Thép nội dư thừa, thép nhập khẩu vẫn tăng 9,6%

Ngày đăng : 21/05/2012 - 2:28 PM

 

Sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng chủ yếu từ Trung Quốc 635 nghìn tấn, tăng 19,1%; Hàn Quốc 542 nghìn tấn, tăng 7,8%; Đài Loan 269 nghìn tấn, tăng 13,8%...
Theo Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép nhập khẩu trong tháng 4-2012 là 663 nghìn tấn, tăng 9,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước lên 2,46 triệu tấn, tăng 2%, trị giá 1,98 tỷ USD.

Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 4 hơn 25,7 nghìn tấn và 4 tháng đầu năm 2012 là 137,6 nghìn tấn. Sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng chủ yếu từ Trung Quốc 635 nghìn tấn, tăng 19,1%; Hàn Quốc 542 nghìn tấn, tăng 7,8%; Đài Loan 269 nghìn tấn, tăng 13,8%... so với cùng kỳ năm 2011. 

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, do thị trường xây dựng chưa hồi phục nên lượng thép tiêu thụ tháng 4 chỉ đạt 443.600 tấn, giảm gần 15% so với tháng trước. Lượng thép tồn kho hơn 255.000 tấn. Nhiều nhà máy vẫn phải tiết giảm sản xuất, chỉ chạy 50-60% công suất. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu, điện, xăng, dầu đều tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất tăng, buộc các DN thép phải giữ giá thành phẩm ở mức cao. Trong bối cảnh sức tiêu thụ trong nước hạn chế, công suất dư thừa, các DN thép đã đẩy mạnh xuất khẩu. Tính chung 4 tháng, sắt thép xuất khẩu ước đạt 438.000 tấn, tăng 46,6% so với cùng kỳ.

Theo Hoàng Ly
Hà Nội mới

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Giá dầu xuống thấp nhất 6 tháng

Ngày đăng : 18/05/2012 - 9:59 AM

 

 

Giá dầu thô vẫn chưa dừng đà giảm và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái vì các ngân hàng Tây Ban Nha bị hạ xếp hạng tín dụng trong khi hoạt động sản xuất tại Mỹ chững lại.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Philadelphia công bố kinh tế khu vực đang tăng chậm lại, làm tăng mối lo nhu cầu, giữa lúc đường ống dẫn dầu Seaway đã sẵn sàng để đảo ngược dòng chảy làm tăng cung. Mối lo khủng hoảng nợ châu Âu trong khi đó chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi có tin Moody’s sẽ hạ xếp hạng của Tây Ban Nha và các ngân hàng nước này.

Jason Schenker, giám đốc công ty tư vấn năng lượng Prestige Economics LLC có trụ sở tại Texas nhận xét, những mối lo về châu Âu ngày càng tăng và dữ liệu kinh tế thất vọng từ Mỹ đã trở thành câu chuyện xuyên suốt thị trường năng lượng 2 tuần qua.

Chốt phiên 17/5, giá dầu WTI giao tháng 6 giảm 25 cent xuống 92,56 USD/thùng – thấp nhất kể từ ngày 2/11/2011. Trong năm nay, giá đã giảm 6,3%.

Giá dầu Brent giao tháng 7 hạ 2,26 USD tức 2,1% còn 107,49 USD/thùng – thấp nhất từ 30/12/2011.

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch hôm qua hạ xếp hạng của Hy Lạp từ B- xuống CCC, chỉ ra nguy cơ quốc gia này sẽ phải rời khỏi khu vực đồng euro ngày càng lớn. Ngoài ra, 2 người thông thạo nguồn tin nhưng dấu tên cho biết, Moody’s sẽ hạ xếp hạng tín dụng của các ngân hàng Tây Ban Nha sau 9h tối theo giờ Madrid. 

Bộ Năng lượng Mỹ trước đó 1 ngày công bố dự trữ dầu thô của nước này lên tới 381,6 triệu thùng trong tuần trước – cao nhất kể từ năm 1990. Nguồn cung dầu tại Cushing – điểm trung chuyển dầu tới sàn giao dịch Nymex – cũng tăng 1 triệu thùng lên 45,1 triệu thùng trong tuần đến 11/5 – cao nhất kể từ năm 2004.

