Giá dầu mất mốc 90 USD/thùng

Ngày đăng : 24/05/2012 - 8:32 AM

 

Giá dầu lún sâu xuống mức thấp nhất từ tháng 10 năm ngoái vì nguồn cung của Mỹ cao nhất 22 năm và mối lo Hy Lạp rời khu vực đồng euro.

 

Bộ Năng lượng Mỹ báo cáo, dự trữ dầu thô trong tuần trước đã tăng 883.000 thùng lên 382,5 triệu thùng- cao nhất kể từ năm 1990. Nguồn cung dầu tại Cushing, điểm trung chuyển dầu thô cho các hợp đồng dầu giao dịch trên sàn Nymex, đã tăng 1,67 triệu thùng lên mức kỷ lục 46,8 triệu thùng.

 

Thêm vào đó, động thái đồng ý cho phương Tây điều tra về hạt nhân của Iran cũng làm dịu mối lo nguồn cung thường trực bấy lâu nay.

 

Hội nghị thượng đỉnh EU hôm qua mới chính là tâm điểm của thị trường. Vấn đề Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung đã được nhắc tới và sự cần thiết có một trái phiếu chung châu Âu ngay khi bàn thảo cũng gặp phải sự bất đồng giữa Pháp và Đức. 

 

Nguồn cung đang tăng lên nhanh chóng trong khi triển vọng nhu cầu ở châu Âu không mấy sáng sủa đã gây sức ép lên giá dầu. Đồng Euro rơi xuống mức thấp nhất gần 20 tháng so với USD sau một loạt tin xấu càng làm cho hàng hóa mất giá.

 

Đóng cửa phiên 23/5, giá dầu WTI giao tháng 7 giảm 1,95 USD tức 2,1% xuống 89,9 USD/thùng – mức đóng cửa thấp nhất kể từ 21/10 năm ngoái. Trong năm nay, giá đã giảm 9%.

 

Giá dầu Brent trong khi đó giảm 2,85 USD tức 2,6% còn 105,56 USD/thùng – thấp nhất từ 19/12/2011.

 

Phương Thảo

Theo TTVN/Bloomberg

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Giá xăng khó giảm vì cơ chế 20 ngày?

Ngày đăng : 22/05/2012 - 8:27 AM

 

 

Giá thế giới liên tục giảm từ 9-5 (lần giảm giá xăng trong nước) tới nay đã quá 10 ngày, nếu chiếu theo Nghị định 84 thì DN đã phải giảm tương ứng.

 

Giá thế giới liên tục giảm nhưng giá xăng trong nước vẫn chưa giảm theo. Bao giờ thì giá xăng trong nước giảm?

 

Điều hành lạc nhịp

 

Nhìn lại diễn biến giá xăng dầu trong nước thời gian qua, có thể thấy giá xăng trong nước thường xuyên lạc nhịp với giá thế giới.

 

Giá xăng trong nước tăng, giảm không theo nhịp của giá xăng thế giới còn vì hai khoản dính kèm với xăng là thuế và quỹ bình ổn. Khi giá thế giới giảm, thay vì giảm giá xăng trong nước thì Nhà nước tăng thuế, tăng trích quỹ bình ổn. Khi giá thế giới tăng, thay vì tăng giá xăng trong nước thì Nhà nước giảm thuế, cho doanh nghiệp (DN) dùng quỹ bình ổn. Vì vậy mà giá xăng có vẻ lạc nhịp.

 

Vấn đề quan trọng là trong sự lạc nhịp đó có nhiều bất hợp lý. Cụ thể, giá xăng thành phẩm A92 trung bình thế giới tháng 8-2011 là 119 USD/thùng. Khi đó giá xăng trong nước là 20.800 đồng/lít, trong đó thuế nhập khẩu là 0%, trích quỹ bình ổn 300 đồng/lít.

 

Sau nhiều đợt tăng, giảm, đến nay khi giá thế giới còn 114 USD/thùng, thuế nhập khẩu cũng bằng 0%, mức trích quỹ bình ổn cũng là 300 đồng/lít nhưng giá xăng trong nước hiện là 23.300 đồng/lít, cao hơn giá tháng 8-2011 đến 2.500 đồng/lít.

