Vàng trong nước lại cao hơn thế giới 2,4 triệu đồng/lượng

Ngày đăng : 23/12/2011 - 10:18 AM
Một số nhà kinh doanh vàng cho rằng, độ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao thời gian gần đây có thể đang thúc đẩy hoạt động nhập lậu vàng.
 
Giá vàng trong nước sáng nay tăng nhẹ trở lại, mức tăng tuy nhiên chỉ 50 nghìn đồng/lượng, với giá
 
Lúc 9h20 tại Hà Nội, giá vàng SJC của tập đoàn VBĐQ Doji niêm là 43,4 – 43,6 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu mua vào thấp hơn của Doji 50 nghìn đồng/lượng và bán ra cùng mức.
 
Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn SJC đang giao dịch tại 43,1 – 43,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ của công ty VBĐQ Sacombank SBJ trong khi đó mua vào và bán ra tại 43,05 – 43,45 triệu đồng/lượng.
 
Vàng tại Sài Gòn SJC và Sacombank SBJ thấp hơn so với thị trường Hà Nội do hai đơn vị này vẫn thực hiện chương trình bán vàng bình ổn theo chỉ đạo của NHNN để co hẹp khoảng cách với vàng thế giới, theo nguồn tin của báo Thanh niên.
 
Trên thị trường thế giới, giá vàng hôm qua giảm xuống 1.605 USD/ounce vì hoạt động bán chốt sổ sách cuối năm cùng những lo lắng về nợ công châu Âu. Chốt phiên 22/12, giá vàng giao ngay còn 1.605,4 USD/ounce, so với 1.611,79 USD cuối phiên trước. Giá vàng giao tháng 2 trên sàn Comex giảm 3 USD còn 1.610,6 USD/ounce.
 
Giới phân tích cho rằng, các quỹ đang xả số vàng đã mua vào trước đó, nên áp lực giảm giá rất lớn. Riêng quỹ tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua bán ra 13,31 tấn, đưa lượng nắm giữ xuống thấp nhất kể từ ngày 7/11. Trong tháng 12, quỹ này đã bán ra gần 44 tấn vàng.
 
Sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng đang tăng nhanh trở lại, lên 1.613 USD/ounce.
 
Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra của các ngân hàng là 21.021 đồng, cộng thêm thuế và các khoản phí khác, giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới 2,3 – 2,4 triệu đồng/lượng.
 
Nguồn tin từ Vneconomy cho biết, một số nhà kinh doanh vàng cho rằng, độ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao thời gian gần đây có thể đang thúc đẩy hoạt động nhập lậu vàng qua khu vực biên giới. Cách đây 2 ngày, VTV1 đưa tin cơ quan chức năng đã phát hiện 25,5 kg vàng nhập lậu do hai đối tượng vận chuyển trên chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội. Theo ước tính, nếu trót lọt, vụ buôn lậu vàng sẽ làm lợi cho đầu nậu 2 tỷ đồng. Còn theo tin từ báo Hải quan, vào ngày 16/12, Hải quan An Giang đã phát hiện hai đối tượng vận chuyển lậu 15 kg vàng qua biên giới Tây Nam.
 
Theo Thanh Bình
TTVN

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Sẽ siết giao dịch với các sàn hàng hóa nước ngoài

Ngày đăng : 23/12/2011 - 1:34 AM

Bộ Công Thương dự kiến siết chặt hoạt động giao dịch hàng hóa ra nước ngoài bằng nhiều quy định, trong đó có việc yêu cầu sử dụng công cụ phái sinh.

 

 

Ông Phạm Đình Thưởng, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho biết, Vụ đang phối hợp với Vụ Xuất Nhập khẩu để soạn thảo quy định quản lý hoạt động giao dịch với các sàn hàng hoá nước ngoài, dự kiến sẽ được ban hành trong năm tới.

Hiện các sở giao dịch, trung tâm giao dịch hàng hóa nội địa hiện chưa được phép mở tài khoản ký quỹ ở các sàn hàng hóa nước ngoài mà chỉ có một số ngân hàng nhất định như Techcombank, BIDV, công ty con của Vietcombank.

