20 điểm đến lý tưởng cho giới kinh doanh

Ngày đăng : 23/10/2012 - 12:21 AM

Theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers, New York đã vượt qua London chỉ với một điểm chênh lệch để dẫn đầu danh sách các thành phố có nhiều cơ hội kinh doanh nhất thế giới.
>20 thành phố có sinh hoạt phí đắt nhất thế giới
>15 thành phố 'nóng' nhất nước Mỹ trong 20 năm tới

PricewaterhouseCoopers xếp hạng các thành phố dựa trên 10 chỉ số kinh tế bao gồm cả những yếu tố từ nguồn lực trí tuệ, đổi mới đến sự ổn định, môi trường tự nhiên. Dưới đây là danh sách 10 thành phố có nhiều cơ hội kinh doanh nhất thế giới.

1. New York (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ, sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh và vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Chi phí cao và các vấn đề về dân số, nhà ở

Điếm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.112

2. London (Anh)

Điểm mạnh: Dễ kinh doanh, có nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Các vấn đề về công nghệ, sự ổn định và môi trường tự nhiên

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.111

3. Toronto (Canada)

Điểm mạnh: Dễ dàng kinh doanh, nền kinh tế ổn định

Điểm yếu: Vấn đề về công nghệ, vị trí không thực sự thuận lợi

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.096

4. Paris (Pháp)

Điểm mạnh: Lợi thế về dân số, nhà ở, vị trí tốt

Điểm yếu: Vấn đề sức khỏe, an ninh và chi phí.

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.073

5. Stockholm (Thụy Điển)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, sức khỏe và an ninh

Điểm yếu: Vị trí chưa thuận lợi

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.062

6. San Francisco (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và đổi mới, sự ổn định và môi trường thuận lợi

Điểm yếu: Chi phí cao, kinh tế bất ổn

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.061

7. Singapore

Điểm mạnh: Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải tốt, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Thiếu nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.045

8. Hong Kong (Trung Quốc)

Điểm mạnh: Dễ dàng kinh doanh, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Sự ổn định và môi trường kinh doanh, các vấn đề về sức khỏe, an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 1.015

9. Chicago (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, vấn đề sức khỏe, an ninh

Điểm yếu: Kinh tế bất ổn

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 997

10. Tokyo (Nhật Bản)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Sự ổn định và môi trường tự nhiên, vấn đề về dân số, nhà ở

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 974

11. Sydney (Australia)

Điểm mạnh: Ổn định, môi trường tự nhiên thuận lợi, nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới

Điểm yếu: Chi phí cao, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải chưa tốt

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 964

12. Berlin (Đức)

Điểm mạnh: Chi phí thấp, vấn đề sức khỏe, an ninh tốt

Điểm yếu: Vị trí chưa thuận lợi, yếu về công nghệ

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 955

13. Los Angeles (Mỹ)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Cơ sở hạ tầng và giao thông chưa tốt, kinh tế bất ổn

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 954

14. Seoul (Hàn Quốc)

Điểm mạnh: Công nghệ, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải tốt

Điểm yếu: Các vấn đề dân số, nhà ở, sức khỏe và an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 915

15. Madrid (Tây Ban Nha)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ, sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Các vấn để về dân số, nhà ở, công nghệ

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 903

16. Milan (Italy)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, dễ dàng kinh doanh

Điểm yếu: Yếu về công nghệ, vị trí không thuận lợi

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 827

17. Bắc Kinh (Trung Quốc)

Điểm mạnh: Nền kinh tế ổn định, vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Các vấn đề về sức khỏe, an ninh, môi trường tự nhiên, dân số, nhà ở

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 769

18. Kuala Lampur (Malaysia)

Điểm mạnh: Dễ dàng kinh doanh, chi phí thấp

Điểm yếu: Thiếu nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, các vấn đề về dân cư, nhà ở