 

Giảm chậm là do… dư luận

 

Nghị định 84/2009 quy định giá xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, DN được quyền quyết định giá. Thời gian tối thiểu giữa hai lần tăng giá là 10 ngày. Thời gian tối đa giữa hai lần giảm giá là 10 ngày.

 

Như vậy, trở lại với giá hiện tại, giá thế giới liên tục giảm 9-5 (lần giảm giá xăng trong nước) tới nay đã quá 10 ngày, nếu chiếu theo Nghị định 84 thì DN đã phải giảm tương ứng.

 

Vì sao DN không giảm? Một DN kinh doanh xăng dầu cho biết khi Nghị định 84 có hiệu lực (tháng 12-2009), DN cũng thực hiện theo nghị định này. Vào thời điểm đó giá xăng thế giới liên tục tăng. Vì vậy, vừa mới áp dụng Nghị định 84 thì giữa tháng 1-2010, DN đã tăng 450 đồng/lít xăng. Một tháng sau, DN tăng thêm 590 đồng/lít (xăng A92 16.990 đồng/lít). Nửa tháng sau, DN vừa chớm có ý định tăng giá thì dư luận liên tục phản ứng sao tăng nhanh thế!

 

Vì dư luận phản ứng mà Bộ Tài chính phải can thiệp, dùng các biện pháp như giảm thuế nhập khẩu thuế, sử dụng quỹ bình ổn để điều hành giá xăng.

 

Từ đó đến nay, Nghị định 84 chỉ còn trên giấy. Quy định 10 ngày tăng, giảm theo giá thế giới đã bị quên.

DN này cho rằng nếu trước đây dư luận không phản đối việc DN tăng giá theo giá thế giới thì bây giờ giá thế giới giảm thì mới buộc được DN giảm ngay.

 

Cơ chế… 20 ngày

 

“Thực tế, nghị định duy nhất trực tiếp điều hành xăng dầu là Nghị định 84. Tất nhiên, Nghị định 84 vẫn có những điểm bất ổn cần chỉnh sửa nhưng về cơ bản thì nên theo cơ chế này” - chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh.

 

Ông Long nhận xét ngày 20-4 giá xăng tăng, đến 9-5 giá xăng giảm, cách khoảng 20 ngày. Như vậy, cũng có thể hiểu ngầm với nhau là Bộ đã có sự thay đổi về cơ chế điều hành. Điều hành giá chỉ trong vòng 20 ngày.

 

Nếu nhận định này đúng, có khả năng giá xăng trong nước sẽ giảm vào khoảng ngày 30-5.

 

Theo một chuyên gia xăng dầu, cơ chế cứ 10 ngày tăng, giảm theo giá thế giới là rất cần thiết, nên được áp dụng. Điều quan trọng khi áp dụng cơ chế này là Nhà nước vẫn phải giám sát và ấn định. Không thể giao quyền cho DN muốn đưa ra mức nào thì đưa. Khi còn cơ chế độc quyền thì DN không thể ấn định giá.

 

Loạn con số lỗ

Việc minh bạch lỗ, lãi của DN xăng dầu là điều mà dư luận rất quan tâm. Tuy nhiên, thời gian qua dư luận cũng không biết thực tế DN lỗ bao nhiêu. Chính cơ quan quản lý nhà nước cũng liên tục thay đổi con số.

Tháng 9-2011, đoàn kiểm tra Bộ Tài chính đã có đợt kiểm tra tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Kết quả ban đầu bộ này đưa ra là trong sáu tháng đầu năm Petrolimex lỗ hơn 1.840 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, một tờ báo đưa thông tin bộ này công bố lại, số lỗ của Petrolimex chỉ còn… 1.300 tỉ đồng.

Nguyên nhân lỗ là do Petrolimex đã chi quá tay cho các chi phí kinh doanh, hoa hồng cho đại lý và do chênh lệch tỉ giá.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc để cuối năm mới kiểm tra một lần thì quá lâu. Trong khi Petrolimex chiếm gần 60% thị phần xăng dầu. Vì vậy, cơ quan quản lý phải kiểm tra thường xuyên, phải có tư liệu, con số theo dõi sát sao hằng ngày.

