VN-Index giảm phiên thứ 6 liên tiếp, đà giảm chưa có dấu hiệu dừng

Ngày đăng : 13/12/2011 - 12:33 PM

Không có nhiều thông tin tích cực, thị trường vẫn trong đà “rơi” tự do và chuẩn bị công phá những mức đáy cũ. Có lẽ khái niệm “thủng đáy” không còn được quan tâm trong thời gian này thay vào đó là câu hỏi cho việc niềm tin NĐT bao giờ trở lại?



 

 

VN-Index đóng cửa giảm điểm phiên thứ 6 liên tiếp với hơn 3,5 điểm, xuống 371,75 điểm. Toàn sàn có 168 cổ phiếu giảm, 85 cổ phiếu tăng và 54 cổ phiếu đứng giá trong đó 28 mã tăng trần và 56 mã kịch sàn.

Khối lượng giao dịch đạt gần 35 triệu đơn vị, giá trị 535 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với phiên trước. Trong đó, gần 206 tỷ đồng là giao dịch thỏa thuận.

Cổ phiếu STB thỏa thuận 4 triệu đơn vị ở giá 15.100 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị 60,4 tỷ đồng. Đóng cửa, cổ phiếu STB giữ giá tham chiếu 14.800 đồng/cổ phiếu, với 1,5 triệu đơn vị được khớp lệnh, dẫn đầu toàn sàn. Ngoài ra, một số cổ phiếu thỏa thuận giá trị lớn như EIB với 14 tỷ đồng, HBC với 24 tỷ đồng, VIC với 30 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu chủ chốt trừ VIC tăng trần, KBC tăng sát trần còn lại hầu hết đều giảm điểm hoặc giữ giá tham chiếu.

HNX-Index giảm phiên thứ 3 mất hơn 1% xuống 60,62 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 25 triệu đơn vị, giá trị 205 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng so vơi phiên trước. Toàn sàn 15 mã kịch trần và 57 mã giảm sàn.

Cổ phiếu GBS được thỏa thuận hơn 1,2 triệu đơn vị ở giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch gần 19 tỷ đồng.

Cổ phiếu ORS dẫn đầu giao dịch đến cuối phiên với hơn 1,8 triệu đơn vị. ORS giảm sàn phiên thứ 8 phiên liên tiếp, giá đóng cửa hôm nay là 2.000 đồng/cổ phiếu. Theo giải trình của ORS việc giảm giá thời gian qua có thể do quyết định hủy niêm yết tại Đại hội cổ đông bất thường vừa qua.

Các cổ phiếu như SHN, HBB, PVX, VND và KLS đều trong sắc đỏ với giao dịch trên 1 triệu đơn vị. Đóng cửa, KLS giữ giá tham chiếu, VND và PVX đều mất 200 đồng, HBB giảm sàn và SHN giảm sát sàn.

 

Theo  Stox.vn/DVT


 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Nhận định trên Bloomberg: ‘VN-Index có thể xuống dưới 300 điểm’

Ngày đăng : 13/12/2011 - 11:43 AM

Bloomberg dẫn nhận định của ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán MHB, cho hay, chỉ số VN-Index có thể xuống dưới 300 điểm.


 

 

Theo nhận định của đại diện Công ty Chứng khoán MHB, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục kéo dài chuỗi ngày giảm điểm và có thể xuống dưới 300 điểm vào cuối năm âm lịch này, tức cuối tháng 1/2012. Theo dữ liệu của Bloomberg, nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009.

Bloomberg dẫn nguồn từ MHB cho hay, nhiều nhà đầu tư đang khá bi quan về lợi nhuận doanh nghiệp trong năm nay và quan ngại về khả năng cải thiện tình hình kinh tế năm tới. Khoảng 80% cổ phiếu trên sàn Tp.HCM đã và đang giao dịch với khối lượng chỉ vài nghìn cổ phiếu mỗi ngày.

“Tuy nhiên, cả giá cổ phiếu và bất động sản sẽ phục hồi nếu Chính phủ có những động thái nhằm hỗ trợ thị trường, vì hiện có nhiều nhà đầu tư vẫn đang nắm tiền nhưng không biết khi nào và nên đầu tư vào đâu”, đại diện MHB cho hay.

Kết thúc ngày giao dịch 13/12, VN-Index giảm 3,55 điểm (-0,95%) xuống 371,75 điểm.

 

Theo NDHMoney


Sẽ có vụ nổ "BingBang" tại TTCK Việt Nam?

Ngày đăng : 13/12/2011 - 11:40 AM

Giới tài chính tỏ ra cực kỳ đồng thuận về việc không thể có một "vụ nổ BigBang" tại TTCK Việt Nam sau ngày 12/1/2012 (thời điểm TTCK Việt Nam hội nhập toàn diện WTO) như đã từng xảy ra cách đây 5 năm.


