Hàng hóa toàn cầu ồ ạt nhảy giá

Ngày đăng : 21/12/2011 - 10:29 AM

Phiên giao dịch đêm qua, số liệu kinh tế khả quan từ Mỹ và Đức, cùng sự suy giảm của đồng USD đã giúp hàng loạt mặt hàng quan trọng trên thế giới tăng giá ồ ạt, sau liên tục vài ngày lình xình trước đó.

 

 

Dầu thô tăng hơn 3%

Chốt phiên giao dịch đêm 20/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 tăng mạnh 3,34 USD, tương ứng 3,6%, lên 97,22 USD/thùng trên sàn New York. Giá dầu thô cùng loại giao tháng 2/2012 tăng 3,19 USD, tương ứng 3,4%, lên 97,24 USD/thùng.

Hôm qua, Viện Ifo công bố chỉ số môi trường kinh doanh của Đức tháng 12 bất ngờ tăng lên 10,7,2 điểm, từ con số 106,6 điểm trong tháng trước. Nhà phân tích năng lượng Tim Evans cho rằng, đây là yếu tố tích cực trong bối cảnh châu Âu nợ nần hiện nay.

Một thông tin khác cũng từ châu Âu và lạc quan không kém là việc Tây Ban Nha đấu giá thành công 5,64 tỷ Euro trái phiếu chính phủ. Đây được xem là một trong hai lý do chính đưa các chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12.

Tại Mỹ, theo công bố của chính phủ nước này, trong tháng 11 vừa qua, số lượng nhà khởi công xây mới tăng 9,3%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2010 tới nay. Điều này đã giúp các nhà đầu tư lấy lại được thăng bằng về tình hình của nền kinh tế đầu tàu.

Ngoài tác dụng mang lại sự cân bằng tâm lý cho giới đầu tư, các thông tin lạc quan trên của kinh tế Mỹ và châu Âu còn giúp đồng Euro tăng giá trở lại và hạ nhiệt đồng USD. Chốt phiên New York, chỉ số USD giảm nhẹ từ 80,374 điểm xuống 79,887 điểm.

Bên cạnh các thông tin kinh tế, thị trường dầu cũng nhận được sự hỗ trợ sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Iran có thể chế tạo được một vũ khí hạt nhân trong vòng một năm và thúc giục Mỹ cần có phản ứng cần thiết.

Thông tin hạt nhân từ Iran đã làm tăng những lo lắng trên thị trường về khả năng thiếu hụt nguồn cung dầu toàn cầu. Trước đó, Cộng hòa Hồi giáo từng dọa sẽ đóng cửa một trong những tuyến vận chuyển dầu quan trọng nếu bị đe dọa.

Cùng đi lên với thị trường dầu thô, giá dầu sưởi giao tháng 1/2012 tăng 7 cent, tương ứng 2,5%, lên 2,85 USD/gallon. Giá xăng cùng kỳ hạn tăng 9 cent, tương ứng 3,6%, lên chốt ở mức giá 2,58 USD/gallon. Một gallon tương đương với 3,78 lít.

Cũng tại thị trường New York, chốt phiên giao dịch đêm qua, giá khí tự nhiên giao tháng 1 tăng 3 cent, tương ứng 1% lên 3,13 USD/triệu BTU.

Nông sản tăng giá mạnh

Áp lực từ đồng USD suy yếu thêm trong phiên 20/12 đã giúp giá các mặt hàng nông sản quan trọng tăng khá mạnh. Giá ca cao giao sau tăng 115 USD, tương ứng 5,56%, lên mức 2.185 USD/tấn. Cà phê giao sau tăng 3,35 cent, tương ứng 1,53%, lên 222,8 cent/lb.

Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT tăng 0,28% lên 14,280 USD/cwt. Giá đậu tương giao sau tăng 1,5 cent, tương ứng 0,13%, lên mức 1.156 cent/bushel. Giá đường quốc tế cũng tăng được 1,73% lên mức 23,49 cent/lb.

Vàng tăng 1,3%, bạc tiến 2,3%


Chốt phiên 20/12, giá vàng giao tháng 2/2012 trên sàn Comex ở New York tăng 20,90 USD, tương ứng 1,3% lên 1.617,60 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 3/2012 tăng 66 cent, tương ứng 2,3% lên chốt ở mức 29,54 USD/ounce.