Phương Thảo

Theo TTVN/Bloomberg

 


Mất kiên nhẫn vì giá giảm, SPDR bán vàng

Ngày đăng : 17/05/2012 - 10:00 AM

 

Cùng với việc bán ra và giá vàng vẫn chưa dừng đà giảm nên giá trị tài sản của SPDR cũng sụt tới 1,23 tỷ USD trong ngày hôm qua.

Sau 3 ngày không có động thái mua bán nào nhưng phải chứng kiến tài sản “bốc hơi” liên tục, quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR ngày 16/5 đã bán bớt 510 kg vàng, đưa lượng nắm giữ xuống còn 1.276,6 tấn.

Cùng với việc bán ra và bởi giá vàng vẫn chưa dừng đà giảm - hiện đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái tới nay, nên giá trị tài sản của SPDR cũng sụt giảm 1,23 tỷ USD trong ngày hôm qua, xuống còn 63,543 tỷ USD. So với phiên giao dịch gần nhất là ngày 10/5, tài sản của SPDR giảm tới 2,067 tỷ USD.

Riêng tuần trước, dù mua vào hơn 2 tấn vàng nhưng giá trị của SPDR vẫn giảm xấp xỉ 2,4 tỷ USD. Từ đầu năm tới nay, quỹ này chịu lỗ hơn 4,5 tỷ USD.

Biến động về lượng vàng nắm giữ của SPDR từ tháng 3 tới nay:

Ngày giao dịch

Lượng vàng nắm giữ (tấn)

16/5

1276,60

10/5

1277,11

7/5

1274,99

1/5

1274,09

27/4

1284,36

23/4

1281,94

10/4

1286,17

27/3

1286,62

26/3

1288,74

22/3

1282,69

20/3

1290,25

13/3

1293,27

 
Nguyễn Hằng

Theo TTVN


Giá dầu còn chưa đến 94 USD/thùng

Ngày đăng : 16/05/2012 - 10:17 AM

 

Giá dầu chưa dừng đà giảm khi nỗ lực kêu gọi thành lập một chính phủ thống nhất ở Hy Lạp không thành công, khiến đồng euro lao dốc.

Khả năng báo cáo từ chính phủ Mỹ ngày hôm nay sẽ cho thấy nguồn cung tiếp tục ở mức cao nhất trong hơn 2 thập kỷ cũng góp phần gây áp lực lên giá.

Đóng cửa phiên 15/5, giá dầu WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex giảm 80 cent xuống 93,98 USD/thùng – thấp nhất kể từ 19/12/2011.

Giá dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE trong khi đó tăng 67 cent lên 112,24 USD/thùng khi kỳ hạn này sẽ đáo hạn trong ngày 16/5.

Hy Lạp vẫn chưa có được một chính phủ thống nhất kể từ cuộc bầu cử hôm 6/5, làm tăng thêm khả năng nước này sẽ không thực hiện cam kết cắt giảm chi tiêu theo điều khoản để đổi lấy 2 gói cứu trợ đã đàm phán từ cách đây 2 năm. Và điều này có thể khiến Athens phải rời khỏi khu vực đồng euro.

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland, Bồ Đào Nha, Italia và Tây Ban Nha. Thế giới giờ đây e ngại, nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ gây hậu quả khôn lường. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Scheuble lên tiếng, Hy Lạp cần thiết phải có một chính phủ đồng thuận với các điều khoản của gói cứu trợ quốc tế và ở lại khu vực đồng tiền chung.

Về tình hình nguồn cung, theo khảo sát của Bloomberg, Bộ Năng lượng Mỹ có thể sẽ công bố báo cáo cho thấy dự trữ dầu tuần trước tiếp tục tăng thêm 1,75 triệu thùng lên 381,3 triệu thùng – cao nhất kể từ tháng 8/1990.

Nguồn cung dồi dào từ Mỹ cộng với mối lo Hy Lạp đã khiến giá dầu giảm liên tục trong thời gian gần đây. So với cuối năm ngoái, giá hiện thấp hơn 4,9%.

