Sẽ có cuộc chiến về giá các loại chung cư

Ngày đăng : 13/12/2011 - 11:35 AM

Đánh đúng phân khúc thị trường đang thiếu hụt, nhiều chủ đầu tư đã chuyển đổi sang xây dựng nhà chung cư giá trung bình 14-18 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, nhiều dự án nhà thu nhập thấp đang được chào bán với mức giá thấp hơn 1-2 triệu đồng/m2. Nhiều ý kiến cho rằng, sắp tới thị trường chứng khiến sự cạnh tranh khốc liệt phân khúc này khi nguồn cung tiếp tục pha loãng.

Bội thực nguồn cung

Chung cư cao cấp ế ấm, sản phẩm làm ra không có người mua. Cực chẳng đã nhiều chủ đầu tư đổi hướng xây dựng các chung cư có mức giá bình dân từ 14-18 triệu đồng/m2, với diện tích nhỏ để phù hợp với nguồn cầu thị trường vốn đang bị bỏ ngỏ.

Sự chuyển hướng dường như tạo nên làn sóng khi chỉ trong vòng 2 tháng nay, hơn 10 dự án giá rẻ liên tiếp chào hàng.

Đơn cử như Dự án Dream Town (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) được chào bán với mức giá là 17,8 triệu đồng/m2, chưa gồm VAT. Dự án An Bình Tower do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội tung ra thị trường với mức giá “sốc”, 1,3 tỷ đồng/căn hộ.0

Một dự án trên đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai - Hà Nội) vừa gây sốc trên thị trường khi hạ giá xuống chỉ còn hơn 12 triệu đồng/m2. Dự án chung cư Sails Tower được chào bán với mức giá dưới 18 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ từ 77,2 - 107,8m2…

Theo tìm hiểu riêng phóng viên, mặc dù nhiều dự án chung cư giá rẻ được mở bán nhưng lượng hấp thụ sản phẩm vẫn còn rất khiêm tốn bởi nguyên nhân nhiều dự án chung cư có vị trí cách xa trung tâm. Thêm vào đó, hầu hết các dự án mới đang trong giai đoạn triển khai móng vì vậy khó thu hút khách hàng trong bối cảnh này bởi sự chậm chễ trong việc thực hiện dự án của nhiều chủ đầu tư đã khiến cho khách hàng mất niềm tin và khá thận trọng khi lựa chọn nhưng dự án đang triển khai.

Thêm vào đó, phân khúc chung cư giá mềm đang đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều dự án nhà thu nhập thấp đang rầm rộ triển khai và không ít người đang lo ngại căn hộ thu nhập thấp rồi đây cũng phải “bán tháo” giống như một số dự án chung cư thương mại vừa qua.

Thực tế cho thấy, các dự án nhà thu nhập thấp đang bị rơi vào tình cảnh thất bại khi lượng hàng ế, tồn kho lên đến cả nghìn căn hộ. Mà nguyên nhân chính của sự ế ẩm này vẫn là giá nhà được chào bán mức cao 11-13 triệu đồng/m2.

Đơn cử, dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng của Công ty Xây dựng số 3 mở bán đợt 2 nhưng chỉ có 30 người đăng ký tham gia bốc thăm, trên tổng số hơn 100 căn hộ doanh nghiệp này mở bán nhưng vẫn chưa có người đăng ký.

Tại dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá của Viglacera, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn, khi chỉ có 15 người đến ký hợp đồng mua căn hộ trong số hàng trăm căn hộ được doanh nghiệp này chào bán đợt 2.

Đó là chưa kể đến hàng loạt các dự án chung cư mini đã mọc lên như nấm sau khi có sự công nhận về mặt pháp lý. Đa phần các căn hộ chung cư mini tại các quận, huyện Hà Nội được chào bán mức 600-1,2 tỷ đồng/căn.

Áp lực cạnh tranh

Trước sự bùng nổ nguồn cung, nhiều ý kiến lo ngại điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt giữa những dự án trong phân khúc này.

