[FINVN] Top Market 1/4/2013

Ngày đăng : 13/04/2013 - 1:57 PM
Ticker Name Exchange Date/Time Close Volume Change % % T+4 % 1YRS Fast Signal Signal Score UFO
JNJ Johnson & Johnson Dow Jones 4/1/2013 81.93 7376800 0.49 2.75 15.66 9.00 10
UNH UnitedHealth Group Inc Dow Jones 4/1/2013 58.97 9006100 3.08 8.28 8.12 9.00 2
^JKSE Jakarta Composite Asia 4/1/2013 4937.58 5292931584 -0.07 4.54 13.60 8.00 9
EWM iShares MSCI Malaysia Index Asia 4/1/2013 14.81 1068600 -1.07 2.14 -2.76 8.00 0
PFE Pfizer Inc Dow Jones 4/1/2013 28.84 19279600 -0.07 1.62 11.31 8.00 5
T AT&T Inc Dow Jones 4/1/2013 37.25 24205600 1.53 2.25 6.43 8.00 2
WMT Walmart Stores Inc Dow Jones 4/1/2013 75.43 8415400 0.80 1.55 8.94 8.00 2
^MXX IPC America 4/1/2013 43932.52 160765600 -0.33 3.30 -0.84 7.00 0
^STI STRAITS TIMES INDEX Asia 4/1/2013 3307.58 126263800 -0.02 1.50 3.31 7.00 2
CLK3 May 2013 Light Sweet Crude Oil Future Commodity 4/1/2013 96.95 9962 -0.25 3.31 4.43 7.00 1
KO The Coca-Cola Co Dow Jones 4/1/2013 40.45 8200500 0.02 1.02 7.58 7.00 2
MSFT Microsoft Corp Dow Jones 4/1/2013 28.61 29201100 0.00 1.27 3.58 7.00 1
PG Procter & Gamble Co Dow Jones 4/1/2013 77.70 7266000 0.83 0.56 11.98 7.00 5
USDRUB US Dollar Russian Ruble Forex 4/1/2013 31.10 10253 0.15 0.66 3.23 7.00 1
^GSPC 500 Index America 4/1/2013 1562.17 2753110016 -0.45 0.34 6.82 6.00 5
^KLSE Kuala Lumpur SE Composite Asia 4/1/2013 1667.61 118261000 -0.24 1.44 -0.42 6.00 1
^KS11 KOSPI Composite Index Asia 4/1/2013 1995.99 269200 -0.44 0.93 -1.73 6.00 0
^SSMI Swiss Market Europe 4/1/2013 7813.70 0 0.00 0.90 14.53 6.00 7
AXP American Express Co Dow Jones 4/1/2013 67.26 3012600 -0.30 1.57 14.49 6.00 6
djia Dow Jones Industrial Average America 4/1/2013 14572.85 2753110016 -0.04 0.42 8.65 6.00 2
EPM3 June 2013 Future SP500 E-mini Index 4/1/2013 1556.25 2263 -0.43 0.26 6.89 6.00 2
EWS iShares MSCI Singapore Index Asia 4/1/2013 13.83 848900 -0.93 1.32 -0.43 6.00 0
NZDUSD New Zealand Dollar US Dollar Forex 4/1/2013 0.84 14919 0.03 0.20 0.35 6.00 0
TRV Travelers Companies Inc Dow Jones 4/1/2013 83.95 1306000 -0.29 0.31 15.22 6.00 6
USDDKK US Dollar Danish Krone Forex 4/1/2013 5.80 6735 -0.24 0.04 2.55 6.00 1
USDHRK US Dollar Croatia Kuna Forex 4/1/2013 5.90 4757 -0.22 0.07 3.11 6.00 1
USDLVL US Dollar Latvian Lats Forex 4/1/2013 0.54 1265 -0.13 0.02 3.24 6.00 0
VZ Verizon Communications Inc Dow Jones 4/1/2013 49.22 6926600 0.14 0.41 11.18 6.00 5
XOM Exxon Mobil Corp Dow Jones 4/1/2013 90.77 9414200 0.73 1.66 2.32 6.00 0
YHOO Yahoo Inc Nasdaq 4/1/2013 23.50 12344300 -0.13 1.03 17.03 6.00 7
YMM3 June 2013 Future Mini-sized Dow Index 4/1/2013 14503.00 6992 -0.01 0.30 8.84 6.00 5
^TWII Taiwan Weighted Asia 4/1/2013 7899.24 1560000 -0.24 0.55 1.54 5.00 1
BA Boeing Co Dow Jones 4/1/2013 85.25 2867200 -0.70 0.51 10.61 5.00 5
GBPUSD Pound Dollar Forex 4/1/2013 1.52 27685 0.25 0.38 -6.29 5.00 -4
