Vốn ngoại, 12 năm ở Việt Nam

Ngày đăng : 26/07/2012 - 11:32 AM

 

Vốn ngoại, 12 năm ở Việt Nam

  

Giai đoạn năm 2013 - 2014 là thời hạn giải thể của một số quỹ đầu tư ngoại, vấn đề giữ chân dòng vốn ngoại càng trở nên có tính thời sự.

 

Trong lịch sử non trẻ củaTTCK Việt Nam, nhiều thời điểm vốn ngoại đóng vai trò tích cực, tạo ra những cú huých để thị trường thăng hoa. Tuy nhiên, cũng không ít lần dòng vốn ngoại tạo hiệu ứng ngược khiến chứng khoán nội địa chao đảo.

 

Giai đoạn năm 2013 - 2014 sắp tới là thời hạn giải thể của một số quỹ đầu tư ngoại, vấn đề giữ chân dòng vốn ngoại hiện càng trở nên có tính thời sự.

 

Hai thế hệ quỹ đầu tư
Vào cuối quý III tới đây, định kỳ 2 năm một lần, ĐHCĐ thường niên của các quỹ do Dragon Capital quản lý sẽ biểu quyết thông qua việc thoái vốn hay tiếp tục đầu tư tại TTCK Việt Nam.
Cần nhắc lại rằng, năm 2010, sự kiện lần đầu tiên Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý đã đứng trước nguy cơ giải thể trở thành sự kiện đình đám thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, vượt qua sức ép nặng nề, VEIL vẫn duy trì hoạt động tại Việt Nam.
Thành lập vào năm 1995, VEIL là quỹ đầu tư thuộc thế hệ thứ nhất (giai đoạn 1991 - 1997) hiếm hoi còn hoạt động tại TTCK Việt Nam.
Các quỹ đầu tư nước ngoài giai đoạn đó đều khá giống nhau ở quy mô khiêm tốn, đầu tư mang tính mạo hiểm, tìm kiếm cơ hội ở khối DNNN cổ phần hóa và sự ra đời của TTCK. Tuy nhiên, cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 tràn qua nhiều quốc gia và khu vực. 
Nền kinh tế Việt Nam khi đó dù có độ mở khá thấp nhưng cũng không thoát khỏi vòng ảnh hưởng tiêu cực. Cả 7 quỹ đầu tư thuộc thế hệ thứ nhất chịu nhiều thử thách, phải tự thích ứng và lựa chọn các hướng đi rất khác nhau. 
Nếu như Templetion Vietnam Opportunities Fund và Vietnam Lazard Fund chọn cách đóng quỹ vào năm 1997 thì Bata Vietnam Fund, Vietnam Investment Fund chọn cách giảm vốn. Một số quỹ khác kiên định cầm cự, nhưng không lâu sau đó cũng phải ra đi như Vietnam Fund (2001), Vietnam Frontier Fund (2004).


Thời kỳ kế tiếp, giai đoạn 1997 - 2000, không có quỹ đầu tư nước ngoài mới nào được thành lập. Dấu ấn dòng vốn ngoại trong giai đoạn này chỉ là hình ảnh dòng người Hoa theo hình thức du lịch đổ bộ xuống một số sàn chứng khoán trước và sau khi tiếng cồng khai trương TTCK vang lên. 
Bắt đầu từ năm 2001, các NĐT tổ chức mới manh nha xuất hiện như Indochina Capital (2001), Mekong Capital (2002), Vina Capital (2003), PXP (2005). Sau này, chính họ trở thành các tay chơi tầm cỡ trên thị trường. 
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết cuối năm 2001, cộng với chuyển động chính sách trong việc góp vốn, mua cổ phần của khối ngoại tại các DN Việt Nam được xem là nhân tố thúc đẩy làn sóng quỹ thứ hai hình thành.
Tuy nhiên, đỉnh cao của làn sóng quỹ đầu tư thứ hai là giai đoạn 2006 - 2007 khi Việt Nam vào WTO. Một loạt gương mặt mới tinh xuất hiện huy động vốn để đầu tư vào Việt Nam: Korea Investment Trust Management (KITM), Tongkang, Golden Bridge, Prudential Plc, Bank Invest… 
Trong số các quỹ đầu tư thế hệ thứ nhất, một số cũng quay trở lại như Templeton. Nếu so với tổng tài sảnkhoảng 400 triệu USD của quỹ đầu tư thứ nhất, làn sóng thứ hai ấn tượnghơn hẳn khi riêng năm 2007, vốn đầu đầu tư gián tiếp hơn 7 tỷ USD. 
Các tay chơi lớn như Dragon Capital, Indochina Capital, VinaCapital chỉ mất vài tuần để gọi số vốn hàng trăm triệu USD từ các NĐT quốc tế, khi hai chữ Việt Nam như"thỏi nam châm" có sức hút rất mạnh.