Đại diện một chủ đầu tư dự án bất động sản cho rằng, các chủ đầu tư đang có sự thay đổi và cân nhắc điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, do sự thay đổi diễn ra cùng vào thời điểm vì vậy để dành thắng lợi các chủ đầu tư sẽ buộc phải cạnh tranh quyết liệt để dành thị phần.

“Mặt bằng thu nhập của người dân còn thấp nên sức tiêu thụ sản phẩm bất động sản khá yếu. Khi mua nhà đất, khách hàng luôn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng, nhưng việc vay được vốn ngân hàng hiện đang rất khó. Vì vậy, phân khúc này vẫn phải đối mặt với nhiều chướng ngại vật” vị này cho biết.

Ông Peter Ryder - CEO Indochina Capital cho rằng, thời gian vừa qua không chỉ riêng về phân khúc bất động sản cao cấp mà tất cả các phân khúc bất động sản khác cũng đang trong tình trạng cũng đã vượt cầu.

Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như lạm phát, ngân hàng tăng lãi suất hay khả năng tín dụng của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này đã tác động làm thị trường khó khăn như vậy, nhưng điểm mấu chốt hiện nay là tính cạnh tranh của chính sản phẩm của dự án. Nếu sản phẩm có vị trí tốt, thiết kế tốt, giá phù hợp thì vẫn có chỗ đứng trên thị trường.

Mặc dù vậy, nhưng nhiều chủ đầu tư dự án vẫn tỏ ra khá lạc quan ông Nguyễn Trọng Ký - Phó tổng giám đốc Techcovina cho rằng, doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng việc làm dự án và bán cho người tiêu dùng giá thấp hơn để người tiêu dùng có thể chấp nhận. Người tiêu dùng có nhu cầu thực còn rất nhiều, và người ta kỳ vọng được vay để mua sản phẩm nhà ở thực. '



Theo Anh Đào
VnMedia

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Cú knockout của phân khúc chung cư cao cấp

Ngày đăng : 12/12/2011 - 10:03 AM

Những vụ lình xình xảy ra tại chung cư cao cấp tại Hà Nội gần đây đang được ví như cú knockout cuối cùng dìm chết phân khúc vốn đang trong tình cảnh rất bi đát.
 

                               

 

Nhà đầu tư nản lòng

Phân khúc chung cư đặc biệt là chung cư cao cấp một thời gian dài gần đây đã lâm vào cảnh chết lâm sàng khi giao dịch bất động, giá giảm mạnh. Ngoài nguyên nhân chính là thị trường có sự chênh lệch quá lớn cung cầu thì tâm lý nhà đầu tư, người mua nhà đã có sự thay đổi lớn.

Theo tìm hiểu riêng, thì khách hàng mua chung cư cao cấp hiện tại phần lớn là người mua nhà đều là những người có nhu cầu ở thực. Trong bối cảnh, giá thị trường chung cư đang ngày càng xu hướng giảm nhiều người mua nhà đã chọn cách chờ đợi khi dự án hoàn thành mới bỏ tiền ra mua.

Bởi, nếu mua dự án theo tiến độ người mua sẽ phải chi trả nhiều tiền trong khi đó giá lại không tăng và nếu số tiền mua nhà đem gửi ngân hàng chí ít cũng được hưởng lãi suất.

Chính vì vậy, mà các dự án chung cư đang trong giai đoạn triển khai rất khó bán.

Bên cạnh đó, làn sóng phản đối của các cư dân sống trong các chung cư cao cấp tại Hà Nội diễn ra mạnh mẽ trong thời gian ngắn vừa qua đã tác động không nhỏ đến tâm lý người mua nhà. Bởi lẽ, những người mua chung cư cao cấp đều có mong muốn được thụ hưởng tiện ích hiện đại đẳng cấp thật sự chứ không muốn mua căn hộ giá đắt gấp 2-3 lần các chung cư khác nhưng chỉ được hưởng dịch vụ tối thiểu như chung cư bình thường khác.