Phương Thảo

Theo TTVN/Bloomberg


Xuống 1.556,5 USD/ounce, giá vàng thấp nhất trong năm

Ngày đăng : 15/05/2012 - 11:05 AM

 

Nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ở đồng USD khi vấn đề nợ công châu Âu ngày càng xấu đi. Có ý kiến cho rằng giá vàng có thể xuống dưới 1.500 USD/ounce.

Giá vàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng rưỡi qua do đồng USD mạnh lên và nhà đầu tư đẩy mạnh thanh lý các tài sản rủi ro sau khi bế tắc chính trị tại Hy Lạp làm dấy lên lo ngại nước này sẽ vỡ nợ và đẩy cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tình thế “bi đát” hơn.

Theo Peter Buchanan, chuyên gia kinh tế cao cấp tại CIBC World Markets có trụ sở ở Toronto, áp lực bán vẫn tiếp diễn khi mà vấn đề châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp chưa có cải thiện. Các nhà lãnh đạo Hy Lạp cho đến hôm qua vẫn chưa đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ thống nhất để tránh một cuộc bầu cử mới vào tháng 6, khiến cho nước này tiến gần hơn tới khả năng mất kiểm soát về tài chính.

Đóng cửa phiên 14/5, giá vàng giao ngay xuống 1.556,5 USD/ounce – thấp nhất kể từ 30/12/2011. Giá vàng giao tháng 6 giảm 23 USD tức 1,38% xuống 1.561 USD/ounce. 

 

Giá vàng thế giới đang ở mức thấp nhất trong năm (nguồn: kitco)

Daniel Briesemann, chuyên gia phân tích tại Commerzbank nhận xét, nhà đầu tư đang tìm kiếm an toàn ở đồng USD, việc đồng bạc xanh có khả năng mạnh hơn nữa rõ ràng là gây áp lực xấu lên vàng khi kim loại quý này thể hiện là một tài sản rủi ro trong năm nay. Ông cho biết thêm sẽ không ngạc nhiên nếu giá vàng thử mức thấp của tháng 12 năm ngoái tại 1.520 USD/ounce. “Nếu không dừng lại ở đó, chúng ta sẽ chứng kiến vàng xuống dưới 1.500 USD”, ông nói.

Đồng Euro hôm qua xuống thấp nhất 4 tháng so với USD vì lo ngại Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng euro và kết quả bầu cử ở bang đông dân nhất nước Đức cho thấy đảng của đương kim thủ tướng đã thất bại.

Ngoài tác động từ USD, tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng sau số liệu từ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ cho thấy, các quỹ quản lý tiền tệ đầu tư vào vàng kỳ hạn và quyền chọn đã giảm 20% vị thế mua trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Ngày càng nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào xu hướng giá xuống của kim loại quý.

Nguyễn Hằng

Theo TTVN/Reuters

 


Tăng giảm giá xăng nên tính theo tuần

Ngày đăng : 14/05/2012 - 2:12 PM

 

Theo PGS- TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, Bộ Tài chính, việc áp dụng Nghị định 84 trong kinh doanh xăng dầu hiện nay có rất nhiều điểm bất cập cần sửa ngay.

Điều hành méo mó

Ông đánh giá việc điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84 thời gian qua thế nào?

Thực tế cho thấy, điều chỉnh giá xăng dầu vừa qua, làm sai với quy định. Quy định là 30 ngày mới điều chỉnh nhưng mới 18 ngày giá biến động đã cho điều chỉnh.

Nghị định 84 cũng quy định giá theo thị trường sẽ do doanh nghiệp tự quyết định. Quy định như vậy là sai về bản chất, vì thị trường còn độc quyền mà để doanh nghiệp tự định giá là không đúng.

Cũng như thị trường viễn thông trước đây, khi chỉ có một mình VNPT thì giá do họ tự quyết định. Khi có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh thì ngay lập tức giá do thị trường quyết định. Doanh nghiệp đua giảm giá, khuyến mãi để kích cầu. Đây là vấn đề cần xem xét.