 

 

 

Theo cam kết gia nhập WTO, từ 12/1/2012, Việt Nam sẽ cho phép CTCK và công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Sau ngày đó, TTCK Việt Nam sẽ có thay đổi gì, CTCK 49% vốn nước ngoài đã chuẩn bị gì trước giờ "G", CTCK và công ty quản lý nội địa chuẩn bị thế nào cho sự hội nhập sâu rộng, Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của các quốc gia láng giềng đi trước?

Giữa tuần trước, Cotecland tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với TamaHome- Tập đoàn xây dựng và nội thất Nhật Bản. CTCK KimEng (KEVS) là đơn vị tư vấn cho đối tác Việt Nam bán 20% cổ phần cho đối tác Đông Á. Ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc KEVS nói: " Chúng tôi là nhà tư vấn, nhưng thương vụ khởi đầu từ sự tiến cử đối tác nước ngoài của Tập đoàn mẹ KimEng Holding"…

Cơ hội

Cuối năm 2007, KimEng Holding và Mitsubishi UFJ Securities góp vốn thành lập KEVS, một trong các CTCK nước ngoài sở hữu 49% vốn đầu tiên tại Việt Nam.  Ông Tâm chia sẻ rằng, ngày đầu, hai cổ đông lớn nước ngoài đã hoạch định chiến lược cho KEVS chỉ thực hiện hai nghiệp vụ chính là môi giới và tư vấn chứng khoán.

Tại thời điểm đó, vẫn phải hành động theo quyết định của HĐQT, nhưng trong đầu lãnh đạo KEVS xuất hiện vô số băn khoăn: CTCK mà không tự doanh? Môi giới thuần túy có "nuôi" được "quân"? Tại sao HĐQT yêu cầu tách bạch bộ phận quản lý rủi ro thành một nhánh riêng để hoạt động độc lập?

Trải qua nhiều thăng trầm của thị trường, giờ KEVS đã có chỗ đứng tương đối trên TTCK Việt Nam, ông Tâm mới kiểm chứng hết tầm nhìn sáng suốt của những cổ đông nước ngoài: 3 năm qua, lợi nhuận từ tự doanh của CTCK nội địa phần lớn trôi ra sông ra biển khi thị trường đi xuống.

Thực tế này không khác bao nhiêu với chuyện công ty con của KimEng Holding tại một quốc gia Đông Nam Á đã rất thành công trong giai đoạn ban đầu nhưng trong trong khủng khoảng 1997 đã đánh mất hết thành quả trước đó.

Tương tự, do không nhận thức đúng mức hoạt động quản trị rủi ro, nên những đợt thoái trào của thị trường nội địa luôn kéo theo các làn sóng giải chấp chứng khoán.

Đánh giá cơ hội của TTCK Việt Nam ở bậc thềm hội nhập toàn diện, lãnh đạo KEVS nhận xét, đương nhiên khi tới Việt Nam, các NĐT quốc tế phải mang theo kinh nghiệm, công nghệ và kỹ năng quản lý. Vì vậy, thị trường trong nước có thể học hỏi, được hưởng lợi hay tận dụng được mối quan hệ quốc tế, như KEVS vẫn đang thụ hưởng.

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital (là NĐT nước ngoài được coi là gắn bó lâu nhất và hiểu biết sâu sắc nhất về thị trường vốn Việt Nam) nhận định: "Đương nhiên, khi NĐT nước ngoài thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đối tượng đầu tiên họ muốn nhắm tới là NĐT tại chính quốc. Điều này có nghĩa, TTCK Việt Nam đứng trước cơ hội được tiếp sức bởi những dòng vốn mới".

Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa đang hoạt động tại Hong Kong và Thượng Hải, với thời gian làm việc tại Trung Quốc từ năm 1999, đã chứng kiến sự hội nhập tài chính toàn diện của quốc gia đông dân nhất hành tinh vào đầu thế kỷ 21.

Trao đổi với ĐTCK, ông nhận định, với việc hội nhập toàn diện của chứng khoán Việt Nam sắp tới, tùy theo chiến lược của mình, mỗi định chế tài chính nước ngoài sẽ có một kế hoạch riêng.

Chẳng hạn, một số có thể tiến hành tự xây dựng CTCK từ những viên gạch đầu tiên, nhưng số khác có thể chọn hướng phát triển nhanh chóng thông qua con đường mua bán, sáp nhập (M&A) các CTCK trong nước. Theo đó, một số CTCK trong nước có thể bị hoặc được mua lại.

Ngắn hạn: Chưa kỳ vọng làn sóng thứ 3

Đánh giá thận trọng về cơ hội sắp tới, nhưng giới tài chính tỏ ra cực kỳ đồng thuận về việc không thể có một "vụ nổ BigBang" tại TTCK Việt Nam sau ngày 12/1/2012 như đã từng xảy ra cách đây 5 năm.

Lý do trực tiếp xuất phát từ việc TTCK Việt Nam đang vật lộn trong giai đoạn khó khăn khi chu kỳ đi xuống 4 năm vẫn chưa chấm dứt.