Do vậy, những khách hàng đang có ý định mua nhà chung cư cao cấp để ở tiếp tục bị tác động buộc họ phải cân nhắc lại.

Tại chung cư Golden West lake, để được sở hữu một chỗ để xe các cư dân sẽ phải chi trả theo các phương án như mua đứt vị trí để xe với mức giá hơn 800 triệu đồng đến hơn 2 tỷ đồng/chỗ để xe. Nếu không chấp nhận phương án này, cư dân sẽ phải đóng tiền thuê chỗ với mức phí gần 3 triệu đồng/tháng/chỗ tuy nhiên khách hàng sẽ phải thanh toán hết tiền thuê trong vòng 38 năm.

Tại chung cư Keangnam, để được hưởng tất cả các dịch vụ và tiện ích hiện đại nhất của tòa nhà như bê bơi, phòng tập thể thao,… cư dân sẽ phải đóng với mức phí được cho là đắt nhất hiện nay 18.000 đồng/m2/tháng….

Không chấp nhận, tất cả các cư dân chung cư Hà Nội đồng loạt lên tiếng phản đối, nhiều chủ đầu tư đã buộc phải hạ phí dịch vụ. Đồng nghĩa với điều này là việc chủ đầu tư cắt giảm mọi tiện ích đi kèm.

Điển hình, chủ đầu tư The Manor sau một thời gian không thu phí đã phải cắt dịch vụ bể bơi vì không có tiền để vận hành. Cực chẳng đã, nhiều cư dân sống tại chung cư The Manor đã phải bỏ tiền mua vé tháng tại bể bơi tòa nhà cạnh chung cư The Manor.

Còn cư dân sống ở tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam tương lai cũng sẽ bị rơi vào hoàn cảnh như vậy khi muốn chủ đầu tư “đại hạ giá” mức phí dịch vụ tòa nhà. Theo quan điểm ông Ha Jong Suk, Chủ tịch công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina, nguyên tắc cơ bản là nhận được tiền ở mức bao nhiêu thì phí dịch vụ như thế, nếu người dân không chịu đóng phí mà muốn có dịch vụ như cũ là không thể và chuyện cắt bớt dịch vụ là khó tránh khỏi.

Vậy câu hỏi đặt ra lúc này, làm sao, bằng cách nào để lấy được công bằng cho cả hai phía để người dân vẫn được hưởng dịch vụ trong tòa nhà với một mức phí thỏa đáng. Còn chủ đầu tư, ban quản lý nhà chung cư sẽ được nhận mức thù lao đủ để bù đắp chi phí đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Lời giải của câu hỏi này đang chờ các cơ quan quản lý.

Giá giảm mạnh

Chính vì mua chung cư giá 5 sao nhưng chất lượng dịch vụ chỉ có 2 sao nên rất nhiều nhà đầu tư, người mua nhà chung cư Keangnam đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở” bởi không thể bán được căn hộ mặc dù liên tục giảm giá.

Chị Nguyễn Thanh Vân (nhà đầu tư) cho biết, thời điểm dự án Keangnam chào bán là lúc thị trường bất động sản đang rất sôi động. Chỉ những nhà đầu tư, khách hàng thượng lưu mới dám bỏ tiền mua chung cư này bởi mức giá bán căn hộ gần như cao nhất tại Hà Nội khoảng 3.000 USD/m2. Tuy nhiên, sau gần 3 năm đầu tư hiện giá mỗi m2 căn hộ Keangnam đang được chào bán 2.700 USD/m2, thậm chí với suất ngoại giao được mua giá rẻ 2.400 USD/m2 hiện cũng chỉ chào bán 2.500 USD/m2 mà cũng không thể bán được.

“Chính vì không bán được nên chúng tôi quyết định sửa sang lại nhà để cho thuê nhưng thời điểm này khó tìm khách thuê nhà bởi cứ nhìn những gì đang diễn ra tại tòa nhà này thì chắc không ai còn muốn thuê ở nữa” chị Vân than thở.