HPQ Hewlett-Packard Co Dow Jones 4/1/2013 23.31 25232300 -2.22 1.17 55.19 5.00 10
INTC Intel Corp Dow Jones 4/1/2013 21.43 33718100 -1.88 0.47 0.23 5.00 0
MO Altria Group Inc Nyse 4/1/2013 34.28 542 -0.17 1.12 5.44 5.00 1
MRK Merck & Co Inc Dow Jones 4/1/2013 44.35 9901900 0.34 1.03 7.28 5.00 0
NGK3 May 2013 Nature Gas Future Commodity 4/1/2013 4.03 7212 0.25 1.69 24.57 5.00 2
USDHKD US Dollar Hong Kong Dollar Forex 4/1/2013 7.76 1554 -0.01 0.02 0.16 5.00 2
USDLTL US Dollar Lithuanian Litas Forex 4/1/2013 2.69 6870 -0.22 0.00 2.62 5.00 1
USDPLN US Dollar Polish Zloty Forex 4/1/2013 3.24 8635 -0.32 0.09 5.30 Sell 5.00 1
AIG American International Group Inc Nyse 4/1/2013 38.23 1188 -1.42 1.19 4.88 4.00 1
EWY iShares MSCI South Korea Capped Index Asia 4/1/2013 58.81 1949900 -1.04 1.80 -9.48 Sell 4.00 -1
HD Home Depot Inc Dow Jones 4/1/2013 69.67 5357700 -0.16 0.16 9.75 4.00 2
IBM International Business Machines Co Dow Jones 4/1/2013 212.38 2144500 -0.43 0.14 8.16 4.00 2
MCD McDonald's Corp Dow Jones 4/1/2013 99.05 3155800 -0.64 -0.22 9.91 4.00 5
THD iShares MSCI Thailand Capped Invstbl Mkt Asia 4/1/2013 90.44 169600 -0.72 3.42 7.40 4.00 5
USDCCK US Dollar Czech Koruna Forex 4/1/2013 20.05 12523 0.01 -0.01 4.96 4.00 2
USDSEK US Dollar Swedish Krona Forex 4/1/2013 6.51 13049 -0.19 -0.11 0.38 4.00 0
^BVSP Bovespa America 4/1/2013 55902.00 2755200 -0.80 1.19 -10.63 3.00 -2
AUDJPY Australian Dollar Yen Forex 4/1/2013 97.18 12947 -0.90 -1.29 5.96 Sell 3.00 2
AUDUSD Australian Dollar Forex 4/1/2013 1.04 17990 0.04 -0.31 -0.77 Buy 3.00 0
CSCO Cisco Systems Inc Dow Jones 4/1/2013 20.83 40009200 -0.33 0.39 2.41 3.00 0
DD E. I. du Pont de Nemours and Co Dow Jones 4/1/2013 49.01 4619300 -0.31 -0.53 6.85 3.00 2
ENQM3 June 2013 Future Nasdaq 100 E-mini Index 4/1/2013 2789.75 6521 -0.84 -0.24 1.82 3.00 1
MMM 3M Co Dow Jones 4/1/2013 105.65 1684300 -0.62 -0.72 11.47 3.00 5
UTX United Technologies Corp Dow Jones 4/1/2013 92.92 2543400 -0.55 -0.72 10.62 3.00 2
^HSI HANG SENG INDEX Asia 4/1/2013 22299.63 0 0.00 0.83 -4.34 2.00 -1
AA Alcoa Inc Dow Jones 4/1/2013 8.39 21239000 -1.53 -0.71 -6.67 2.00 -1
AEX.AS Netherland AEX General Europe 4/1/2013 348.10 0 0.00 -0.18 1.57 2.00 0
CADJPY Canadian Dollar Japanese Yen Forex 4/1/2013 91.68 8611 -0.89 -0.53 3.43 Sell 2.00 1
DIS Walt Disney Co Dow Jones 4/1/2013 56.69 6722400 -0.19 -0.16 10.94 2.00 2
GBPJPY Pound Yen Forex 4/1/2013 141.98 54182 -0.72 -0.63 0.04 Sell 2.00 0
GLD SPDR Gold Shares Commodity 4/1/2013 154.67 4288100 0.14 -0.57 -5.21 Buy 2.00 -4
HON Honeywell International Inc Nyse 4/1/2013 74.30 2195 -1.31 -1.18 14.73 Sell 2.00 6
NZDJPY NZ Dollar Doleris Japanese Yen Forex 4/1/2013 78.01 8497 -1.07 -0.78 7.13 Sell 2.00 2
USDCHF US Dollar Swiss Franc Forex 4/1/2013 0.95 25973 -0.28 -0.25 3.13 Sell 2.00 1
USDHUF US Dollar Hungarian Forint Forex 4/1/2013 235.92 9786 -0.37 -0.85 7.24 Sell 2.00 2