Do vậy, ngoài quy định của ngành ngân hàng nói chung thì đến nay vẫn chưa có hệ thống quản lý hoạt động giao dịch hàng hoá của các ngân hàng.

“Việc thiếu văn bản pháp lý khiến giao dịch hàng hóa ra nước ngoài hiện nay có thể gọi là khá thoải mái. Trong khi đó, giá trị giao dịch loại này, theo tôi, là rất lớn”, ông Thưởng nói.

Hiện bản dự thảo do Vụ Pháp chế soạn thảo còn trong giai đoạn lấy ý kiến, nhiều đề xuất còn chưa hợp lý, cần phải thay đổi. Tuy nhiên, theo ông Thưởng, quy định này sẽ được ban hành sớm, nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhà giao dịch, thông qua việc yêu cầu các ngân hàng hoặc các đơn vị phải cung cấp cho nhà giao dịch các công cụ phái sinh, bảo hiểm rủi ro.

Bên cạnh đó, sẽ yêu cầu các ngân hàng hoặc các đơn vị được cấp phép phải có chế độ báo cáo giao dịch hàng quý hoặc mỗi năm để cơ quan quản lý có thể nắm bắt tình hình và có những can thiệp kịp thời, tạo tính thanh khoản mạnh hơn cho thị trường giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.

 

Theo TBKTSG
 


Vàng trong nước vẫn đang rớt giá

Ngày đăng : 21/12/2011 - 10:32 AM

Mở cửa giờ giao dịch sáng nay, giá vàng miếng hầu hết các thương hiệu trong nước có xu hướng giảm từ 50.000 - 200.000 đồng/lượng.

 

Bất chấp đà tăng mạnh của giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước vẫn giảm.

Mở cửa giờ giao dịch sáng nay, giá vàng miếng hầu hết các thương hiệu trong nước có xu hướng giảm từ 50.000 - 200.000 đồng/lượng. Chỉ có vàng SJC là không đổi giá so với hôm qua. Ngược lại, giá vàng tại thị trường New York đã lên 1.624,7 USD/oz, tăng hơn 20 USD mỗi oz so với giá khảo sát hôm qua. Quy đổi giá vàng tại thị trường này theo tỷ giá USD ngân hàng sáng nay sẽ rơi vào khoảng 41 triệu đồng/lượng, chỉ còn thấp hơn trên 2 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Lúc gần 9h sáng nay, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được báo giá mua vào ở mức 43,35 triệu đồng/lượng và chiều bán ra cũng là 43,75 triệu đồng/lượng - mức giá giao dịch này không thay đổi gì so với giá niêm yết hôm thứ Ba.

Cũng thời điểm này, tại hệ thông Sacombank SBJ, vàng SBJ được báo giá mua vào là 43,15 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 43,55 triệu đồng/lượng. So với hôm qua, giá vàng SBJ đã "rẻ" đi khoảng 200.000 đồng mỗi lượng, cả chiều mua vào và bán ra.

43,35 triệu đồng/lượng là giá vàng PNJ của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua vào trong sáng nay. Loại vàng này đang được bán ra với giá 43,7 triệu đồng/lượng. Giá Vàng Rồng Thăng Long của Bảo tín Minh Châu sáng nay mua vào và bán ra trong khoảng 42,5  - 42,85 triệu đồng/lượng.

Những phiên giao dịch đầu tuần, thị trường mua bán khá trầm lắng, lực mua bán khá cân bằng. Chờ đón thông tin từ phía Ngân hàng Nhà nước và giao dịch cầm chừng là tâm lý của nhiều nhà đầu tư cũng như các cửa hàng giao dịch vàng miếng thời điểm này.

Tại thị trường quốc tế, đêm qua, giá vàng đã tăng mạnh do Euro tăng giá mạnh so với USD và sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Mỹ.

Đồng Euro phiên này đã lên mức cao nhất so với USD kể từ ngày 13/12, trước hy vọng tích cực về diễn biến nợ công châu Âu sáng hơn, sau khi lợi suất trái phiếu của Tây Ban Nha giảm mạnh và có những dấu hiệu cho thấy Đức sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.

