Thêm 4.100 doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 5

Ngày đăng : 08/06/2012 - 8:47 AM

 

 

4 tháng đầu năm đã có trên 17.700 doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ và cập nhật đến 31/5 đã có 21.800 DN thuộc diện khó khăn này.
 
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều nay (7/6), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc lại con số 4 tháng đầu năm đã có trên 17.700 doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ và cho biết, cập nhật đến 31/5 đã có 21.800 doanh nghiệp thuộc diện khó khăn này.
 
Con số này cũng chính xác với ước tính được ông Cao Viết Sinh, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại cuộc họp Ủy ban Kinh tế vào giữa tháng 5. Là "nếu cứ đà này trung bình một tháng sẽ có từ 4 đến 4,5 nghìn doanh nghiệp giải thể, thì chắc chắn năm nay con số sẽ xấp xỉ năm ngoái, dự báo khoảng 50 nghìn doanh nghiệp sẽ giải thể, ngừng hoạt động".
 
Xung quanh những con số mà không ít ý kiến cho rằng có thể chưa phản ánh đầy đủ thực trạng "bi đát" của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Vinh cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho Tổng cục Thống kê, Cục Đăng ký kinh doanh và Cục phát triển doanh nghiệp thực hiện tại 63 tỉnh thành phố. Nên số liệu gửi báo cáo chính phủ có đầy đủ tới từng địa bàn một, từng tỉnh một có bao nhiêu doanh nghiệp được thành lập mới, bao nhiêu giải thể, khó khăn, chậm nộp thuế, trong lĩnh vực nào, mảng nào, tính từ 1/1/2011 đến 30/4/2012. 
 
"Đây là số liệu dầy và chi tiết, là số liệu gốc của tất cả các báo cáo, không có số liệu nào khác ngoài số liệu của Bộ hết", ông Vinh khẳng định.
 
Cũng theo Bộ trưởng, để đánh giá một cách hết sức công tâm trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn giao Tổng cục Thống kê gửi phiếu phỏng vấn tới hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh giá xem họ đang khó khăn thế nào, mắc cái gì, để  xuất cơ chế tháo gỡ ra làm sao, từ đó có báo cáo gửi tới Chính phủ, rất đầy đủ. 
 
Có thực trạng là chắc chắn doanh nghiệp khó khăn, không thể nói là không khó khăn được. Nhìn vào chỉ tiêu tín dụng tăng hơn 33% của năm 2010, đến 2011 là 14% và những tháng đầu năm nay lại tăng trưởng âm 0,83% thì có thể thấy doanh nghiệp khó khăn thế nào khi một lượng vốn rất lớn không được đưa ra thị trường.
 
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, đánh giá số doanh nghiệp khó khăn, giải thể phải nhìn theo hai mặt, một cách bình tĩnh. Trong số các doanh nghiệp khó khăn đó, rất nhiều doanh nghiệp bị giải thể là doanh nghiệp mới thành lập. Doanh nghiệp mới thành lập ở các nước tỷ lệ giải thể rất nhiều, không chỉ ở Việt Nam. Thường thì ở các nước từ khi doanh nghiệp đăng ký cho tới khi đi vào hoạt động thì tỷ lệ tồn tại chỉ là 70%. Ở Việt Nam trên 70-80% là bình thường thôi. 
 
Phải nhìn nhận là trong số các doanh nghiệp phải giải thể vừa qua cũng có nhiều doanh nghiệp thuộc diện mới thành lập, không thể tồn tại được thì phải giải thể. Loại thứ hai là doanh nghiệp yếu kém, quản trị kém, kinh doanh mặt hàng không phù hợp… nên khó khăn và phải giải thể, đình hoãn. Những trường hợp giải thể như vậy có thể coi là sự sàng lọc tự nhiên trong cơ chế thị trường. Trong khó khăn sẽ loại đi doanh nghiệp yếu kém để những doanh nghiệp nào mạnh khỏe thì tồn tại, đó là sự chọn lọc tốt.  Trong đề án tái cơ cấu thì chúng ta cũng mong muốn doanh nghiệp này phải giải thể đi, Bộ trưởng nhấn mạnh.
 
Thừa nhận thực tế là có những doanh nghiệp thực sự kinh doanh tốt, định hướng lâu dài có thể phát triển được,  cần duy trì thì họ đang khó khăn, thiếu nguồn vốn, do giá đầu vào rất cao, tiêu thụ khó khăn, thị trường xuất khẩu giảm…, ông Vinh cho rằng cần hỗ trợ cho mảng doanh nghiệp này trên cơ sở chọn lọc đối tượng, lĩnh vực. 
 