USDMXN US Dollar Mexican Peso Forex 4/1/2013 12.36 15494 0.42 0.10 -2.99 Buy 2.00 -4
USDNOK US Dollar Norwegian Krone Forex 4/1/2013 5.82 6918 -0.44 -0.40 4.97 Sell 2.00 2
VNM Market Vectors Vietnam ETF Asia 4/1/2013 20.56 750300 0.73 -0.53 8.50 Buy 2.00 1
^BSESN BSE 30 Asia 4/1/2013 18864.75 8400 0.15 0.38 -4.31 1.00 -2
^GSPTSE S&P TSX Composite America 4/1/2013 12695.10 1015200 -0.43 -0.49 1.23 1.00 0
^N225 Nikkei 225 Asia 4/1/2013 12135.02 198200 -2.12 -3.28 13.54 1.00 7
BAC Bank of America Corp Dow Jones 4/1/2013 12.15 86281600 -0.25 -3.26 1.00 1.00 1
CAT Caterpillar Inc Dow Jones 4/1/2013 85.64 5666900 -1.53 -2.10 -8.41 Sell 1.00 -2
CHFJPY Swiss Franc Yen Forex 4/1/2013 98.49 11449 -0.65 -0.74 3.53 Sell 1.00 1
CVX Chevron Corp Dow Jones 4/1/2013 119.61 4322200 0.66 -1.30 8.35 Buy 1.00 2
EURJPY Euro Yen Exchange Rate Forex 4/1/2013 119.79 63761 -0.77 -0.99 4.03 Sell 1.00 0
FB Facebook Inc Nasdaq 4/1/2013 25.53 22249300 -0.20 -0.78 -8.82 1.00 -1
GE General Electric Co Dow Jones 4/1/2013 23.08 27449700 -0.17 -1.24 8.15 1.00 1
GOLD GOLD Commodity 4/1/2013 1599.02 19852 0.15 -0.59 -5.18 1.00 -2
NKDM3 June Future 2013 Nikkei 225 Commodity 4/1/2013 12115.00 2318 -2.92 -2.92 11.40 Sell 1.00 5
USDCAD Canadian Dollar Forex 4/1/2013 1.02 12143 -0.09 -0.47 3.22 1.00 1
USDJPY US Dollar Japanese Yen Forex 4/1/2013 93.23 47664 -1.05 -1.00 6.75 Sell 1.00 2
USDZAR US Dollar South African Rand Forex 4/1/2013 9.18 5936 -0.17 -1.17 8.31 1.00 1
C Citigroup Inc Nyse 4/1/2013 43.78 2072 -1.02 -3.21 6.21 0.00 1
EURUSD Euro Dollar Forex 4/1/2013 1.28 33088 0.24 -0.00 -2.55 0.00 -2
EWJ iShares MSCI Japan Index Asia 4/1/2013 10.38 29998800 -3.89 -3.62 3.90 Sell Sell 0.00 2
GOOG Google Inc Nasdaq 4/1/2013 801.19 1807300 0.88 -1.13 10.78 0.00 2
JPM JPMorgan Chase and Co Dow Jones 4/1/2013 47.83 17442200 0.78 -1.95 7.10 0.00 1
USDCNH US DOLLAR to China Offshore Spot Forex 4/1/2013 6.20 590 0.06 -0.04 -0.36 Buy 0.00 -1
USDSGD US Dollar to Singapore Dollar Rate Forex 4/1/2013 1.24 3132 0.07 -0.33 1.61 Buy 0.00 1
USDTRY Dollar Turkish Lira Forex 4/1/2013 1.80 6214 -0.16 -0.92 1.49 0.00 0
^GDAXI Deutscher Aktien IndeX Europe 4/1/2013 7795.31 0 0.00 -1.47 0.21 -1.00 0
^SSEC Shanghai Composite Asia 4/1/2013 2234.40 77400 -0.10 -3.97 -1.87 -2.00 0
SILVER SILVER Commodity 4/1/2013 28.01 3782 -1.09 -2.44 -9.67 -2.00 -4
SK3 May 2013 Soybean Future Index 4/1/2013 1392.00 7301 -0.85 -3.27 -0.85 Sell -2.00 -1
SLV iShares Silver Trust Commodity 4/1/2013 27.09 8119500 -1.20 -2.38 -9.46 -2.00 -4
GD.AT Athex Composite Share Price Index Europe 4/1/2013 869.19 0 0.00 -6.59 -4.26 Buy -3.00 -4
AAPL Apple Inc Nasdaq 4/1/2013 428.91 13919000 -3.11 -7.14 -21.88 -4.00 -4
WK3 May 2013 Wheat Future Index 4/1/2013 664.50 3177 -3.42 -8.88 -12.34 -5.00 -6
CK3 May 2013 Corn Future Index 4/1/2013 645.00 3924 -7.13 -11.10 -6.62 -7.00 -5