 

Sóng sau xô sóng trước
Không lâu sau khi hiệu ứng vốn ngoại tạo nên sự tăng trưởng thần kỳ cho TTCK Việt, giới đầu tư nội địa đã nếm vị đắng khi vốn ngoại chảy ngược. Lần đầu vào cuối năm 2008 dưới tác động khủng khoảng kinh tế thế giới, một loạt quỹ đầu tư khu vực đã tháo chạy khỏi TTCK Việt Nam.
Không lâu sau đó là sự kiện quỹ đầu tư cổ phiếu của Indochina Capital trở thành mục tiêu bị tấn công của giới đầu cơ quốc tế rồi thông qua quyết định giải thể. Cùng chung số phận buồn này là một quỹ đầu tư cổ phiếu đến từ Hàn Quốc.
Giai đoạn sau năm 2008 là một khoảng thời gian khó khăn với các quỹ đầu tư thế hệ thứ hai. Hầu hết các quỹ đã giải ngân khi TTCK bùng nổ và mắc kẹt với lượng lớn cổ phiếu giá cao trong tổng danh mục.
Đa phần thua lỗ nặng nề. Các quỹ lớn hầu hết đều niêm yết chứng chỉ quỹ và giới đầu tư quốc tế dành cho chứng chỉ quỹ một mức chiết khấu trung bình từ 20 - 50% tùy thời điểm. NĐT góp vốn ban đầu vào quỹ thua lỗ kép. Hệ quả tất yếu là không quỹ ngoại nào gọi vốn thành công vài năm qua. Các gương mặt mới xuất hiện thưa thớt và mờ nhạt.
Cụm từ tái cơ cấu danh mục đầu tư xuất hiện thường trực khi các gương mặt cũ đăng ký mua bán cùng loại cổ phiếu, tranh thủ lướt trên từng con sóng nhỏ của thị trường.
Khi đa phần các quỹ đầu tư truyền thống tỏ ra thất thế thì thị trường chứng kiến sự lên ngôi của quỹ đầu tư chỉ số (ETF). 
Bắt đầu hiện diện từ nửa cuối năm 2010 cho đến nay, chính các tên tuổi như FTSE Vietnam Index, The Market Vector Vietnam trở nên quen thuộc với giới đầu tư nội địa, trở thành các định chế tài chính giữ nhịp cho thị trường. 
Ngoài hai tên tuổi đã biết, giới quản lý quỹ cho biết, còn có khoảng một chục quỹ đầu tư ở quy mô nhỏ hơn nhưng cũng thường xuyên giao dịch theo VN-Index. Với đặc điểm đầu tư mô phỏng theo Index nên các ETF là hình thức đầu tư có độ phân tán rủi ro khá tốt. 
Mặt khác, với cơ chế hoạt động là một quỹ mở, đặc thù của ETF khiến chứng chỉ quỹ theo sát giá trị tài sản ròng, khắc phục được yếu điểm của các quỹ đầu tư đóng truyền thống. Hiện tại, trong số các quỹ đại chúng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, hai quỹ ETF là ngoại lệ hiếm hoi khi có giá chứng chỉ quỹ cao hơn giá trị tài sản ròng. 
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các ETF gần đây giảm sút thì giới đầu tư lại có lý do để kỳ vọng khi iShare - một công ty quản lý quỹ đầu tư danh tiếng xin thành lập một ETF mới để giải ngân vào thị trường cổ phiếu Việt Nam.


 

Thế hệ quỹ thứ 2: ở lại hay ra đi?
Nhìn lại tổng thể thời gian qua, có thể nhận thấy dòng chảy vốn ngoại vào Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan như tình hình kinh tế thế giới. Các chính sách thu hút dòng vốn FDI là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện đủ để Việt Nam là điểm đến ưa thích của giới đầu tư quốc tế khi vẫn được xếp trong nhóm các thị trường cận biên. 
Các chỉ số định giá rẻ của chứng khoán thu hút dòng vốn cơ hội, chứ không phải dòng vốn đầu tư lâu dài. 
Các nhân tố chiều sâu mang sức hấp dẫn lâu dài với các định chế tài chính trung gian bao gồm: tăng trưởng kinh tế, sự ổn định của các yếu tố vĩ mô, quy mô và chất lượng hàng hóa trên thị trường… Vì vậy, nhìn từ góc độ lịch sử, khó có thể kỳ vọng có sự đột biến về vốn ngoại thời gian tới.
Trong khi đó, với vòng đời 5 - 7 năm, thế hệ quỹ đầu tư thứ hai đã gần đến giai đoạn thoái vốn vào năm 2013 - 2014. Một số quỹ tới hạn sớm như KITMC, Tongkang hết hạn vào cuối năm ngoái đã chuyển đổi sang mô hình quỹ mở thành công.
Tuy nhiên, sự tái cơ cấu mang tính đơn lẻ cũng đã khiến TTCK chao đảo trong quý IV/2011. Thử thách trong vòng 6 - 18 tháng nữa với TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, không ít các ý kiến của giới chuyên gia nước ngoài lại tỏ ra bình tĩnh. 
Ông Fiachera Mac Cana, Trưởng bộ phận phân tích của CTCK HSC nhìn nhận thuần túy đây là một vấn đề mang tín kỹ thuật, vì khi một quỹ cũ kết thúc vòng đời thì sẽ có một quỹ mới sinh ra. Còn ông Marc Djandji, cựu Giám đốc Khối nghiên cứu, CTCK Bản Việt nhật xét, xu thế chuyển đổi quỹ đóng thành quỹ mở sẽ diễn ra phổ biến tại Việt Nam như các quỹ của Hàn Quốc.

