Tăng trưởng của Việt Nam trong ngắn hạn là đáng lo ngại

Ngày đăng : 13/04/2012 - 1:34 PM

 

 

Việt Nam được chọn trong top 3 thị trường có tăng trưởng cao nhất châu Á Thái Bình Dương – đạt khoảng 7,1% sau Trung Quốc (dự báo GDP tăng 8,6%), Ấn Độ (8,5%).
 

Ngày 12.4, tại Hà Nội, công ty kiểm toán Ernst & Young, cho biết công ty này và trung tâm Oxford Economics vừa hoàn thành bản đánh giá chung “dự báo triển vọng các thị trường tăng trưởng nhanh”. 

 

Theo báo cáo này, Việt Nam được chọn trong top 3 thị trường có tăng trưởng cao nhất châu Á Thái Bình Dương – đạt khoảng 7,1% sau Trung Quốc (dự báo GDP tăng 8,6%), Ấn Độ (8,5%). 

 

Cũng theo dự báo trên, về trung hạn, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi và vượt mục tiêu 6,5% khi khủng hoảng nợ công ở châu Âu lắng xuống. Tuy nhiên, rủi ro với tăng trưởng với Việt Nam trong ngắn hạn vẫn còn đáng lo ngại.

Theo Ngọc Lâm

SGTT

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Luật sư của Vinashin xác nhận chủ nợ rút đơn kiện

Ngày đăng : 11/04/2012 - 3:48 PM

 

Luật sư của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa lên tiếng xác nhận với hãng tin Bloomberg về việc quỹ đầu cơ Elliott Advisers đã rút đơn kiện Vinashin tại Anh.

 

Theo Bloomberg, công ty luật Mayer Brown đại diện cho Vinashin tuyên bố trong một e-mail ngày 10/4 rằng, Vinashin “đã được luật sư của Elliott thông báo về việc Elliott muốn kết thúc vụ kiện”. Tuy nhiên, “Elliott không cho Vinashin biết lý do của việc rút đơn kiện”. 

Cách đây một tuần, báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Elliott đã chấm dứt vụ kiện Vinashin tại Anh. Vào tháng 11/2011, đơn kiện Vinashin được Elliott nộp lên tòa thượng thẩm ở Anh nhằm đòi số tiền 13,2 triệu USD cả gốc lẫn lãi mà Vinashin bị cho là nợ quỹ này. Đây là số tiền nằm trong khoản vay quốc tế 600 triệu USD mà ngân hàng Credit Suisse làm đầu mối để một số chủ nợ quốc tế, trong đó có Elliott, cho Vinashin vay hồi năm 2007.

Bloomberg đã liên lạc với công ty luật Bingham McCutchen ở London, đại diện của Elliott, nhưng các luật sư ở đây từ chối bình luận về vụ việc.

Cũng liên quan tới Vinashin, Seatrade Communications Limited, một công ty truyền thông có trụ sở ở Anh chuyên về các ấn phẩm trong lĩnh vực thương mại và giao thông đường biển, cho biết, Vinashin có thể sẽ phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh của Chính phủ để trả nợ.

Seatrade cho biết, một chủ nợ giấu tên của Vinashin tiết lộ, các chủ nợ của tập đoàn này có thể sẽ được hoàn trả 25% số nợ đã cho Vinashinvay dưới dạng trái phiếu.

Ngoài ra, cũng theo nguồn này, phía Việt Nam có thể sẽ trả thêm cho các chủ nợ 30% khoản nợ trong vòng 3 năm tới, nhưng chưa có chi tiết cụ thể về kế hoạch này.

Theo An Huy

VnEconomy


Ngân hàng Nhà nước: 'Trần huy động sẽ về 12% một năm'

Ngày đăng : 06/04/2012 - 12:03 PM

Ngân hàng Nhà nước: 'Trần huy động sẽ về 12% một năm'

 

 
Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất sẽ giảm theo lộ trình. Cuối năm, lãi suất huy động  sẽ giảm về quanh mức 10%.
 