 

FINVN

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tổng thống Mỹ Obama giành chiến thắng

Ngày đăng : 06/11/2012 - 11:23 PM
Ông Obama đang vươn lên mạnh mẽ. 
 
Cập nhật đến 11h19, Obama đã có tới 274 phiếu đại cử tri trong khi Romney có 201 phiếu. Ông Obama chiến thắng ở bang Ohio.
 
Cập nhật đến 11h10, Obama đã có tới 244 phiếu đại cử tri. Số phiếu của Romney vẫn giữ ở mức 191. Tại Ohio, tỷ lệ tạm thời giành cho Obama - Romney là 50% - 48%. Tỷ lệ ở Florida là 50% - 49%.
 
Cập nhật đến 11h, Obama tiếp tục dẫn trước và số phiếu đã vươn lên tới 238. Romney bị bỏ khá xa với 191 phiếu. Obama đã dành được chiến thắng ở California và bang này có tới 55 phiếu đại cử tri. 
 
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ (Update): Obama giành chiến thắng (1)
Biểu đồ kết quả bầu cử mới nhất

Bang có màu đỏ là bang Romney dành chiến thắng
Bang có màu xanh là bang Obama dành chiến thắng
Bang có màu xám là bang chuẩn bị công bố kết quả
Bang có viền vàng là bang trung lập
 
Cập nhật đến 10h39, Obama đã vươn lên dẫn trước với 172 phiếu. Đã có 36 bang công bố kết quả và tỷ lệ phiếu phổ thống là 50,5% cho Romney và 48,3% dành cho Obama. 
 
Tại Florida, Obama có tỷ lệ ủng hộ tạm thời là 49,9% - nhỉnh hơn 1 chút so với tỷ lệ 49,3% của Romney. 
 
Cập nhật đến 10h10, lợi thế vẫn thuộc về Romney với 158 phiếu đại cử tri. Số phiếu của Obama tăng lên 147 trong khi số phiếu phổ thông vẫn thấp hơn 2% so với Romney. Tạm thời, tỷ lệ ủng hộ ông Obama ở Ohio là 51% trong khi ở Florida cao hơn 1 chút so với Romney. 
 
Cập nhật đến 9h30, Romney vẫn tiếp tục dẫn trước với 152 phiếu đại cử tri trong khi Obama có 123 phiếu. Thế cân bằng đang được lập ra ở bang Florida với tỷ lệ 50% - 50% trong khi tỷ lệ ủng hộ đối với ông Obama ở bang Ohio tạm thời là 53%. 
 