 

Theo Giang Thanh

ĐTCK

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tổng hợp kết quả kinh doanh quý II/2012 ngày 19/07

Ngày đăng : 20/07/2012 - 12:13 PM

 

Tổng hợp kết quả kinh doanh quý II/2012 ngày 19/07

 

Có thêm gần 30 BCTC quý II/2012 của các doanh nghiệp niêm yết được cập nhật.

 

Đã đi được nửa chặng đường “lợi nhuận”

Trong khi LNST của DHA trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 11,2 tỷ đồng, bằng 1/2 so với cùng kỳ chỉ hoàn thành 29% kế hoạch lợi nhuận năm 2012.

Thì với mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý II, lũy kế 6 tháng đầu năm, HOT đạt 82,8 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 28,87% so với cùng kỳ; LNST đạt 17,33 tỷ đồng tăng 23,78% so với cùng kỳ 2011 và hoàn thành 60,4% kế hoạch LNST.

Lợi nhuận sau thuế quý 2/2012 của LGC là 3,5 tỷ đồng, còn một nửa so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của LGC đạt 4,7 tỷ đồng, giảm 71% so với 6 tháng đầu năm 2011 nhưng đã hoàn thành gần 70% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

VPK gây chú ý khi lãi sau thuế của riêng quý II đạt 12,51 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ và 6 tháng lãi 23,87 tỷ đồng, tăng gần 60% vượt kế hoạch 32,61%.

Do đặt kế hoạch thấp nên kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, PDC đạt 3,09 tỷ đồng LSNT tăng 34% so với cùng kỳ và hoàn thành vượt mức 34% kế hoạch Lợi nhuận cả năm 2012. Tất nhiên, nếu nhìn vào quy mô vốn 150 tỷ đồng thì mức kế hoạch và mức lợi nhuận đạt được không phải cao. ROE 6 tháng chỉ hơn 2%.

Gánh nặng chi phí tài chính giảm

Nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính quý II có khoản mục chi phí tài chính giảm so với cùng kỳ.

So với quý 2/2011, Chi phí tài chính và Doanh thu tài chính quý 2/2012 của HBD đều giảm lần lượt là 71% và 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý 2/2012 của HBD là 882 triệu, bằng ½ so với cùng kỳ.

Mặc dù có chi phí tài chính giảm 42% so với cùng kỳ nhưng CMT chỉ đạt 0,28 tỷ đồng LNST và lỗ 1,9 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2012.

Chi phí tài chính quý 2/2012 của TH1 cũng giảm 60% so với cùng kỳ nhờ khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán trị giá 13 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của TH1 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 34% so với 6 tháng đầu năm 2011.

Các doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút

Do tỷ trọng giá vốn trên doanh thu thuần tăng mạnh và chi phí bán hàng tăng cao đã kéo lãi quý II/2012 của AGF xuống còn 10,87 tỷ đồng, chưa bằng ½ cùng kỳ năm 2011. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, AGF lãi 22,41 tỷ đồng, giảm 36,28% so với cùng kỳ năm 2011.

Sau khi trừ chi phí, HU1 đạt 4,87 tỷ đồng lãi thuần, do hoạt động khác lỗ 1,4 tỷ đồng nên LNST đạt 2,73 tỷ đồng giảm 81,67% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, HU1 đạt 3,16 tỷ đồng LNST giảm 79% so với nửa đầu năm 2011.

Quý II/2012, HU3 cũng chỉ đạt 1,13 tỷ đồng LNST bằng 1/10 cùng kỳ năm 2011 tương ứng EPS đạt 113,35 đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, HU3 đạt 180,2 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 36% so với cùng kỳ và 4,61 tỷ đồng LNST giảm 70% so với nửa đầu năm 2011.

LNST riêng quý II của SCR đạt 54,88 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Lãi quý II chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm (59,25 tỷ đồng).

Thanh Tú

Theo TTVN/HNX&HSX


S&P: Hoàng Anh Gia Lai gặp nhiều rủi ro trong 6 - 12 tháng tới

Ngày đăng : 20/07/2012 - 11:58 AM

 

S&P: Hoàng Anh Gia Lai gặp nhiều rủi ro trong 6 - 12 tháng tới

 

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) vừa công bố báo cáo đánh giá về triển vọng của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trong thời gian tới.

 

Mức xếp hạng mà S&P dành cho Hoàng Anh Gia Lai là B- với triển vọng tiêu cực, không thay đổi so với đánh giá được đưa ra trong lần xếp hạng trước. 