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 761

19. Thượng Hải (Trung Quốc)

Điểm mạnh: Kinh tế ổn định; vị trí thuận lợi

Điểm yếu: Vấn đề về sức khỏe, an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 729

20. Mátxcơva (Nga)

Điểm mạnh: Nguồn lực trí tuệ và sự đổi mới, nền kinh tế ổn định

Điểm yếu: Vấn đề an ninh

Điểm số theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers: 712

Nguyễn Tâm (theo Business Insider)

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Kinh tế thế giới: Chưa thể phục hồi dù được "bơm thuốc"

Ngày đăng : 17/09/2012 - 10:02 PM
Hai ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã tung ra các "liều thuốc giảm đau" cực mạnh, song kinh tế toàn cầu vẫn cần nhiều thời gian để phục hồi do tác động từ khủng hoảng nợ công.
Đây là nhận định do giới phân tích đưa ra ngày 16/9, sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cam kết bỏ ngỏ nguồn cung ứng tiền tệ cho tới khi thị trường lao động nước này phục hồi ổn định và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gây ấn tượng với giới đầu tư bằng tuyên bố mua trái phiếu chính phủ của các nước thành viên.
 
Các cuộc khảo sát, được hãng tin Reuters công bố trong tuần này, cũng lý giải vì sao nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS)  Stephen Cecchetti nhận xét "chưa có cơ sở" để lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới.
 
Ông Cecchetti nhấn mạnh nhiều nước chưa hoàn tất các kế hoạch cải cách về tài chính. Nam Âu chưa giải quyết được những bất cập trong lĩnh vực này và còn thiếu sự cạnh tranh. Kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu khi tốc độ phục hồi ở các nền kinh tế tiên tiến không như mong đợi, trong khi đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.
 
Sự ổn định ở các nền kinh tế đang phát triển có thể giúp những nước này đạt tốc độ tăng trưởng lâu dài, song các nền kinh tế mới nổi không còn đủ sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu như trong những năm gần đây.
 
Bằng chứng thứ nhất là cuộc khảo sát nhằm vào các nhà quản lý mua ở Khu vực đồng euro cho thấy khu vực này vẫn tiếp tục chìm trong suy thoái.
 
Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò dự báo chỉ số so sánh đã tăng từ 45,1 lên 45,5 trong tháng 8 vừa qua, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức chuẩn 50, mốc báo hiệu sự sụt giảm từ tăng trưởng.
 
Có ý kiến cho rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu cần thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề nợ công và ngay cả khi đã áp dụng những biện pháp này thì kinh tế khu vực vẫn phát triển chậm chạp.
 
Bằng chứng thứ hai là cuộc khảo sát nhằm vào giới doanh nghiệp Nhật Bản, báo hiệu những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất nước này.
 
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quyết định của Tokyo trong tuần trước hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong tháng thứ hai liên tiếp có thể gây sức ép buộc Ngân hàng Trung ương nước này một lần nữa phải nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy yếu đồng yên. Thị trường vốn Daiwa dự báo ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục bám vào chính sách này thêm một thời gian nữa.
 
Bằng chứng thứ ba là cuộc khảo sát nhằm vào các nhà quản lý mua Trung Quốc.
 
Không nhận thấy dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động kinh tế ở Trung Quốc, tập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dự đoán nền kinh tế này sẽ suy yếu từ chỉ số so sánh 47,5 trong tháng 8 vừa qua. Nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên khi Bắc Kinh chưa hành động kiên quyết để ngăn chặn đà sụt giảm trong năm nay.
 
Theo nhận định của nhà kinh tế làm việc tại UBS London, ông Andrew Cates, việc tăng nguồn tiền cho vay dành cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tăng GDP của Khu vực đồng euro thêm 0,5%; chính sách tiền tệ của FED có thể giúp tăng sản lượng kinh tế của nước này thêm 0,3%; trong khi Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng tương tự nếu nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước này cao hơn./.
 