"Doanh nghiệp khó khăn là điều không ai phủ nhận, vì có số liệu rõ hết rồi. nhưng trong đó có tỷ lệ doanh nghiệp phải thải loại theo quy luật tư nhiên, nhưng chúng ta cần có hỗ trợ đúng cho những doanh nghiệp mang lại giá trị tốt cho xã hội. Đấy chính là bước đầu tái cơ cấu trong giai đoạn khó khăn này" ông nhấn mạnh
 
Với câu hỏi đề nghị đánh giá về liều lượng của gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mới đây, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng đây không phải là gói cứu trợ mà chỉ là những chính sách miễn, hoãn, giảm thuế thôi. "Nhưng cái đó rõ ràng có tác động tới một số doanh nghiệp, những doanh nghiệp không có doanh thu thì lấy đâu mà giảm mà miễn. Song chủ yếu mới ở mức độ hỗ trợ một phần thôi chứ không phải tháo gỡ khó khăn. Cái doanh nghiệp cần lúc này chính là hỗ trợ nguồn vốn".
 
Theo Nguyên Hà
VnEconomy
 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

QH nóng hai ngày với những bức xúc kinh tế, xã hội

Ngày đăng : 07/06/2012 - 8:38 AM

 

Trong hai ngày 7/6 và 8/6, Quốc hội dành trọn để thảo luận về kinh tế - xãhội và ngân sách, đề án tái cơ cấu nền kinh tế với những vấn đề đang rất nóng.
 
Hy sinh chỉ tiêu tăng trưởng?
 
Báo cáo kinh tế - xã hội đầu kỳ họp của Chính phủ với nhận định đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế khiến các ĐB hết sức quan ngại. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm nay chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (5,57%) và năm 2010 (5,84%). Trong đó công nghiệp, xây dựng chỉ tăng 2,94%.
 
Các chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng để lại hệ quả là làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Lãi suất vay ngân hàng cao, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn; chi phí đầu vào lớn, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho cao, dẫn đến quy mô sản xuất phải thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, lao động mất việc làm tăng.
 
Trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước có trên 17,7 nghìn doanh nghiệp đã làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng khoảng 9,5% so với cùng kỳ.
 
Sự mất cân đối giữa khả năng hồi phục của các doanh nghiệp và lợi nhuận của hệ thống ngân hàng khiến nhiều ĐB đặt câu hỏi liệu có hay không nguy cơ nền kinh tế đang bị các nhóm lợi ích chi phối.
 
Trước thực trạng thất nghiệp tăng, đời sống người dân khó khăn, các ĐB trong các phiên họp đã nhấn mạnh cần những chính sách hỗ trợ đời sống nhân dân để dân yên tâm, tin tưởng đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
 
Cử tri và ĐB cũng đặc biệt không khỏi lo lắng trước những vụ việc phức tạp ở Tiên Lãng, Văn Giang…, bộc lộ những mâu thuẫn tiềm ẩn trong xã hội liên quan đến đất đai nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ để lại những hệ quả khó lường.

Cần tư duy mạnh dạn
 
Đề án tái cơ cấu nền kinh tế kiên định với ba lĩnh vực trọng tâm là thị trường tài chính, đầu tư và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Để thực hiện tái cơ cấu có thể phải hy sinh tăng trưởng để đạt mục tiêu đưa nền kinh tế phát triển bền vững theo chiều sâu.
 
Tuy đã qua nhiều lần thảo luận ở Thường vụ QH, đề án này khi trình bày vẫn bị đa số ĐB đánh giá là chung chung và chưa có đột phá. 
 
 
Vụ việc xảy ra ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), và trước đó là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tiếp tục đặt ra một loạt lo ngại về quản lý vốn nhà nước và nhân sự tại các DNNN.
 
Các ĐB đều nhấn mạnh để DNNN giữ và phát huy được vai trò trụ cột của nền kinh tế, cần một tư duy thực sự mạnh dạn để các doanh nghiệp này cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
 
Những thông tin mới về việc Đan Mạch hoãn tài trợ ODA cho Việt Nam do nghi vấn gian lận ở một số dự án cũng dấy lên các câu hỏi về quản lý ODA nói riêng và các nguồn vốn đầu tư xã hội nói chung.
 
