20%, mức lãi suất "giết chết" doanh nghiệp Việt Nam!

Ngày đăng : 30/05/2012 - 9:35 AM

 

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, hiện nền tài chính Việt Nam vẫn đang “vất vưởng” với mức lãi suất “chết” trên 20%/năm, mức lãi suất này đang “hủy diệt” hàng loạt doanh nghiệp và gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

Bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra sáng nay (29/5), chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã có cuộc trao đổi với báo giới một số vấn đề xung quan điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh hiện nay.

Trước khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày hôm qua cho rằng, tốc độ giảm lãi suất vừa qua của Việt Nam là quá nhanh và đáng lo ngại, ông Thanh ngay lập tức phản bác: “Tôi thấy không hề nhanh chút nào, giảm lãi suất như hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế”.

Theo lý giải của ông, hiện nền tài chính Việt Nam vẫn đang “vất vưởng” với mức lãi suất trên 20%/năm, đó là lãi suất chết, “hủy diệt” hàng loạt doanh nghiệp và gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

Vị chuyên gia tài chính ngân hàng lưu ý, với vai trò là chủ nhà, hiểu rõ nhất nội tình, các nhà điều hành Việt Nam phải chủ động và đưa ra những quyết định đáp ứng đúng nhu cầu nhu cầu nền kinh tế và giữ được thái độ tiếp thu độc lập với những kiến nghị, đánh giá của các chuyên gia quốc tế.

Theo nhìn nhận của ông, mức lãi suất 13-14% (trên lý thuyết - NV)hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đảm bảo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Cụ thể, chi phí vay mà các doanh nghiệp đối thủ chỉ phải chịu từ 4-7%, do vậy, lãi suất hợp lý phải được kéo xuống dưới 10%thì doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển tốt được.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, lãi suất vẫn ở mức cao theo ông Thành, là do Chính phủ chưa thật sự quản lýtốt hoạt động của hệ thống NHTM. Ông cho rằng, trách nhiệm của Chính phủ và NHNN là phải tạo được một mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể chiều theo hoạt động của các NHTM, đẩy lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên cao rồi bây giờ lại phải kéo xuống từ từ trong khi nền kinh tế thì đang “chết.

Chúng ta phải coi trọng quyền lợi của cả nền kinh tế hơn quyền lợi của các ngân hàng. Ngân hàng phải phục vụ cho quyền lợi của nền kinh tế chứ ngân hàng không phải phục vụ riêng cho quyền lợi của mình.Rõ ràng là chúng ta chưa thực sự quan niệm rõ ràng vấn đề trách nhiệm của hệ thống ngân hàng cũng như nhiệm vụ của NHNN” – ông Thành bày tỏ quan điểm.

Đã hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạ lãi suất không gây lạm phát

Theo ông, NHNN phải biết được mức lãi suất mà doanh nghiệp cần. “Nếu chúng ta chần chừ, doanh nghiệp chết hết. Doanh nghiệp chết hết rồi thì không sống lại được. Nền kinh tế có sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp chết thì không có sản xuất, không có tiêu thụ, không có nhân công, giết cả hai đầu. Quản lý lãi suất không phù hợp có thể gây ra hệ lụy đó”.

Ông phân tích, nếu không chịu nổi “nhiệt”, doanh nghiệp mà “chết” thì ngân hàng cũng “chết” chứ không được lợi gì. Đến lúc không còn ai vay, ngân hàng ôm vốn phải trả lãi suất cho huy động thì lợi nhuận cũng không còn.

Ông Thành cũng phản bác việc cho rằng, nếu hạ lãi suất xuống 6-7% cho doanh nghiệp sẽ dẫn tới lạm phát. “Không có đâu. Vì chúng ta đã có dùng biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng thì làm gì có vấn đề lạm phát nếu lãi suất thấp. Nếu lãi suất thấp, cùng với tăng trưởng tín dụng nóng, quá cao thì mới xảy ra lạm phát. Ở đây, ta đã hãm tăng trưởng tín dụng thì chúng ta cho vay lãi suất nào cũng không tạo ra vấn đề lạm phát được.”

Đồng thời phủ nhận quan điểm, bối cảnh khó khăn hiện tại cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế. Bởi, với mức lãi suất cao thế thì không doanh nghiệp nào tồn tại được. “Đừng nói đó là cơ hội tái cơ cấu. Doanh nghiệp tốt xấu gì cũng chết cả, vì điều kiện bị bóp cổ không cho anh thở thì sao anh không chết”.

