Bộ trưởng Bộ KH & ĐT: Sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm tại 3 dự án ODA của Đan Mạch

Ngày đăng : 05/06/2012 - 1:30 PM

 

 

Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề này để có đánh giá đúng. Nếu sai phạm ở mức độ nào sẽ xử lý nghiêm minh ở mức độ đó.
 
Trước thông tin Đan Mạch dừng cấp ODA cho 3 dự án liên quan đến chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam do nghi ngờ sai phạm, bên lề Hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG2012) đang diễn ra tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã có cuộc trao đổi bên lề với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ông Bùi Quang Vinh về vấn đề này.
 
Trước hết, ông Vinh bày tỏ tiếc nuối khi có thông tin không tích cực này. Tuy nhiên, ông Vinh cũng khẳng định rằng, những thông tin này được Chính phủ Đan Mạch tuyên bố rằng mới chỉ tạm dừng để xem xét chứ không phải cắt giảm hoàn toàn. Bên cạnh đó, những kiểm chứng của các cơ quan độc lập cũng chỉ là đánh giá bước đầu.
 
Hiện nay, các cơ quan quản lý của Việt Nam, đặc biệt là những cơ quan chủ quản có liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, chủ các Dự án này thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với các tổ chức nước ngoài để xem xét cụ thể những sai phạm đó như thế nào.
 
Không loại trừ trường hợp, có cái hạch toán khác nhau giữa Việt Nam và nước ngoài. Chúng tôi chưa có bất kỳ một kết luận nào, xong để xảy ra tình trạng này cũng là một điều đáng tiếc – ông Vinh nói.
 
Theo ông Vinh, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề này để có đánh giá đúng. Nếu sai phạm ở mức độ nào sẽ xử lý nghiêm minh ở mức độ đó, nhằm lấy lại niềm tin cho các nhà tài trợ rằng Việt Nam rất trân trọng từng đồng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
 
“Chúng tôi tin tưởng rằng, với những lỗ lực đó sẽ được cộng đồng các nhà tài trợ chia sẻ và thông cảm. Thực tế tại Hội nghị CG lần này, không có nhà tài trợ nào nêu vấn đề này ra tại các phiên họp”.
 
Trả lời câu hỏi cần thời gian bao lâu cho việc xem xét, điều tra này? Ông Vinh cho biết mọi việc đang được tiến hành hết sức khẩn trương và sẽ sớm có kết quả trong thời gian tới.
 
Khánh Linh
 
Theo TTVN
 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tổng hợp sự kiện kinh tế vĩ mô tuần từ 28/05 - 03/06

Ngày đăng : 04/06/2012 - 10:06 AM

 

 

Năm 2012, World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng thấp. Tuy sụt giảm nhưng tình hình không đến nỗi bi đát như trong năm 2009, khi nền kinh tế tăng trưởng ở mức 5,3%.

Kinh tế - Chính trị - Xã Hội

- Trước Vinalines, tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng được Thanh tra Chính phủ báo cáo là hoạt động không hiệu quả khi mà đầu tư ngoài ngành thua lỗ, tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cũng bị kết luận là đã sử dụng sai vốn nhà Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng...
- Theo dự báo của WB trong năm 2012 tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ đạt 3,2% và khu vực Đông Á trừ Trung Quốc khoảng 4,3%. Năm 2012, lạm phát được dự báo sẽ đạt 9,5% và sẽ giảm xuống còn 6% trong năm 2013. Xem thêm 

-CPI tháng 6 có thể tăng 0,1 – 0,2%, đây là dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước. Xem thêm

- ANZ cho rằng vai trò của công nghệ trong cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ ngày càng lớn. GDP sẽ ở mức 5,5% trong năm 2012 và đạt trung bình 6,6% trong 5 năm tới. Xem thêm

- HSBC cho biết, sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ, chỉ số PMI™- chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 5 giảm xuống 48,3 điểm từ mức 49,5 của tháng 4 và đây là mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Xem thêm

- Nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng 6 tới. Xem thêm

- Theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát năm nay ở mức 5 – 6% thì năm sau tỷ lệ này sẽ là 8 – 9%, còn nếu năm nay lạm phát là 8 – 9% thì năm 2013 tỷ lệ này sẽ là 6 -7%. Xem thêm

- Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước. Xem thêm

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PVN, EVN, Vinacomin và Vinashin.

Có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Trong đó, 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần. Ngoài ra, một số tập đoàn còn lỗ lớn như EVN, Vinashin...

