển về có thể đạt khoảng 8,5 tỷ USD, cao hơn khoảng 500 triệu USD so với năm 2010.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Western Union khu vực châu Á - Thái Bình Dương công bố cuối tháng 11 vừa qua cũng cho thấy, với khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sông, học tập và lao động tại 101 quốc gia, trong đó khoảng 400.000 là lao động xuất khẩu, Việt Nam đã lọt vào top 10 các nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.

Với những thống kê tích cực nói trên, giới đầu tư bất động sản đang sống trong những khoảnh khắc phấp phỏng đợi chờ một dòng vốn mới, tiếp thêm sinh khí cho các dự án gần như đang ngắc ngoải vì đói vốn.

Kỳ vọng đó lại càng có cơ sở khi một khảo sát mới đây của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy, kết quả điều tra 4.000 hộ nhận kiều hối có tới 52% kiều hối được đầu tư vào bất động sản, số còn lại được dùng để gửi tiết kiệm và tiêu dùng. Thống kê của cơ quan này cũng cho thấy, lượng kiều hối đổ vào bất động sản trong thời gian qua đang tăng nhanh.

Các chuyên gia cho rằng, trong khi thị trường vàng và USD không còn được ưa chuộng, thị trường chứng khoán suy giảm. Đặc biệt, sau khi ngân hàng có chính sách áp trần lãi suất 14% thì một lượng tiền khá lớn trong dân đã rút ra khỏi hệ thống ngân hàng.

Và dù chưa thể khẳng định được xu hướng mà dòng tiền này sẽ chảy, nhưng giới đầu tư bất động sản vẫn kỳ vọng rằng, không ít trong số đó sẽ quay trở về với địa ốc.

Hơn nữa, dường như đã trở thành thông lệ, trước và sau Tết là thời điểm nhu cầu mua mới, nâng cấp nhà cửa của người dân lại tăng lên. Đối với những người nhận kiều hối, đây cũng là dịp họ công khai hóa những đồng tiền mà người thân của mình gửi về bằng những căn nhà mới khang trang hơn, bề thế hơn.

“Không riêng gì năm nay, nhiều năm trước chúng tôi luôn kỳ vọng vào mùa kiều hối cuối năm bởi đó là thời điểm bán được hàng nhất. Hiện thị trường đang đóng băng, các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn thì lượng tiền kiều hối lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, nó được ví như một bình oxy giúp hà hơi thổi ngạt lúc này”, đại diện một sàn giao dịch bất động sản trên đường Nguyễn Phong Sắc chia sẻ.

Chưa vội mừng

Dù vậy, cũng thống kê của WB lại cho thấy, có đến 90% lượng kiều hối lại chảy về khu vực nông thôn, nơi phần lớn những người lao động ra đi từ đó.

Chính vì vậy, theo ông Vũ Tuấn Hùng, Giám đốc Công ty Xây dựng Thịnh Phát, dù là mùa kiều hối thật, song chủ đầu tư các dự án chung cư ở các đô thị lớn cũng khó mà được hưởng lợi từ nguồn này.

Bởi, theo phân tích của ông, phần lớn kiều hối đều là tiền của người đi xuất khẩu lao động ở nông thông gửi về. Chắc chắn một tỷ lệ không nhỏ trong đó sẽ được dành để trả nợ ngân hàng, vay mượn của họ trước đây. Số còn lại cũng chỉ đủ để sửa sang nhà cửa, mua sắm những tài sản nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, chỉ có một lượng kiều hối nhất định của những kiều bào, người đi lao động từ lâu khi gửi về sẽ được người thân mang đi gửi ngân hàng hoặc đầu tư vào kênh nào đó. Và khi mà phần lớn người nhân kiều hối ở nông thôn thì việc họ đầu tư vào phân khúc chung cư ở các đô thị lớn là điều khó xảy ra.

Duy chỉ có phân khúc đất thổ cư, hoặc cùng lắm là các khu nghỉ dưỡng, biệt thự sinh thái lân cận các vùng xung quanh khu vực họ sống là may ra mới được hưởng lợi từ những đồng kiều hối này.

Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, khác với các năm trước, từ năm 2010 đến nay, số Việt kiều về nước đăng ký mua nhà đã giảm khá nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người nhờ người thân, họ hàng đứng tên mua nhà tại Việt Nam lại có xu hướng tăng đáng kể.

Giám đốc tập đoàn Archi Invest Nguyễn Thành Nam cho hay, doanh nghiệp này đang đặt nhiều kỳ vọng vào mùa kiều hối cuối năm nay. Và để chuẩn bị đón “làn gió mới” này, Archi Invest đã quyết định mở bán một dự án bất động sản nghỉ dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của những người có nhu cầu đầu tư vào bất động sản sau khi nhận kiều hối.