Nếu nói TTCK là tấm gương phản ánh kinh tế vĩ mô thì thị trường đang phản chiếu các thách thức nội tại của nền kinh tế: cả lạm phát và lãi suất đều ở mức rất cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ giá vẫn đứng trước áp lực điều chỉnh thường trực.

Nền tảng của TTCK là kinh tế vĩ mô và khi bệ đỡ chưa ổn định thì khó có thể hy vọng NĐT quốc tế mạnh dạn mở hầu bao…

Sau sự ra đi của làn sóng đầu tư thứ nhất trong cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, làn sóng quỹ đầu tư thứ hai và các CTCK có yếu tố nước ngoài xuất hiện vào năm 2006 - 2007, thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.

Bất chấp năm 2012 là thời điểm thanh lý, thoái vốn của một số quỹ, giá trị tài sản ròng của các quỹ nước ngoài hiện vẫn đang bị chiết khấu rất cao, trung bình từ 20% - 45%.

Tại một thị trường còn nghèo nàn các sản phẩm tài chính, vốn cũ vẫn dậm chân tại chỗ và bế tắc thì có nên kỳ vọng ngay vào một làn sóng đầu tư thứ ba với sự xuất hiện các gương mặt mới là CTCK và công ty quản lý quỹ 100% vốn ngoại?

Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK HSC nhận định, bên cạnh các khó khăn nội tại, với quy mô vốn hóa của TTCK Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 34 tỷ USD, miếng bánh khá khiêm tốn khiến các định chế tài chính lớn chưa thể mặn mà.

Trật tự từ trước tới nay sẽ không thay đổi khi từ bên ngoài, nhiều định chế tài chính lớn như Credit Suisse, JP Morgan vẫn có thể vươn tay chiếm lĩnh các hợp đồng lớn như tư vấn cổ phần hóa cho Vietcombank, Vietinbank…

Theo ông Giang, TTCK Việt Nam sẽ không có các biến chuyển lớn từ vài tháng tới 1 - 2 quý, sau khi nút thắt 49% được dỡ bỏ. Xu thế hội nhập trong thế giới phẳng và giao dịch điện tử cũng khiến nhiều định chế tài chính quốc tế không cần hiển diện trực tiếp nhưng vẫn có thể giao dịch tại Việt Nam.

Dài hạn: Những sức ép ẩn mình

Trước thềm TTCK Việt Nam hội nhập sâu hơn, hai tuần trước đây, đoàn lãnh đạo cao cấp của Công ty Quản lý Việt Nam (VFM) đã có chuyến khảo sát và tham quan thị trường vốn Ấn Độ.

Trở về Việt Nam, một thành viên trong đoàn hồ hởi nói với ĐTCK, chuyến đi thú vị và kết quả thu hoạch được hơn mong đợi.

Trong thời gian tại quốc gia Nam A, đoàn đã tới thăm trụ sở và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại Công ty quản lý Quỹ Reliance - công ty quản lý tài sản trị giá 16 tỷ USD, lớn nhất Ấn Độ.

Hiện tại, Reliance đang quản lý tài sản cho khoảng 7,3 triệu NĐT, trong số này, 85% là các NĐT nhỏ có số vốn trung bình 1.000 USD. Theo VFM, phía bạn đang cung cấp khoảng vài trăm sản phẩm, phần lớn vào tài sản có thu nhập cố định và các chứng chỉ quỹ mở đáp ứng tới tận ngõ ngách nhu cầu của NĐT. Điểm đáng chú ý là, cuối mỗi ngày giao dịch, giá trị tài sản ròng của Quỹ lại được tính toán lại để chuẩn bị cho ngày giao dịch kế tiếp.

Đại diện của VFM cho biết, dù VFM là công ty quản lý quỹ nội địa thâm niên nhất và quản lý tài sản lớn nhất tại TTCK Việt Nam, nhưng vẫn cảm thấy tụt hậu quá xa về công nghệ so với các đồng nghiệp Ấn Độ.

Nếu trong 1 - 2 năm tới, Reliance hiện diện ở Việt Nam thì nhiều khả năng, giới cung cấp dịch vụ tài chính trong nước ở thế dưới cơ hoàn toàn. Trên thực tế, đối thủ tiềm tàng không chỉ là Reliance và cũng không chỉ như Reliance.

 

Theo Giang Thanh

 ĐTCK

 


 


Thách thức 2012

Ngày đăng : 13/12/2011 - 11:15 AM

FPT phải cân nhắc kỹ lưỡng trước tham vọng tăng trưởng 30% cho năm 2012; Để đạt mục tiêu đề ra, FPT sẽ tấn công trên mọi mặt trận.