Trong phiên giao dịch ngày 20/12, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust không có động thái giao dịch, vẫn nắm giữ 1.279,98 tấn vàng, tương đương 41.152.483,53 ounce, trị giá 66,382 tỷ USD.

 

Theo Huyền Thương

 NDHMoney


 


Hàng hóa toàn cầu ồ ạt nhảy giá

Ngày đăng : 21/12/2011 - 10:29 AM

Phiên giao dịch đêm qua, số liệu kinh tế khả quan từ Mỹ và Đức, cùng sự suy giảm của đồng USD đã giúp hàng loạt mặt hàng quan trọng trên thế giới tăng giá ồ ạt, sau liên tục vài ngày lình xình trước đó.

 

 

Dầu thô tăng hơn 3%

Chốt phiên giao dịch đêm 20/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 tăng mạnh 3,34 USD, tương ứng 3,6%, lên 97,22 USD/thùng trên sàn New York. Giá dầu thô cùng loại giao tháng 2/2012 tăng 3,19 USD, tương ứng 3,4%, lên 97,24 USD/thùng.

Hôm qua, Viện Ifo công bố chỉ số môi trường kinh doanh của Đức tháng 12 bất ngờ tăng lên 10,7,2 điểm, từ con số 106,6 điểm trong tháng trước. Nhà phân tích năng lượng Tim Evans cho rằng, đây là yếu tố tích cực trong bối cảnh châu Âu nợ nần hiện nay.

Một thông tin khác cũng từ châu Âu và lạc quan không kém là việc Tây Ban Nha đấu giá thành công 5,64 tỷ Euro trái phiếu chính phủ. Đây được xem là một trong hai lý do chính đưa các chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12.

Tại Mỹ, theo công bố của chính phủ nước này, trong tháng 11 vừa qua, số lượng nhà khởi công xây mới tăng 9,3%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2010 tới nay. Điều này đã giúp các nhà đầu tư lấy lại được thăng bằng về tình hình của nền kinh tế đầu tàu.

Ngoài tác dụng mang lại sự cân bằng tâm lý cho giới đầu tư, các thông tin lạc quan trên của kinh tế Mỹ và châu Âu còn giúp đồng Euro tăng giá trở lại và hạ nhiệt đồng USD. Chốt phiên New York, chỉ số USD giảm nhẹ từ 80,374 điểm xuống 79,887 điểm.

Bên cạnh các thông tin kinh tế, thị trường dầu cũng nhận được sự hỗ trợ sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Iran có thể chế tạo được một vũ khí hạt nhân trong vòng một năm và thúc giục Mỹ cần có phản ứng cần thiết.

Thông tin hạt nhân từ Iran đã làm tăng những lo lắng trên thị trường về khả năng thiếu hụt nguồn cung dầu toàn cầu. Trước đó, Cộng hòa Hồi giáo từng dọa sẽ đóng cửa một trong những tuyến vận chuyển dầu quan trọng nếu bị đe dọa.

Cùng đi lên với thị trường dầu thô, giá dầu sưởi giao tháng 1/2012 tăng 7 cent, tương ứng 2,5%, lên 2,85 USD/gallon. Giá xăng cùng kỳ hạn tăng 9 cent, tương ứng 3,6%, lên chốt ở mức giá 2,58 USD/gallon. Một gallon tương đương với 3,78 lít.

Cũng tại thị trường New York, chốt phiên giao dịch đêm qua, giá khí tự nhiên giao tháng 1 tăng 3 cent, tương ứng 1% lên 3,13 USD/triệu BTU.

Nông sản tăng giá mạnh

Áp lực từ đồng USD suy yếu thêm trong phiên 20/12 đã giúp giá các mặt hàng nông sản quan trọng tăng khá mạnh. Giá ca cao giao sau tăng 115 USD, tương ứng 5,56%, lên mức 2.185 USD/tấn. Cà phê giao sau tăng 3,35 cent, tương ứng 1,53%, lên 222,8 cent/lb.

Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT tăng 0,28% lên 14,280 USD/cwt. Giá đậu tương giao sau tăng 1,5 cent, tương ứng 0,13%, lên mức 1.156 cent/bushel. Giá đường quốc tế cũng tăng được 1,73% lên mức 23,49 cent/lb.