Còn chị Khuất Liên Hà (người dân sống chung cư The Manor) cho rằng, gia đình chị đã phải trải qua thời điểm mệt mỏi và tốn kém không ít tiền của để đấu tranh với chủ đầu tư hạ mức phí dịch vụ tòa nhà. Tuy nhiên, sau khi dừng thu phí thì các tiện ích cũng bị cắt giảm. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sống của các hộ dân. Chính vì vậy, nhiều người dân sinh sống chung cư The Monar cũng đã chọn cách cho người nước ngoài thuê lại nhà hoặc bán nhà chuyển ra nơi khác sinh sống.

Trên thị trường hiện giá bán các căn hộ chung cư The Manor đang dao động mức 2.200 – 2.500 USD/m2. Giá thuê chung cư này khoảng 1.500 – 1.700 USD/tháng/căn hộ.

 

Theo Vnmedia




 


Vốn ngoại trong bất động sản: được và mất

Ngày đăng : 11/12/2011 - 3:46 PM
Trên số báo 96, DĐDN đã có bài viết “Kỳ vọng từ vốn ngoại” bàn về cơ hội cho luồng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS VN.
 
Tuy nhiên, dù việc tham gia của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài được đánh giá sẽ góp phần làm “tan băng” trên thị trường BĐS song, cũng đã có những ý kiến quan ngại về những rủi ro nếu các NĐT ngoại thống lĩnh thị trường.
 
Công ty The Ascott Limited (CapitaLand) vừa chi ra 9,45 triệu USD mua lại 90% số cổ phần trong dự án căn hộ dịch vụ Somerset Central TD Hai Phong City tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, thành phố Hải Phòng, của Công ty cổ phần Đầu tư Thùy Dương
Cục Quản lý cạnh tranh VN đã đưa ra thống kê có 73 thương vụ mua bán và sáp nhập được ghi nhận tính đến tháng 9 năm 2011 trên cả nước với giá trị trên 2,67 tỉ USD, cao hơn 1,5 lần so với tổng cả năm 2010. Trong đó đến 81,3% giá trị thương vụ là từ các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào VN và có 22 giao dịch trong tổng số giao dịch thuộc lĩnh vực BĐS với tổng giá trị các thương vụ vào khoảng 250 triệu USD.
 
“Phá băng” thị trường
 
Những số liệu nói trên phần nào cho thấy vốn đầu tư từ nước ngoài đang là lối thoát cho một số DN BĐS nội gặp khó khăn nghiêm trọng về vốn, tránh cho thị trường sự sụp đổ đồng loạt có khả năng xảy ra. Nhận xét về tình hình chuyển nhượng dự án BĐS trên thị trường, TS Sử Ngọc Khương – GĐ bộ phận đầu tư của Cty Savills VN cho biết: những thương vụ chuyển nhượng được công bố công khai như trên chỉ là phần nổi, thực tế thì phần chìm mới thật sự sôi động. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số thương vụ mà Savills tham gia tư vấn đã tăng 20 - 30% so với năm ngoái. Đặc biệt là trong những thương vụ này, bên mua chủ yếu là NĐT nước ngoài. Thông thường, một thương vụ diễn ra từ vài tháng đến cả năm, vì thế theo ông Khương, nếu thương thảo thành công thì trong năm 2012, sẽ có hàng loạt dự án BĐS chính thức “thay ngôi đổi chủ”.
 
Mới đây nhất, Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người, cả nước phấn đấu mỗi năm thu hút đầu tư xây dựng mới 100 triệu m2 sàn. Trong khi hiện tại diện tích nhà ở bình quân nước ta mới khoảng 17m2/người đã thể hiện rõ vấn đề thiếu nguồn cung BĐS tại VN vẫn còn rất lớn. Trong khi các DN BĐS trong nước gặp khó khăn, nếu NĐT nước ngoài đầu tư vào nước ta sẽ là yếu tố quan trọng giúp giải quyết bài toán nan giải về vốn đầu tư và góp phần kích thích thị trường đang trì trệ hiện nay cũng như tạo thêm nguồn cung BĐS phục vụ nhu cầu xã hội.
 