Lần bảo vệ kế hoạch kinh doanh 2012 thứ nhất của Tập đoàn FPT diễn ra cuối tháng 11 để ngỏ nhiều nội dung cần phải xem xét. Định hướng đầy tham vọng của HĐQT công ty này với mức tăng trưởng 30% cho năm 2012 là áp lực lớn với tất cả các bộ phận trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Song sẽ không nhiều doanh nghiệp lớn dám đặt ra thách thức như vậy với một cỗ máy khổng lồ.

Một lãnh đạo của FPT cho biết, sau khi phân tích sơ bộ những khó khăn và thuận lợi, các công ty con của FPT đề nghị để họ thảo luận, xây dựng và hoàn thiện lại kế hoạch để cuối tháng 12 toàn Tập đoàn có một buổi bảo vệ kế hoạch kinh doanh năm 2012 nữa. Sau cuộc họp này mới có thể nói được mục tiêu tăng trưởng 30% cho năm 2012 có thể đưa vào kế hoạch hay không. Hiện còn quá nhiều điều phải xem xét.

Ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT nói: "Để đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ tấn công trên mọi mặt trận, bất kỳ sản phẩm gì mới, thị trường nào mới, có tiềm năng lợi nhuận, FPT đều tham gia. Khi đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động trong Tập đoàn, những con số, doanh số cụ thể họ mang lại sẽ là thước đo số 1".

Song FPT là một tập đoàn tư nhân, cho phép phát huy tối đa yếu tố năng động và quyết đoán của bộ máy lãnh đạo. Sẽ không nhiều doanh nghiệp mạo hiểm như thế. Nói về năm 2012, lãnh đạo Tổng CTCP Xuất nhập khẩu Vinaconex cho biết, Tổng công ty đang đứng trước nhiều khó khăn về nguồn tài chính với áp lực về nguồn vốn triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh và áp lực trả nợ ngân hàng, thanh toán 2.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn.

Vinaconex đã đầu tư dự án và đầu tư tài chính vượt quá năng lực tài chính hiện có. Trong khi đó, những dự án có mức đầu tư lớn của Tổng công ty như dự án Xi măng Cẩm Phả, dự án nước Sông Đà đã hoàn thành và đi vào sản xuất trong điều kiện thị trường tiêu thụ không thuận lợi, cùng với biến động nguyên liệu đầu vào nên tiếp tục tiềm ẩn rủi ro: kết quả kinh doanh lỗ lớn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.

Với thị trường BĐS ảm đạm như hiện nay, các dự án kinh doanh bất động sản lớn mà Vinaconex đang triển khai có tiến độ thực hiện trong thời gian dài theo nhiều giai đoạn như Splendora, khu đô thị mới Tây Mỗ chưa mang lại doanh thu và lợi nhuận trong tương lai gần.

Ngoài ra, một số dự án xây lắp có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long), Vinaconex phải ứng vốn để thực hiện, công tác thanh quyết toán công trình (đã hoàn thành) còn nhiều vướng mắc về mặt thủ tục hồ sơ.

Có thể do khó khăn khách quan và cả sự thiếu kiên quyết của lãnh đạo doanh nghiệp trong thực hiện thoái vốn những đơn vị lớn như Xi măng Cẩm Phả đã dẫn tới cuộc chia tay của một số cổ đông lớn với doanh nghiệp.

Ông Phan Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc DragonCapital nói: "Chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh Vinaconex cần sớm tái cơ cấu Xi măng Cẩm Phả, nếu không chúng tôi sẽ thoái vốn". Năm 2010, Vinaconex chưa làm được, năm 2011 càng khó khăn, Dragon Capital và một số tổ chức lớn đã nói lời giã từ.

Phải xử lý dứt điểm được hậu quả của dự án Xi măng Cẩm Phả trong năm 2012, Vinaconex mới có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 15%, trả cổ tức cho cổ đông 12-15%/năm.

Ngay doanh nghiệp có lợi thế rất lớn về thị trường và mặt hàng xuất khẩu như CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng chưa đặt kế hoạch lợi nhuận mạnh dạn.

Ông Lê Văn Điệp, Phó tổng giám đốc Công ty cho biết, hiện Minh Phú đang chịu lãi vay 20%/năm cho khoản phát hành trái phiếu 700 tỷ đồng. Riêng khoản vay kỳ hạn 3 năm này, mỗi năm Công ty phải trả 140 tỷ đồng tiền lãi, chưa kể các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn khác.

Lãi suất trái phiếu thả nổi, vì thế lợi nhuận năm 2012 của Công ty sẽ phụ thuộc rất lớn vào ẩn số này, đó là chưa kể yếu tố "nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây" sẽ tác động chủ yếu đến nguồn nguyên liệu thủy sản.

Tuần qua, giới đầu tư còn đón nhận thông tin không mấy tích cực về định mức tín nhiệm của khối doanh nghiệp lớn. Standard & Poor's hạ điểm tín nhiệm của Hoàng Anh Gia Lai do những khó khăn trong hoạt động và thanh khoản của Công ty.