Theo TTXVN

 


Các ông lớn lung lay

Ngày đăng : 22/08/2012 - 11:11 PM

 

Các ông lớn lung lay

 

 

Những vụ bê bối đình đám gần đây của các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới từ Barclays cho đến HSBC, Standard Chartered đã khiến niềm tin của công chúng bị lung lay.

 

Chưa bao giờ các định chế tài chính lớn nhất thế giới lại dính vào nhiều vụ bê bối như thời gian gần đây đến vậy.

 

Quả bom đầu tiên là việc thao túng lãi suất Libor gây rúng động toàn thị trường. Đây được xem là vụ bê bối lớn nhất trong giới tài chính từ năm 2000 trở lại đây.

 

Ra đời từ năm 1986 với mục tiêu đơn giản hóa việc tính toán giá trị các công cụ tài chính phái sinh và các khoản vay hợp vốn, Libor đã trở thành lãi suất tham chiếu của rất nhiều công cụ tài chính khác. 

 

Giá trị của các công cụ này, theo ước tính của tờ The Economist, có thể lên đến 360.000 tỉ USD, gấp 5 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Đây là một con số khổng lồ. Vì thế, chỉ cần một sai lệch nhỏ trong việc tính toán Libor cũng có thể gây tác hại rất lớn.

 

Ngoài gã khổng lồ Barclays và một số ngân hàng khác của Anh, hàng loạt ngân hàng khác ở Mỹ, Canada, Nhật, châu Âu,Thụy Sĩ cũng bị sờ gáy. Đến cả Ngân hàng Trung ương Anh cũng phải ra điều trần trước Quốc hội vì bị nghi liên quan đến vụ việc này.

 

Ngày 27/6, Barclays chính thức tuyên bố sẽ nộp phạt 452 triệu USD cho các nhà chức trách. Nhưng dù có nộp phạt đầy đủ và thừa nhận trách nhiệm, chắc chắn hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu nước Anh cũng đã bị sứt mẻ ít nhiều. Thêm vào đó, sự tin tưởng của giới tài chính thế giới vào Libor đã hầu như sụp đổ.

 

Gần đây, giới tài chính lại thêm một phen bất ngờ với vụ dàn xếp rửa tiền của một trong những ngân hàng lớn nhất nước Anh là HSBC, liên quan đến các tập đoàn buôn thuốc phiện ở Mexico, khủng bố ở Trung Đông và thậm chí là các quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt như Iran và Syria.

 

Theo cáo buộc, các chi nhánh của HSBC trên toàn cầu đã chuyển hàng tỉ USD liên quan đến các vụ rửa tiền nói trên trong khoảng thời gian điều tra từ năm 2004-2010. HSBC có thể bị phạt lên đến 640 triệu bảng Anh. Ngân hàng này cuối cùng đã thừa nhận lỗi và hình ảnh của một tổ chức tài chính có uy tín cũng đã bị suy giảm ít nhiều.

 

Một vụ lùm xùm khác là sự cố liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào giữa tháng 5 của mạng xã hội Facebook. Thương vụ này sau đó cũng bị cáo buộc có sự gian lận thông tin và tổ chức có liên quan là ngân hàng Mỹ JP Morgan.

 

JP Morgan bị cáo buộc đã không cung cấp thông tin chính xác về xác định giá cổ phiếu lúc IPO cho tất cả các nhà đầu tư, mà chỉ cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức và khách hàng thân thuộc. 

 

Đó là thông tin về triển vọng kinh doanh có thể xấu đi của Facebook. Khi giá cổ phiếu Facebook lao dốc (chỉ còn 21,2 USD vào ngày 15.8, giảm tới 44,5% so với giá chào sàn), hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bị thiệt hại nặng.

 

Theo ước tính của tạp chí Forbes, lợi nhuận mà JP Morgan cùng một số ngân hàng thu được từ thương vụ lên đến 100 triệu USD. Ủy ban Chứng khoán Mỹ đang điều tra về thương vụ này.