  

Theo Mai Phương

PLTP


Thép nội dư thừa, thép nhập khẩu vẫn tăng 9,6%

Ngày đăng : 21/05/2012 - 2:28 PM

 

Sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng chủ yếu từ Trung Quốc 635 nghìn tấn, tăng 19,1%; Hàn Quốc 542 nghìn tấn, tăng 7,8%; Đài Loan 269 nghìn tấn, tăng 13,8%...
Theo Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép nhập khẩu trong tháng 4-2012 là 663 nghìn tấn, tăng 9,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước lên 2,46 triệu tấn, tăng 2%, trị giá 1,98 tỷ USD.

Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 4 hơn 25,7 nghìn tấn và 4 tháng đầu năm 2012 là 137,6 nghìn tấn. Sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng chủ yếu từ Trung Quốc 635 nghìn tấn, tăng 19,1%; Hàn Quốc 542 nghìn tấn, tăng 7,8%; Đài Loan 269 nghìn tấn, tăng 13,8%... so với cùng kỳ năm 2011. 

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, do thị trường xây dựng chưa hồi phục nên lượng thép tiêu thụ tháng 4 chỉ đạt 443.600 tấn, giảm gần 15% so với tháng trước. Lượng thép tồn kho hơn 255.000 tấn. Nhiều nhà máy vẫn phải tiết giảm sản xuất, chỉ chạy 50-60% công suất. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu, điện, xăng, dầu đều tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất tăng, buộc các DN thép phải giữ giá thành phẩm ở mức cao. Trong bối cảnh sức tiêu thụ trong nước hạn chế, công suất dư thừa, các DN thép đã đẩy mạnh xuất khẩu. Tính chung 4 tháng, sắt thép xuất khẩu ước đạt 438.000 tấn, tăng 46,6% so với cùng kỳ.

Theo Hoàng Ly
Hà Nội mới

Giá dầu xuống thấp nhất 6 tháng

Ngày đăng : 18/05/2012 - 9:59 AM

 

 

Giá dầu thô vẫn chưa dừng đà giảm và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái vì các ngân hàng Tây Ban Nha bị hạ xếp hạng tín dụng trong khi hoạt động sản xuất tại Mỹ chững lại.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Philadelphia công bố kinh tế khu vực đang tăng chậm lại, làm tăng mối lo nhu cầu, giữa lúc đường ống dẫn dầu Seaway đã sẵn sàng để đảo ngược dòng chảy làm tăng cung. Mối lo khủng hoảng nợ châu Âu trong khi đó chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi có tin Moody’s sẽ hạ xếp hạng của Tây Ban Nha và các ngân hàng nước này.

Jason Schenker, giám đốc công ty tư vấn năng lượng Prestige Economics LLC có trụ sở tại Texas nhận xét, những mối lo về châu Âu ngày càng tăng và dữ liệu kinh tế thất vọng từ Mỹ đã trở thành câu chuyện xuyên suốt thị trường năng lượng 2 tuần qua.

Chốt phiên 17/5, giá dầu WTI giao tháng 6 giảm 25 cent xuống 92,56 USD/thùng – thấp nhất kể từ ngày 2/11/2011. Trong năm nay, giá đã giảm 6,3%.

Giá dầu Brent giao tháng 7 hạ 2,26 USD tức 2,1% còn 107,49 USD/thùng – thấp nhất từ 30/12/2011.

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch hôm qua hạ xếp hạng của Hy Lạp từ B- xuống CCC, chỉ ra nguy cơ quốc gia này sẽ phải rời khỏi khu vực đồng euro ngày càng lớn. Ngoài ra, 2 người thông thạo nguồn tin nhưng dấu tên cho biết, Moody’s sẽ hạ xếp hạng tín dụng của các ngân hàng Tây Ban Nha sau 9h tối theo giờ Madrid. 

Bộ Năng lượng Mỹ trước đó 1 ngày công bố dự trữ dầu thô của nước này lên tới 381,6 triệu thùng trong tuần trước – cao nhất kể từ năm 1990. Nguồn cung dầu tại Cushing – điểm trung chuyển dầu tới sàn giao dịch Nymex – cũng tăng 1 triệu thùng lên 45,1 triệu thùng trong tuần đến 11/5 – cao nhất kể từ năm 2004.