- Những nội dung lý giải việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận nhiều chất vấn trái chiều của các đại biểu bên hành lang Quốc hội chiều 31/5. Xem thêm

- Ngày 1/7, thị trường phát điện cạnh tranh của Việt Nam sẽ chính thức vận hành. Đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất. Các công ty phát điện đã sẵn sàng bước vào thị trường.

Đầu Tư:

- Liên minh châu Âu (EU) cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) 1,01 tỉ đô la Mỹ cho Việt Nam năm 2012, xấp xỉ so với cam kết năm 2011.

-Theo báo chí Đan Mạch đưa tin Bộ Phát triển của nước này đã có thông báo về việc ngừng ba dự án viện trợ cho Việt Nam. Do nghi ngờ có gian lận, giữa lúc hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam đang nhóm họp tại Quảng Trị.

- Dự án đường ống cấp nước D2400 từ ngã tư Bình Thái về đường Điện Biên Phủ có tổng vốn đầu tư 154 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn đối ứng của thành phố là 16 triệu đô la Mỹ. Xem thêm

- Tại thành phố Hạ Long đã diễn ra ký biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Công ty TNHH Phát triển công cộng Ý - Thái (Thái Lan) về hợp tác nghiên cứu đầu tư dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, với tổng mức đầu tư dự kiến 1,5 tỷ USD. Xem thêm

- Công ty thép Vina Kyoei (VKS) sẽ khởi công xây dựng thêm nhà máy sản xuất thép với công suất 500.000 tấn thép thành phẩm/năm tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hồng Cúc

Theo TTVN

 


“Công tử” tập đoàn

Ngày đăng : 01/06/2012 - 9:27 AM

 

Vụ án nào cũng sẽ khép lại với các quyết định của toà. Một bản án dù nghiêm khắc đến đâu cũng chỉ dành cho cá nhân từng bị cáo. Còn hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ, thất thoát, “vớt” lại bằng cách nào?

 

Nhiều vị Chủ tịch HĐQT các tập đoàn tự cho mình cái ghế sánh ngang Bộ trưởng khiến nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc từng than thở trước Quốc hội rằng: Có tập đoàn đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ, phớt lờ các yêu cầu!

Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thậm chí còn vượt cả… Quốc hội.

 

Kinh tế thị trường định hướng XHCN tất yếu phải ưu tiên xây dựng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hùng mạnh, đủ sức làm rường cột, làm chỗ dựa cho hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng sự ưu ái phải gắn với quản lý, giám sát. Ngược lại, khi địa vị lớn quá tầm, tập đoàn luận rằng thế mình hơn người, tìm cách vượt sự quản lý, thì hệ lụy công tử “đốt tiền nấu cháo” là điều được báo trước. Tiếp sau Vinashin, vụ án tại Vinalines một lần nữa làm nóng dư luận về hiện trạng quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là quản lý vốn, tài sản.

 

Vinashin, Vinalines, vấn đề không còn giới hạn trong phạm vi một vụ án với những bị can, bị cáo đã chỉ mặt, rõ tên, vừa bị khởi tố hay đã lĩnh án. Cùng một tội danh “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, hậu quả gây thất thoát, thua lỗ quá lớn (qua số liệu về vốn, tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Vinalines giai đoạn 2007-2010 cho thấy, kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 có lãi, nhưng đến 2009 bị lỗ 412,325 tỷ đồng, năm 2010 tiếp tục lỗ nặng hơn tới 1.273,892 tỷ đồng và hiện còn nợ hơn 36 nghìn tỷ đồng).

 

Vụ án nào cũng sẽ khép lại với các quyết định của toà. Một bản án dù nghiêm khắc đến đâu cũng chỉ dành cho cá nhân từng bị cáo. Còn hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ, thất thoát, “vớt” lại bằng cách nào?

 

Là kinh tế mũi nhọn, Nhà nước dành nhiều ưu ái cho kinh tế tập đoàn, tổng công ty với kỳ vọng làm đầu tàu. Chẳng hạn về vốn, Vinalines được bổ sung vốn từ ngân sách, ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thanh toán cho hợp đồng đóng tàu mới, được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, dùng tiền từ chuyển đổi quỹ đất của các doanh nghiệp… Những ưu ái đó về lý thuyết là đúng và cần thiết cho một nền kinh tế cần những mũi nhọn. Nhưng sự giàu có về tiền và địa vị quá tầm, áo mặc quá khổ dễ tạo sự thao túng, lũng đoạn kinh tế.