Căn cứ vào dự án để cho vay thay vì tài sản thế chấp

Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, vấn đề đặt ra cho nền kinh tế hiện nay là khả năng hấp thụ nguồn vốn vay của các ngân hàng. Các doanh nghiệp đã “kiệt sức”, không còn có đủ tài sản để thế chấp, trong khi các khoản nợ vay quá hạn khiến ngân hàng không cho phép doanh nghiệp vay tiếp.

Do vậy, theo ông, thời gian tới cơ quan điều hành sẽ phải xem lại, phải cơ cấu lại những khoản nợ xấu, nợ khó đòi, giúp doanh nghiệp vẫn tiếp tục được vay vốn và tiếp cận được nguồn vốn.

Theo đó, chính sách khoanh nợ của ngân hàng phải giúp được các doanh nghiệp có triển vọng, có thị trường tốt, sản phẩm tốt song đang khó khăn tạm thời có thể có vốn phát triển.

Thay vì cho vay dựa trên tài sản thế chấp, ngân hàng nên căn cứ vào dự án và giám sát theo tiến độ dự án để đảm bảo dòng tiền đi đúng hướng được ưu tiên.

Đồng thời, ông cũng lưu ý, quản lý nhà nước phải tạo công bằng cho tất cả mọi người, tạo được bình đẳng giữa cả doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả doanh nghiệp lớn. Phải tạo cho mọi người có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý.

“Không có lý do gì các doanh nghiệp lớn không được hưởng những chính sách bình đẳng với doanh nghiệp nhỏ và ngược lại. Cũng không có lý do các doanh nghiệp tư nhân lại không được bình đẳng với DNNN” - theo chuyên gia Bùi Kiến Thành.

Theo Bích Diệp
Dân trí

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Chủ tịch UBGSTC: Việt Nam có đủ nội lực để thực hiện tái cấu trúc ngân hàng

Ngày đăng : 28/05/2012 - 2:42 PM

 

 

Công khai và minh bạch về nợ xấu không chỉ là cần thiết khi thực hiện tái cấu trúc mà nó là điều luôn đòi hỏi trong hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng.  

 

Theo ước tính của IMF, chi phí cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng khoảng 5% GDP, tức gần 5 - 6 tỷ USD. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, các nguồn lực trong nước hoàn toàn có thể “gánh vác” được số tiền này, xong điều quan trọng là số nợ xấu của các ngân hàng phải được công khai và minh bạch. 

 

Theo ông nguồn nội lực hiện nay của Việt Nam có đủ sức để thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hay không?

 

Học tập kinh nghiệm thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới và trong khu vực là điều cần thiết, tuy nhiên khi áp dụng nó sẽ phụ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng quốc gia đó.

 

Năm 2000 Việt Nam cũng thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng và đã rất thành công mà không cần sử dụng nhiều nguồn ngoại lực từ bên ngoài. Mặc dù, trước đó đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần phải có sự tham gia giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, WB…

Hiện nay cũng thế, Việt Nam có thể thực hiện việc tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn từ bên ngoài. Tôi cho rằng, nội lực của chúng ta hoàn toàn thực hiện được điều đó. Điều quan trọng là lựa chọn bước đi và cách thức như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất mà thôi. 

 

Nhiều người cho rằng, nợ xấu đang là nút thắt của việc tái cấu trúc. Vậy ông đánh giá như thế nào về tình hình nợ xấu của các ngân hàng hiện nay?

 

Nợ xấu của Việt Nam hiện nay bị đánh giá là cao. Nhưng tôi cho rằng, khi nhìn sang những nước xung quanh khi mà khủng hoảng kinh tế xảy ra thì hầu hết các nước này cũng gặp tình trạng tương tự.

Chẳng hạn, Đài Loan đầu năm 2000 tỷ lệ nợ xấu cũng hơn 10%, Nhật Bản những năm 90 cũng cao hơn 10%, thậm chí một số ngân hàng yếu kém của các nước ngày tỷ lệ này còn lên đến 17 – 18%. 