Bà Đỗ Thị Nhung, Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động về 12% một năm. Cơ sở của quyết định này là những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tăng chậm, thanh khoản ngân hàng đang tốt lên, vốn cho tín dụng dồi dào.

 

Bà Nhung cho hay, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành linh hoạt. Lãi suất sẽ giảm theo lô trình, mỗi quý giảm 1% lãi suất. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh 10% một năm.

 

Trước đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, từ 13/3, lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng sẽ là 13% một năm, thay vì 14% hiện tại cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.

 

Riêng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi suất tối đa ngân hàng được áp dụng là 5% một năm, thay cho 6% trước kia.

 

Theo Tuệ Minh

Vnexpress


FT: Lạm phát có thể “ăn mòn” lợi thế chi phí lao động

Ngày đăng : 14/03/2012 - 9:01 PM

FT: Lạm phát có thể “ăn mòn” lợi thế chi phí lao động của Việt Nam

 

Ngoài ra, độ tuổi trung bình của lao động Việt Nam cũng đang tăng lên, một yếu tố hết sức bất lợi.

 

Mức lương tăng cao có thể khiến nhiều công ty sản xuất và chính phủ Trung Quốc lo lắng thế nhưng với người như anh Ngô Trường Chinh tại Việt Nam, đó thực là điều tuyệt vời.

 

Gần đây, ông Chinh đã lên làm quản lý chất lượng tại một nhà máy mà XP Power, công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Anh, mới mở ở tỉnh Bình Dương, một tỉnh quy tụ nhiều khu công nghiệp gần thành phố Hồ Chí Minh.

 

Ông Chinh nói: “Chi phí lao động tại Việt Nam thấp hơn nhưng kỹ năng của người lao động vẫn tốt. Đó là lý do tại sao các công ty sản xuất đang đầu tư vào Việt Nam.”

 

XP Power chỉ là một trong số nhiều công ty sản xuất cố gắng đang cố gắng đa dạng hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tận dụng lợi thế lương lao động thấp và giảm thiểu rủi ro từ việc tập trung quá nhiều vào một địa điểm sản xuất – mối nguy hại mà các công ty sản xuất đã quá thấm thía sau trận lụt tại Thái Lan; sóng thần và động đất tại Nhật năm 2011.

 

Với lực lượng lao động giàu kinh nghiệm, chuỗi cung ứng phát triển trình độ cao và có quy mô lớn, rất ít người tin rằng vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc chịu đe dọa.

 

Thế nhưng lương lao động Trung Quốc tăng ngày một cao đã khiến hàng loạt công ty sản xuất buộc phải tính đến chuyển sang nước có chi phí lao động thấp hơn như Bangladesh, Indonexia hay Việt Nam.

 

Công nhân có tay nghề ở Việt Nam thường nhận được mức lương khoảng từ 100 đến 150USD/tháng so với mức lương 300USD/tháng ở trung tâm sản xuất các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Và dù cơ sở hạ tầng tại Việt Nam không thể sánh được với Trung Quốc, các quản lý nhà máy khẳng định họ có thể đối đầu với tình trạng cắt điện và chậm trễ tại một số khu cảng chưa mấy phát triển ở Trung Quốc.

 

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu hàng tỷ USD hàng hóa như giầy, quần áo và đồ gỗ sang châu Âu và Mỹ. Năm 2010, Việt Nam vượt Trung Quốc để trở thành nơi sản xuất nhiều sản phẩm nhất cho thương hiệu Nike.

 

Việc hàng loạt công ty nước ngoài như XP Power, chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp, sẽ có thể coi như phép thử về việc liệu Việt Nam có đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết để thu hút thêm nhiều công ty sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng có công nghệ cao.

 

Đã có một số tên tuổi nổi tiếng đi đầu như Intel, Samsung, Nokia.

 

Ông S. Kesavan, người đứng đầu Jabil Circuit, một công ty sản xuất thiết bị điện tử, nhận xét: “Năng suất lao động tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Thế nhưng chi phí tại Trung Quốc leo cao khiến chúng tôi phải chuyển địa điểm để có thể cạnh tranh tốt hơn.”