Bàn về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách hay tái cơ cấu, các ĐB đều nhấn mạnh nhìn thẳng vào sự thật để bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc tìm giải pháp tạo đà cho kinh tế vượt qua khó khăn và tăng trưởng bền vững.
 
Phiên họp diễn ra trong hai ngày được phát thanh, truyền hình trực tiếp VTV và VOV.
 
Theo Chung Hoàng
Vietnamnet
 


ODA và sáu năm lặng tắt

Ngày đăng : 06/06/2012 - 8:46 AM


 

Thời gian có lẽ đã quá đủ, không phải cho lời hô hào chống tham nhũng hay những hội nghị hoặc bàn tròn về việc rút kinh nghiệm.

Cái đủ đó chỉ đến khi người ta nhận ra rằng một đất nước vẫn có thể tồn tại và phát triển mà không cần đến ODA, nhất là khi đất nước ấy chưa có gì bảo đảm để chính thức chấm dứt nạn tham nhũng.  

"Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức báo động, các nhà tài trợ đang trông chờ những hành động cụ thể từ Chính phủ. Vốn ODA trong giai đoạn mới sẽ phụ thuộc vào hành động thực tế đó của Việt Nam" - Đói là thông điệp chính từ các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra cách đây đúng 6 năm, vào ngày 9/6/2006 tại Nha Trang.

Hội nghị trên diễn ra ngay sau khi vụ tham nhũng PMU 18 bị phát giác. Cũng trong hội nghị này, trong khi bà Anna Lindstedt - đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng một trong những biện pháp chống tham nhũng hiệu quả là công khai, minh bạch thông tin cho báo chí, thì báo chí lại không được tiếp cận ngay cả khu vực hành lang trước phòng hội nghị...

Đã tròn 6 năm lặng tắt kể từ sự kiện sóng gió PMU18. Trong 6 năm ấy, không biết nhận định "Việt Nam là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất" đã được thực chứng như thế nào, chỉ biết rằng đã không có thêm bất kỳ một vụ scandal nào về ODA được lộ ra từ phía cơ quan chức năng Việt Nam. Có chăng, chỉ là vài "con sâu" như PCI - đại lộ Đông Tây xảy ra vào năm 2008 và mới đây nhất là câu chuyện người Đan Mạch đã quyết định dừng 3 dự án ODA viện trợ cho Việt Nam. Và những vụ việc ấy, đều chỉ được biết đến và làm rõ từ những người mang quốc tịch nước ngoài.

Một lần nữa, thể diện quốc gia lại bị đe dọa. Một lần nữa, ODA lại không hoàn thành chức trách nhiệm vụ đối với các nhu cầu sử dụng bức thiết ở Việt Nam, khi nguồn tài trợ này có nguy cơ bị xem xét lại - từ phía những cơ quan viện trợ quốc tế đang phải chịu búa rìu dư luận của những người dân có trách nhiệm đóng thuế cho chính phủ.

Từ năm 2006, khi vụ án PMU 18 nổ ra với hệ thống chứng cứ do phía Nhật Bản cung cấp, người ta đã phải nêu lại một triết lý then chốt và phù hợp nhất với nền tảng đạo lý: ODA không phải là tiền từ trên trời rơi xuống, mà đó là tiền đóng thuế của người dân các nước phát triển để dành cho người dân các nước đang và kém phát triển. Vì thế đương nhiên mối quan hệ giao tiếp về ODA không chỉ là giữa các chính phủ với nhau, mà thực chất nhất, đó chính là mối quan hệ trực tiếp giữa các cộng đồng nhân dân của các quốc gia. Chính người dân mới là đối tượng thụ hưởng và có toàn quyền kiểm soát đối với việc tiếp nhận và sử dụng nguồn tài trợ này.

Thế nhưng thực tế tiếp nhận và quản lý, sử dụng nguồn viện trợ ODA ở Việt Nam lại không có sự tham gia của các hội đoàn nhân dân. Ngay cả đại biểu Quốc hội - những người có chức trách đại diện cho cộng đồng nhân dân, cũng chỉ được biết đến kết quả sử dụng ODA qua các báo cáo, trong các cuộc họp thường kỳ.

Nhận thức thế nào thì hành xử thế đó. Thực tế quản lý vốn ODA đã chỉ được xếp khá xa sau phần hành quản lý vốn ngân sách. Hệ quả là đất nước phải trả giá với những hiện tượng "chi tiêu sai mục đích"... như thông tin về các dự án mà Đan Mạch tài trợ.