Cập nhật đến 8h50, Romney đang tạm thời dẫn trước. Romney có 82 phiếu đại cử tri trong khi Obama có 64 phiếu. Tại 3 bang trung lập quan trọng là Ohio, Florida và Virginia chuẩn bị công bố kết quả, Obama có lợi thế ở Ohio (55%) trong khi Romney có lợi thế ở Virginia. Bang Florida chứng kiến diễn biến sít sao khi Obama có 50% và Romney có 49%. 
 
Cập nhật đến 8h, Obama chiến thắng ở bang Ilinoise, Maine, Massachusetts, Connecticut, Rhode Island và hiện nay đã có 64 phiếu đại cử tri.
 
Romney chiến thắng thêm ở các bang Indiana, Bắc Carolina và Oklahoma. Ông có 40 phiếu đại cử tri. 
 
Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu phổ thông đang nghiêng về phía Romney với 51%. 
 
Cập nhật đến 7h sáng nay, theo kết quả vừa được 2 bang là Vermount và Kentucky công bố, ông Obama đã chiến thắng ở bang Vermount trong khi ông Romney chiến thắng ở bang Kentucky. Như vậy, Obama có 3 phiếu đại cử tri và Romney có 8 phiếu.
 
Vermount là bang vốn nghiêng về đảng Dân chủ trong khi Kentucky là bang nghiêng về đảng Cộng hoà. 
 
Trước đó, Bang New Hamsphire đã công bố 0,7% số phiếu và kết quả là ông Obama chiếm ưu thế với tỷ lệ ủng hộ là 65,1%, lớn hơn so với con số 32,6% của ông Romney. Chiến thắng ở bang này tương đương với 4 phiếu đại cử tri và đây vốn là bang trung lập do đó nếu chiến thắng ông Obama sẽ dành được lợi thế.
 
Các bang chuẩn bị công bố tiếp theo bao gồm Indiana, Virginia, Bắc Carolina và Georgia. Trong đó, bang Virginia được chú ý hơn cả vì là bang trung lập và tương đương với 13 phiếu đại cử tri. 
 
Theo dự báo, ông Romney sẽ tiếp tục dành chiến thắng ở Indiana (11 phiếu đại cử tri).
 
Barack Obama và Mitt Romney đang ráo riết chạy đua tới cột mốc 270 phiếu đại cử tri. Theo luật bầu cử, mỗi bang có số phiếu đại cử tri tương ứng với số nghị sĩ của bang đó. Thông thường mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ. Các phiếu còn lại được dành cho đại diện của các bang tại Hạ viện.
 
Số thành viên trong Hạ viện lại phụ thuộc vào dân số của bang đó. Riêng đặc khu Columbia có 3 đại cử tri. 
 
Có tổng cộng 538 phiếu đại cử tri và do đó ứng viên nào dành được ít nhất 270 phiếu sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
 
Thu Hương

Theo TTVN/CNN, BBC


Full Gold Tree Infographic Outlook

Ngày đăng : 27/10/2012 - 11:11 AM

Thời đại của VÀNG


20 điểm đến lý tưởng cho giới kinh doanh

Ngày đăng : 23/10/2012 - 12:21 AM

Theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers, New York đã vượt qua London chỉ với một điểm chênh lệch để dẫn đầu danh sách các thành phố có nhiều cơ hội kinh doanh nhất thế giới.
>20 thành phố có sinh hoạt phí đắt nhất thế giới
>15 thành phố 'nóng' nhất nước Mỹ trong 20 năm tới

PricewaterhouseCoopers xếp hạng các thành phố dựa trên 10 chỉ số kinh tế bao gồm cả những yếu tố từ nguồn lực trí tuệ, đổi mới đến sự ổn định, môi trường tự nhiên. Dưới đây là danh sách 10 thành phố có nhiều cơ hội kinh doanh nhất thế giới.