 

Ông Jabil có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động tại nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1 nghìn lao động lên 3 nghìn lao động trong 2 năm tới.

 

Thế nhưng trong khi lạm phát đang tăng cao, ngay cả sau khi đã hạ nhiệt trong tháng 2/2012, lợi thế chi phí thấp của Việt Nam sẽ không thể kéo dài mãi. Độ tuổi lao động trung bình của lao động Việt Nam khoảng 27,4 tuổi, thấp hơn mức 35,2 tuổi của lao động Trung Quốc, nhưng thực tế lao động Việt Nam đang già đi từng ngày (theo nhận định của McKinsey, một công ty tư vấn. Sự phân chia nhân khẩu học của Việt Nam đang thay đổi.

 

Các chuyên gia phân tích khẳng định Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào mô hình sản xuất chi phí thấp để giảm biến động kinh tế và thực hiện lời hứa về tăng trưởng kinh tế.

 

Nhiều công ty sản xuất đang phàn nàn về tình trạng thiếu lao động. McKinsey khẳng định Việt Nam cần tăng được năng suất lao động khoảng hơn 50% mới bù lại được việc lực lượng lao động tăng trưởng chậm lại nếu muốn tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng từ 7 – 8%/năm từ nay đến năm 2020.

 

Công ty ScanCom International, một trong những công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ sử dụng ngoài trời hàng đầu thế giới, đang cố gắng tăng cao chuỗi giá trị tại Việt Nam. Sản lượng bình quân tính trên mỗi người lao động trong số 4 nghìn công nhân tại nhà máy ở Bình Dương đã tăng được gấp đôi, biến được phế thải thành sản phẩm mới và cải thiện hoạt động đào tạo. Công ty muốn tăng gấp đôi năng suất lao động trong 2 năm tới bằng cách trang bị thêm máy móc hiện đại, ví như máy khoan có thể làm công việc của khoảng 50 người dưới sự giám sát của chỉ 1 người.

 

Ông khẳng định: “Nếu Việt Nam hấp dẫn công ty nước ngoài chỉ bằng lương, các công ty sẽ sớm chuyển sang Campuchia hay Myanmar.”

 

Ngọc Diệp

Theo TTVN/FT

 


Tái cơ cấu DNNN không phải là bán lấy tối đa

Ngày đăng : 12/01/2012 - 8:40 AM

Có thể thừa nhận là hiện nay tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp, cả DNNN và tư nhân. Đó là điều gây cản trở phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

 

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có một số quan điểm sai lầm khi cho rằng thời điểm khó khăn hiện nay không phải lúc thích hợp để bán các DNNN bởi giá sẽ rất thấp.

Ông khẳng định, mục tiêu tái cơ cấu DNNN không phải bán lấy tối đa mà là để tạo ra một hệ thống quản trị tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải hôm 11-1 đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn, các học giả có uy tín, tại hội nghị kinh tế đối ngoại Việt Nam do tạp chí The Economist tổ chức ở Hà Nội.

Ông cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động và khó dự báo như hiện nay, Việt Nam không chủ quan và không đánh giá thấp rủi ro cho nền kinh tế, nhưng cũng lạc quan về triển vọng phát triển đất nước. Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 2012 sẽ là năm bản lề của tái cấu trúc kinh tế, trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN.

TBKTSG lược ghi trao đổi của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và ông Charles Goddard – Tổng biên tập, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bộ phận thông tin kinh tế Economist xung quanh vấn đề tái cơ cấu DNNN.

Ông Charles Goddard: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nền kinh tế vẫn chưa hẳn đã ổn định, lạm phát vẫn cao, thâm hụt cán cân thương mại vẫn lớn. Chính phủ thể hiện quyết tâm thế nào trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay?

- Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Khi Chính phủ nói sẽ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp muốn thấy kết quả ngay, nhưng quá trình ổn định kinh tế vĩ mô cần có thời gian. Nhìn vào những giải pháp mà Chính phủ đã thực hiện trong thời gian vừa qua và kết quả thực tế có thể thấy, Chính phủ đã từng bước ổn định được kinh tế vĩ mô.

Nhìn số liệu cả năm 2011 thì lạm phát trên 18% nhưng nếu nhìn 6 tháng cuối năm thì tỷ lệ lạm phát đã giảm dần. Cán cân thanh toán đã chuyển từ âm sang dương dù còn khiêm tốn, đạt khoảng 2,5 tỉ đến 3 tỉ đô la. Dự trữ ngoại tệ cũng như vậy. Nhập siêu cũng đã giảm dần.

Tất nhiên, các giải pháp căn cơ hơn để giảm nhập siêu cần phải được thực hiện trong những năm tới. Quốc gia nào cũng mong muốn mình là quốc gia xuất siêu. Trong những giải pháp mà Việt Nam triển khai trong thời gian tới không thể thiếu được sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp quốc tế. Ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế sẽ là động lực quan trọng trong việc giúp giảm nhập siêu. Tôi muốn khẳng định lần nữa cam kết của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, không lấy mục tiêu tăng trưởng làm ưu tiên.

Tất nhiên, Việt Nam vẫn phải quan tâm đến tăng trưởng bởi vì điều này liên quan đến vấn đề việc làm, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả các doanh nghiệp.

Ông Charles Goddard: Việc giảm số lượng DNNN là quan trọng, nhưng làm sao giảm sự chi phối quá lớn của DNNN trong nền kinh tế còn quan trọng hơn?

Số DNNN từ 12.000 xuống 6.000 và đến năm 2011 còn 1.069. Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch là tiếp tục cổ phần hóa, đổi mới DNNN và đưa số này xuống còn 650 vào năm 2015 và sẽ tiếp tục triển khai tiếp vào năm 2020.

Mục tiêu của cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNN là làm cho họ hoạt động có hiệu quả hơn, tạo môi trường bình đẳng hơn trong việc phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp. Thực tế đứng từ góc độ DNNN thì họ cũng mong muốn có môi trường bình đẳng để được vận hành y hệt các doanh nghiệp tư nhân..Đây không chỉ là mong muốn của Chính phủ mà còn của khối DNNN.

Nếu xem lại toàn bộ hệ thống ra quyết định của các DNNN thì mặc dù đã được cải cách rất nhiều so với trước đây nhưng mà rõ ràng là họ vẫn bị hạn chế bởi quyền được quyết định một cách có hiệu quả và được chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Bài học trong những năm vừa qua có thể giúp chúng tôi nhận rõ hơn vai trò của công tác tái cơ cấu DNNN và chúng tôi cam kết triển khai mạnh vấn đề này.

Có một số ý kiến khác nhau trong thời gian qua khiến cho quá trình cổ phần hóa DNNN bị chậm và chúng tôi đã rút kinh nghiệm. Chẳng hạn, khi kinh tế suy giảm, nhiều người cho rằng giờ mà bán thì giá DNNN sẽ rất thấp cho nên không muốn bán. Chúng tôi thấy suy nghĩ như vậy là không đúng. Mục tiêu tái cơ cấu DNNN không phải bán lấy tối đa mà là để tạo ra một hệ thống quản trị tốt hơn hiệu quả hơn và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Nền kinh tế sẽ không phát triển được nếu DNNN không nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình và đấy là việc mà Chính phủ phải thấy là mục tiêu cuối cùng.

Không phải Chính phủ cần phải nắm “ông nọ ông kia” mà là “ông đó” bước ra ngoài có cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác hay không. Có thể thừa nhận là hiện nay tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp, cả DNNN và tư nhân. Đó là điều gây cản trở phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Chúng tôi biết hiện nay còn nhiều lĩnh vực độc quyền và độc quyền tự nhiên. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục xây dựng thể chế luật pháp để giảm dần các lĩnh vực độc quyền đó. Ngay cả những lĩnh vực mang tính độc quyền tự nhiên, những lĩnh vực hết sức khó trong việc đưa xã hội hay tư nhân tham gia vào, nhưng cũng có những mô hình vận hành tốt trên thế giới. Chúng tôi sẽ áp dụng các mô hinh đó và xây dựng những lộ trình để tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường.