Giá bạch kim giao tháng 1/2012 tăng 19,30 USD, tương ứng 1,4%, lên 1.432,90 USD/ounce; Palladium giao tháng 3/2012 tăng 10,90 USD lên 628,6 USD/ounce; Kim loại đồng giao tháng 3 tăng 1,8% lên mức 3,37 USD/lb.

 

Theo VnEconomy.vn

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Hàng hóa tăng giá vì nỗi lo cung

Ngày đăng : 20/12/2011 - 10:26 AM

Dẫn đầu đà tăng là các ngũ cốc và nông sản. Giá kim loại quý và đồng cùng nhau giảm dưới sức ép của đồng USD.
 

 

 

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới hầu hết tăng trong phiên giao địch dầu tuần, bất chấp đồng USD mạnh, vì nỗi lo cung thắt chặt.

Chỉ số S&P’s GSCI của 24 hàng hóa nguyên liệu thô tăng 0,3% lên 619,5 điểm. Dẫn đầu đà tăng là các ngũ cốc và nông sản.

Giá ngô trải qua phiên tăng mạnh nhất trong 2 tháng, còn đậu tương lên mức cao nhất 3 tuần vì thời tiết xấu đe dọa vụ mùa ở Nam Mỹ, làm tăng nhu cầu hàng hóa của Mỹ sản xuất.

Đóng cửa phiên, giá ngô giao tháng 3 trên sàn CBOT ở Chicago tăng 3,1% lên 6,01 USD/bushel – phiên tăng nhiều nhất kể từ 11/10. Tuần trước, mặt hàng này mất 1,9% giá trị vì đầu cơ rằng cung toàn cầu sẽ cao.

Giá đậu tương giao tháng 3 trên sàn CBOT tăng 0,6% lên 11,4675 USD/bushel, ngày tăng thứ 3 liên tiếp.

Giá lúa mì cùng kỳ hạn tăng 2,7% lên 5,9975 USD/bushel, phiên tăng nhiều nhất kể từ 29/11. Trong năm nay, giá lúa mì đã giảm 24% vì nông dân khắp thế giới tăng sản lượng thêm 5,7% so với năm ngoái.

Giá gia súc có phiên tăng mạnh nhất trong 7 tuần vì đầu cơ rằng cơn bão mùa đông ở miền tây nam nước Mỹ sẽ làm giảm trọng lượng động vật và giảm nguồn cung thịt ra thị trường.

Giá dầu thô rời mức thấp của 6 tuần bởi lo sợ căng thẳng địa chính trị toàn cầu khi con trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il lên kế nghiệp cha sau khi ông này đột ngột qua đời. Giá dầu tăng còn vì những căng thẳng trong vấn đề hạt nhân ở Iran, nước cung cấp dầu hàng đầu thế giới.

Giá dầu thô giao tháng 1 tại New York chốt phiên hôm qua tại 93,88 USD/thùng, trong khi dầu Brent tại London là 103,64 USD/thùng.

Giá cà phê quay đầu tăng sau 7 ngày giảm liên tiếp, mức tăng hơn 2% lên 219,45 cent/lb bởi nhu cầu mua bắt đáy của nhà đầu tư. Trong năm nay, giá mặt hàng này đã giảm 8,8%.

Các hàng hóa khác còn lại giảm giá. Giá ca cao hạ 1,5% xuống 2.070 USD/tấn, ngày giảm thứ 4 liên tiếp, vì e ngại cung sẽ vượt xa nhu cầu.

Giá khí thiên nhiên rớt xuống thấp nhất 27 tháng vì thời tiết ở Mỹ dự báo sẽ ấm hơn, làm giảm nhu cầu. Giá xăng và dầu sưởi cũng giảm theo xu hướng của thị trường chứng khoán sau khi NHTW châu Âu cảnh báo nguy cơ rủi ro với nền kinh tế khu vực.

Giá vàng giảm khi USD mạnh lên làm mất đi vai trò an toàn của kim loại quý. Đóng cửa phiên, vàng giao ngay còn 1.593 USD/ounce. Tuần trước, giá vàng đã giảm 6,9% nhưng vẫn tăng 12% so với đầu năm.