“Thay vì đầu tư vào các phân khúc khác như nhà chung cư, đất liền kề, chúng tôi quyết định tập trung vốn cho một dự án nghỉ dưỡng Nine Ivory tại Ba Vì để đón mùa kiều hối. Hiện giờ nhà đầu tư trong nước vừa đang khó khăn, vừa đang chờ tín hiệu thị trường, chỉ có những người có tiền nhàn rỗi mới là đối tượng chúng tôi hướng đến để cùng họ đầu tư lâu dài”, ông Nam cho biết.

 

Theo VnEconomy.vn


Gom tiền 'săn' đất nền, biệt thự bán tháo

Ngày đăng : 04/12/2011 - 12:00 AM

Cuối năm, một lượng tiền lớn đã rút ra khỏi ngân hàng. Nhân lúc thị trường BĐS đang xuống giá, một bộ phận nhà đầu tư đã lên kế hoạch đi săn các lô đất, biệt thự bán tháo để mua vào với giá rẻ.
 

 

Rục rịch "gom" hàng

Vừa ngồi với Tổng Giám đốc một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, sau những cuộc điện thoại không ngừng ông thật thà chia sẻ, trong thời gian gần đây, nhân lúc thị trường đang xuống giá đã xuất hiện một nhóm nhà đầu tư chuyên đi săn các lô đất, biệt thự bán tháo để mua vào với giá rẻ.

Ông cũng cho biết, một đại gia đang nhờ ông bán 3 biệt thự ở những vị trí đắc địa tại Hà Nội là Ciputra, Mỹ Đình và Vườn Đào - Tây Hồ với giá quá rẻ. Trong đó, biệt thự ở Mỹ Đình từ 53 tỷ đồng giờ ông bán với giá 30 tỷ, riêng Ciputra từ 200 triệu đồng/m2 giờ bán với giá giảm nửa. Biết là lỗ nhưng không còn cách nào khác.

Nhân lúc thị trường khó khăn, một số nhà đầu tư có tiền đã lên kế hoạch "gom" hàng chờ thị trường khởi sắc trở lại. Hơn ai hết, họ cho rằng, thị trường BĐS đã xuống đáy. Không chỉ có nhà đầu tư lớn, những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng bắt đầu "chiến dịch".

Anh Đông - một nhà đầu tư cho biết, anh vừa mua vài căn liền kề dự án Geleximco tại vị trí đẹp với giá 50 triệu đồng/m2 trong khi thời điểm thị trường sốt nóng, giá khu này được chào bán từ 80 - 100 triệu đồng/m2. "Giá đang giảm, tranh thủ có nguồn tiền nhàn rỗi nên tôi mua vào" - anh Đông cho hay.



                      

 

Tình trạng xuống giá xảy ra ở hầu hết các dự án. Bà Nguyễn Thúy Hạnh - Phó GĐ sàn bất động sản Lideco (đơn vị thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm, chủ đầu tư dự án Bắc Quốc lộ 32) cho biết, giá tại dự án đã giảm đến 35% so với thị trường hồi đầu năm. Cũng theo bà Hạnh, tại dự án Bắc Quốc lộ 32 đã có hiện tượng bán tháo, chấp nhận lỗ vài chục % của nhà đầu tư thứ cấp. Đã có nhà đầu tư khi mua lại biệt thự Bắc Quốc lộ 32 với giá đến 50 - 60 triệu đồng/m2 nhưng đến thời điểm này bán với giá 34 triệu đồng/m2.

Tại thị trường Hà Nội, dự án Vân Canh hiện đang dẫn đầu thị trường về mức độ rớt giá. Theo khảo sát, chỉ trong vòng 2 tuần nay giá dự án đã tiếp tục giảm 5-7 triệu đồng/m2. Vào thời điểm cuối tháng 9, giá đất dự án Vân Canh đã tăng nóng cục bộ do một nhóm nhà đầu tư BĐS đẩy giá lên. Giá liền kề được chào bán phổ biến mức 50 - 55 triệu đồng/m2 lô diện tích nhỏ, diện tích lớn 45-47 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau 2 tuần tăng giá bất thường, giá đất Vân Canh đã cắm đầu lao dốc, liên tục sụt giảm mạnh. Hiện tại, giá các lô đất thuộc dự án này đang được chào bán mức 42 triệu đồng/lô diện tích nhỏ, đường to. Các lô diện tích lớn trên 150m2 được chào bán 38 triệu đồng/m2.