 

Theo Nghị định 101 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, Hội đồng quản trị các tập đoàn có từ 5 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty mẹ…

 

Với địa vị như vậy, nhiều vị Chủ tịch HĐQT tự cho mình cái ghế sánh ngang Bộ trưởng khiến nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc từng than thở trước Quốc hội rằng: Có tập đoàn đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ, phớt lờ các yêu cầu! Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thậm chí còn vượt cả… Quốc hội, bởi nếu tổng giá trị tài sản tập đoàn, tổng công ty là 100 nghìn tỷ thì Chủ tịch HĐQT được quyết đến 50%, tức 50 nghìn tỷ, trong khi 35 nghìn tỷ đã thuộc thẩm quyền Quốc hội. Bởi thế, việc mua sắm các con tàu nâng tổng số vốn lên cả trăm nghìn tỷ đồng, nhưng Quốc hội không được quyết dẫn tới tàu cũ, tàu thải của nước ngoài có dịp “nghỉ ngơi” ở cảng biển của ta.

 

Cách đây hơn một tháng, khi cho ý kiến về việc bổ sung vốn cho các công trình cấp bách và vốn cho vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội, UBTV Quốc hội đã rất băn khoăn khi nguồn vốn bổ sung xây dựng 73 nghìn căn nhà tình nghĩa chỉ có 300 tỷ đồng. Bộ Tài chính trình bày ngân sách eo hẹp, muốn tăng lên nhưng thêm đằng này thì phải bớt chỗ kia, mà suy tính chưa biết bớt chỗ nào. Cân đối lại, UBTV Quốc hội quyết định tăng thêm 700 tỷ để có 1.000 tỷ xây 73 nghìn nhà tình nghĩa (dự toán là 2.900 tỷ).

Ngẫm số liệu đó càng thấy giá trị đồng tiền Nhà nước khó khăn và quý giá biết bao.

Theo Đăng Minh
Dân trí

 


Trung Quốc tăng cường M&A

Ngày đăng : 31/05/2012 - 2:17 PM

 

Giá trị M&A nước ngoài của Trung Quốc năm ngoái gầp gần 10 lần năm 2007 

Báo cáo của China Venture Group cho thấy sự bùng nổ trong mua lại và sáp nhập (M&A) kể từ năm 2007 của các doanh nghiệp Trung Quốc.

 

Theo báo cáo, giá trị các thương vụ trên thị trường mua lại và sáp nhập (M&A) Trung Quốc năm ngoái đạt tổng 154 tỷ USD năm ngoái, tăng 74% so với năm 2007.

 

4 tháng đầu năm 2012, giá trị các thương vụ hoàn tất đã đạt 26,77 tỷ USD. Trong đó, giá trị M&A nước ngoài năm 2011 là 39,8 tỷ USD với con số kỷ lục 199 thương vụ, gấp gần 10 lần 4,46 tỷ USD năm 2007.

 

Bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, nhiều doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu phải đối mặt với 2 khó khăn là vốn và hoạt động, trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc lại đang tìm kiếm các cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất cũng hướng tới mạng lưới bán hàng toàn cầu.

 

Báo cáo cũng nêu lên xu hướng các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có mối quan tâm đặc biệt với công nghiệp đồ xa xỉ.

 

Các thương vụ M&A nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc

Các thương vụ M&A nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc
(theo giá trị và số lượng)

Năm 2011, Fosun Group đầu tư vào Folli Follie Group SA, một nhà bán lẻ toàn cầu trụ sở ở Hy Lạp , với mức đầu tư ban đầu 84,58 triệu euro.

 

SHIG-Weichai Group cũng thông báo đầu năm nay đạt được thỏa thuận với các chủ nợ chính của nhà sản xuất du thuyền hạng sang lớn nhất thế giới, Ferretti Group của Italia, để được tham gia cấu trúc nợ của công ty và từ đó kiểm soát được lợi ích ở Ferretti.

 

Ngoài ra, với nhu cầu khổng lồ về năng lượng, Trung Quốc cũng rất tích cực tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài, tuy nhiên những nhà mua lại ở lĩnh vực này của Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh có đủ tiềm lực thực hiện những thương vụ giá trị khổng lồ.