Giá bạc giảm 2,7% trong phiên hôm qua xuống 28,874 USD/ounce. Giá bạch kim cũng hạ 0,3% xuống 1.413,6 USD/ounce và paladi hạ 1,3% xuống 617,7 USD/ounce.

Trong tuần trước, giá bạ hạ 8%, bạch kim mất 6,5% còn paladi mất 8,9%, theo xu hướng bán tháo của thị trường vàng.

Giá đồng có phiên giảm thứ 5 trong 6 phiên vừa qua vì lo sợ nhu cầu sẽ giảm sút khi giá nhà đất ở Trung Quốc yếu nhất trong 1 năm. Kim loại đỏ mất giá cũng vì nỗi lo châu Âu và USD mạnh lên.

Đóng cửa phiên, giá đồng giao sau 3 tháng tại London mất 1,2% còn 7.260 USD/tấn, đồng giao tháng 3 trên sàn New York giảm 0,7% xuống 3,3085 USD/lb.

Tuần trước, giá đồng giảm 6,4%, tuần giảm nhiều nhất trong 3 tháng.

 


Theo Nguyễn Hằng

TTVN/Bloomberg

 


Cần thận trọng khi phát hành chứng chỉ vàng

Ngày đăng : 19/12/2011 - 10:35 AM

Một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, trong khi đó dự trữ ngoại hối của quốc gia lại hết sức mỏng manh là đánh giá chung của nhiều người khi nói về một lượng vàng lớn đang do người dân nắm giữ (ước tính khoảng 500 tấn).

 

Vì vậy, phát hành chứng chỉ vàng là một giải pháp đã sớm được đề cập. Tuy nhiên, cần phải hết sức thận trọng nếu như sắp tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn triển khai biện pháp này trong thực tế.

Chứng chỉ vàng là gì?

Chứng chỉ vàng là một loại giấy tờ có giá, được NHNN phát hành, để chứng nhận cho việc khách hàng gửi vàng tại NHNN. Chứng chỉ vàng có thể có hai loại: chứng chỉ ghi danh và chứng chỉ không ghi danh, được NHNN phát hành thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Chứng chỉ không ghi danh không thể hiện tên người quản lý, sử dụng chứng chỉ và có thể mua bán, chuyển nhượng theo hình thức trao tay (như một phương tiện thanh toán). Còn chứng chỉ ghi danh có thể hiện tên của người quản lý, sử dụng chứng chỉ đó, trong trường hợp cần chuyển quyền quản lý, sở hữu chứng chỉ thì phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và của NHNN.

Nếu người đang quản lý, sở hữu chứng chỉ vàng muốn chuyển đổi thành vàng vật chất thì có thể thông qua hệ thống các TCTD để tiến hành thủ tục chuyển đổi.

Thực tế, hiện nay một số ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang phát hành chứng chỉ vàng ghi danh, có trả lãi cho các khách hàng có nhu cầu gửi vàng tại ngân hàng. Tuy nhiên, chứng chỉ này không có vai trò như một phương tiện thanh toán. Khách hàng gửi vàng hiện nay tại các NHTM chủ yếu để hưởng lãi và để bảo đảm an toàn cho một tài sản có giá trị.

Cần thận trọng khi phát hành

Tháng 5-2012, các NHTM sẽ phải chấm dứt toàn bộ hoạt động huy động vàng. Việc NHNN ban hành quy định cấm các NHTM huy động vàng xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, vì đây là hoạt động mang tính rủi ro cao do sự biến động giá vàng quá lớn; thứ hai, đây còn là một phần nguyên nhân của tình trạng bất ổn của thị trường vàng trong thời gian qua, trong đó có việc ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá đô la Mỹ. Thế nhưng, việc NHNN phát hành chứng chỉ vàng có làm những bất ổn của thị trường vàng bớt đi hay chỉ là việc NHNN thay thế vai trò của các NHTM hiện nay mà thôi, khi nhu cầu mua và tích trữ vàng vẫn rất cao nhưng có thể chỉ một phần được chuyển thành chứng chỉ?