Ông Đồng Thanh Tùng - một NĐT BĐS lâu năm, cho rằng: thị trường không chỉ cần ở NĐT nước ngoài về vốn mà còn cần cả công nghệ và trình độ quản lý. Về tầm vĩ mô, chúng ta có thể phải nhập khẩu công nghệ, lao động từ nước ngoài nhưng các DN trong nước qua đó có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại của nước ngoài và cả những phương thức thâm nhập thị trường của đối tác. Điều này vẫn tốt hơn khuynh hướng thay đổi thiết kế, nội thất hay tái quy hoạch nhằm cắt giảm chi phí đầu tư mà một số chủ dự án trong nước đang làm.
 
Những e ngại có lý
 
TS Vũ Đình Ánh - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả cho rằng: Mặc dù, chưa có con số thống kê chính xác về các NĐT nước ngoài cũng như trị giá đầu tư thực của họ vào thị trường BĐS VN, song điều chúng ta cần quan tâm là vấn đề giải ngân chứ không phải ở mức vốn mà họ cam kết. Bởi, chỉ cần hoàn thiện phần móng thì chủ đầu tư đã có thể huy động vốn và khi nhìn thấy sự bất ổn ở thị trường BĐS VN, họ sẽ rút ngay. Vô hình trung, ta mất vốn, mất đất nhưng lợi nhuận lại thuộc về DN nước ngoài. Do vậy, nếu Chính phủ hay các bộ, ngành không “để mắt” đến những khe hở trong luật để có những quy định đối với DN có yếu tố nước ngoài tham gia thị trường này” - TS Ánh cho biết.
 
Giới chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ lo ngại trước thực tế khi vốn FDI đổ vào BĐS đồng nghĩa với nguy cơ nhập siêu tăng cao trong tương lai bởi các NĐT phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, lao động để triển khai dự án. Hơn nữa, các dự án BĐS không tham gia xuất khẩu nên sẽ gây khó khăn cho việc cân đối ngoại tệ của VN khi các NĐT nước ngoài thu hồi vốn bằng nội tệ nhưng lại chuyển vốn ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
 
Một DN kinh doanh BĐS bức xúc: “Khi các chủ dự án trong nước kẹt vốn, giá dự án đang lao dốc, các NĐT nước ngoài có nguồn lực tài chính mạnh lại cố tình ép giá khi thương lượng giá cả chuyển nhượng dự án và do cần vốn các DN trong nước phải chấp nhận sang nhượng dự án với giá rẻ”. Vị này cho rằng, nếu không khống chế lượng vốn đầu tư nước ngoài thì trong tình hình hiện nay NĐT nước ngoài sẽ sẵn sàng mua dự án giá rẻ, giữ hàng đến khi thị trường hồi phục và khả năng họ sẽ thao túng giá, gây ra hiện tượng lũng đoạn ở một số phân khúc sản phẩm mà DN VN đã rút lui hoàn toàn có thể xảy ra.
 
Theo Thái Thảo
DĐDN

Yêu cầu kiểm tra việc thu phí khủng tại toà nhà cao nhất Việt Nam

Ngày đăng : 11/12/2011 - 12:08 PM
UBND thành phố Hà Nội vừa  yêu cầu các sở, ban ngành kiểm tra xử lý việc thu phí vượt trần tại toà nhà Keangnam Landmark (72 Phạm Hùng, Hà Nội) theo phản ánh của các cư dân tại đây.
 
Keangnam Landmark hiện là toà nhà cao nhất Việt Nam với 70 tầng.
 
Theo đó, thành phố yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài chính và Cục thuế thành phố kiểm tra, xử lý (nếu có) những phản ánh của cư dân liên quan đến lĩnh vực giá cả giá dịch vụ chung cư vượt quá quy định tại toà nhà nói trên. 
 