 

Báo cáo cho rằng trong ngắn hạn, ngành năng lượng và khai khoáng vẫn chiếm vị trí chủ đạo, nhưng các thương vụ M&A liên quan tới thương hiệu, công nghệ nguồn, và hệ thống phân phối sẽ thường

 

 DVT

 

 


DNNN thua lỗ: Khi ban kiểm soát chỉ là hình thức

Ngày đăng : 31/05/2012 - 9:48 AM

 

 

Những vụ việc ở Vinashin, Vinalines và EVN đều có chung một điểm chỉ được phanh phui khi Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Còn trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh, không mấy khi thấy vai trò và cảnh báo của ban kiểm soát.

Chính vì thế, một chuyên gia kinh tế bức xúc cho rằng, có hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật về giám sát, quản lý các DNNN, các Tập đoàn, Tổng công ty nhưng vẫn xảy ra những sự việc đáng tiếc mà thường khi kết quả rất ngiêm trọng mới bị phát hiện. 

Ở đây, vai trò giám sát nội bộ có vấn đề. Chúng ta chỉ cần làm đúng, làm đủ các quy định thì đã ngăn chặn được nhiều sai phạm. Đây chính là một là do lỗ hổng quản trị DNNN. Trên thực tế, những lỗ hổng này được đào sâu, khoét rộng ra bởi yếu tố con người và cách thức tổ chức đang biến Ban kiểm soát trở thành hình thức.

Thiếu trách nhiệm với đồng vốn

Một sự trùng lặp ngẫu nhiên trong các thương vụ sai phạm của Vinashin, Vinalines hay khoản đầu tư EVN Telecom của EVN hầu hết đều rơi vào giai đoạn 2007-2008. Tương ứng với thời kỳ này là sự ra đời của các tập đoàn và cũng là giai đoạn tăng trưởng nóng, các DNNN nhận được rất nhiều vốn đầu tư từ ngân sách.

Nói về điều này, ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giai đoạn 2006-2008, chủ sở hữu Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ vai trò của mình. Thời điểm đó, chúng ta cho DNNN kinh doanh đa ngành. Với chủ trương như thế, cổ phiếu bán chạy, bất động sản lên giá... Điều đó đã khiến cho các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN chạy theo thị trường bong bóng, tìm kiếm lợi nhuận trước mắt quên đi sứ mệnh của mình. Có lẽ đó là nguyên nhân trực tiếp để dẫn tới trào lưu tìm kiếm "lợi tức tài chính" một cách đầy rủi ro.


Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại khi Chính phủ ra tay, mà không có bất cứ một sự cảnh báo điều chỉnh nào từ kiểm soát nội bộ các tập đoàn. Nguyễn Đình Cung nói, từ câu chuyện này nhìn ra thực tế cho thấy quản trị Tập đoàn, Tổng công ty có vấn đề. Muốn giải quyết được vấn đề, cần phải thực hiện vai trò giám sát bên trong và bên ngoài.

Ông Cung phân tích, nhiều khi, người của chủ sở hữu không giám sát hết được nên doanh nghiệp biến báo, giấu giếm thông tin. Thế nên bên ngoài phải giám sát. Tức là người dân giám sát, phải công khai thông tin thì mới làm được. Nhưng điều kiện công bố thông tin chưa có. Tuy nhiên, khi chưa công bố thông tin thì khó giám sát lắm.

"Còn giám sát bên trong, luôn có những cái khó", ông Cung nói.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thẳng thắn nói: "Ở vụ Vinalines, tôi khẳng định rằng đã không hề có giám sát nghiêm túc ở đây. Nếu giám sát nội bộ nghiêm túc thì những việc làm sai đã được báo cáo lên cấp trên. Nhưng cấp trên của Vinalines cũng lại không giám sát nghiêm túc người dưới quyền của mình nên mới xảy ra tình trạng đó".

Ông Thành nhấn mạnh, "biết sai mà không giải quyết, không sửa, không điều động những cán bộ công tâm về làm việc. Rõ ràng, trong các sai phạm ở các Tập đoàn, Tổng công ty, lỗi không phải nằm ở chuyện quy định thiếu chặt chẽ mà do những người có trách nhiệm quyết định nhân sự, trách nhiệm giám sát dòng vốn của Nhà nước đã không làm hết trách nhiệm của mình", ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh.

Tự vô hiệu hóa mình

Tại một cuộc hội thảo về quản trị DNNN mới, TS Nguyễn Đình Tài thuộc Viện Ngiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, chủ sở hữu Nhà nước đã không thực sự trở thành chủ sở hữu chuyên nghiệp, có xu hướng tách biệt ra khỏi cơ cấu quản trị của doanh nghiệp.