Trong thông cáo của Standard & Poor's, nhà phân tích Weekhim Loy thuộc hãng định mức tín nhiệm này nói: "Việc hạ điểm tín nhiệm phản ánh quan điểm của chúng tôi cho rằng, tình hình hoạt động và thanh khoản của Hoàng Anh Gia Lai sẽ còn yếu trong vòng 6 - 12 tháng tới. Điều này xuất phát từ những thách thức đối với Công ty trong lĩnh vực phát triển địa ốc. Việc Hoàng Anh Gia Lai chưa được phép khởi động các mỏ khai thác quặng sắt ở Lào và Campuchia càng làm tình hình khó khăn thêm".

Cũng theo công bố của hãng này, cả 3 ngân hàng lớn của Việt Nam gồm Vietcombank, BIDV và Techcombank trong đợt xếp hạng gần nhất đều bị hạ điểm tín nhiệm. Thông cáo của S&P chia sẻ một nhận định chung về cả 3 ngân hàng là tình hình vốn và lợi nhuận từ "yếu" đến "rất yếu".

Vài nét phác họa về một năm 2012 đầy thách thức ngay cả với những ông lớn trên TTCK Việt Nam để thấy thị trường rất cần nỗ lực và quyết tâm của không chỉ riêng ai.



Theo Anh Việt
ĐTCK
 


Làm sao lấy lại được tiền từ công ty chứng khoán?

Ngày đăng : 13/12/2011 - 12:03 AM

Sáng nay, những nhà đầu tư chậm chân đến đóng tài khoản tại Công ty Chứng khoán SME (SMES) đều phải chấp nhận một giải pháp được đưa ra: chuyển chứng khoán sang tài khoản mới mở Công ty Chứng khoán GoldenBridge (GBVS), trong khi tiền mặt thì vẫn phải chờ!

Theo thông tin từ một khách hàng của SMES, dĩ nhiên việc lựa chọn mở tài khoản tại công ty chứng khoán nào là tùy ý, nhưng SMES khuyên khách hàng nên “chạy” qua GBVS. Một số thông tin hậu trường cũng đồn đoán về khả năng GBVS sẽ rót vốn vào SMES. Chính bộ phận môi giới của GBVS cũng trực tiếp đến ngồi tại văn phòng của SMES để hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thuận tiện.

Việc rút tiền mặt tại SMES lúc này là bất khả thi, ít nhất trong vòng vài ba tuần tới. Câu trả lời chung cho bất kỳ khách hàng nào muốn rút tiền là chờ đợi. Cũng theo nguồn tin trên, cách đây vài tuần, SMES còn cho phép rút một lượng nhỏ. Tuy nhiên, gần đây, bộ phận lưu ký của công ty đã trả lời thẳng: hết tiền mặt, khách hàng chỉ có thể rút tiền xếp hàng theo thứ tự trong vòng 2-3 tuần tới.

Việc một số công ty chứng khoán bị mất thanh khoản bây giờ không còn “nóng” nữa. Ngoài SMES cũng đã có thêm TAS bị cảnh cáo, dù chưa có thêm các thông tin liên quan đến mức độ nghiêm trọng về thanh khoản như SMES. Vấn đề còn lại là nhà đầu tư tiếp tục nắm đằng lưỡi trong các tình huống như thế này.

Rất đông các nhà đầu tư đều nghĩ rằng tiền gửi tại công ty chứng khoán là tiền của mình, và sẽ được đảm bảo an toàn dù công ty có mất thanh khoản. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng trong tình huống công ty chứng khoán “chơi đẹp”, không lạm dụng được tài khoản của khách hàng, hoặc có một cơ chế như tách bạch tài khoản đến tận gốc tại ngân hàng để công ty không đụng chạm được đến tiền mặt của khách.

Rõ ràng số dư tiền mặt trên tài khoản vẫn báo đầy đủ, thậm chí vẫn giao dịch mua được nhưng khi chủ tài khoản đến rút tiền thì công ty lại không chi trả được. Tại sao tiền của mình lại “tuột” khỏi tay khổ chủ?

Câu trả lời là công ty chứng khoán đã “xào” tiền của khách hàng, quay vòng tiền cho mục đích khác. Phần lớn trường hợp là công ty sử dụng chính tiền của khách hàng này để cho khách hàng khác sử dụng qua hình thức đòn bẩy tài chính. Việc “xào” tiền này có thể gây rủi ro về thanh khoản cho bất kỳ công ty chứng khoán nào, dù lớn hay nhỏ nếu xảy ra ở cấp độ lớn. Dĩ nhiên mức độ rủi ro thường xuất hiện với các công ty nhỏ vì vòng quay không đủ nhanh.

Có hai tình trạng phổ biến lạm dụng tiền của khách hàng, là công ty cho một số khách VIP sử dụng đòn bẩy bằng chính tiền của khách hàng khác, và ứng trước trả tiền mua. Việc quản lý tài khoản tiền tổng tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích này.