Phương Thảo

Theo TTVN/Bloomberg

 


Mất kiên nhẫn vì giá giảm, SPDR bán vàng

Ngày đăng : 17/05/2012 - 10:00 AM

 

Cùng với việc bán ra và giá vàng vẫn chưa dừng đà giảm nên giá trị tài sản của SPDR cũng sụt tới 1,23 tỷ USD trong ngày hôm qua.

Sau 3 ngày không có động thái mua bán nào nhưng phải chứng kiến tài sản “bốc hơi” liên tục, quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR ngày 16/5 đã bán bớt 510 kg vàng, đưa lượng nắm giữ xuống còn 1.276,6 tấn.

Cùng với việc bán ra và bởi giá vàng vẫn chưa dừng đà giảm - hiện đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái tới nay, nên giá trị tài sản của SPDR cũng sụt giảm 1,23 tỷ USD trong ngày hôm qua, xuống còn 63,543 tỷ USD. So với phiên giao dịch gần nhất là ngày 10/5, tài sản của SPDR giảm tới 2,067 tỷ USD.

Riêng tuần trước, dù mua vào hơn 2 tấn vàng nhưng giá trị của SPDR vẫn giảm xấp xỉ 2,4 tỷ USD. Từ đầu năm tới nay, quỹ này chịu lỗ hơn 4,5 tỷ USD.

Biến động về lượng vàng nắm giữ của SPDR từ tháng 3 tới nay:

Ngày giao dịch

Lượng vàng nắm giữ (tấn)

16/5

1276,60

10/5

1277,11

7/5

1274,99

1/5

1274,09

27/4

1284,36

23/4

1281,94

10/4

1286,17

27/3

1286,62

26/3

1288,74

22/3

1282,69

20/3

1290,25

13/3

1293,27

 
Nguyễn Hằng

Theo TTVN


Giá dầu còn chưa đến 94 USD/thùng

Ngày đăng : 16/05/2012 - 10:17 AM

 

Giá dầu chưa dừng đà giảm khi nỗ lực kêu gọi thành lập một chính phủ thống nhất ở Hy Lạp không thành công, khiến đồng euro lao dốc.

Khả năng báo cáo từ chính phủ Mỹ ngày hôm nay sẽ cho thấy nguồn cung tiếp tục ở mức cao nhất trong hơn 2 thập kỷ cũng góp phần gây áp lực lên giá.

Đóng cửa phiên 15/5, giá dầu WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex giảm 80 cent xuống 93,98 USD/thùng – thấp nhất kể từ 19/12/2011.

Giá dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE trong khi đó tăng 67 cent lên 112,24 USD/thùng khi kỳ hạn này sẽ đáo hạn trong ngày 16/5.

Hy Lạp vẫn chưa có được một chính phủ thống nhất kể từ cuộc bầu cử hôm 6/5, làm tăng thêm khả năng nước này sẽ không thực hiện cam kết cắt giảm chi tiêu theo điều khoản để đổi lấy 2 gói cứu trợ đã đàm phán từ cách đây 2 năm. Và điều này có thể khiến Athens phải rời khỏi khu vực đồng euro.

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland, Bồ Đào Nha, Italia và Tây Ban Nha. Thế giới giờ đây e ngại, nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ gây hậu quả khôn lường. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Scheuble lên tiếng, Hy Lạp cần thiết phải có một chính phủ đồng thuận với các điều khoản của gói cứu trợ quốc tế và ở lại khu vực đồng tiền chung.

Về tình hình nguồn cung, theo khảo sát của Bloomberg, Bộ Năng lượng Mỹ có thể sẽ công bố báo cáo cho thấy dự trữ dầu tuần trước tiếp tục tăng thêm 1,75 triệu thùng lên 381,3 triệu thùng – cao nhất kể từ tháng 8/1990.

Nguồn cung dồi dào từ Mỹ cộng với mối lo Hy Lạp đã khiến giá dầu giảm liên tục trong thời gian gần đây. So với cuối năm ngoái, giá hiện thấp hơn 4,9%.

Phương Thảo

Theo TTVN/Bloomberg


 

Tin mới cập nhật