Một cuộc điều tra trước đây của IFC chỉ ra rằng, việc thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước kém hiệu quả đến mức 63% ý kiến cho rằng, DNNN ở Việt Nam không có chủ sở hữu thực sự.

Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ về cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước như Bộ quản lý ngành giám sát thực hiện các dự án đầu tư của công ty mẹ, Bộ Tài chính thực hiện giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, Bộ Kế hoạch và đầu tư giám sát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà chủ sở hữu giao... Nhưng, việc giám sát này hầu hết căn cứ vào các báo cáo hành chính của DNNN mang tính chất thống kê hơn. Tính xác thực của các báo cáo này còn bị bỏ ngỏ khi đa số các công ty Nhà nước không thực hiện kiểm toán độc lập.

 

 


Người ta kỳ vọng vào các ban kiểm soát nội bộ nhưng theo phân tích của TS Nguyễn Đình Tài, bộ máy này lại do các HĐQT hoặc HĐTV lập ra. Nhiều thành viên trong Ban kiểm soát ở các Tổng công ty, Tập đoàn lại kiêm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng, Phó Tổng giám đốc. Nhiều trường hợp, ban kiểm soát này chỉ là người đóng dấu cho HĐQT hay HĐTV và giám đốc khi cần thiết...

Rõ ràng, cơ chế như vậy khiến cho Ban kiểm soát không còn là một thể chế độc lập, có chuyên môn và cân bằng được quyền lực của HĐQT hay HĐTV. Họ chỉ như người lao động làm công ăn lương trong công ty Nhà nước. Theo đó, một quan niệm chung đang cản trở hoạt động kiểm soát là vị trí của các kiểm soát viên trong các Tập đoàn, Tổng công ty là cấp dưới, hoàn toàn phụ thuộc HĐQT, HĐTV.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, mô hình quản trị ở các Tập đoàn, Tổng công ty là 3 trong 1. Bộ vừa là chủ sở hữu, vừa ban hành chính sách, vừa kiểm soát thị trường cho nên khi điều hành sẽ xung đột lợi ích. Ví dụ như câu chuyện giá điện, Bộ Công Thương vừa là cơ quan chủ sở hữu của EVN, vừa kiểm soát EVN và vừa ban hành chính sách giá điện.

Với một cơ cấu tổ chức như vậy, động lực tố giác những sai phạm trong các Tập đoàn, Tổng công ty như ở Vinashin, Vinalines sẽ bị triệt tiêu. Quyết sách của các bộ chủ quản đối với các đơn vị này sẽ thiếu sự công tâm, khách quan. Những kiến nghị về công khai thông tin DNNN, tách bạch chức năng chủ sở hữu Nhà nước và chức năng quản lý Nhà nước... nói nhiều nhưng đến nay không được thực hiện.

Chính vì thế, việc giám sát hoạt động của các DNNN lớn được đầu tư bằng tiền Ngân sách này gần như bỏ trống và mọi sai phạm sẽ chỉ phanh phui khi Thanh tra hay kiểm toán vào cuộc. Hậu quả là nguy cơ thiệt hại kinh tế lên tới hàng nghìn tỷ đồng trở thành sự đã rồi.

 

Theo Phạm Huyền

Vietnamnet

 


Tuần này họp bàn chuyện doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA

Ngày đăng : 29/05/2012 - 8:34 AM

 

Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 131 về quản lý và sử dụng ODA sẽ được Bộ KH&ĐT đưa ra lấy ý kiến trong tuần này, ngay trước thềm hội nghị giữa kỳ các nhà tư vấn cho Việt Nam (CG).

 

Kế hoạch ban hành nghị định thay thế Nghị định 131 đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ hoàn tất dự thảo nghị định thay thế để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý 4/2012.

Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay nghị định sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ-CP bao gồm ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay kém ưu đãi khác của các nhà tài trợ nhằm thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Ngoài ra, nghị định mới cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến ODA và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác cho phù hợp với yêu cầu mới và các quy định hiện hành của pháp luật.

Trong các nội dung này, việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA là nội dung gây chú ý nhất trong thời gian qua, cho dù trong quá trình soạn thảo, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.

Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các hiệp định và trong số này, Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng…

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã thu hút được hơn 2,1 tỷ USD vốn ODA cam kết, trong khi giải ngân chỉ đạt 530 triệu USD.

 

 Theo Hoài Ngân
VnEconomy

 


 

Tin mới cập nhật