Không phải trường hợp nào công ty chứng khoán cũng sử dụng vốn ngân hàng hay vốn tự có để cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính. Tổng tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn dễ lạm dụng nhất, dựa trên một tiền đề là tần suất mua, rút tiền của khách hàng ở một mức nào đó thấp hơn mức được lạm dụng. Mọi việc sẽ vẫn trôi chảy nếu vòng quay: lấy tiền của khách - hỗ trợ khách hàng khác - nhận tiền hoàn lại + phí diễn ra bình thường. Khi đó tiền của người này kịp quay vòng để bù cho tiền của người khác trong hệ thống.

Vì một lý do nào đó, vòng quay nói trên bị dừng lại, công ty sẽ lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản, phải bù đắp bằng nguồn nào đó. Chẳng hạn, đột nhiên khách hàng rút tiền nhiều hơn bình thường, trong khi dòng tiền thu về từ hoạt động hỗ trợ đòn bẩy chưa kịp trở lại; Hoặc, khách hàng đột ngột mua quá lớn vượt dự tính của công ty; Hoặc, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy mất khả năng hoàn lại tiền, hoặc hoàn tiền bị thiếu, nói nôm na là lỗ mà không bù được đòn bẩy.

Trường hợp phổ biến là khách hàng dùng đòn bẩy thua lỗ, chạy làng bỏ lại cục nợ cho công ty. Công ty vẫn có khoản thế chấp là chứng khoán, nhưng giá trị của khoản thế chấp đó nếu chuyển đổi thành tiền mặt lại không đủ để trả lại khoản tiền đã lạm dụng của khách hàng khác. Chứng khoán thế chấp có thể bị mất thanh khoản không bán được, hoặc bán được nhưng lỗ quá nhiều.

Điều nguy hiểm là rủi ro này không chỉ xuất hiện với công ty chứng khoán nhỏ mà là với mọi công ty chứng khoán nếu quản lý vốn không tốt, lạm dụng vốn quá độ. Chỉ có quy trình giám sát nội bộ và sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức của các công ty mới kiểm soát được vấn đề này. Đáng tiếc là việc lạm dụng vốn của khách hàng đều xuất phát từ chủ trương của người quản lý công ty chứng khoán.

Một vấn đề nghiêm trọng nữa là khách hàng không được bảo vệ trong tình huống nói trên. Thật kỳ quái là tiền của mình mà mình không được sử dụng, trong khi phải cắn răng chịu đựng. SMES là ví dụ. Khách hàng không thể rút tiền của chính mình ra ngay lập tức mà phải chờ nhiều tuần. Ai sẽ gánh chịu rủi ro cơ hội của nhà đầu tư?

Các hợp đồng mở tài khoản đều quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khách hàng có quyền rút tiền theo yêu cầu và công ty phải trả. Tranh chấp xảy ra trước tiên là được dàn xếp để hòa giải, sau đó sẽ đưa ra tòa nếu không hòa giải được. Điều đó có nghĩa là nếu nhà đầu tư không rút được tiền ngay, họ có thể kiện công ty vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế lại không đơn giản như vậy. Đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn cỡ vài trăm triệu không thể tiến hành khởi kiện vì nhiều lý do, trong khi chính công ty cũng năn nỉ hết lời để khất lần.

Câu chuyện minh bạch và tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng với công ty chứng khoán là câu chuyện đã kéo dài nhiều năm nay. Đa phần công ty chứng khoán chỉ dừng đến mức tách bạch tài khoản tổng, thậm chí nhiều công ty vẫn chưa đạt đến mức đó. Các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính của công ty chứng khoán mới quản lý đến khả năng sử dụng vốn của công ty chứ chưa khống chế được việc công ty lạm dụng tiền của khách hàng. Hiện trung tâm lưu ký cũng chỉ mới khống chế được khối lượng chứng khoán đến từng tài khoản, chứ chưa giám sát được tiền mặt của nhà đầu tư.


Theo Trọng Nghĩa
VnEconomy


Nâng chất công ty kiểm toán: Minh bạch doanh nghiệp niêm yết

Ngày đăng : 12/12/2011 - 11:45 PM

Nhiều ý kiến cho rằng tái cấu trúc thị trường chứng khoán phải đi kèm tái cơ cấu công ty kiểm toán (CTKT). Báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn có vấn đề về chất lượng.

Bởi các báo cáo tài chính dù đã được kiểm toán vẫn “có vấn đề” về chất lượng. Điều này gây ra rủi ro nhất định đối với các bên tham gia thị trường.

Trao đổi với ĐTTC, ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nhìn nhận sự yếu kém này phát xuất từ nhiều nguyên nhân, cần có giải pháp tổng thể để giải quyết.

Chất lượng chưa đồng đều

Ông đánh giá thế nào về số lượng, chất lượng các CTKT, kiểm toán viên (KTV) hiện nay?