Ngay cả ở Việt Nam những năm 2000 tỷ lệ nợ xấu trung bình cũng vào khoảng 15 – 20%, nhiều ngân hàng tỷ lệ nợ xấu lên đến 30%... nhưng rõ ràng là chúng ta đã giải quyết được việc đó và thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công.

 

Nếu nợ xấu không phải là điều đáng lo ngại nhất, thì ông có cho rằng phải công khai và minh bạch về số liệu nợ xấu mới là vấn đề cần phải bàn không?

 

Đúng thế. Công khai và minh bạch về nợ xấu không chỉ là cần thiết khi thực hiện tái cấu trúc mà nó là điều luôn đòi hỏi trong hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng. 

Chính vì thế việc thực hiện tái cấu trúc tới đây, một trong những nội dung phải thực hiện được đó là tính minh bạch của thông tin, những chuẩn mực về an toàn tài chính phải được đảm bảo và công bố thường xuyên. 

 

Các cơ quan quản lý, cơ quan giám sát phải được tiếp cần với các thông tin đó một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Từ đó, tính an toàn hệ thống mới được củng cố và duy trì. 

 

Một số thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng đã và đang được tiến hành, theo ông điều đó có giúp cho hệ thống ngân hàng trở nên khỏe mạnh hơn không? 

 

Mua bán sáp nhập (M&A) là một trong các phương thức của việc tái cấu trúc. Tuy nhiên, phương thức đó có được đánh giá là tốt, là hiệu quả đối với từng tổ chức hay cả hệ thống thì nó lại phụ thuộc phần lớn vào đơn vị thực hiện việc đó.

 

Nếu một ngân hàng khỏe về tài chính, tốt về quản trị khi M&A với một ngân hàng yếu; giúp ngân hàng yếu tái cơ cấu lại và hoạt động hiệu quả thì đó là điều rất tốt và không ai có thể phủ nhận.

 

Hoặc hai ngân hàng có hai sở trường khác nhau và khi sáp nhập sẽ giúp họ phát huy các lợi thế riêng có để trở thành một định chế mạnh hơn cũng là việc nên cổ vũ.

 

Tuy nhiên, nếu hai ngân hàng đều yếu kém và không có lợi thế riêng mà lại hợp nhất thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì, mà trái lại đó còn là bước lùi của việc tái cấu trúc.

Xin cảm ơn ông!

 

Khánh Linh (thực hiện)

Theo TTVN

 

 


Bộ trưởng Tài chính: Tháng 5 sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể về gói hỗ trợ DN

Ngày đăng : 21/05/2012 - 10:32 AM

 

 

Việc hoãn, giãn và giảm thuế giúp cho các doanh nghiệp có 16.000 tỷ đồng vốn lưu động mà không phải mất chi phí lãi.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 với nội dung gồm những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến xung quanh những giải pháp này. Trong chương trình thời sự, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này. Chúng tôi xin tóm lược ý kiến trả lời của Bộ trưởng. 

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Tình hình khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là hàng tồn kho nhiều, không bán được hàng. Vì vậy giải quyết khó khăn thì các giải pháp là tập trung vào giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Thời gian tới Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng nhằm nâng tổng cầu đối với các ngành tồn kho nhiều như xi măng, sắt thép. Ví dụ như các dự án kiên cố hóa kênh mương, xây dựng sửa chữa nâng cấp các trạm bơm vừa tăng đầu tư nông nghiệp nông thôn, vừa giúp giải phóng lượng tồn kho nhiều doanh nghiệp

Bộ Tài chính cũng yêu cầu Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh việc giải ngân cho các dự án, cũng như thực hiện giải ngân nguồn vốn được chuyển từ 2011 sang năm 2012theo quyết định của Thủ tướng.

Các biện pháp giảm, giãn và hoãn thuế giúp giảm áp lực thực hiện các nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Ước tính các biên pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có 16.000 tỷ đồng thanh khoản.

PV: Nhiều doanh nghiệp cho rằng gói giải pháp về thuế không có tác động nhiều vì bản thân các doanh nghiệp không có nguồn thu để đóng thuế?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ:  Chắc chắn với các giải pháp này thì tất các doanh nghiệp đều nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp cần phải hiểu đây là gói giải pháp tổng hợp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn chứ không phải kích cầu hay cứu trợ, các doanh nghiệp cần phải tự cứu mình trước.