Cái sai nữa là, Nghị định 84 đã quy định khi thị trường có biến động, doanh nghiệp sẽ được phép điều chỉnh ở một mức độ nhất định.

Nhưng thực tế, mỗi lần giá thế giới tăng thì doanh nghiệp cũng không được điều chỉnh mà phải do cơ quan quản lý quyết định. Không thể có một cơ chế nửa vời trong quản lý giá thị trường. Một là doanh nghiệp định giá, hai là nhà nước định giá.

Việc quản lý, thực thi chính sách méo mó như vậy, phải chăng để dễ dàng lợi ích nhóm chi phối, nhằm trục lợi, thưa ông?

Doanh nghiệp thì bao giờ cũng kêu lỗ. Như trước đây chưa kiểm toán thì kêu lỗ nhưng khi kiểm toán xong thì lại lòi ra vấn đề không phải như vậy.

Nên cơ quan chức năng cần phải có năng lực và công tâm. Ở các nước họ rất nghiêm ngặt trong kiểm soát để tránh tình trạng vận động để được tăng giá bán.

Cơ quan quản lý và doanh nghiệp luôn nói giá xăng dầu minh bạch nhưng cần lưu ý các số liệu về mức thuế, phí, hao hụt định mức, hoa hồng, lợi nhuận định mức là những số cố định.

Tuy nhiên, các thông tin do doanh nghiệp, cơ quan quản lý đưa ra có minh bạch, chính xác hay không lại là một vấn đề.

Còn về cơ cấu giá thì rất rõ ràng rồi. Minh bạch ở đây là độ trong sáng, tính chính xác của thông tin. Đưa thông tin ra cũng là minh bạch nhưng vấn đề có chính xác hay không lại là chuyện khác.

Vậy tới đây, theo ông cần sửa Nghị định 84 ra sao?

Trước tiên phải xác định thị trường xăng dầu hiện nay có phải thị trường độc quyền hay không. Đây là điều cực kỳ quan trọng do theo nguyên tắc về quản lý giá, tùy theo tính chất thị trường sẽ có hình thức quản lý giá phù hợp.

Nếu là thị trường độc quyền thì nhà nước định giá và không trái với quy luật. Ngay trong dự thảo Luật Giá sắp được ban hành, các sản phẩm độc quyền sẽ do Nhà nước định giá. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch.

Nếu là thị trường cạnh tranh thực sự thì giá cả sẽ do thị trường quyết định, Nhà nước chỉ giám sát xem việc thực thi thế nào.

Phải xem lại cơ cấu giá xăng dầu và quyết định Nhà nước hay doanh nghiệp được tự định giá. Cùng với đó phải xem lại cơ cấu giá cơ sở đã hợp lý chưa.

Theo quy định của Nghị định 84, việc thực hiện trong thời gian qua là không đúng quy định.

Thứ nhất, thị trường xăng dầu hiện nay chưa phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Nó thể hiện ở chỗ có vài doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối chiếm thị phần rất lớn.

Cộng lại Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro là chiếm hơn 80% thị phần, trong đó riêng Petrolimex hiện chiếm hơn 60%. Chiếu theo Luật Cạnh tranh thì Petrolimex đang đơn vị thống lĩnh thị trường.

Ở các nước, để đánh giá vị thế độc quyền của một doanh nghiệp người ta dựa trên tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, 3 doanh nghiệp chiếm thị phần hơn 70% đã là độc quyền. Luật Cạnh tranh cũng quy định doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần cũng đã là độc quyền.

Như vậy, khi đã xác định thị trường xăng dầu là thị trường độc quyền thì phải có cơ chế quản lý giá phù hợp, trong đó phải xem lại cơ cấu giá cần bao gồm các khoản gì.

Ngay cả với việc hình thành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng cần xem lại. Xác định lại việc lập quỹ thì ai đứng ra thu, thu khi nào.

Cơ quan quản lý giá luôn vin lý do phải tính giá xăng dầu theo mức dự trữ bình quân 30 ngày. Vậy ở các nước họ tính giá xăng dầu dự trữ trong cơ cấu hình thành giá như thế nào và với Việt Nam thế nào là phù hợp?