Điều khác là, lần này, DANIDA đã có riêng cho mình một cơ quan kiểm toán. Kết quả mà cơ quan kiểm toán công bố với dư luận quốc tế và xã hội Việt Nam đã nêu bằng chứng cho những đồn đoán trước đó về thất thoát trong ODA: trong số 49 tỷ dồng mà dự án ODA chuyển cho phía Việt Nam, có đến 11 tỷ đã "bốc hơi", chiếm đến 23%.

Cái giá của tham nhũng

Phía trước, con đường của ODA vẫn còn dài, và có thể còn quá đậm đà cho những ai quan tâm đến nó theo chiều kích "miếng ăn không phải là miếng nhục".

Trong năm 2012, vẫn còn hơn 7 tỷ USD mà các đối tác nước ngoài đã cam kết giải ngân ODA cho Việt Nam. Xa hơn nữa về những năm tới, con số giải ngân còn có thể lên tới 20-30 tỷ USD, gần bằng một phần ba toàn bộ GDP của Việt Nam. 

Nhưng ODA, như điều đã được mô tả là "cái giá của sự phát triển", lại bao gồm một phần rất lớn - 90% hoặc hơn - là vốn cho vay chứ không phải là vốn viện trợ không hoàn lại. Cuộc chơi rút ruột nguồn vốn này sẽ để lại một món nợ tiềm tàng, từ đời này sang đời khác và trong không biết bao nhiêu năm nữa, cho con cháu của họ.

Đó chính là cái giá của tham nhũng.

Ở phía trước, vẫn còn không ít công trình giao thông sử dụng vốn ODA khủng như dự án Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, dự án Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án xây dựng Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án xây dựng Đường vành đai III Hà Nội giai đoạn 2. Mỗi dự án đó đều tương đương đến từ 5.000 đến 10.000 tỷ đồng hoặc hơn thế...

Thời gian có lẽ đã quá đủ, không phải cho lời hô hào chống tham nhũng hay những hội nghị hoặc bàn tròn về việc rút kinh nghiệm. Cái đủ đó chỉ đến khi người ta nhận ra rằng một đất nước vẫn có thể tồn tại và phát triển mà không cần đến ODA, nhất là khi đất nước ấy chưa có gì bảo đảm để chính thức chấm dứt nạn tham nhũng. 

Theo Dũng Hà

Vietnamnet

 

Bộ trưởng Bộ KH & ĐT: Sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm tại 3 dự án ODA của Đan Mạch

Ngày đăng : 05/06/2012 - 1:30 PM

 

 

Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề này để có đánh giá đúng. Nếu sai phạm ở mức độ nào sẽ xử lý nghiêm minh ở mức độ đó.
 
Trước thông tin Đan Mạch dừng cấp ODA cho 3 dự án liên quan đến chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam do nghi ngờ sai phạm, bên lề Hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG2012) đang diễn ra tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã có cuộc trao đổi bên lề với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ông Bùi Quang Vinh về vấn đề này.
 
Trước hết, ông Vinh bày tỏ tiếc nuối khi có thông tin không tích cực này. Tuy nhiên, ông Vinh cũng khẳng định rằng, những thông tin này được Chính phủ Đan Mạch tuyên bố rằng mới chỉ tạm dừng để xem xét chứ không phải cắt giảm hoàn toàn. Bên cạnh đó, những kiểm chứng của các cơ quan độc lập cũng chỉ là đánh giá bước đầu.
 
Hiện nay, các cơ quan quản lý của Việt Nam, đặc biệt là những cơ quan chủ quản có liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, chủ các Dự án này thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với các tổ chức nước ngoài để xem xét cụ thể những sai phạm đó như thế nào.
 
Không loại trừ trường hợp, có cái hạch toán khác nhau giữa Việt Nam và nước ngoài. Chúng tôi chưa có bất kỳ một kết luận nào, xong để xảy ra tình trạng này cũng là một điều đáng tiếc – ông Vinh nói.
 
Theo ông Vinh, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề này để có đánh giá đúng. Nếu sai phạm ở mức độ nào sẽ xử lý nghiêm minh ở mức độ đó, nhằm lấy lại niềm tin cho các nhà tài trợ rằng Việt Nam rất trân trọng từng đồng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
 
“Chúng tôi tin tưởng rằng, với những lỗ lực đó sẽ được cộng đồng các nhà tài trợ chia sẻ và thông cảm. Thực tế tại Hội nghị CG lần này, không có nhà tài trợ nào nêu vấn đề này ra tại các phiên họp”.
 