 

Theo S&P, mức xếp hạng này phản ánh Hoàng Anh Gia Lai đang có thanh khoản yếu và bị ảnh hưởng nhiều bởi các rủi ro về kinh tế và luật pháp tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Xếp hạng này cũng phản ánh dòng tiền có tính chu kỳ của Hoàng Anh Gia Lai và những rủi ro liên quan đến hoạt động chi tiêu lớn của công ty trong năm 2012. 

 

Tuy nhiên, cơ cấu chi phí vốn có lợi cho bất động sản và thương hiệu mạnh ở Việt Nam giúp Hoàng Anh Gia Lai cải thiện những yếu kém trên. S&P cũng đánh giá hoạt động kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai ở mức “dễ bị tổn thương” trước các rủi ro và rủi ro tài chính ở mức cao. 

 

S&P dự báo tình hình hoạt động và thanh khoản của Hoàng Anh Gia Lai vẫn sẽ ở mức yếu trong 6 đến 12 tháng tới. Các điều kiện đối với hoạt động kinh doanh bất động sản còn gặp nhiều khó khăn mặc dù NHNN đã hạ lãi suất để đối phó với suy giảm trong tăng trưởng. 

 

Đồng thời, chậm trễ trong việc chưa xin được giấy phép khởi động các mỏ khai thác quặng sắt ở Lào và Campuchia cũng khiến rủi ro tăng lên. Thêm vào đó, do công ty mở rộng hoạt động sang trồng cây cao su và các dự án thủy điện, chi phí vốn cũng sẽ tăng lên rõ rệt đồng thời rủi ro cũng tăng lên. 

 

Thu Hương

Theo TTVN/Reuters


HSBC tìm đối tác thoái sạch vốn tại Tập đoàn Bảo Việt

Ngày đăng : 18/07/2012 - 11:17 PM

 

HSBC tìm đối tác thoái sạch vốn tại Tập đoàn Bảo Việt

 

Hiện nay, Sumitomo Life, hãng bảo hiểm đến từ Nhật Bản, đang là đối tác tiềm năng nhất.

 

Theo Reuters, HSBC đang tìm đối tác để bán hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Ngân hàng lớn nhất châu Âu đang muốn thu hẹp hoạt động kinh doanh ngoài ngành trên toàn cầu và theo dự kiến sẽ thu về 400 triệu USD từ thương vụ này. 

 

HSBC đang có 18% cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt (BVH) – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Việt Nam. Hiện Sumitomo Life, hãng bảo hiểm đến từ Nhật Bản, đang là đối tác tiềm năng nhất.

 

Số cổ phần này có giá trị thị trường là 250 triệu USD. Tuy nhiên, HSBC dự tính sẽ bán được giá cao hơn nhờ vào vị thế của Bảo Việt trên thị trường và tiềm năng nâng tỷ lệ nắm giữ tại đây trong tương lai.

 

Sumitomo Life hiện là một trong 4 công ty bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản. Cũng theo nguồn tin này, một số đối tác tiềm năng khác có thể xuất hiện. 

 

Kế hoạch thoái vốn tại Việt Nam của HSBC được đưa ra 4 tháng sau khi ngân hàng này bán bộ phận kinh doanh bảo hiểm cho AXA SA và Tập đoàn QBE Insurance Group Ltd với giá 914 triệu USD. Theo kế hoạch phục hồi 3 năm, HSBC phải thoái toàn bộ vốn tại các thị trường không tạo ra lợi nhuận. 

 

Thu Hương

Theo TTVN/Reuters



TS. Lê Xuân Nghĩa: “Cuối quý III, TTCK sẽ lên điểm”

Ngày đăng : 17/07/2012 - 12:44 PM

 

TS. Lê Xuân Nghĩa: “Cuối quý III, TTCK sẽ lên điểm”

 

Nhiều khả năng TTCK khởi sắc trở lại, bắt đầu từ cuối quý III/2012, bởi sẽ nhận được ít nhất 3 yếu tố hỗ trợ cơ bản.

 

“Với chuyển động của chính sách vĩ mô hiện tại, cũng như dự báo diễn biến từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng, từ cuối quý III/2012, TTCK sẽ khởi sắc trở lại”, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia dự báo khi trao đổi với ĐTCK

Theo ông, đâu là tâm điểm chính sách có tác động lớn đến “sức khỏe” của các DN, cũng như tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm?

Đó là tiến độ giải quyết nợ xấu của khối NHTM. Nếu như quá trình này sớm phát đi những tín hiệu khả quan, thì sẽ có tác động lan tỏa tích cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, cũng như làm cho tình hình kinh tế vĩ mô trở nên lành mạnh hơn. Trong trường hợp ngược lại,

nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một “căn bệnh” rất nguy hiểm đang tồn tại là suy kiệt vốn và đóng băng tín dụng, sản xuất đình đốn, sức cầu suy yếu.