 

Một gã khổng lồ khác là ngân hàng Anh Standard Chartered cũng dính vào một vụ bê bối liên quan đến hàng trăm tỉ USD. Theo Cơ quan Dịch vụ tài chính bang New York (DFS) của Mỹ, ngân hàng này có liên quan đến 60.000 giao dịch bí mật với chính phủ Iran với các tài sản có giá trị ít nhất 250 tỉ USD và thu lợi hàng trăm triệu USD tiền phí trong gần 10 năm qua. Thậm chí ngay cả hãng kiểm toán Deloitte cũng bị nghi ngờ là có dính líu.

 

Ông Benjamin Lawsky, Giám đốc của DFS, đã dùng những lời lẽ khá gay gắt và dọa sẽ rút giấy phép hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered tại Mỹ.

 

Vụ việc này một lần nữa cho thấy dù đã biết luật nhưng các ngân hàng lớn nhất thế giới vẫn tìm mọi cách vi phạm vì tham lam.

 

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng bắt đầu từ lòng tham không đáy của giới tài chính Phố Wall. Đáng buồn thay, để tránh đổ vỡ toàn hệ thống, Chính phủ Mỹ đã phải ra tay giải cứu các ngân hàng lớn nhất như Bank of America, Citigroup, Goldmand Sachs và JP Morgan. 

 

Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của công chúng, mà đỉnh điểm là phong trào chiếm Phố Wall vào năm ngoái.

 

Với những vụ tai tiếng đã xảy ra, niềm tin vào uy tín, công bằng và tính minh bạch của các ngân hàng toàn cầu đã bị xói mòn. Các định chế tài chính khổng lồ với bề ngoài hào nhoáng vẫn có thể là nơi mà tội lỗi diễn ra hằng ngày. 

 

Đặc biệt trong cơ chế toàn cầu hóa rộng lớn như hiện nay cùng vô số các luật lệ phức tạp, sẽ rất khó cho chính phủ các nước can thiệp và kiểm soát những vi phạm tinh vi của các ngân hàng. Thậm chí, sau khi phát hiện sai phạm, liệu các cơ quan thẩm quyền có đủ dũng khí để trừng phạt nặng tay vẫn còn là một câu hỏi đang còn bị bỏ ngỏ. 

 

Theo Nhịp cầu đầu tư


Romania thoát suy thoái, Séc, Hungary suy giảm sâu

Ngày đăng : 15/08/2012 - 10:07 PM
Kinh tế Romania đã thoát khỏi suy thoái trong quý 2 năm 2012, song tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hungary và Cộng hòa Séc lại sụt giảm sâu hơn dự báo, do các ngành công nghiệp chủ lực bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.

Cụ thể, Romania đã tránh rơi vào suy thoái kinh tế và đạt mức tăng trưởng 0,5% trong quý 2 năm 2012 so với quý trước đó (và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong khi đó, kinh tế Hungary và Cộng hòa Séc trong quý này sụt giảm 0,2% so với quý 1, đánh dấu quý sụt giảm thứ hai và thứ ba liên tiếp của hai nền kinh tế.

Nhiều dấu hiệu cũng cho thấy nhu cầu nội địa tụt dốc không chỉ trong doanh số bán lẻ, xây dựng mà còn trong hoạt động đầu tư.

Trên thực tế, cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đã khiến kinh tế khu vực này suy giảm sâu và nhu cầu tiêu thụ yếu đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của một loạt nước Đông Âu, nơi các chính phủ cũng đang phải triển khai các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Nhà kinh tế Neil Shearing tại Capital Economics có trụ sở tại London (Anh) nhận định: "Hungary và Cộng hòa Séc là những nền kinh tế mở và đó là nguyên nhân họ phải gánh chịu tác động tiêu cực khi kinh tế khu vực bất ổn. Không có nền kinh tế nào miễn nhiễm với khủng hoảng nợ trong khu vực. Romania dường như là nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất và Hungary cũng vậy."

Cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế đã giúp Cộng hòa Séc, Romania và Hungary khắc phục được vấn đề nợ công, song tác động tới nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Điều này tạo ra áp lực lớn đối với các ngân hàng trung ương trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, tình hình lạm phát dai dẳng, bất ổn chính trị và sự cần thiết phải duy trì lòng tin đối với một đồng tiền ổn định khiến các nhà hoạch định chính sách gặp khó trong việc thúc đẩy tăng trưởng đi kèm với lãi suất thấp hơn.

Trong diễn biến liên quan, theo số liệu công bố ngày 14/8, kinh tế Eurozone đã sụt giảm 0,2% trong quý 2 vừa qua và kinh tế khu vực này vẫn chưa cho thấy triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn, nhất là khi chỉ số lòng tin kinh tế hàng tháng tại Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone - đã giảm xuống ngưỡng âm 25,5, thấp hơn nhiều so với dự báo âm 19,6 của thị trường./.
 
Việt Khoa (TTXVN)


Những sự kiện tài chính quốc tế nổi bật tuần đầu tháng 8

Ngày đăng : 13/08/2012 - 8:13 AM

 

Những sự kiện tài chính quốc tế nổi bật trong tuần đầu tháng 8

 

 

Tuần qua, màu chủ đạo của chứng khoán thế giới là sắc xanh, tuy nhiên vẫn có những điểm xám nằm ở kinh tế Trung Quốc, Italia...

 

1. Standard Chartered bị buộc tội “rửa tiền” 250 tỷ USD

Phòng quản lý tài chính New York tố cáo Standard Chartered đã kiếm được 250 triệu USD từ việc thực hiện các giao dịch trên danh nghĩa các định chế tài chính của Iran vốn đang phải chịu cấm vận của Mỹ. Standard Chartered bị đe dọa tước giấy phép hoạt động tại New Yorkvà sẽ phải thuê một tổ chức độc lập quản lý các hoạt động ở Mỹ.

24 giờ sau thông tin cáo buộc, giá cổ phiếu Standard Chartered Plc rớt với tốc độ kỷ lục 23% và giá trị thị trường mất tới 20%.

Cho đến lúc này Standard Chartered vẫn một mực phủ nhận hành vi phi pháp bị buộc tội, khẳng định rằng 99,9% các giao dịch với đối tác Iran là tuân theo quy định của luật pháp và tổng giá trị của các giao dịch này không quá 14 triệu USD – tức là dưới mức chính quyền Mỹ được phép xử phạt. Ngoài ra, Standard Chartered cũng nhấn mạnh đã dừng phát triển các giao dịch với khách hàng Iran hơn 5 năm qua. Quá trình chứng minh sự vô tội của Standard Chartered vẫn đang tiếp diễn. 

2. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi những tín hiệu xấu 

Chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 7/2012 tăng 1,8% sau khi tăng 2,2% trong tháng 6/2012.Đây là mức thấp nhất trong vòng 30 tháng qua.

Xuất khẩu của Trung Quốc cũng chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất trong vòng 6 tháng và chưa bằng 1/10 tăng trưởng trong tháng 6. Tương tự, nhập khẩu tháng 7 chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức tăng này cách đó 1 tháng là 6,3%. Tính chung, tháng 7 Trung Quốc thặng dư thương mại 25,1 tỷ USD, thấp hơn tháng 6.

Như vậy, Trung Quốc – cỗ máy tăng trưởng mạnh mẽ và quan trọng nhất thế giới đang tỏ ra sa sút phong độ trên tất cả các phương diện, từ tăng trưởng GDP, lạm phát cho tới xuất nhập khẩu, thặng dư thương mại.