Theo khảo sát thì các doanh nghiệp phải giải thể, phá sản hầu hết là các doanh nghiệp mới thành lập 1-2 năm, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Vì vậy việc các doanh nghiệp phá sản, giải thể cũng là biện pháp thanh lọc của thị trường. Tôi tin các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, vượt qua khó khăn này sẽ phát triển mạnh trong các năm tiếp theo. 

PV: Vậy bao giờ các doanh nghiệp có thể biết mình nằm trong diện hỗ trợ hay không?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Trong tháng 5, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể và tập huấn cho các cán bộ thuế. Thông tin sẽ được đăng tải trên cổng thông tin Chính phủ và Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có thể vào để biết mình có thuộc diện được hỗ trợ hay không. 

Việc cứu doanh nghiệp là cấp thiết nên sẽ được khẩn trương triển khai, các cán bộ nào trong thời gian này mà có hành vi gây khó dễ cho doanh nghiệp, hay tiêu cực sẽ bị xử lý nghiêm

PV: Việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào, thưa bộ trưởng?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Thời gian qua CSTK và CSTT đã có sự phối hợp tốt, và NHNN cũng như Bộ Tài chính có trao đổi thông tin kịp thời. Quan điểm của Bộ tài chính cũng như NHNN thì thời gian này chính sách tài khóa cần có nhiều giải pháp hỗ trợ, chia sẻ áp lực với kênh tính dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Thanh Hải 
Lược ghi

Theo TTVN/VTV

 


Tăng trưởng tín dụng cuối tháng 4 vẫn âm 0,66%

Ngày đăng : 18/05/2012 - 2:51 PM

 

Dấu hiệu giảm phát đã khá rõ. Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh này, nên chăng Chính phủ cần gấp rút xoay chuyển định hướng chính sách, tập trung ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế?
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đầu tuần này cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2012, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm 0,66% so với cuối năm 2011. Dấu hiệu giảm phát đã rõ, nhưng liệu chính sách điều hành đã kịp xoay chuyển với tình hình thực tế?

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, nền kinh tế mới chứng kiến tín dụng tăng trưởng âm. Dù Thống đốc NHNN nhiều lần khẳng định, sự suy giảm này không nằm ngoài dự đoán và phải chấp nhận sự đào thải doanh nghiệp. Tuy nhiên, với hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012, trong đó có cả những doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu... là dấu hiệu bất thường của nền kinh tế. Tín dụng giảm cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng GDP trong 4 tháng đầu năm chỉ đạt 4%, đe dọa mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% của năm 2012, dẫn tới hàng loạt nguy cơ mất việc làm và an sinh xã hội.

Dấu hiệu giảm phát đã khá rõ. Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh này, nên chăng Chính phủ cần gấp rút xoay chuyển định hướng chính sách, tập trung ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế?

Cần phải nói thêm rằng, chống lạm phát vẫn là “cuộc chiến” trường kỳ của nước ta. Chắc chắn năm nay, lạm phát sẽ ở mức khống chế, nhưng dù vậy, con số lạm phát khoảng 9% còn cao gấp 2-3 lần so với thế giới, vẫn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm hiện nay là cơ hội tốt để “kích” sản xuất phục hồi.

Trên thực tế, trong phiên họp thường kỳ vừa qua, Chính phủ đã thể hiện sự chuyển hướng ở chỉ đạo: tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm. Hai động tác đầu tiên của sự chuyển hướng này là tung ra gói hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ đồng và áp trần lãi suất cho vay với 4 lĩnh vực ưu tiên.

Được đánh giá tích cực, nhưng những động thái trên chưa đủ sức cứu doanh nghiệp. Đặc biệt, trần cho vay đã có, song số doanh nghiệp được tiếp cận vốn ưu đãi lại chưa được bao nhiêu. Vì vậy, để tăng cường niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp, ngoài giảm lãi suất, Chính phủ cần có những giải pháp mạnh tay hơn để bơm vốn ra thị trường. Nói cách khác, trong lúc này, có lẽ chỉ Chính phủ mới cứu được doanh nghiệp thông qua các biện pháp tiếp theo như hạ nhanh lãi suất, mạnh tay mua lại các khoản nợ, đứng ra bảo lãnh một số doanh nghiệp để ngân hàng đẩy mạnh cho vay...