1. New York (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ, sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh và vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Chi phí cao và các vấn đề về dân số, nhà ở

Điếm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.112

2. London (Anh)

Điểm mạnh: Dễ kinh doanh, có nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Các vấn đề về công nghệ, sự ổn định và môi trường tự nhiên

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.111

3. Toronto (Canada)

Điểm mạnh: Dễ dàng kinh doanh, nền kinh tế ổn định

Điểm yếu: Vấn đề về công nghệ, vị trí không thực sự thuận lợi

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.096

4. Paris (Pháp)

Điểm mạnh: Lợi thế về dân số, nhà ở, vị trí tốt

Điểm yếu: Vấn đề sức khỏe, an ninh và chi phí.

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.073

5. Stockholm (Thụy Điển)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, sức khỏe và an ninh

Điểm yếu: Vị trí chưa thuận lợi

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.062

6. San Francisco (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và đổi mới, sự ổn định và môi trường thuận lợi

Điểm yếu: Chi phí cao, kinh tế bất ổn

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.061

7. Singapore

Điểm mạnh: Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải tốt, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Thiếu nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.045

8. Hong Kong (Trung Quốc)

Điểm mạnh: Dễ dàng kinh doanh, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Sự ổn định và môi trường kinh doanh, các vấn đề về sức khỏe, an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.015

9. Chicago (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, vấn đề sức khỏe, an ninh

Điểm yếu: Kinh tế bất ổn

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 997

10. Tokyo (Nhật Bản)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Sự ổn định và môi trường tự nhiên, vấn đề về dân số, nhà ở

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 974

11. Sydney (Australia)

Điểm mạnh: Ổn định, môi trường tự nhiên thuận lợi, nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới

Điểm yếu: Chi phí cao, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải chưa tốt

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 964

12. Berlin (Đức)

Điểm mạnh: Chi phí thấp, vấn đề sức khỏe, an ninh tốt

Điểm yếu: Vị trí chưa thuận lợi, yếu về công nghệ

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 955

13. Los Angeles (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Cơ sở hạ tầng và giao thông chưa tốt, kinh tế bất ổn

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 954

14. Seoul (Hàn Quốc)

Điểm mạnh: Công nghệ, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải tốt

Điểm yếu: Các vấn đề dân số, nhà ở, sức khỏe và an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 915

15. Madrid (Tây Ban Nha)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ, sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Các vấn để về dân số, nhà ở, công nghệ

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 903

16. Milan (Italy)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Yếu về công nghệ, vị trí không thuận lợi

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 827

17. Bắc Kinh (Trung Quốc)

Điểm mạnh: Nền kinh tế ổn định, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Các vấn đề về sức khỏe, an ninh, môi trường tự nhiên, dân số, nhà ở

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 769

18. Kuala Lampur (Malaysia)

Điểm mạnh: Dễ dàng kinh doanh, chi phí thấp

Điểm yếu: Thiếu nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, các vấn đề về dân cư, nhà ở

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 761

19. Thượng Hải (Trung Quốc)

Điểm mạnh: Kinh tế ổn định; vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Vấn đề về sức khỏe, an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 729

20. Mátxcơva (Nga)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, nền kinh tế ổn định

Điểm yếu: Vấn đề an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 712

Nguyễn Tâm (theo Business Insider)

 


Kinh tế thế giới: Chưa thể phục hồi dù được "bơm thuốc"

Ngày đăng : 17/09/2012 - 10:02 PM
Hai ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã tung ra các "liều thuốc giảm đau" cực mạnh, song kinh tế toàn cầu vẫn cần nhiều thời gian để phục hồi do tác động từ khủng hoảng nợ công.
Đây là nhận định do giới phân tích đưa ra ngày 16/9, sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cam kết bỏ ngỏ nguồn cung ứng tiền tệ cho tới khi thị trường lao động nước này phục hồi ổn định và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gây ấn tượng với giới đầu tư bằng tuyên bố mua trái phiếu chính phủ của các nước thành viên.
 
Các cuộc khảo sát, được hãng tin Reuters công bố trong tuần này, cũng lý giải vì sao nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS)  Stephen Cecchetti nhận xét "chưa có cơ sở" để lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới.
 
Ông Cecchetti nhấn mạnh nhiều nước chưa hoàn tất các kế hoạch cải cách về tài chính. Nam Âu chưa giải quyết được những bất cập trong lĩnh vực này và còn thiếu sự cạnh tranh. Kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu khi tốc độ phục hồi ở các nền kinh tế tiên tiến không như mong đợi, trong khi đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.
 