Do nợ xấu hiện nay quá lớn, có thể lớn hơn con số trên 200.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, nên nếu không có sự can thiệp của Chính phủ bằng việc cho phép thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng, thì không thể giải quyết hiệu quả nợ xấu. Vì quyền lợi của mình, các NHTM sẽ khó có thể tự giải quyết được khoản nợ xấu khổng lồ hiện tại. Ngay cả khi có sự chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý, mà không thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng, thì ước tính cũng phải mất 5 - 7 năm nữa, các NHTM mới giải quyết được nợ xấu. Khi đó, không chỉ DN, mà cả nền kinh tế cũng đã “chết”.

Đã có không ít ý kiến tỏ ý nghi ngờ về tính hiệu quả của giải pháp thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng. Quan điểm của ông về giải pháp này là gì?

Đến thời điểm này, thế giới chỉ có 3 cách để xử lý nợ xấu: một là, Nhà nước bơm tiền cho ngân hàng, từ đó ngân hàng cho DN vay; hai là, thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng; ba là, quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém.

Trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng điều kiện thực tế tại Việt Nam, tại cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia mới đây, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng biện pháp thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng.

Việc chọn cách này hay hai cách còn lại sẽ khó tránh khỏi những ý kiến nghi ngờ rằng, ai được lợi, ai bị thiệt, liệu có nhóm lợi ích nào chi phối để trục lợi…? Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại Nhật Bản cách đây vài chục năm.

Do thời gian tranh cãi về lựa chọn giải pháp xử lý nợ xấu kéo dài gần 2 năm, nên Nhật Bản phải trả một cái giá rất đắt là nền kinh tế suốt 17 năm liền rơi vào tình trạng trì trệ. Bài học này đòi hỏi Việt Nam cần sớm cho phép thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng, để xử lý nợ xấu hiệu quả, bởi đây là chuyện hệ trọng quốc gia, chứ không phải vì lợi ích của nhóm này hay nhóm khác.

Nhưng lấy đâu ra hàng trăm nghìn tỷ đồng để tài trợ vốn cho công ty này hoạt động như dự tính, thưa ông?

Con số hàng trăm nghìn tỷ đồng để đảm bảo vốn cho công ty này hoạt động mới chỉ nêu ra như vậy, chứ chưa có một tính toán cụ thể nào. Theo kiến nghị của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia gửi Thủ tướng Chính phủ, thì cần khoảng 4 tỷ USD để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, mức vốn ban đầu cho công ty mua bán nợ ngân hàng hoạt động chỉ cần khoảng 10.000 - 20.000 tỷ đồng.

Khoản tiền này được thu xếp từ nhiều nguồn, chứ không phải tất cả dồn lên Ngân sách Nhà nước. Ngoài phát hành trái phiếu do Chính phủ hoặc NHNN đứng ra bảo lãnh, có thể huy động vốn bằng cách NHNN bán tín phiếu cho các NHTM

Như phân tích của ông, thì bức tranh vĩ mô 6 tháng cuối năm không mấy lạc quan, do việc xử lý nợ xấu đang đối mặt với nhiều khó khăn?

Đúng là việc xử lý nợ xấu đang gặp không ít thách thức, nhưng kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm có một số điểm sáng, nên sẽ hỗ trợ DN, cũng như TTCK.

Theo công bố của các NHTM, thì hiện có khoảng 67.000 tỷ đồng được họ trích lập dự phòng rủi ro. Nếu sử dụng hiệu quả số tiền này, cùng với sự nỗ lực giải quyết nợ xấu cả từ phía ngân hàng lẫn DN, thì “cục máu đông” trong hệ thống ngân hàng sẽ tan dần. Điều này có nghĩa là không phải đợi thành lập công ty mua bán nợ ra đời mới tiến hành xử lý nợ xấu.

Thực tế, từ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu nợ, trong đó có giải quyết nợ xấu, mà các NHTM đang tiếp tục giảm thêm lãi suất, trong đó giảm cả các khoản cho vay cũ. Điều này đang góp phần dần khơi thông dòng vốn cho DN. Theo tính toán, nếu từ nay đến cuối năm, tín dụng tăng trưởng đạt 1%/tháng, thì GDP tăng trưởng khoảng 4,9 - 5,1% và lạm phát của 5 tháng sau đó sẽ dưới 0,5%/tháng.

Tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư đang được đẩy mạnh, nên sẽ dần cải thiện tổng cầu của nền kinh tế, qua đó kích thích gia tăng tiêu dùng, sản xuất. Theo ước tính, từ nay đến cuối năm, nguồn vốn FDI sẽ giải ngân trung bình 18.000 - 20.000 tỷ đồng/tháng. Tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công cũng đang tăng trở lại từ tháng 6 đến nay. Nếu nỗ lực giải ngân đạt kế hoạch mà Quốc hội phê chuẩn, thì tổng vốn giải ngân trung bình sẽ tăng gấp đôi so với 6 tháng đầu năm, ước đạt 24.000 tỷ đồng/tháng.

Những tín hiệu tích cực trên sẽ hỗ trợ TTCK. Ông có nhận định gì về TTCK từ nay đến cuối năm? 