Kết quả kiểm tra và xử lý phải báo cáo lãnh đạo thành phố trước ngày 16/12.
 
Trước đó, do nhiều cư dân Keangnam không chịu đóng phí dịch vụ do ban quản lý tự áp quy định, chủ đầu tư tòa nhà đã hạn chế thẻ sử dụng thang máy của 370 hộ dân. Ngay sau khi bị cắt một số dịch vụ, hàng trăm cư dân tại toà nhà đã tụ tập phản đối, tố cáo động thái của chủ đầu tư và ban quản lý.
 
Sau khi đàm phán với sự can thiệp của chính quyền địa phương, chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam đã phải mở thang máy, cam kết không cắt dịch vụ của cư dân, tuy nhiên mức phí mà chủ đầu tư yêu cầu các hộ dân phải nộp vẫn cao hơn nhiều so với mức trần thành phố quy định 4.000 đồng/m2.
 
Theo đại diện chủ toà nhà, trong hợp đồng mua bán căn hộ trước đó, chủ đầu tư và khách hàng đã thoả thuận phần diện tích tháng máy, dịch vụ thang máy là thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Với mức phí 4.000 đồng/m2, công ty này cho rằng không đủ bù đắp cho các chi phí vận hành các dịch vụ.
 
Theo UBND thành phố, trường hợp muốn cung cấp các dịch vụ gia tăng ngoài phạm vi dịch vụ nói trên, Công ty Keangnam Vina (chủ toà nhà) phải có trách nhiệm phải thỏa thuận với từng hộ dân tại chung cư.
 
Theo Ngô Trang
VnEconomy

 


Bất động sản: Doanh nghiệp ít vốn sẽ bị loại

Ngày đăng : 10/12/2011 - 9:52 PM
Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quản lý đầu tư phát triển đô thị, trong đó quy định, chủ đầu tư là doanh nghiệp (DN) phải có vốn tự có ít nhất 30% tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng.
 
Thêm vào đó doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận của ngân hàng về việc đảm bảo đủ vốn mới được làm.
 
Loại DN yếu
 
Theo Luật kinh doanh BĐS thì DN phải có vốn pháp định 6 tỷ đồng, đồng thời phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 20% tổng mức đầu tư dự án nói chung và 15% đối với các dự án là nhà ở. Một cán bộ Bộ Xây dựng cho rằng, sở dĩ nâng vốn sở hữu của chủ đầu tư lên 30% để tránh tình trạng nhà nhà làm kinh doanh BĐS như thời gian vừa qua.
 
“Thời gian này khi ngân hàng không cho DN BĐS vay mới lộ rõ nhiều DN yếu kém, dự án thiếu tiền không triển khai được, sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng... Rõ ràng, từ trước đến giờ nhiều DN tay không bắt giặc, vốn chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, huy động vốn trái pháp luật... Siết DN kinh doanh bất động sản nhằm thanh lọc DN không đủ năng lực, tạo thị trường BĐS minh bạch và ổn định hơn”, vị này cho biết.
 
Ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: “Hiện Hiệp hội BĐS Việt Nam có hơn 1.200 thành viên và hơn một nửa thành viên là DN kinh doanh BĐS. Mỗi DN có những đặc thù riêng và hoạt động riêng. Khi DN xin làm dự án thì họ cũng có đầy đủ hồ sơ pháp lý mới được triển khai dự án.
 
Nếu dự thảo quy định mới được áp dụng thì cũng khó nói được có bao nhiêu DN đủ điều kiện, bao nhiêu DN không đủ điều kiện nhưng về bản chất sẽ làm thị trường BĐS phát triển ổn định hơn, DN nào mạnh, có năng lực tài chính thì tiếp tục ở thương trường để cạnh tranh, còn DN nào yếu thì nên bỏ cuộc chơi, tránh làm thị trường hỗn loạn”.
 