Ông Bùi Văn Mai: - Trong 3, 4 năm trước, số lượng CTKT phát triển rất nhanh, có năm thành lập mới 15-20 công ty. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, tốc độ phát triển đã giảm, có công ty mới nhưng cũng có những công ty phải ngừng hoạt động, hoặc phải sáp nhập do không có khách hàng, không có KTV.

Đến nay, số lượng CTKT khoảng 160-170, quy mô và chất lượng hoạt động nhìn chung có tăng. Có được điều này do hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đầy đủ nên việc lập, kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao hơn. Hiện có khoảng 1.500/2.000 KTV có chứng chỉ hành nghề đang hoạt động.

Trong nghề kiểm toán, trách nhiệm của KTV chỉ là kiểm tra và xác nhận sự trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính chứ không có trách nhiệm phải phát hiện tất cả gian lận như cơ quan điều tra. Tất nhiên, trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện ra các gian lận càng tốt. Nói như vậy để thấy nếu doanh nghiệp cố tình cung cấp số liệu sai trái, gian lận cũng rất khó để KTV đánh giá đúng.

- Ông thực sự yên tâm đối với chất lượng CTKT, KTV?

- Số lượng CTKT, KTV so với yêu cầu, theo tôi dù đã nâng cao nhưng vẫn chưa đủ so với đòi hỏi của thị trường và chất lượng cũng chưa hoàn toàn yên tâm. Đó là sự chưa đồng đều khi trình độ giữa các CTKT lớn và nhỏ còn khoảng cách.

Mặt khác, một số chính sách của Nhà nước vẫn chưa đồng bộ, rõ ràng, có những điều để phân định đúng - sai là không dễ khẳng định; trách nhiệm thuộc về ai cũng khó xác định. Chẳng hạn như việc xử lý về chênh lệch tỷ giá, đến nay Bộ Tài chính có các văn bản hướng dẫn khác nhau, doanh nghiệp, KTV không biết phải thực hiện thế nào cho đúng.

Trong số 160-170 CTKT, nếu nói về nhóm nổi trội, đẳng cấp có 10-15 công ty, khoảng 100 công ty mức độ trung bình, còn lại là các công ty yếu. Với những công ty yếu chuyện giải thể, sáp nhập cũng rất mong manh.

- Vậy 40-50 CTKT yếu tiến hành kiểm toán doanh nghiệp liệu có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư?

- Nước nào cũng có CTKT quy mô lớn, trung bình và nhỏ, bởi thị trường, khách hàng có sự phân cấp nhất định và ranh giới giữa các công ty có quy mô khác nhau có thể rất lớn.

Hiện 4 công ty quốc tế lớn có mặt ở Việt Nam (KPMG, Deloitte Touche Tohmatsu, PricewaterhouseCoopers và Ernst & Young) chiếm đến 70% thị phần, 15-20 công ty trong nước 20%. Thị phần còn lại thuộc các CTKT khác. Do vậy, nếu các CTKT nhỏ có sai cũng chỉ ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ.

Bài học lớn từ DVD

- Một trong những điển hình về chất lượng kiểm toán “có vấn đề” được giới đầu tư nhìn nhận từ trường hợp của DVD, dù được CTKT lớn là A&C và E&Y kiểm toán. Quan điểm của VACPA về sự việc này?


- Trong quá trình phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính do 2 công ty trên kiểm toán, chúng tôi thấy việc tuân thủ quy trình kiểm tra, kiểm soát ở mức độ cao và họ đều đạt 94/100 điểm (A&C) và 96/100 điểm (E&Y), trong khi trên 80 điểm là tốt.

Thế nhưng nhiều nhà đầu tư khi đọc thường không chú tâm nhiều vào các đánh giá của kiểm toán nên nhận thức chưa đầy đủ.

Chẳng hạn, KTV có ý kiến “ngoại trừ những sai sót nêu trên còn lại là trung thực và hợp lý” nhưng nhiều khi nhà đầu tư chỉ tập trung câu “trung thực và hợp lý” mà không để ý đến hàng loạt dữ kiện “ngoại trừ”. Trong khi chỉ một điểm “ngoại trừ” đã phản ánh tổng thể của báo cáo.

Nếu người có chuyên môn, chỉ nhìn vào điểm “ngoại trừ” để đánh giá báo cáo tài chính có đáng tin tưởng hay không. Đó là những đánh giá chúng tôi đưa ra được sau khi tiến hành kiểm tra 2 CTKT sau vụ việc xảy ra với DVD.

Sau đó Bộ Tài chính đã yêu cầu đưa 2 doanh nghiệp trên vào diện kiểm tra năm nay. Vì thế, dù mức độ tuân thủ của họ cao và sai sót không đáng kể, nhưng 2 CTKT này vẫn chưa được chấp nhận kiểm toán công ty niêm yết.

Tôi cho rằng cần có cái nhìn công bằng với lĩnh vực kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán. Chẳng hạn, với E&Y hay các công ty kiểm toán quốc tế lớn đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam.