Sự ổn định ở các nền kinh tế đang phát triển có thể giúp những nước này đạt tốc độ tăng trưởng lâu dài, song các nền kinh tế mới nổi không còn đủ sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu như trong những năm gần đây.
 
Bằng chứng thứ nhất là cuộc khảo sát nhằm vào các nhà quản lý mua ở Khu vực đồng euro cho thấy khu vực này vẫn tiếp tục chìm trong suy thoái.
 
Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò dự báo chỉ số so sánh đã tăng từ 45,1 lên 45,5 trong tháng 8 vừa qua, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức chuẩn 50, mốc báo hiệu sự sụt giảm từ tăng trưởng.
 
Có ý kiến cho rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu cần thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề nợ công và ngay cả khi đã áp dụng những biện pháp này thì kinh tế khu vực vẫn phát triển chậm chạp.
 
Bằng chứng thứ hai là cuộc khảo sát nhằm vào giới doanh nghiệp Nhật Bản, báo hiệu những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất nước này.
 
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quyết định của Tokyo trong tuần trước hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong tháng thứ hai liên tiếp có thể gây sức ép buộc Ngân hàng Trung ương nước này một lần nữa phải nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy yếu đồng yên. Thị trường vốn Daiwa dự báo ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục bám vào chính sách này thêm một thời gian nữa.
 
Bằng chứng thứ ba là cuộc khảo sát nhằm vào các nhà quản lý mua Trung Quốc.
 
Không nhận thấy dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động kinh tế ở Trung Quốc, tập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dự đoán nền kinh tế này sẽ suy yếu từ chỉ số so sánh 47,5 trong tháng 8 vừa qua. Nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên khi Bắc Kinh chưa hành động kiên quyết để ngăn chặn đà sụt giảm trong năm nay.
 
Theo nhận định của nhà kinh tế làm việc tại UBS London, ông Andrew Cates, việc tăng nguồn tiền cho vay dành cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tăng GDP của Khu vực đồng euro thêm 0,5%; chính sách tiền tệ của FED có thể giúp tăng sản lượng kinh tế của nước này thêm 0,3%; trong khi Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng tương tự nếu nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước này cao hơn./.
 
Theo TTXVN

 


Các ông lớn lung lay

Ngày đăng : 22/08/2012 - 11:11 PM

 

Các ông lớn lung lay

 

 

Những vụ bê bối đình đám gần đây của các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới từ Barclays cho đến HSBC, Standard Chartered đã khiến niềm tin của công chúng bị lung lay.

 

Chưa bao giờ các định chế tài chính lớn nhất thế giới lại dính vào nhiều vụ bê bối như thời gian gần đây đến vậy.

 

Quả bom đầu tiên là việc thao túng lãi suất Libor gây rúng động toàn thị trường. Đây được xem là vụ bê bối lớn nhất trong giới tài chính từ năm 2000 trở lại đây.

 

Ra đời từ năm 1986 với mục tiêu đơn giản hóa việc tính toán giá trị các công cụ tài chính phái sinh và các khoản vay hợp vốn, Libor đã trở thành lãi suất tham chiếu của rất nhiều công cụ tài chính khác. 

 

Giá trị của các công cụ này, theo ước tính của tờ The Economist, có thể lên đến 360.000 tỉ USD, gấp 5 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Đây là một con số khổng lồ. Vì thế, chỉ cần một sai lệch nhỏ trong việc tính toán Libor cũng có thể gây tác hại rất lớn.

 

Ngoài gã khổng lồ Barclays và một số ngân hàng khác của Anh, hàng loạt ngân hàng khác ở Mỹ, Canada, Nhật, châu Âu,Thụy Sĩ cũng bị sờ gáy. Đến cả Ngân hàng Trung ương Anh cũng phải ra điều trần trước Quốc hội vì bị nghi liên quan đến vụ việc này.

 

Ngày 27/6, Barclays chính thức tuyên bố sẽ nộp phạt 452 triệu USD cho các nhà chức trách. Nhưng dù có nộp phạt đầy đủ và thừa nhận trách nhiệm, chắc chắn hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu nước Anh cũng đã bị sứt mẻ ít nhiều. Thêm vào đó, sự tin tưởng của giới tài chính thế giới vào Libor đã hầu như sụp đổ.