 
Không phải lúc
 
Trước quy định vốn sở hữu cho DN tham gia dự án tăng, nhiều DN tỏ ra lo ngại. Ông Trần Trung Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68 cho biết, DN kinh doanh BĐS ở Việt Nam hiện đều là DN vừa và nhỏ, ngay một lúc phải có 30% vốn tự có khi đầu tư hạ tầng dự án là điều không thể.
 
“Thời điểm này khi thị trường đang khó khăn đưa ra quy định đó e rằng làm khó DN. Không phải DN nào cũng có đủ năng lực tài chính sẵn có mà phải huy động vốn từ nhiều kênh và phải có thời gian nhất định. Có phải là Thánh Gióng qua một đêm là lớn nhanh được đâu. Dự án 1.000 tỷ bắt DN phải có 300 tỷ, là điều rất khó”, ông Thành nói.
 
Một chủ DN kinh doanh Khu đô thị lớn ở Hà Đông bộc bạch, quy định này làm khó chủ đầu tư. Năng lực của chủ đầu tư không chỉ nằm ở tài chính, quan trọng là cơ quan nhà nước phải thẩm định năng lực của chủ đầu tư. Chưa chắc DN có doanh thu ít thì năng lực kém. Một dự án kéo dài nhiều năm nên quy định vốn sở hữu cho chủ đầu tư phải phân loại cụ thể. Ví dụ: tổng mức vốn giai đoạn 1.000 tỷ thì quy định bao nhiêu? Còn 500 - 700 tỷ là bao nhiêu? Không thể đánh đồng các dự án với nhau được.
 
“Nếu quy định này được áp dụng lôi cả những ông làm dự án cũ ra thì không tránh khỏi tình trạng đục nước bèo cò. Theo tôi quy định 20% tổng vốn đầu tư như trước là hợp lý, còn nhà nước nên có sự lựa chọn nhà đầu tư ngay từ đầu để thị trường minh bạch hơn”, vị này nói.
 
Còn ông Nguyễn Mạnh Huy - Thư ký Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường cho rằng, DN kinh doanh BĐS đang gặp khó khăn, tự thị trường lúc này cũng đang thanh lọc các DN yếu kém thì không cần thêm quy định về vốn nữa. Quy định trên, nếu thời điểm thị trường sôi động thì không sao, chứ thời điểm này e rằng các DN khó đáp ứng.
 
 

Hạn chế cho vay dự án khởi công mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 2196 về tăng cường quản lý thị trường BĐS. Theo đó, NHNN Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn để cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; cho các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở.

Trước mắt hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án BĐS cao cấp; giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh BĐS. NHNN tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng BĐS của các tổ chức tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.

 
Theo Ngọc Mai
TPO

Chung cư cao cấp: "Cái chết" được báo trước

Ngày đăng : 09/12/2011 - 11:37 AM
Sự bất động của phân khúc chung cư cao cấp đang làm nản lòng các chủ đầu tư BĐS thì mới đây, việc yêu cầu hạn chế cho vay dự án bất động sản lại càng khiến cho tình hình trở nên bi đát hơn.
 
Pha loãng nguồn cung 
 
Sự bung nổ thị trường chung cư vài năm về trước đang khiến cho nguồn cung rơi vào trạng thái bội thực đặc biệt phân khúc chung cư cao cấp có mức giá 30-45 triệu đồng/m2.
 
Điểm mặt số lượng các dự án chung cư tại Hà Nội thì có đến hơn 50% là chung cư gắn mác cao cấp như dự án Madarin Hòa Phát, dự án chung cư FLC Landmark, chung cư Starcity Lê Văn Lương, chung cư Lancater, Thăng Long Number one…Đó là chưa kể đến một loạt các dự án cao cấp đang đắp chiếu vì chủ đầu tư không có tiền triển khai.
 