Trả lời câu hỏi cần thời gian bao lâu cho việc xem xét, điều tra này? Ông Vinh cho biết mọi việc đang được tiến hành hết sức khẩn trương và sẽ sớm có kết quả trong thời gian tới.
 
Khánh Linh
 
Theo TTVN
 

 


Tổng hợp sự kiện kinh tế vĩ mô tuần từ 28/05 - 03/06

Ngày đăng : 04/06/2012 - 10:06 AM

 

 

Năm 2012, World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng thấp. Tuy sụt giảm nhưng tình hình không đến nỗi bi đát như trong năm 2009, khi nền kinh tế tăng trưởng ở mức 5,3%.

Kinh tế - Chính trị - Xã Hội

- Trước Vinalines, tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng được Thanh tra Chính phủ báo cáo là hoạt động không hiệu quả khi mà đầu tư ngoài ngành thua lỗ, tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cũng bị kết luận là đã sử dụng sai vốn nhà Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng...
- Theo dự báo của WB trong năm 2012 tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ đạt 3,2% và khu vực Đông Á trừ Trung Quốc khoảng 4,3%. Năm 2012, lạm phát được dự báo sẽ đạt 9,5% và sẽ giảm xuống còn 6% trong năm 2013. Xem thêm 

-CPI tháng 6 có thể tăng 0,1 – 0,2%, đây là dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước. Xem thêm

- ANZ cho rằng vai trò của công nghệ trong cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ ngày càng lớn. GDP sẽ ở mức 5,5% trong năm 2012 và đạt trung bình 6,6% trong 5 năm tới. Xem thêm

- HSBC cho biết, sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ, chỉ số PMI™- chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 5 giảm xuống 48,3 điểm từ mức 49,5 của tháng 4 và đây là mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Xem thêm

- Nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng 6 tới. Xem thêm

- Theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát năm nay ở mức 5 – 6% thì năm sau tỷ lệ này sẽ là 8 – 9%, còn nếu năm nay lạm phát là 8 – 9% thì năm 2013 tỷ lệ này sẽ là 6 -7%. Xem thêm

- Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước. Xem thêm

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PVN, EVN, Vinacomin và Vinashin.

Có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Trong đó, 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần. Ngoài ra, một số tập đoàn còn lỗ lớn như EVN, Vinashin...

- Những nội dung lý giải việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận nhiều chất vấn trái chiều của các đại biểu bên hành lang Quốc hội chiều 31/5. Xem thêm

- Ngày 1/7, thị trường phát điện cạnh tranh của Việt Nam sẽ chính thức vận hành. Đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất. Các công ty phát điện đã sẵn sàng bước vào thị trường.

Đầu Tư:

- Liên minh châu Âu (EU) cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) 1,01 tỉ đô la Mỹ cho Việt Nam năm 2012, xấp xỉ so với cam kết năm 2011.

-Theo báo chí Đan Mạch đưa tin Bộ Phát triển của nước này đã có thông báo về việc ngừng ba dự án viện trợ cho Việt Nam. Do nghi ngờ có gian lận, giữa lúc hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam đang nhóm họp tại Quảng Trị.

- Dự án đường ống cấp nước D2400 từ ngã tư Bình Thái về đường Điện Biên Phủ có tổng vốn đầu tư 154 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn đối ứng của thành phố là 16 triệu đô la Mỹ. Xem thêm

- Tại thành phố Hạ Long đã diễn ra ký biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Công ty TNHH Phát triển công cộng Ý - Thái (Thái Lan) về hợp tác nghiên cứu đầu tư dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, với tổng mức đầu tư dự kiến 1,5 tỷ USD. Xem thêm

- Công ty thép Vina Kyoei (VKS) sẽ khởi công xây dựng thêm nhà máy sản xuất thép với công suất 500.000 tấn thép thành phẩm/năm tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hồng Cúc

Theo TTVN

 


“Công tử” tập đoàn

Ngày đăng : 01/06/2012 - 9:27 AM

 

Vụ án nào cũng sẽ khép lại với các quyết định của toà. Một bản án dù nghiêm khắc đến đâu cũng chỉ dành cho cá nhân từng bị cáo. Còn hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ, thất thoát, “vớt” lại bằng cách nào?