Nhiều khả năng TTCK khởi sắc trở lại, bắt đầu từ cuối quý III/2012, bởi sẽ nhận được ít nhất 3 yếu tố hỗ trợ cơ bản.

Thứ nhất, sau khi khá sôi động trong quý I/2012, trong quý II vừa qua, TTCK liên tục giảm điểm và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này phản ánh khá sát diễn biến vĩ mô, nhất là kết quả kinh doanh quý II/2012 của các DN không mấy khả quan, bởi vẫn khó tiếp cận vốn, hàng tồn kho chưa giảm. Điều này tạo ra mặt bằng giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn.

Thứ hai, giá cổ phiếu hấp dẫn sẽ được cộng hưởng bởi bối cảnh vĩ mô thuận lợi hơn trong thời gian tới: đầu tư công tiếp tục tăng, DN đang tiếp cận được vốn với lãi suất thấp hơn… Điều này sẽ hỗ trợ TTCK khởi sắc trở lại.

Thứ ba, kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU… đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Đáng chú ý, tổng giá trị của dòng vốn đầu tư toàn cầu không hề suy giảm, ước đạt 1.500 - 1.700 tỷ USD trong năm nay. Sau khi có xu hướng chảy mạnh vào thị trường Mỹ trong những tháng đầu năm, thì hiện dòng vốn này có xu hướng dịch chuyển khá mạnh sang các thị trường châu Á, với việc khởi động nhiều dự án lớn. Kinh tế thế giới bớt bất ổn hơn sẽ là điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam dần lấy lại đà tăng trưởng bền vững, qua đó hỗ trợ cho DN và TTCK khỏe lên.

Theo Hữu Hòe

ĐTCK


6 vấn đề của FPT

Ngày đăng : 16/07/2012 - 8:36 PM

Tốc độ tăng trưởng của FPT đang chững lại, hiện tại FPT chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm giảm mạnh so với mức tăng trưởng 50%/năm trong thời gian trước.

 

Công ty Cổ phần FPT (FPT) hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản và dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông và đầu tư. Hoạt động kinh doanh bao gồm 7 mảng chính là Viễn thông (FPT telecom), thương mại (FTG), tích hợp hệ thống (FIS), phần mềm (Fsoft), giáo dục đào tạo (FPT university), tài chính, ngân hàng, bất động sản.

Doanh thu FPT tăng trưởng bình quân 16%/năm và LNST tăng trưởng 26,2% trong giai đoạn 2008 – 2011 nhờ những lĩnh vực có biên lợi nhuận cao như phần mềm, viễn thông, giáo dục.

 

FTG: Có ảnh hưởng lớn nhất tới doanh thu nhưng FPT telecom, Fsoft, FIS đóng góp ít doanh thu lại đem về gần 60% LNTT. Giáo dục cũng là lĩnh vực phát triển nhanh đóng góp 5,37% vào LNTT năm 2011.

FIS: Dẫn đầu trong lĩnh vực tích hợp hệ thống với doanh thu gấp 3 lần đối thủ gần nhất là CMC-SI, Công ty có lợi thế trong phân khúc ERP đang phát triển nhanh và đang vươn ra thị trường quốc tế như Lào, Campuchia, Singapore, Nigeria…. Năm 2011, FIS đã hoàn thành kế hoạch doanh số 4.232 tỷ VND. LNTT đạt 577 tỷ VND , tăng trưởng 19% so với năm 2010.

Fsoft: Thị trường gia công phần mềm được phân chia theo khu vực địa lý gồm có Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á Thái Bình Dương. Fsoft phải cạnh tranh với các công ty thuê ngoài trên toàn cầu. Tại thị trường châu Á Thái Bình Dương, Fsoft có lợi thế hơn nhờ có sự tương đồng về văn hóa nhưng kém thuận lợi về trình độ tiếng Anh so với các công ty Ấn Độ. Chi phí lao động công nghệ thông tin ở Việt Nam thấp thứ 7 so với chi phí tại Mỹ. Doanh số của Fsoft tăng trung bình 29%/năm và hơn 50% doanh thu tới từ thị trường Nhật. Điện toán đám mây đang là lĩnh vực tiềm năng của lĩnh vực gia công phần mềm.

FTG: FTG dẫn đầu trong các lĩnh vực phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và điện thoại di

động. Đối thủ cạnh tranh khác là Petrosetco, nhà phân phối độc quyền khác của Nokia tại Việt Nam (chiếm 55% thị phần Nokia), Viettel, Vinaphone, và thế giới di động…Gần đây có thông tin Nokia sẽ ngừng hợp đồng phân phối với Petrosetco, còn phía Petrosetco vẫn chưa có ý kiến chính thức gì.

 

Tốc độ tăng trưởng của FTG được hỗ trợ bởi xu hướng tăng đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin (dự báo tăng trưởng ở mức 12-15%/năm) và chiến lược tập trung ưu tiên ngành công nghệ thông tin của chính phủ.