3. Kinh tế Italia suy giảm bốn quý liên tiếp

Số liệu thống kê Chính phủ Italia mới công bố cho thấy nền kinh tế của nước này đang trượt sâu vào suy thoái, khi kinh tế tăng trưởng âm trong quý 2 năm nay và cũng là quý suy giảm thứ tư liên tiếp.

Tăng trưởng kinh tế trong quý 2 giảm 0,7% so với quý 1, cònso với cùng kỳ năm 2011, kinh tế Italiađã giảm 2,5%. Đây là thời điểm tồi tệ nhất của nền kinh tế nước này kể từ quý 4/2009. 

Trong khi đó, các nghị sỹ Quốc hội Italia ngày 7/8 đã thông qua lần cuối kế hoạch cắt giảm chi tiêu công trị giá 26 tỷ euro (khoảng 32 tỷ USD) trong ba năm, đồng thời cắt giảm 10% đội ngũ công nhân viên chức trong khu vực nhà nước. 

4. Chứng khoán thế giới lập đỉnh cao 3 tháng sau động thái bất ngờ của bà Merkel

Ngày 7/8, phát ngôn viên của bà Merkel cho biết chính phủ Đức ủng hộ kế hoạch mua trái phiếu được ECB đã công bố vào tuần trước đó. Động thái này được giới đầu tư và cả giới phân tích hết sức bất ngờ bởi Đức được xem là vật cản lớn nhất cho kế hoạch cứu vớt Italia và Tây Ban Nha của chủ tịch Mario Draghi. 

Đón nhận tin tức tích cực này, chứng khoán toàn cầu ngập sắc xanh nhiều phiên liên tiếp và hầu hết các chỉ số chính đều gặt hái mức điểm cao nhất trong vòng 3 tháng gần đây.

5. Philippines đóng cửa thị trường chứng khoán vì mưa lũ

Mưa như trút nước do một cơn bão nhiệt đới đã đổ xuống thủ đô của Philippines trong nhiều ngày khiến giao thông ở Manila bị tê liệt, lụt lội nghiêm trọng trên diện rộng, thị trường chứng khoán, các cơ quan chính phủ, trường học tại thủ đô và một số tỉnh lân cận trên đảo chính đã phải đóng cửa nghỉ làm việc ngày 7/8.

Nguyên Linh

Theo TTVN


Tăng trưởng của nền kinh tế Nga có thể đạt 4,0%

Ngày đăng : 11/08/2012 - 9:08 PM

 

Tăng trưởng của nền kinh tế Nga có thể đạt 4,0%

                      

 

Kinh tế Nga có thể đạt 4% năm 2012 trong bối cảnh kinh tế Pháp có nguy cơ rơi vào suy thoái, còn kinh tế Đức cũng có thể chững lại.

 

Ngày 10/8, Ủy ban thống kê quốc gia Nga cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 2/2012 đạt 4,0%, giảm so với mức tăng 4,9% của quý 1, đồng thời báo hiệu khả năng tăng lãi suất tức thời nhằm giữ cho nền kinh tế khỏi tình trạng quá nóng.

 

Năm ngoái, GDP của Nga tăng 4,3%, trong khi lạm phát hàng năm chỉ ở mức 6,1%.

 

Theo Ủy ban thống kê quốc gia Nga, sở dĩ nền kinh tế vốn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu năng lượng đạt được tốc độ trên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh và khu vực tài chính tương đối mạnh nên đã hạn chế được các khoản vay từ các ngân hàng châu Âu hiện đang gặp nhiều khó khăn.

 

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga có thể đạt 4% năm 2012, một con số ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Pháp có nguy cơ rơi vào suy thoái, còn kinh tế Đức - cường quốc số một của châu Âu, cũng có thể chững lại.

 

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách hiện đang lo ngại rằng giá lương thực toàn cầu tăng lên và thuế dịch vụ tăng mạnh sẽ đẩy lạm phát lên cao./.

 

Theo TTXVN


 

Tin mới cập nhật