Vừa rồi tôi có đi Mỹ, tôi hỏi họ điều hành giá xăng dầu thế nào. Họ tính dự trữ xăng dầu đảm bảo ít nhất 2 tháng nhưng không lấy đó làm mốc thời gian để tính giá xăng dầu.

Tính như vậy thì chết. Giá thế giới biến động phức tạp, nên việc điều hành của họ rất linh hoạt.

Thực tế, nếu yêu cầu doanh nghiệp tính dự trữ bình quân dài quá sẽ dẫn tới ứ đọng vốn còn dự trữ ngắn quá cũng nguy hiểm.

Về nguyên tắc, dự trữ lưu thông càng dài càng tốt nhưng theo quan điểm của tôi, việc điều hành tính giá xăng dầu bình quân nên rút từ 30 ngày như hiện nay xuống còn 7 ngày là vừa, không nên để dài hơn thời gian trên.

Việc điều hành cũng cần xác định giá bình quân tính theo giá thời kỳ hay thời điểm. Thời điểm có thể là một ngày, còn giá thời kỳ có thể tính theo một tháng, một năm.

Vì thế nên căn cứ mức biến động của giá bình quân thế giới trong một tuần để tính thay đổi giá bán trong nước. Phải đi theo giá thị trường chứ không phải để 30 ngày như cách tính hiện nay.

Trong tình hình biến động như hiện nay, việc yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải giữ giá để bình ổn thị trường cũng là khong phù hợp.

Mở cửa cho doanh nghiệp ngoại 

Doanh nghiệp cũng hay kêu, chi phí định mức 600 đồng/lít xăng dầu hiện nay là không còn phù hợp. Theo ông, nên tính định mức chi phí thế nào?

Việc quy định chi phí định mức cố định như hiện nay là không còn phù hợp, cần thay đổi. Vì chi phí bình quân của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Nếu ông phải chở hàng đi toàn quốc, phải đưa đi các vùng sâu vùng xa chi phí sẽ cao hơn doanh nghiệp chỉ chở hàng đi theo đoạn ngắn hay chỉ chở hàng ở đồng bằng.

Vì vậy, trước tiên phải điều chỉnh mức hao hụt khi vận chuyển của mỗi doanh nghiệp như thế nào.

Thứ hai, nên áp dụng chi phí định mức theo tỷ lệ lợi nhuận nhất định. Có thể quy định mức tính theo mức vốn doanh nghiệp bỏ ra cộng thêm mức lãi bình quân của xã hội. Theo tôi, tính theo mức lãi từ 5 – 10% là phù hợp.

Việc tính chi phí định mức của mỗi doanh nghiệp cũng không nên để doanh nghiệp tự tính toán, rồi trình cơ quan quản lý thông qua, mà phải để cơ quan độc lập xác định và công bố chi phí định mức của mỗi doanh nghiệp.

Ở các nước, cụ thể ở Mỹ trước đây, khi Microsoft chiếm thị phần quá lớn là cơ quan chức năng yêu cầu thực hiện việc chia tách. Vậy theo ông, có cần chia tách Petrolimex ra?

Việc chia tách thì chưa thể thực hiện được do chúng ta có chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh. Như ở các nước, khi thấy một tập đoàn nào lớn quá là họ thực hiện việc tách để tránh độc quyền.

Với Việt Nam hiện nay, trước tiên có thể thực hiện từng bước, từ cổ phần hóa rồi mới đến chia tách. Cùng với đó, cần phá thế độc quyền của doanh nghiệp bằng cách tạo sân chơi cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường.

Bộ Tài chính từng đề cập phải đưa Quỹ bình ổn giá về bộ này đề quản lý. Theo ông có cần thiết làm việc này?

Để quỹ ở đâu cũng được. Điều quan trọng là phải đưa tiền về một quỹ tập trung (không để rải rác ở các DN như hiện nay) và làm sinh lời số tiền này. Nguồn tiền dự trữ có sinh lời này sẽ giúp việc giải quyết rủi ro tốt hơn.

Cảm ơn ông!

Theo Phạm Tuyên
Tiền phong

 

Tin mới cập nhật