Việc cho phép chứng chỉ vàng không ghi danh được mua bán trao đổi theo hình thức trao tay đặt ra câu hỏi về vai trò của những chứng chỉ này trong hoạt động thanh toán. Có phải đây là một hình thức của tiền, thậm chí còn bảo đảm hơn so với tiền giấy hiện nay vì được bảo đảm bằng vàng. Chúng ta sẽ đối xử với những chứng chỉ vàng này ra sao và vai trò của tiền đồng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương tiện thanh toán có bảo đảm bằng vàng gợi nhớ lại chế độ bản vị vàng trước đây. Tuy nhiên, điểm khác là các chứng chỉ này được bảo đảm bằng số vàng đã có nên về lý thuyết khả năng chuyển đổi ra vàng vật chất là bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, yếu tố đầu cơ ở thị trường Việt Nam là khá lớn mà sự thất bại của chiến dịch bình ổn vàng của nhóm G1+7 (nhóm SJC và 7 ngân hàng bán vàng bình ổn) là một minh chứng rõ ràng. Do đó, không thể không tính đến yếu tố đầu cơ, thậm chí là tấn công thị trường vàng mà trong thời gian ngắn có thể NHNN sẽ không kịp phản ứng, hoặc phản ứng với một giá phải trả quá đắt!

Nhưng có lẽ trên hết, quyết định thành công của việc phát hành chứng chỉ vàng là việc người dân có đồng ý trao cho NHNN lượng vàng vật chất của mình để đổi lại việc nắm giữ các chứng chỉ. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi rất lớn trong tư duy và truyền thống nắm giữ vàng của đại bộ phận người dân Việt Nam. Sự thay đổi có lẽ phần nhiều phụ thuộc vào niềm tin của người dân với Chính phủ, mà trước hết là từ việc giải quyết các bất ổn vĩ mô, sự thành công của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sắp tới, của việc chống tham nhũng, lãng phí và nhiều những vấn đề bức xúc khác.

Việc huy động lượng vàng trong dân cho mục tiêu phát triển kinh tế, tạo nguồn lực cho NHNN điều tiết thị trường và cân đối những mục tiêu vĩ mô là cần thiết. Thậm chí cần phải tiến hành trước khi chuyển vàng SJC thành vàng SBV (vàng của NHNN) để NHNN có đủ tiềm lực can thiệp trong và sau khi chuyển đổi. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến tài sản cá nhân của người dân luôn là vấn đề nhạy cảm, cần phải cân nhắc hết mọi khả năng để chính sách đạt được hiệu quả mong muốn.

Có phải là cách tốt nhất?

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Đầu tư mới đây ông  Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng cách huy động vàng trong dân tốt nhất là phát hành các chứng chỉ huy động vàng. Người dân có quyền sử dụng chứng chỉ vàng để cầm cố, mua bán, trao đổi trên thị trường và khi cần có thể rút vàng bất cứ lúc nào.

Nhà nước sử dụng vốn vàng này để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. Khi cần thiết, Nhà nước sẽ dùng số vàng này để can thiệp thị trường.

Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết cần thực hiện được ba vấn đề. Thứ nhất, chính sách phải rõ ràng, minh bạch. Thứ hai, dịch vụ, hệ thống huy động vàng phải tốt. Thứ ba, phải có mạng lưới thông tin, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Chứng chỉ này nên do NHNN phát hành, thực hiện song song với việc ban hành các quy chế sử dụng chứng chỉ huy động vàng. Nên phân chứng chỉ vàng ra thành hai loại: loại phải trả lãi và loại không phải trả lãi, loại ghi danh và loại không ghi danh.

Với loại chứng chỉ ghi danh, người dân dùng để gửi vào ngân hàng thì được hưởng lãi ở một mức nhất định. Còn loại chứng chỉ không ghi danh, người dân có thể mang ra trao đổi, mua bán trên thị trường... thì không được hưởng  lãi.

 

Theo Lê Duy Khánh

 TBKTSG

 


 


Đầu tuần, vàng trong nước đắt hơn thế giới 3,3 triệu đồng/lượng

Ngày đăng : 19/12/2011 - 10:22 AM

Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng giữ nguyên tại 20.813 đồng. Vàng trong nước tăng nhẹ trong khi vàng thế giới quay đầu giảm 6 USD so với cuối tuần.

 

 

 Tại Hà Nội, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu hiện giao dịch tại 43,8 – 44,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn 50 nghìn đồng so với hai ngày cuối tuần.