Vàng tăng 1,3%, bạc tiến 2,3%


Chốt phiên 20/12, giá vàng giao tháng 2/2012 trên sàn Comex ở New York tăng 20,90 USD, tương ứng 1,3% lên 1.617,60 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 3/2012 tăng 66 cent, tương ứng 2,3% lên chốt ở mức 29,54 USD/ounce.

Giá bạch kim giao tháng 1/2012 tăng 19,30 USD, tương ứng 1,4%, lên 1.432,90 USD/ounce; Palladium giao tháng 3/2012 tăng 10,90 USD lên 628,6 USD/ounce; Kim loại đồng giao tháng 3 tăng 1,8% lên mức 3,37 USD/lb.

 

Theo VnEconomy.vn


Hàng hóa tăng giá vì nỗi lo cung

Ngày đăng : 20/12/2011 - 10:26 AM

Dẫn đầu đà tăng là các ngũ cốc và nông sản. Giá kim loại quý và đồng cùng nhau giảm dưới sức ép của đồng USD.
 

 

 

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới hầu hết tăng trong phiên giao địch dầu tuần, bất chấp đồng USD mạnh, vì nỗi lo cung thắt chặt.

Chỉ số S&P’s GSCI của 24 hàng hóa nguyên liệu thô tăng 0,3% lên 619,5 điểm. Dẫn đầu đà tăng là các ngũ cốc và nông sản.

Giá ngô trải qua phiên tăng mạnh nhất trong 2 tháng, còn đậu tương lên mức cao nhất 3 tuần vì thời tiết xấu đe dọa vụ mùa ở Nam Mỹ, làm tăng nhu cầu hàng hóa của Mỹ sản xuất.

Đóng cửa phiên, giá ngô giao tháng 3 trên sàn CBOT ở Chicago tăng 3,1% lên 6,01 USD/bushel – phiên tăng nhiều nhất kể từ 11/10. Tuần trước, mặt hàng này mất 1,9% giá trị vì đầu cơ rằng cung toàn cầu sẽ cao.

Giá đậu tương giao tháng 3 trên sàn CBOT tăng 0,6% lên 11,4675 USD/bushel, ngày tăng thứ 3 liên tiếp.

Giá lúa mì cùng kỳ hạn tăng 2,7% lên 5,9975 USD/bushel, phiên tăng nhiều nhất kể từ 29/11. Trong năm nay, giá lúa mì đã giảm 24% vì nông dân khắp thế giới tăng sản lượng thêm 5,7% so với năm ngoái.

Giá gia súc có phiên tăng mạnh nhất trong 7 tuần vì đầu cơ rằng cơn bão mùa đông ở miền tây nam nước Mỹ sẽ làm giảm trọng lượng động vật và giảm nguồn cung thịt ra thị trường.

Giá dầu thô rời mức thấp của 6 tuần bởi lo sợ căng thẳng địa chính trị toàn cầu khi con trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il lên kế nghiệp cha sau khi ông này đột ngột qua đời. Giá dầu tăng còn vì những căng thẳng trong vấn đề hạt nhân ở Iran, nước cung cấp dầu hàng đầu thế giới.

Giá dầu thô giao tháng 1 tại New York chốt phiên hôm qua tại 93,88 USD/thùng, trong khi dầu Brent tại London là 103,64 USD/thùng.

Giá cà phê quay đầu tăng sau 7 ngày giảm liên tiếp, mức tăng hơn 2% lên 219,45 cent/lb bởi nhu cầu mua bắt đáy của nhà đầu tư. Trong năm nay, giá mặt hàng này đã giảm 8,8%.

Các hàng hóa khác còn lại giảm giá. Giá ca cao hạ 1,5% xuống 2.070 USD/tấn, ngày giảm thứ 4 liên tiếp, vì e ngại cung sẽ vượt xa nhu cầu.

Giá khí thiên nhiên rớt xuống thấp nhất 27 tháng vì thời tiết ở Mỹ dự báo sẽ ấm hơn, làm giảm nhu cầu. Giá xăng và dầu sưởi cũng giảm theo xu hướng của thị trường chứng khoán sau khi NHTW châu Âu cảnh báo nguy cơ rủi ro với nền kinh tế khu vực.

