Chỉ số VN30 là một sự tụt lùi của TTCK Việt Nam (P.2)
Tiếp theo bài viết trước, MMS tiếp nối các nhận định và câu hỏi đã đặt ra “Nội dung quan trọng nhất thì chúng ta bỏ quên (tái cấu trúc hàng hoá, hàng hoá quyết định chỉ số và chất lượng giao dịch, quyết định nhu cầu đầu tư của mọi thành phần nhà đầu tư thì không thực hiện), mà lại tập trung vào giải pháp tình thế, có ý học tập kinh nghiệm của thế giới nhưng không bài bản, thiếu căn cứ”.
Quả thực, việc ngày đầu tiên ra mắt chỉ số VN30 không hề đem lại sự hứng khởi cũng như ý nghĩa đối với đông đảo Nhà đầu tư. Thậm chí trong ngày hôm nay còn có thông tin của Ông Trần Đắc Sinh – Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc sẽ điều chỉnh cách tính chỉ số VNIndex, xem http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/chungkhoan/70657/Se-dieu-chinh-cach-tinh-VN-Index.html
Thực sự đây là một phát biểu gây sốc bởi dường như toàn bộ cơ quan quản lý như đang “tát bùn sang ao”. Ông Trần Hoàng Ngân cũng đưa ra nhiều lời bao biện mang tính chữa cháy “VN30 chỉ là tiền đề, “muốn thẩm định chỉ số VN30 cần ít nhất 1 năm”, “chẳng may thị trường có khởi sắc thì coi như là lập công”, còn “chẳng may thị trường suy giảm thì cũng đã biết trước”, để biết chỉ số VN30 có là giải pháp hữu hiệu sau 1 năm nữa thì thử hỏi không biết bao nhiêu biến cố xảy ra.
Quay lại vấn đề chính đó là nội dung số 2 của bài viết.
2. Chỉ số VNIndex hay VN30 đang được tính trên cơ sở bình quân gia quyền, trong khi các chỉ số “hiện đại”, chuẩn mực như Dow Jones được tính trên bình quân số học.
MMS giới thiệu công thức tính của 2 chỉ số này, để các nhà phân tích, các nhà đầu tư nắm bắt. Chúng tôi chắc rằng, nhiều vị tham gia xây dựng chỉ số VN30, hoặc nhiều chuyên gia lâu năm trên TTCK Việt Nam cũng không chắc biết được chỉ số đang được tính như thế nào.
Công thức tính VNIndex, VN30 cũng tương tự về mặt bản chất:
VnIndex được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher.
VN - Index được tính theo công thức sau
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
N: Số lượng cổ phiếu niêm yết
Công thức tính Dow Jones:
Hệ số nhân: 7.964782
Số lượng cổ phiếu (n) = 30
Chỉ số Dow Jones = (Tổng thị giá của cổ phiếu x hệ số nhân)/ (n=30)
Trong ví dụ này, chỉ số DJ = 8077.6 / 7.964782 = 1014.16 điểm.
2 cách tính trên, mỗi công thức, cách tính có ưu nhược điểm riêng. Chúng ta không bàn về việc VNIndex phải là chỉ số tốt hơn v.v. tuy nhiên với lịch sử phát triển thị trường hàng trăm năm, thị trường tài chính hàng đầu thế giới, chỉ số Dow Jone chắc chắn là chỉ số chuẩn mực nhất thế giới.
Chúng ta chỉ ra điểm quan trọng nhất trong 2 công thức nêu trên đó là, các tính VNIndex có nhược điểm không quan tâm tới chất lượng hàng hoá khi chọn lọc, điều đó đã dẫn tới việc ồ ạt số lượng lớn cổ phiếu niêm yết và mất kiểm soát, khiến chỉ số méo mó. Trong khi chỉ số Dow Jones xác lập ngay số lượng cổ phiếu tiêu chuẩn là 30. Tiếp nữa công thức tính đó là sẽ gây ra tình trạng quá chênh lệch giữa quy mô vốn hoá khiến chỉ số bị biến dạng và thị trường chạy theo 1 chiều của các cổ phiếu lớn là chủ yếu, trong khi chỉ số Dow Jone là bình quân số học giản đơn, thể hiện sự thay đổi “công bằng”, phản ánh thực chất diễn biến của thị trường chung, đồng thời tạo nên sự ít ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cổ phiếu, chính vì vậy nhiều khi Dow Jones diễn biến một chiều nào đó, nhưng rất nhiều nhóm các cổ phiếu trong đó vẫn có diễn biến theo chiều ngược lại. Thị trường rất sôi động và cạnh tranh.
Như vậy với việc ra đời VN30 thì có thể nhận thấy rõ phương thức “đầu dơi, đuôi chuột” trong các xây dựng chỉ số. MMS cho rằng, VN30 là một sự tụt lùi trong tư duy nhận thức về xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam./.
Theo MMS