Nếu chỉ vì một sự kiện liên quan đến DVD mà không chấp nhận họ đủ điều kiện kiểm toán công ty niêm yết là không công bằng. Một số chuyên gia quốc tế thường phàn nàn làm việc ở Việt Nam rất khó khăn, vì nhiều khi không biết làm như thế nào là đúng, sai do các quy định ở Việt Nam nhiều khi chưa rõ ràng.

- Vậy sai sót trong kiểm toán liệu có là kẽ hở để KTV bắt tay thông đồng với doanh nghiệp?


- Về nguyên tắc, KTV phải độc lập, khách quan, trung thực, còn trên thực tế có thể KTV thông đồng với doanh nghiệp. Nhưng có thể nói trường hợp này rất hiếm, vì nếu chỉ sai phạm 1 lần KTV không được tiếp tục hành nghề và ảnh hưởng lớn đến uy tín của CTKT.

Như E&Y là một trong 4 công ty lớn của thế giới, có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Tất nhiên, họ cũng có thể bị sai sót. Nghề kiểm toán cũng như các nghề nghiệp khác, sai sót là điều không thể tránh, quan trọng là giảm thiểu rủi ro.

Thiếu chế tài mạnh

- Ông đánh giá thế nào về chất lượng CTKT sau khi VACPA tiến hành kiểm tra năm nay?

Ban hành nhanh, đồng bộ các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực từ ngày 1-1-2012. Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại hệ thống quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này. Bởi dù luật đã có nhưng chưa quy định cụ thể thì UBCKNN, Bộ Tài chính, các cơ quan khác và VACPA phải làm gì? Trong cơ cấu đó cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau ra sao? Đó là những vấn đề cần làm rõ. Mặt khác, nên tăng thêm kỳ thi để tăng số lượng KTV, từ đó có sự sàng lọc về chất lượng, chế tài mạnh, buộc các CTKT nâng cao chất lượng hoạt động.

- Năm nay chúng tôi kiểm tra 30 công ty, kết quả: 5 công ty tốt, 18 đạt yêu cầu, 6 chưa đạt yêu cầu và 1 yếu kém. Những đơn vị chưa đạt yêu cầu và yếu kém phần lớn là công ty nhỏ và còn nhiều sai sót về việc tuân thủ quy trình kiểm toán, như bỏ qua thủ tục, bỏ bớt giai đoạn trong soát xét, sai sót về thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, cũng phải thấy việc xử lý của các cơ quan quản lý với CTKT chưa mạnh nên vẫn xảy ra sai sót vào năm sau. Hàng năm, chúng tôi thường kiểm tra 1/3 số CTKT và thông thường sau 3-4 năm mới kiểm tra lại, nhưng các công ty yếu kém năm sau sẽ được tiếp tục kiểm tra. Qua đây cho thấy thị trường kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn.

Đó là do yêu cầu của khách hàng, nhà đầu tư ngày càng cao, nhưng công tác kiểm toán chưa đáp ứng kịp thời, dẫn đến sự cạnh tranh về KTV, về giá phí kiểm toán. Bên cạnh đó, nghề kiểm toán đối mặt nhiều rủi ro nên nhiều KTV chuyển sang nghề khác.

- Vậy VACPA có kiến nghị gì đến cơ quan quản lý trong giải quyết những bất cập?

- Chúng tôi đã công khai trên website của Hội và sẽ báo cáo với Bộ Tài chính kết quả kiểm tra năm 2011. Thông thường, Bộ Tài chính cũng dựa vào kết quả kiểm tra của Hội để xử phạt. Tuy nhiên, những năm qua việc xử phạt chỉ ở mức độ phê bình, cảnh cáo, khiển trách. Một vài lần phát hiện KTV có sai sót nghiêm trọng đã đình chỉ hành nghề 1 năm.

Nguyên nhân một phần do văn bản pháp luật còn thiếu quy định cụ thể các tình tiết sai phạm, mức độ xử phạt trong lĩnh vực này. Năm tới, khi Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán sẽ dễ dàng hơn.

- Phải chăng chất lượng kiểm toán hiện nay chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chi phí kiểm toán quá thấp?

- Về nguyên tắc, phí là sự thỏa thuận giữa khách hàng với CTKT, Nhà nước không can thiệp. Theo tính toán của chúng tôi, mức chênh lệch giá phí bình quân giữa các công ty rất khác nhau. Một công ty trong nhóm 4 công ty lớn có giá phí bình quân 380 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán, trong khi các công ty của Việt Nam phổ biến 35-50 triệu đồng.

Chúng tôi đã xây dựng bộ hồ sơ kiểm toán mẫu cho khoảng 2/3 CTKT của Việt Nam thực hiện với giá phí thấp nhất là 50-70 triệu đồng. Do vậy, nếu mức phí kiểm toán dưới 50 triệu đồng sẽ không thể thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết.

- Xin cảm ơn ông.


Theo Hà My
Sài gòn đầu tư
 


 

Tin mới cập nhật