Giá vàng giảm khi USD mạnh lên làm mất đi vai trò an toàn của kim loại quý. Đóng cửa phiên, vàng giao ngay còn 1.593 USD/ounce. Tuần trước, giá vàng đã giảm 6,9% nhưng vẫn tăng 12% so với đầu năm.

Giá bạc giảm 2,7% trong phiên hôm qua xuống 28,874 USD/ounce. Giá bạch kim cũng hạ 0,3% xuống 1.413,6 USD/ounce và paladi hạ 1,3% xuống 617,7 USD/ounce.

Trong tuần trước, giá bạ hạ 8%, bạch kim mất 6,5% còn paladi mất 8,9%, theo xu hướng bán tháo của thị trường vàng.

Giá đồng có phiên giảm thứ 5 trong 6 phiên vừa qua vì lo sợ nhu cầu sẽ giảm sút khi giá nhà đất ở Trung Quốc yếu nhất trong 1 năm. Kim loại đỏ mất giá cũng vì nỗi lo châu Âu và USD mạnh lên.

Đóng cửa phiên, giá đồng giao sau 3 tháng tại London mất 1,2% còn 7.260 USD/tấn, đồng giao tháng 3 trên sàn New York giảm 0,7% xuống 3,3085 USD/lb.

Tuần trước, giá đồng giảm 6,4%, tuần giảm nhiều nhất trong 3 tháng.

 


Theo Nguyễn Hằng

TTVN/Bloomberg

 


Cần thận trọng khi phát hành chứng chỉ vàng

Ngày đăng : 19/12/2011 - 10:35 AM

Một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, trong khi đó dự trữ ngoại hối của quốc gia lại hết sức mỏng manh là đánh giá chung của nhiều người khi nói về một lượng vàng lớn đang do người dân nắm giữ (ước tính khoảng 500 tấn).

 

Vì vậy, phát hành chứng chỉ vàng là một giải pháp đã sớm được đề cập. Tuy nhiên, cần phải hết sức thận trọng nếu như sắp tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn triển khai biện pháp này trong thực tế.

Chứng chỉ vàng là gì?

Chứng chỉ vàng là một loại giấy tờ có giá, được NHNN phát hành, để chứng nhận cho việc khách hàng gửi vàng tại NHNN. Chứng chỉ vàng có thể có hai loại: chứng chỉ ghi danh và chứng chỉ không ghi danh, được NHNN phát hành thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Chứng chỉ không ghi danh không thể hiện tên người quản lý, sử dụng chứng chỉ và có thể mua bán, chuyển nhượng theo hình thức trao tay (như một phương tiện thanh toán). Còn chứng chỉ ghi danh có thể hiện tên của người quản lý, sử dụng chứng chỉ đó, trong trường hợp cần chuyển quyền quản lý, sở hữu chứng chỉ thì phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và của NHNN.

Nếu người đang quản lý, sở hữu chứng chỉ vàng muốn chuyển đổi thành vàng vật chất thì có thể thông qua hệ thống các TCTD để tiến hành thủ tục chuyển đổi.

Thực tế, hiện nay một số ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang phát hành chứng chỉ vàng ghi danh, có trả lãi cho các khách hàng có nhu cầu gửi vàng tại ngân hàng. Tuy nhiên, chứng chỉ này không có vai trò như một phương tiện thanh toán. Khách hàng gửi vàng hiện nay tại các NHTM chủ yếu để hưởng lãi và để bảo đảm an toàn cho một tài sản có giá trị.

Cần thận trọng khi phát hành

Tháng 5-2012, các NHTM sẽ phải chấm dứt toàn bộ hoạt động huy động vàng. Việc NHNN ban hành quy định cấm các NHTM huy động vàng xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, vì đây là hoạt động mang tính rủi ro cao do sự biến động giá vàng quá lớn; thứ hai, đây còn là một phần nguyên nhân của tình trạng bất ổn của thị trường vàng trong thời gian qua, trong đó có việc ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá đô la Mỹ. Thế nhưng, việc NHNN phát hành chứng chỉ vàng có làm những bất ổn của thị trường vàng bớt đi hay chỉ là việc NHNN thay thế vai trò của các NHTM hiện nay mà thôi, khi nhu cầu mua và tích trữ vàng vẫn rất cao nhưng có thể chỉ một phần được chuyển thành chứng chỉ?