 

FPT university: Giáo dục đang dần trở thành nguồn thu nhập quan trọng của FPT. FPT đang tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho Đại học FPT ở công viên phần mềm Hòa Lạc với dự kiến sẽ chứa khoảng 10.000 sinh viên. Bằng cách tập trung vào việc đào tạo các sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, FPT sẽ luôn tiếp nhận được đội ngũ nhân viên IT có trình độ chuyên môn cao.

Doanh thu từ mảng giáo dục có thể tăng trưởng khoảng 30%/năm trong 5 năm tới trong khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 5% do FPT được ưu đãi thuế trong vòng 9 năm kể từ năm 2010.

Nội dung số: FPT Online cung cấp các dịch vụ trực tuyến bao gồm trang tin tức trực tuyến, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, game online. Đây là lĩnh vực rất có tiềm năng ở Việt Nam. Việt Nam xếp hạng 18/20 về số người sử dụng internet nhiều nhất trên thế giới.

 

Đây cũng là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong nước như VCCorp, VNG, và những gã khổng lồ thế giới như Facebook, Google, Yahoo… Game online là một trong những lĩnh vực đang có doanh thu tốt nhất trong mảng nội dung số, tuy nhiên đây là lĩnh vực nhạy cảm mà dư luận xã hội thường lên án khiến chính sách nhà nước có xu hướng thắt chặt. Năm ngoái, nội dung số tăng trưởng tới 169% và dự kiến trong năm nay mảng này cũng đạt mức tăng trưởng 80% là nhóm tăng trưởng mạnh nhất của FPT vào lúc này.

 

Lĩnh vực bất động sản: FPT hiện đang có một số các dự án như công viên phần mềm Hòa Lạc, thành phố FPT Đà Nẵng và FPT Building ở số 89 đường Láng Hạ nhưng đang ở giai đoạn khởi đầu và chưa có khả năng sinh lời trong tương lai gần.

Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Đây không phải là lĩnh vực thế mạnh của FPT. Các công ty trong lĩnh vực này cũng chưa đóng góp nhiều vào lợi nhuận chung của tập đoàn. Trước khi bán cho Doji thì ngân hàng Tiên Phong là công ty liên kết của FPT và kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu nhưngtới thời điểm hiện tại, Tiên Phong chỉ là khoản đầu tư tài chính dài hạn của FPT.

Đánh giá kết quả kinh doanh 2011

Năm 2011 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế thế giới và Việt Nam nhưng FPT vẫn duy trì mức độ tăng trưởng tốt. Doanh thu tăng mạnh trong 4 năm qua là nhờ nội dung số tăng trưởng 169,36% và FTG tăng 22,13% còn các lĩnh vực then chốt khác vẫn duy trì tăng trưởng.

Tỷ suất lợi nhuận gộp của FPT giảm so với năm 2010 nhưng tỷ suất lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận ròng lại gia tăng do việc tái cấu trúc phát hành thêm cổ phiếu hoán đổi cổ phiếu các công ty con FIS, Fsoft, FTG. Điều này khiến FPT trở thành cổ đông duy nhất nắm giữ 100% vốn tại các công ty con.  

·Việc sáp nhập này đã khiến chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5% do bộ máy quản lý được sắp xếp lại.

·Việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% đã khiến chỉ tiêu “lợi ích cổ đông thiểu số” bằng 0 giúp gia tăng lợi nhuận ròng cho công ty.

·Doanh thu tài chính tăng mạnh tăng 87,7 tỷ do FPT có lượng tiền mặt dồi dào trong môi trường lãi suất cao. Năm 2011, FPT đã bỏ mất chi phí cơ hội của khoản lãi tiền gửi của 708 tỷ đồng đặt cọc trong thương vụ EVN Telecom.

·Việc tái cấu trúc cũng khiến EPS tăng thêm khoảng 7,6% do tốc độ tăng trưởng ROE của các công ty con của FPT tăng nhanh hơn so với tập đoàn.

Đánh giá về dòng tiền

Trên góc độ báo cáo hợp nhất, không có sự quan ngại nào về khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn cũng như dài hạn dựa trên các tính toán dòng tiền tạo ra từ nghĩa vụ vay nợ. Cuối năm 2011, FPT có số dư vay vốn ròng là 4.675 tỷ đồng trong khi đó năm 2011, EBITDA của tập đoàn là 3.127 tỷ đồng. Nghĩa là nếu vẫn duy trì khả năng tạo tiền như năm 2011, FPT chỉ mất chưa tới nửa năm để trả hết gốc vay.

Kết quả kinh doanh Q1/2012 của FPT

FPT công bố kết quả kinh doanh Q1/2012 với doanh thu thuần giảm 12,37% và lợi nhuận ròng tăng 14,83%. Doanh thu thuần sụt giảm là do doanh thu từ lĩnh vực bán lẻ sụt giảm khá do người tiêu dùng hạn chế chi tiêu do thu nhập bị bào mòn sau chuỗi lạm phát phi mã trong những năm qua. Mặc dù vậy, lợi nhuận ròng vẫn tăng là do FPT tiết kiệm được hơn 181 tỷ đồng chi phí tài chính do tỷ giá ổn định.