 

Gần đây, giới tài chính lại thêm một phen bất ngờ với vụ dàn xếp rửa tiền của một trong những ngân hàng lớn nhất nước Anh là HSBC, liên quan đến các tập đoàn buôn thuốc phiện ở Mexico, khủng bố ở Trung Đông và thậm chí là các quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt như Iran và Syria.

 

Theo cáo buộc, các chi nhánh của HSBC trên toàn cầu đã chuyển hàng tỉ USD liên quan đến các vụ rửa tiền nói trên trong khoảng thời gian điều tra từ năm 2004-2010. HSBC có thể bị phạt lên đến 640 triệu bảng Anh. Ngân hàng này cuối cùng đã thừa nhận lỗi và hình ảnh của một tổ chức tài chính có uy tín cũng đã bị suy giảm ít nhiều.

 

Một vụ lùm xùm khác là sự cố liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào giữa tháng 5 của mạng xã hội Facebook. Thương vụ này sau đó cũng bị cáo buộc có sự gian lận thông tin và tổ chức có liên quan là ngân hàng Mỹ JP Morgan.

 

JP Morgan bị cáo buộc đã không cung cấp thông tin chính xác về xác định giá cổ phiếu lúc IPO cho tất cả các nhà đầu tư, mà chỉ cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức và khách hàng thân thuộc. 

 

Đó là thông tin về triển vọng kinh doanh có thể xấu đi của Facebook. Khi giá cổ phiếu Facebook lao dốc (chỉ còn 21,2 USD vào ngày 15.8, giảm tới 44,5% so với giá chào sàn), hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bị thiệt hại nặng.

 

Theo ước tính của tạp chí Forbes, lợi nhuận mà JP Morgan cùng một số ngân hàng thu được từ thương vụ lên đến 100 triệu USD. Ủy ban Chứng khoán Mỹ đang điều tra về thương vụ này.

 

Một gã khổng lồ khác là ngân hàng Anh Standard Chartered cũng dính vào một vụ bê bối liên quan đến hàng trăm tỉ USD. Theo Cơ quan Dịch vụ tài chính bang New York (DFS) của Mỹ, ngân hàng này có liên quan đến 60.000 giao dịch bí mật với chính phủ Iran với các tài sản có giá trị ít nhất 250 tỉ USD và thu lợi hàng trăm triệu USD tiền phí trong gần 10 năm qua. Thậm chí ngay cả hãng kiểm toán Deloitte cũng bị nghi ngờ là có dính líu.

 

Ông Benjamin Lawsky, Giám đốc của DFS, đã dùng những lời lẽ khá gay gắt và dọa sẽ rút giấy phép hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered tại Mỹ.

 

Vụ việc này một lần nữa cho thấy dù đã biết luật nhưng các ngân hàng lớn nhất thế giới vẫn tìm mọi cách vi phạm vì tham lam.

 

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng bắt đầu từ lòng tham không đáy của giới tài chính Phố Wall. Đáng buồn thay, để tránh đổ vỡ toàn hệ thống, Chính phủ Mỹ đã phải ra tay giải cứu các ngân hàng lớn nhất như Bank of America, Citigroup, Goldmand Sachs và JP Morgan. 

 

Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của công chúng, mà đỉnh điểm là phong trào chiếm Phố Wall vào năm ngoái.

 

Với những vụ tai tiếng đã xảy ra, niềm tin vào uy tín, công bằng và tính minh bạch của các ngân hàng toàn cầu đã bị xói mòn. Các định chế tài chính khổng lồ với bề ngoài hào nhoáng vẫn có thể là nơi mà tội lỗi diễn ra hằng ngày. 

 

Đặc biệt trong cơ chế toàn cầu hóa rộng lớn như hiện nay cùng vô số các luật lệ phức tạp, sẽ rất khó cho chính phủ các nước can thiệp và kiểm soát những vi phạm tinh vi của các ngân hàng. Thậm chí, sau khi phát hiện sai phạm, liệu các cơ quan thẩm quyền có đủ dũng khí để trừng phạt nặng tay vẫn còn là một câu hỏi đang còn bị bỏ ngỏ. 

 

Theo Nhịp cầu đầu tư


 

Tin mới cập nhật