Báo cáo kết quả khảo sát mới nhất của Công ty Tư vấn và quản lý bất động sản CBRE Việt Nam cho thấy, trong 3 tháng vừa qua, tổng nguồn cung căn hộ mới trên toàn thị trường khoảng 7.500 căn (tương đương gần 1/2 nguồn cung mới trong cả năm 2010). Đặc biệt, giá bán sản phẩm đã giá nhẹ (dưới 5%) trên cả 4 phân khúc hạng sang, cao cấp, trung cấp và bình dân. "Theo kết quả khảo sát, 70% số lượng dự án giảm giá, 20% giữ giá và 10% còn lại không có hoặc rất ít giao dịch. Mức độ giảm giá thứ cấp phổ biến trong khoảng 10 - 15% so với trước.
 
Còn theo dự báo của Công ty Colliers International, trong 3 năm tới,nguồn cung căn hộ chung cư mới của Hà Nội có thể tăng thêm khoảng 70.000 căn, và có thể tăng cao hơn. 
 
Mặc dù nguồn cung đang bội thực nhưng thị trường chung cư tiếp tục đối mặt với nguy cơ tiếp tục bị pha loãng do tỷ lệ xây dựng chung cư sẽ phải tăng lên tại các dự án nhà ở. 
 
Căn cứ vào chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt thì tỷ lệ nhà chung cư sẽ phải chiếm 80% trong các dự án nhà ở tại Hà Nội và TPHCM. Đến năm 2020, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại các đô thị đặc biệt sẽ đạt trên 90%. Đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%. Còn đối với đô thị loại III, tỷ lệ chung cư phải đạt trên 40% và tỷ lệ nhà cho thuê đạt tối thiểu 30% tổng quỹ nhà ở. 
 
Giá tiếp tục giảm
 
Trước đó, khi mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất động của phân khúc chung cư cao cấp nhiều chuyên gia cho rằng, vài năm trước tình trạng dư thừa chung cư cao cấp đã được cảnh báo nhưng dường như các doanh nghiệp bất động sản vẫn lao vào triển khai xây dựng mà không lường trước được biến động của thị trường.
 
Sự hấp thụ thị trường kém khiến nhiều chủ đầu tư lâm vào cảnh khó khăn vì vậy nhiều dự án buộc phải “chùm mền” bằng cách ngừng triển khai dự án hoặc dãn tiến độ. Đồng thời, chủ đầu tư thương thảo với khách hàng theo phương châm cùng có lợi, chủ đầu tư dãn tiến độ, khách hàng được chậm trả tiền.
 
Còn số ít chủ đầu tư tiếp tục “gồng” lên để xoay sở tìm kiếm nguồn lực để triển khai dự án theo đúng cam kết với khách hàng. Trong khi đó, sức ép của các yếu tố đầu vào như vật liệu xây dựng, nhân công, giá ngoại tệ không ngừng tăng, nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục phải hạ giá bán, chấp nhận giảm lợi nhuận kỳ vọng thậm chí bán hòa.
 
Thế nhưng, cánh cửa như càng hẹp hơn khi mới đây Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị về việc hạn chế cho các dự án bất động sản cao cấp vay vốn. 
 
Theo giới phân tích, thị trường căn hộ trung - cao cấp trong 2 tháng cuối năm 2011 sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng giảm do sức cầu yếu. Lượng người có nhu cầu thực sẽ nhiều hơn đầu tư do phân khúc này không còn mang lại lợi nhuận như trước. Tuy nhiên, với những người mua nhà để ở thì phần lớn có tâm lý lo ngại dự án chậm giao nhà vì vậy họ đều chờ đợi đến khi dự án được xây dựng xong hoặc xong đến 70-80% họ mới mua. Vì vậy, việc huy động vốn của khách hàng theo tiến độ là khá khó khăn.
 
Thực tế chứng minh, rất nhiều chung cư cao cấp lớn Hà Nội đều vẫn chưa thể thanhh khoản hết hàng mặc dù các chính sách khuyến mại, giảm giá rất hấp dẫn.
 
 
Theo Minh Tuấn
VnMedia

 

Tin mới cập nhật