 

6 vấn đề quan tâm

    Khoản đầu tư hơn 400 tỷ vào ngân hàng Tiên Phong được coi là khoản đầu tư dài hạn. Đây là số tiền lớn và FPT áp dụng phương pháp trích lập dự phòng theo vốn chủ sở hữu. Ngân hàng Tiên Phong thuộc nhóm ngân hàng bị kiểm soát và thực hiện tái cơ cấu cho thấy đơn vị này đang gặp khó khăn và kết quả hoạt động kinh doanh có lẽđã làm sụt giảm vốn chủ sỡ hữu. Do vậy, có thể trong Q2/2012, FPT sẽ phải trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính dài hạn này nhưng không ảnh hưởng nhiều do tỷ lệ trích lập theo số vốn góp và khoản đầu tư cũng chỉ chiếm khoảng 6% tổng tài sản.

    Trên báo cáo tài chính có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ủy thác qua EVN Financevới số tiền là 879 tỷ đồng. FPT mới thu về từ EVN Telecom 708 tỷ tiền đặt cọc nhưng lại ủy thác qua EVN Finance – một công ty con của tập đoàn điện lực nên đây là dấu hỏi đối với nhiều nhà đầu tư. Cũng có một khả năng là FPT ủy thác cho EVN Finance mua lại trái phiếu kèm chứng quyền của mình (FPT từng tuyên bố có thể mua lại trái phiếu này).

    FPT có rủi ro pha loãng cao: Khi niêm yết vào 10/2006, FPT có số lượng cổ phiếu lưu hành là 60.8 triệu. Hiện giờ tổng số lượng cổ phiếu lưu hành là 216 triệu đơn vị, bằng 3.6 lần so với lượng cổ phiếu lưu hành ban đầu. Tổng lượng cổ phiếu lưu hành tăng chủ yếu do việc phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm để thực hiện hoán đổi. Khả năng bị pha loãng tiếp nếu vào tháng 09/10/2012,toàn bộ 1800 tỷ đồng của các trái chủ đồng ý chuyển đổi cổ phiếu thì sẽ có thêm 19,5 triệu cổ phiếu nữa đưa vào lưu hành. Ngoài ra, FPT có thể phát hành thêm 33 triệu cổ phiếu để hoán đổi với FPT Telecom theo tỷ lệ 1 FPT đổi 1,5 FPT Telecom. Như vậy, nếu tất cả các sự kiện đều diễn ra, tổng số cổ phiếu trong năm tới của FPT có thể lên tới 322,6 triệu cổ phiếu. Nhưng hai trường hợp sau hiện tại là chưa rõ ràng bởi trái chủ có đồng ý mua cổ phiếu hay không phụ thuộc vào việc giá cổ phiếu FPT có cao hơn giá mua chuyển đổi hay không. Trong khi đó SCIC cho biết họ chưa có kế hoạch thoái vốn khỏi FPT.

    Tốc độ tăng trưởng của FPT đang chững lại trong những năm gần đây. Hiện tại FPT chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm giảm mạnh so với mức tăng trưởng 50%/năm trong thời gian trước. Tất nhiên tốc độ tăng trưởng 20%/năm không phải là thấp nhưng dấu hiệu suy giảm đang ngày càng rõ nét. FPT đang tìm cách mở rộng lĩnh vực kinh doanh để duy trì tốc độ tăng trưởng. Năm ngoái FPT định tham gia vào lĩnh vực viễn thông khi tham gia đàm phán mua lại EVN Telecom nhưng kết quả không như ý. Hiện tại, FPT cũng đang "nhăm nhe" nhảy sang cung cấp truyền hình cáp và tuyên bố dùng 500-700 tỷ để tham gia hoạt động M&A (có thể tập trung vào mảng nội dung số). Trong chiến lược này, FPT cũng đã thất bại với việc tham gia vào lĩnh vực ngân hàng và chưa gặp hái được thành quả ở lĩnh vực bất động sản.

 

    Một "cờ đỏ" với FPT chính là việc công ty đang sử dụng việc mua bán sáp nhập nội bộ với các công ty con. Việc sáp nhập này sẽ giúp FPT tăng EPS, ROE…nhưng đây chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng dựa trên thủ thuật kế toán chứ không phải do sự tăng trưởng theo chiều sâu của doanh nghiệp.

Hiện tại FPT vẫn thuộc nhóm công ty tăng trưởng cao và có tiềm năng phát triển lớn. FPT luôn được các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đủ 49% mỗi khi room được mở ra. Orchid Fund Private Limited trong một thời gian ngắn đã mua và nâng tỷ lệ sở hữu lên 11%. Do vậy, có thể thấy rằng rủi ro pha loãng của FPT cũng có thể là một điểm nhấn đối với cổ phiếu này khi nhà đầu tư ngoại có thể tăng mua và đẩy giá cổ phiếu lên.

 

Theo Cafef.vn

 


 

Tin mới cập nhật