Tập đoàn VBĐQ Doji trong khi đó niêm yết vàng SJC tại 43,8 – 44,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn ngày thứ Bảy 150 nghìn đồng mua vào và 50 nghìn đồng bán ra.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, công ty VBĐQ Sài Gòn SJC giữ nguyên giá mua vào như hai ngày cuối tuần là 43,6 triệu đồng/lượng, nhưng tăng 50 nghìn đồng bán ra, lên 44,05 triệu đồng/lượng.

Công ty VBĐQ Sacombank SBJ trong khi đó tăng 50 nghìn đồng ở cả hai chiều, lên 43,65 – 44,05 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng nhẹ đầu giờ sáng, nhưng đã nhanh chóng quay đầu đi xuống vì nhà đầu tư bi quan với kinh tế toàn cầu. Hiện giá vàng giao ngay ở quanh 1.593 USD/ounce, kém 6,3 USD so với cuối ngày thứ Sáu.

Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng được NHNN công bố cho ngày 19/12 tại 20.813 đồng, không đổi so với cuối tuần trước. Tỷ giá trần cho các NHTM là 21.021 đồng.

Quy đổi theo tỷ giá này, cộng thêm thuế và các khoản phí liên quan, vàng thế giới hiện chỉ tương đương 40,8 triệu đồng/lượng, có nghĩa vàng trong nước đang cao hơn tới 3,3 triệu đồng/lượng.

 

Theo Thanh Bình

Theo TTVN


 


Giảm 6,60%, vàng lao dốc mạnh nhất 3 tháng qua

Ngày đăng : 18/12/2011 - 9:06 PM

Thị trường vàng thế giới đã lao dốc ngay từ phiên đầu tuần 12/12 khi giới đầu tư trên toàn cầu "đồng lòng" lo ngại về triển vọng của toàn khu vực châu Âu, bất chấp việc các lãnh đạo châu lục này vừa đạt được đồng thuận về một số kế hoạch nhằm giải quyết "núi nợ" tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) mới đây.
 

 

 

Giới đầu tư lo rằng, những thỏa thuận mà hội nghị đạt được, trong đó có những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn về ngân sách đối với khu vực Eurozone và việc thúc đẩy hội nhập kinh tế bên trong khu vực, không đủ để cải thiện tình hình bi đát của cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã hai năm nay.

Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng yếu kém của kinh tế toàn cầu, sự mạnh lên của đồng USD, tình trạng thiếu tiền mặt vào dịp cuối năm, sự chao đảo của các thị trường hàng hóa và tài chính, cũng gây khó khăn cho thị trường vàng.

Đóng cửa phiên đầu tuần, tại New York, giá vàng giao ngay giảm 2,6% sau khi đã có rớt xuống 1.650,89 USD/ounce - mức thấp nhất kể từ ngày 25/10, trong khi giá vàng giao tháng 2/2012 giảm tới 48,6 USD (2,8%) xuống 1.668,2 USD/ounce, cả hai đều đã lùi xa khỏi ngưỡng 1.700 USD/ounce.

Đà giảm tiếp tục mạnh hơn trong phiên 13/12 dưới áp lực tăng giá của đồng USD khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có vẻ ngày càng xấu đi và có thông tin về doanh số bán lẻ yếu kém tại Mỹ.

Trong phiên này, trên sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao ngay để mất tiếp 2,6% trong khi giá vàng kỳ hạn giao tháng 2/2012 rơi xuống mức thấp mới trong bảy tuần qua, xuống 1.663,1 USD/ounce.

Trên thị trường cổ phiếu và tiền tệ, chứng khoán cũng có phiên giảm thứ hai liên tiếp và đồng euro thì rơi gần xuống mức thấp nhất trong hai tháng qua so với đồng USD. Sức ép gia tăng lên thị trường vàng, khiến giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động bán ra, dìm giá vàng chìm sâu.

Theo nhà chiến lược hàng hóa thuộc Ngân hàng ANZ chi nhánh Singapore, ông Nick Trevethan, bao trùm thị trường là sự lo lắng và vàng đang chuyển động theo cùng hướng với nhiều mặt hàng khác như là loại tài sản rủi ro.

"Cơn lốc xoáy" đẩy giá vàng lên cao từ tháng Tám như là "nơi trú ẩn an toàn" gần như đã lặng và từ một vài tháng gần đây, vàng đã chuyển sang cùng xu hướng của các tài sản rủi ro.