Để thị trường "xì hơi"

Ông Nguyễn Thành Nam - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô cho biết, động thái gom hàng thời BĐS xuống giá chỉ xuất hiện ở một bộ phận dân cư nhỏ họ có sẵn tiền mặt, sau khi ngân hàng có chính sách áp trần lãi suất 14% thì một lượng tiền khá lớn đã rút ra khỏi hệ thống ngân hàng và chảy vào kênh đầu tư vàng và bất động sản.

Thị trường hiện gần như "bong bóng", nếu bơm thêm vốn chắc chắn sẽ kéo cả thị trường theo một ảo tưởng mới

Mặc dù tuần trước Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố nới tín dụng cho một số khoản vay BĐS. Nhưng điều lạ lùng doanh nghiệp chỉ tiếp nhận nó như "món quà tinh thần". Ông Nguyễn Văn Đực - Phó TGĐ Công ty bất động sản Đất Lành đánh giá, động thái trên của ngành ngân hàng là tốt nhưng nó sẽ không có tác động gì đến các DN xây dựng nhà ở thương mại trong bối cảnh hiện nay. Chính sách này chủ yếu gỡ cho chính Ngân hàng theo lộ trình giảm dư nợ tín dụng của BĐS xuống 16% vào cuối năm nay.

Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Đỗ Việt - Phó Tổng giám đốc Sông Đà-Thăng Long đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến thị trường hiện nay như: Tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, chủ trương thắt chặt tín dụng của Chính phủ, chủ trương tấn công vào đầu cơ, nguồn tiền bị phân bổ vào các kênh đầu tư an toàn và dễ thanh khoản hơn như vàng, ngoại tệ hoặc buộc phải xử lý hậu quả của việc sử dụng bòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán, tâm lý tiếp túc chờ xuống tiếp của khách hàng... Ông Việt cũng cho rằng, trong thời gian 1-2 năm tới thị trường BĐS vẫn chưa có nhiều biến đổi với những nguyên nhân gây nên thực trạng của thị trường hiện nay.

Đứng về phía Ngân hàng Nhà nước, TS. Cao Sỹ Kiêm - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không còn cách nào khác BĐS phải trở về giá trị thực. Thị trường hiện gần như đang bong bóng, nếu bơm thêm vốn chắc chắn sẽ kéo cả thị trường theo một ảo tưởng mới. "Phải để cho thị trường BĐS "xì hơi" dần dần thì mới mong cứu vãn và người mua nhà cũng được lợi" - TS Kiêm khẳng định.

 

DDDN

 


Nếu bơm thêm vốn, sẽ vỡ bong bóng

Ngày đăng : 02/12/2011 - 12:00 AM

Đó là nhận định của nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm về thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay.

 


Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm cho biết: Dư nợ cho vay bất động sản cũng là lượng tương đối lớn trong dư nợ ngân hàng và nó cũng rơi vào một số ngân hàng thôi. Vì không tiêu thụ được hàng, chủ đầu tư không trả được nợ, nợ quá hạn tăng quá giới hạn cho phép sẽ thành nợ xấu, nợ chồng lên nợ, lãi chồng lên lãi.

 

Để giải quyết tình trạng này trong thời gian tới phải làm gì thưa ông?

 

Trước hết phải có thời gian, phải khống chế không để dư nợ bất động sản tăng lên nữa. Các ngân hàng, chủ đầu tư phải rút dần vốn ra, để thị trường xì hơi từ từ, xẹp dần. Vì nếu bơm thêm vốn nữa thì nó căng, sẽ vỡ bong bóng, lúc đó nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Cho nên phải giữ “hơi” ở mức độ này thôi rồi tìm cách cho xì dần xuống.

 

Nói cách khác là không bơm vốn, không khuyến khích, không tạo điều kiện đầu tư vào bất động sản nữa. Đồng thời, buộc các DN kinh doanh phải hạ giá bán về giá thực tế, thậm chí chịu lỗ cũng phải bán vì trước đây đã chiếm lời quá cao rồi.

 

Vừa qua, NHNN đã có chính sách để nới tín dụng đối với bất động sản phi kinh doanh như nhà ở thu nhập thấp, nhà xã hội, nhà cho sinh viên...?Tác động đó sẽ tốt cho thị trường.

 

Theo đánh giá của ông, những chính sách đó trong năm tới có làm cho thị trường khả quan hơn không?

 

Chưa thể khả quan ngay được. Quan trọng là nền kinh tế tăng trưởng thế nào, vì với các giải pháp vừa qua thì nó chỉ có tác dụng làm xẹp dần (giảm giá, có giao dịch mức độ). Nhưng không phải anh nào cũng muốn giảm giá ngay, có anh cứ để đấy, không chịu giảm. Cho nên phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa mới giải quyết được.

 

Nguyễn Tuấn

 Tiền Phong

 

 


 

Tin mới cập nhật