Việc cho phép chứng chỉ vàng không ghi danh được mua bán trao đổi theo hình thức trao tay đặt ra câu hỏi về vai trò của những chứng chỉ này trong hoạt động thanh toán. Có phải đây là một hình thức của tiền, thậm chí còn bảo đảm hơn so với tiền giấy hiện nay vì được bảo đảm bằng vàng. Chúng ta sẽ đối xử với những chứng chỉ vàng này ra sao và vai trò của tiền đồng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương tiện thanh toán có bảo đảm bằng vàng gợi nhớ lại chế độ bản vị vàng trước đây. Tuy nhiên, điểm khác là các chứng chỉ này được bảo đảm bằng số vàng đã có nên về lý thuyết khả năng chuyển đổi ra vàng vật chất là bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, yếu tố đầu cơ ở thị trường Việt Nam là khá lớn mà sự thất bại của chiến dịch bình ổn vàng của nhóm G1+7 (nhóm SJC và 7 ngân hàng bán vàng bình ổn) là một minh chứng rõ ràng. Do đó, không thể không tính đến yếu tố đầu cơ, thậm chí là tấn công thị trường vàng mà trong thời gian ngắn có thể NHNN sẽ không kịp phản ứng, hoặc phản ứng với một giá phải trả quá đắt!

Nhưng có lẽ trên hết, quyết định thành công của việc phát hành chứng chỉ vàng là việc người dân có đồng ý trao cho NHNN lượng vàng vật chất của mình để đổi lại việc nắm giữ các chứng chỉ. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi rất lớn trong tư duy và truyền thống nắm giữ vàng của đại bộ phận người dân Việt Nam. Sự thay đổi có lẽ phần nhiều phụ thuộc vào niềm tin của người dân với Chính phủ, mà trước hết là từ việc giải quyết các bất ổn vĩ mô, sự thành công của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sắp tới, của việc chống tham nhũng, lãng phí và nhiều những vấn đề bức xúc khác.

Việc huy động lượng vàng trong dân cho mục tiêu phát triển kinh tế, tạo nguồn lực cho NHNN điều tiết thị trường và cân đối những mục tiêu vĩ mô là cần thiết. Thậm chí cần phải tiến hành trước khi chuyển vàng SJC thành vàng SBV (vàng của NHNN) để NHNN có đủ tiềm lực can thiệp trong và sau khi chuyển đổi. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến tài sản cá nhân của người dân luôn là vấn đề nhạy cảm, cần phải cân nhắc hết mọi khả năng để chính sách đạt được hiệu quả mong muốn.

Có phải là cách tốt nhất?

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Đầu tư mới đây ông  Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng cách huy động vàng trong dân tốt nhất là phát hành các chứng chỉ huy động vàng. Người dân có quyền sử dụng chứng chỉ vàng để cầm cố, mua bán, trao đổi trên thị trường và khi cần có thể rút vàng bất cứ lúc nào.

Nhà nước sử dụng vốn vàng này để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. Khi cần thiết, Nhà nước sẽ dùng số vàng này để can thiệp thị trường.

Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết cần thực hiện được ba vấn đề. Thứ nhất, chính sách phải rõ ràng, minh bạch. Thứ hai, dịch vụ, hệ thống huy động vàng phải tốt. Thứ ba, phải có mạng lưới thông tin, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Chứng chỉ này nên do NHNN phát hành, thực hiện song song với việc ban hành các quy chế sử dụng chứng chỉ huy động vàng. Nên phân chứng chỉ vàng ra thành hai loại: loại phải trả lãi và loại không phải trả lãi, loại ghi danh và loại không ghi danh.

Với loại chứng chỉ ghi danh, người dân dùng để gửi vào ngân hàng thì được hưởng lãi ở một mức nhất định. Còn loại chứng chỉ không ghi danh, người dân có thể mang ra trao đổi, mua bán trên thị trường... thì không được hưởng  lãi.

 

Theo Lê Duy Khánh

 TBKTSG

 


 


 

Tin mới cập nhật