Kim loại quý tạm "gượng dậy" trong phiên sáng 14/12 trên thị trường châu Á chủ yếu do hoạt động săn mua vào ở vùng giá hấp dẫn của các khách hàng châu Á, mặc dù không quá nhộn nhịp do đồng USD tăng cao so với hầu hết đồng tiền trong khu vực.

Tuy nhiên, ngay trong phiên chiều châu Á và trong các phiên cùng ngày tại châu Âu và Mỹ, nhân tố châu Âu lại tiếp tục nhấn chìm giá vàng. Thậm chí, mức lao dốc còn mạnh hơn khi tại COMEX, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 10/2011, giá vàng đã bị đẩy xuống dưới ngưỡng 1.600 USD/ounce.

Cụ thể, giá vàng giao tháng 2/2012 giảm 76,2 USD xuống 1.586,9 USD/ounce. Nếu so với mức 1.920 USD/ounce lập hồi tháng 9/2011, giá vàng tới thời điểm đó đã giảm tới 18%.

Nguyên nhân giá vàng đổ dốc và bị bán tháo trong phiên này, ngoài những yếu tố như trong các phiên trước, giá vàng còn phải chịu thêm sức ép khi lãi suất trái phiếu của Italy vọt lên mức cao mới - tới 6,47% trong đợt huy động 3 triệu euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm - mức lãi cao nhất mà Chính phủ Italy phải trả kể từ khi đồng euro ra đời.

Ngoài ra, giáng "đòn chí tử" cho vàng trong phiên này là thông tin từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho hay FED sẽ không tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới. Điều đó có nghĩa là vàng sẽ không còn được hưởng lợi từ khả năng gia tăng lạm phát đi kèm với gói kích thích kinh tế nữa. Có điều, mặc dù giá vàng giảm sâu, nhưng lượng vàng tại quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust vẫn không đổi và vững ở mức 1.294,796 tấn trong ngày 14/12/2011.

Kim loại quý đảo chiều hồi nhẹ trở lại trong phiên 15/12 nhờ sự hậu thuẫn từ đợt bán trái phiếu thành công ngày 15/12 của Tây Ban Nha cùng những số liệu tích cực mới nhất của nền kinh tế đầu tàu Mỹ.

Bộ Lao động Mỹ ngày 15/12 cho biết, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước (kết thúc ngày 9/12) đã bất ngờ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, trong khi Bộ Thương Mại Mỹ cùng ngày công bố thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này trong quý III cũng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua, nhờ xuất khẩu gia tăng. Còn tại đợt đấu thầu trái phiếu của Tây Ban Nha, chính phủ nước này đã bán được 6 tỷ euro (7,8 tỷ USD) trái phiếu, gần gấp đôi mục tiêu đặt ra trước đó chỉ là 2,5-3,5 tỷ euro.

Những thông tin tích cực này đã khiến tâm lý nhà đầu tư được cải thiện, làm dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ đang đi đúng hướng và làm dịu bớt nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone. Bức tranh sáng sủa này cũng "dựng dậy" tất cả các thị trường tài chính và hàng hóa trên toàn cầu, trong đó có vàng.

Chốt phiên 15/12 tại New York, giá vàng giao ngay tăng từ mức thấp nhất trong hai tháng rưỡi lên 1.560 USD/ounce. Tuy nhiên, cũng trong phiên này, quỹ SPDR Gold Trust đã tranh thủ thoái bớt một lượng lớn vàng, đưa lượng vàng mà quỹ nắm giữ giảm 1,1% xuống mức thấp nhất trong một tháng qua về 1.279,98 tấn.

Tuy nhiên, phải sang đến phiên cuối tuần ngày 16/12, giá vàng mức thực sự "bừng tỉnh" khi đồng USD suy yếu hơn nữa và giới đầu tư quay trở lại săn vàng khi giá đã về vùng mức quá hấp dẫn sau bốn phiên đổ dốc liên tục trước đó.

Chốt phiên 16/12 tại New York, giá vàng giao ngay tăng 1,7% lên 1.600,49 USD/ounce, rời bỏ mức thấp nhất gần ba tháng qua được lập trong phiên trước là 1.560,36 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn cũng tăng 1,31% lên 1.597,90 USD/ounce.

Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn giảm tới 6,60% so với tuần trước đó và là tuần sụt giảm tồi tệ nhất kể từ cuối tháng Chín vừa qua. Còn tính từ đầu tháng đến nay, kim loại quý đã để mất 11% giá trị trong tháng 12 này và đang hướng tới tháng sụt giảm đầu tiên kể từ tháng Chín vừa qua, đồng thời cũng là tháng 12 tồi tệ nhất kể từ năm 2008, thời điểm mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở vào giai đoạn khó khăn nhất của nó.

Còn tại London, giá vàng chốt tuần giảm xuống 1.594 USD/ounce so với 1.709 USD/ounce của cuối tuần trước nữa. Giá các kim loại quý khác cũng đều giảm theo giá vàng, với bạc tụt xuống 29,78 USD/ounce so với 32 USD/ounce; bạch kim lùi về 1.424 USD/ounce so với 1.496 USD/ounce và paladi giảm xuống 624 USD/ounce so với 670 USD/ounce của cuối tuần trước nữa.

Nhiều chuyên gia dự báo, giá vàng từ nay tới cuối năm có xu hướng không ổn định, thanh khoản kém, do nhiều nhà đầu tư đã gấp lại sổ sách và đứng ngoài cuộc chơi để chờ đợi một sự khởi động mới vào tháng 1/2012.

Ngoài ra, giá vàng cũng khó tăng mạnh vì các nhà đầu tư và các quỹ thường lao vào con sóng bán hàng hóa để thu hồi tiền về vào những ngày cuối năm.

Mặt khác, vào thời điểm này, giới đầu tư còn lo ngại các vấn đề của khu vực Eurozone sẽ còn tồi tệ hơn trong năm 2012 tới, từ đó đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên và gây sức ép lên các thị trường hàng hóa vốn chủ yếu được định giá bằng đồng bạc xanh./.

 

Theo Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)

 


Ngày mai công khai kết quả thanh tra giá xăng dầu

Ngày đăng : 18/12/2011 - 8:48 PM

Sáng 19/11, Bộ Tài chính tổ chức họp báo công bố kết quả thanh tra giá xăng dầu tại 4 doanh nghiệp kinh doanh đầu mối chiếm thị phần lớn nhất lại Việt Nam.

 

                          

 

4 doanh nghiệp này gồm Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PV Oil, Sài Gòn Petro, Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex).

Bộ Tài chính cho hay đoàn thanh tra hoàn tất phần việc kiểm soát sổ sách, số liệu các con số lỗ lãi tại doanh nghiệp từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, do xăng dầu là lĩnh vực nhạy cảm với các quy trình xử lý phức tạp nên việc công bố kết quả chậm hơn dự kiến ban đầu.

Theo đúng chương trình đợt kiểm tra lần này, 3 tổ công tác của Bộ Tài chính đã làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để xác định giá vốn các mặt hàng xăng dầu tồn kho tính đến ngày 26/8/2011, giá nhập khẩu trong giai đoạn từ 1/1/2011 đến ngày 15/9/2011. Đồng thời, đoàn cũng tiến hành rà soát các khoản chi phí thực tế liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xăng, dầu.

Ngoài ra, tổ công tác này cũng kiểm tra báo cáo kế toán và mức độ chấp hành các quy định về trích và sử dụng quỹ bình ổn tính đến hết ngày 15/9.

Quyết định thanh tra được ban hành ngay sau khi cuộc tranh luận giữa lãnh đạo 2 bộ Tài chính - Công Thương nổ ra tại hội thảo về điều hành xăng dầu do chính cơ quan này tổ chức. Tại đây, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo cho hay từ đầu năm đến nay, số lỗ của doanh nghiệp đã lên đến 1.800 tỷ đồng. Và dự kiến 9 tháng đầu năm 2011, số lỗ 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ không đồng tình với số lỗ này và yêu cầu phía Petrolimex giải trình và hạch toán cụ thể số lỗ của từng mặt hàng.

Theo Bộ trưởng Huệ, việc thanh tra giá xăng dầu lần này không nhằm mục đích bắt lỗi doanh nghiệp mà là sự minh bạch thông tin. Và tới đây không chỉ xăng dầu mà các khoản lỗ lãi của những mặt hàng như điện, nước... cũng sẽ được công khai cho dư luận được biết.

 

Theo Hồng Anh

VnExpress


 

Tin mới cập nhật