Ông Charles Goddard: Các DNNN thường có quyền lực lớn và có gắn bó lợi ích với các cơ quan Chính phủ. Đâu là khó khăn lớn nhất khi thực hiện các giải pháp tái cơ cấu?

Đúng là DNNN thường có quan hệ với các cơ quan của Chính phủ. Điều đó liên quan tới thói quen và tư duy từ thời nền kinh tế tập trung. Mỗi lần giải quyết vấn đề gì đó, Chính phủ với các bộ ngành có vẻ tự tin hơn khi xử lý cơ chế chính sách cho DNNN bởi vì họ tin rằng đó là vốn nhà nước, ngân sách nhà nước, không đi đâu mà thiệt.

Thực tế, thái độ này đã được thay đổi trong nhiều năm qua. Chính phủ và các bộ ngành đã dần thay đổi nếp, dù vẫn còn, về tính nhất quán trong chính sách. Chúng tôi nhận thức rằng cần phải đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thất bại, bất kể đó là doanh nghiệp nhà nước, hay tư nhân, thì Chính phủ thất bại. Tư duy đó đang được triển khai xuống tới từng địa phương để có được sự nhất quán. Có như vậy mới đạt được mục tiêu cải cách mà Chính phủ mong muốn.

Ví dụ, gần đây, đích thân Thủ tướng, Phó thủ tướng, các bộ trưởng đã xuống làm việc với các doanh nghiệp lớn như Samsung, Intel… để giải quyết ngay các chính sách cụ thể của từng doanh nghiệp.

Về lợi ích, tôi hiểu ông muốn nói đến lợi ích cá nhân, tham nhũng, tiêu cực. Điều này thì doanh nghiệp nào cũng phải chống. Chính phủ cũng đã có các chương trình phòng chống tham nhũng, các chương trình cải cách pháp luật, minh bạch hóa để hạn chế tiêu cực.

Vụ Vinashin là bài học thất bại

Trong quá trình quản lý DNNN, chúng tôi học được nhiều bài học thành công và thất bại. Vụ Vinashin, là một trong những trường hợp có thể nói là thất bại trong quản lý DNNN. Từ năm ngoái đến nay, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ đối với vụ Vinashin. Vụ này xảy ra đồng thời với việc cả ngành đóng tàu và vận tải biển của thế giới bị suy thoái.

Năm nay tình hình còn xấu nữa. Diễn biến xấu đó tác động không chỉ đến Vinashin mà đến toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành đó. Nhưng quay lại vấn đề năng lực doanh nghiệp, thường các doanh nghiệp nào quản trị tốt, quản lý rủi ro tốt thì vượt qua được khó khăn. Vinashin không thuộc nhóm doanh nghiệp quản trị tốt nên chúng tôi đã chịu thất bại rất lớn.

 

Theo Chiến Thắng
 TBKTSG

 


Quý 1, dự kiến phát hành 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Ngày đăng : 12/01/2012 - 8:35 AM

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo lịch biểu phát hành các loại trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước trong quý 1/2012.

 

 

Cụ thể, đấu thầu tín phiếu qua Ngân hàng Nhà nước kỳ hạn 364 ngày, khối lượng 1.000 tỷ đồng/phiên. Thời gian vào thứ Hai hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ và ngày 30/1)       

Đấu thầu trái phiếu qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm khối lượng 1.000 - 2.000 tỷ đồng/phiên/1 loại kỳ hạn.

Thời gian đấu thầu vào thứ Năm hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ và ngày 19/1). Tổng khối lượng dự kiến phát hành trong quý 1 là 25.000 tỷ đồng

 

Theo NDHMoney


 


 

Tin mới cập nhật