 

Nhiều vị Chủ tịch HĐQT các tập đoàn tự cho mình cái ghế sánh ngang Bộ trưởng khiến nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc từng than thở trước Quốc hội rằng: Có tập đoàn đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ, phớt lờ các yêu cầu!

Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thậm chí còn vượt cả… Quốc hội.

 

Kinh tế thị trường định hướng XHCN tất yếu phải ưu tiên xây dựng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hùng mạnh, đủ sức làm rường cột, làm chỗ dựa cho hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng sự ưu ái phải gắn với quản lý, giám sát. Ngược lại, khi địa vị lớn quá tầm, tập đoàn luận rằng thế mình hơn người, tìm cách vượt sự quản lý, thì hệ lụy công tử “đốt tiền nấu cháo” là điều được báo trước. Tiếp sau Vinashin, vụ án tại Vinalines một lần nữa làm nóng dư luận về hiện trạng quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là quản lý vốn, tài sản.

 

Vinashin, Vinalines, vấn đề không còn giới hạn trong phạm vi một vụ án với những bị can, bị cáo đã chỉ mặt, rõ tên, vừa bị khởi tố hay đã lĩnh án. Cùng một tội danh “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, hậu quả gây thất thoát, thua lỗ quá lớn (qua số liệu về vốn, tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Vinalines giai đoạn 2007-2010 cho thấy, kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 có lãi, nhưng đến 2009 bị lỗ 412,325 tỷ đồng, năm 2010 tiếp tục lỗ nặng hơn tới 1.273,892 tỷ đồng và hiện còn nợ hơn 36 nghìn tỷ đồng).

 

Vụ án nào cũng sẽ khép lại với các quyết định của toà. Một bản án dù nghiêm khắc đến đâu cũng chỉ dành cho cá nhân từng bị cáo. Còn hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ, thất thoát, “vớt” lại bằng cách nào?

 

Là kinh tế mũi nhọn, Nhà nước dành nhiều ưu ái cho kinh tế tập đoàn, tổng công ty với kỳ vọng làm đầu tàu. Chẳng hạn về vốn, Vinalines được bổ sung vốn từ ngân sách, ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thanh toán cho hợp đồng đóng tàu mới, được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, dùng tiền từ chuyển đổi quỹ đất của các doanh nghiệp… Những ưu ái đó về lý thuyết là đúng và cần thiết cho một nền kinh tế cần những mũi nhọn. Nhưng sự giàu có về tiền và địa vị quá tầm, áo mặc quá khổ dễ tạo sự thao túng, lũng đoạn kinh tế.

 

Theo Nghị định 101 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, Hội đồng quản trị các tập đoàn có từ 5 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty mẹ…

 

Với địa vị như vậy, nhiều vị Chủ tịch HĐQT tự cho mình cái ghế sánh ngang Bộ trưởng khiến nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc từng than thở trước Quốc hội rằng: Có tập đoàn đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ, phớt lờ các yêu cầu! Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thậm chí còn vượt cả… Quốc hội, bởi nếu tổng giá trị tài sản tập đoàn, tổng công ty là 100 nghìn tỷ thì Chủ tịch HĐQT được quyết đến 50%, tức 50 nghìn tỷ, trong khi 35 nghìn tỷ đã thuộc thẩm quyền Quốc hội. Bởi thế, việc mua sắm các con tàu nâng tổng số vốn lên cả trăm nghìn tỷ đồng, nhưng Quốc hội không được quyết dẫn tới tàu cũ, tàu thải của nước ngoài có dịp “nghỉ ngơi” ở cảng biển của ta.

 

Cách đây hơn một tháng, khi cho ý kiến về việc bổ sung vốn cho các công trình cấp bách và vốn cho vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội, UBTV Quốc hội đã rất băn khoăn khi nguồn vốn bổ sung xây dựng 73 nghìn căn nhà tình nghĩa chỉ có 300 tỷ đồng. Bộ Tài chính trình bày ngân sách eo hẹp, muốn tăng lên nhưng thêm đằng này thì phải bớt chỗ kia, mà suy tính chưa biết bớt chỗ nào. Cân đối lại, UBTV Quốc hội quyết định tăng thêm 700 tỷ để có 1.000 tỷ xây 73 nghìn nhà tình nghĩa (dự toán là 2.900 tỷ).

Ngẫm số liệu đó càng thấy giá trị đồng tiền Nhà nước khó khăn và quý giá biết bao.

Theo Đăng Minh
Dân trí

 


 

Tin mới cập nhật