Về phía Ngân hàng Nhà nước, trước khi tính đến việc mở rộng đối tượng áp trần lãi suất cho vay, phải đảm bảo chính sách hiện nay có hiệu lực, không để trần lãi suất cho vay chỉ nằm ở chủ trương, chính sách. Các ngân hàng cũng phải công khai các tiêu chí cho vay, doanh nghiệp trên căn cứ đó để vay vốn, thậm chị có thể “kiện” ngân hàng. Vài tháng nữa, nếu tình trạng vốn tắc hiện nay không được cải thiện, thì khi đó, doanh nghiệp sẽ buông xuôi và dĩ nhiên, hậu quả đối với nền kinh tế là khó lường đoán.

Hiện chưa thể kỳ vọng về sự bùng nổ tín dụng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm, song rõ ràng, để nền kinh tế hồi phục, các cơ quan chức năng cần thẳng thắn nhìn nhận sự trì trệ của nền kinh tế và phải có biện pháp hữu hiệu để tạo sức bật cho doanh nghiệp. Nới tín dụng, nới đối tượng cho vay, hạ điều kiện cho vay xuống có lẽ là một trong những biện pháp phải tính đến lúc này.
 
Theo Hà Tâm
Báo Đầu tư


Standard Chartered: đồng Việt Nam sẽ mất giá 4,3% trong năm 2012

Ngày đăng : 15/05/2012 - 2:44 PM

 

Ngân hàng này dự đoán, lãi suất TPCP kỳ hạn 2 năm sẽ là 10,75% trong quý II và 10,6% trong quý III, IV.
Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về các thị trường nơi Ngân hàng hoạt động.

Theo đó, Báo cáo nhìn nhận thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) Việt Nam rất khả quan, bối cảnh chung của các chính sách tiền tệ đang thuận lợi. Tuy nhiên, Standard Chartered đánh giá nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trong nước đã hạ lãi suất TPCP xuống 20 - 30 điểm phần trăm, làm giảm lãi suất TPCP kỳ hạn 2 năm xuống 10,8% từ 11,2% vào tháng 3 và 12,5% vào quý IV/2011.

Theo đánh giá của Standard Chartered, thị trường TPCP phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong năm nay. Dự đoán, lãi suất TPCP kỳ hạn 2 năm sẽ là 10,75% trong quý II và 10,6% trong quý III, IV. Việc nắm giữ TPCP kỳ hạn 2 năm vẫn hấp dẫn (ở mức 10,8%/năm hoặc 8,2% cho những tháng cuối năm 2012), Standard Chartered dự đoán đồng Việt Nam sẽ mất giá nhẹ 4,3% trong năm 2012. 

Theo H.Dung

ĐTCK


Lãi suất liên ngân hàng về 2,5%, xuyên thủng đáy năm 2007

Ngày đăng : 09/05/2012 - 1:47 PM

 

Sáng nay (9/5), trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm đã xuống mức thấp kỷ lục, 2,5%, phá đáy lập hồi 2007. 

 

 

Cụ thể, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm ở mức 2,5-3%/năm, giảm mạnh so với mức 3-3,6% của hôm qua (8/5).

 

Theo dữ liệu của Reuters thì mức này xuống thấp nhất kể từ năm 2005 (dữ liệu mới ghi nhận đến cuối quý 2/2005).

 

Còn đối chiếu dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi suất 2,5% đã xuyên thủng đáy lãi suất 3% được lập ngày 23/7/2007.

 

Cũng trong sáng nay, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần về 3,5-4%/năm, giảm mạnh so với mức 4-4,5%/năm hôm 8/5. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng về 6-6,5%, thấp hơn mức 6-7% hôm 8/5.

 

Trên thị trường mở (OMO), lãi suất tín phiếu đã xuống 5,8% - 10,23%/năm. Mặc dù vậy, nhiều ngân hàng thương mại vẫn liên tục mua tín phiếu với khối lượng mỗi ngày khoảng 3.000 tỷ đồng.

 

Lượng vốn ngân hàng thương mại bỏ ra mua tín phiếu đã lên hơn 80.000 tỷ đồng kể từ ngày 15/3 đến nay. Điều này cho thấy các ngân hàng “thừa quá nhiều tiền”, bất chấp lãi suất huy động đang áp trần 12%/năm.

 

Những diễn biến bất thường này đang tạo tiền đề cho khả năng lãi suất huy động có thể sớm tiếp tục giảm.

 

Duy Cường

 NDHMoney

 


 

Tin mới cập nhật