Các ngân hàng trung ương đang đóng góp vào nhu cầu vàng thế giới. Các dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy, ngày càng có nhiều thay đổi về dự trữ vàng giữa các quốc gia. Một vài quốc gia trong số đó đang vật lộn trong cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
24/7 WallSt. đưa ra danh sách 13 quốc gia và hai tổ chức có dự trữ vàng cao nhất, để xem làm thế nào các quốc gia và tổ chức này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vàng trong tương lai.
Trong khi nhu cầu đầu tư là động lực chính khiến nhu cầu vàng tăng trong quý vừa qua, chính việc các ngân hàng trung ương mua và bán vàng cũng đang là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến nhu cầu vàng. Hội đồng vàng Thế giới dự kiến nhu cầu của các ngân hàng trung ương sẽ tăng khi khủng hoảng tín dụng của các chính phủ phương Tây thêm trầm trọng. Hội đồng Vàng thế giới cũng dự báo xu hướng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục trong năm 2012.
Khủng hoảng nợ châu Âu và sự non yếu của các thị trường mới nổi dường như không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương. Tổng nhu cầu vàng đã tăng 6% trong quý 3 chỉ sau một năm, lên con số 1.053,9 tấn, tương đương 57,7 tỉ USD, con số cao nhất mọi thời đại. Đầu tư là nguyên nhân lớn nhất khiến nhu cầu vàng tăng, trong khi nhu cầu về trang sức rất ít ảnh hưởng.
13. Venezuela: 365,8 tấn
Venezuela tăng dự trữ vàng lên gần 5%. Tổng thống Hugo Chavez dường như không kết bạn với Mỹ, nhưng sản lượng dầu và xu thế quốc hữu hóa doanh nghiệp tiếp tục làm giàu thêm cho chính phủ nước này. Dân số Venezuela chỉ khoảng 27 triệu người và đây là quốc gia Mỹ Latin duy nhất trong số 13 quốc gia trong danh sách này. Theo Hội đồng vàng Thế giới, trong năm 2010, Venezuela đã mua 3,1 tấn vàng, sau khi mua 4,1 tấn tại địa phương trong năm 2009. Venezuela vẫn tiếp tục bổ sung dự trữ vàng.
12. Bồ Đào Nha: 382,5 tấn
Đáng ngạc nhiên, thuộc nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha), Bồ Đào Nha cũng là một "trùm" dự trữ vàng. Quốc gia châu Âu này có dân số xấp xỉ 11 triệu người. Có lẽ người châu Âu nên bắt đầu yêu cầu Bồ Đào Nha cam kết dùng một phần dự trữ vàng để cải thiện tình hình tài chính của mình. Bồ Đào Nha đã tham gia một phần vào Hiệp định Vàng Ngân hàng Trung ương từ trước đó, với vai trò người bán trong những năm gần đây. Do đó, có vẻ hợp lý khi cho rằng quốc gia này sẽ tiếp tục bán vàng để thanh toán nợ và các nghĩa vụ liên quan.
11. Đài Loan: 423,6 tấn
Đài Loan là một bất ngờ khác trong danh sách các quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Đài Loan có lĩnh vực điện tử lớn, và có thể việc nắm giữ số lượng vàng lớn có thể giúp quốc gia này duy trì nguồn tài chính trong cuộc đối đầu liên tục lâu dài với Trung Quốc. Tính theo đầu người, quốc gia này đã được coi là giàu có hơn nhiều nước láng giềng.
10. Ấn Độ 557,7 tấn
Lượng vàng của Ấn Độ chính thức vẫn chỉ ở mức như hồi đầu năm nhưng dường như lượng vàng mà các ngân hàng trung ương Ấn Độ sẽ tăng. Quốc gia này có 1,2 tỉ dân với nền kinh tế đang phát triển, mặc dù chính phủ Ấn Độ phải ra sức chiến đấu với lạm phát suốt năm 2011. Tích trữ vàng là truyền thống trong văn hóa Ấn Độ và có nhiều khả năngẤn Độ sẽ tiếp tục tích lũy vàng nhiều hơn nữa. Gần 1/3 nhu cầu đồ trang sức của thế giới đến từ Ấn Độ. Đây cũng là nước mua lại 200 tấn vàng từ IMF vào cuối năm 2010. Ấn Độ có vẻ sẽ là nhà tích trữ vàng không chỉ riêng trong năm 2012, mà còn trong nhiều năm tới.
9. Hà Lan: 612,5 tấn
Một quốc gia khá nhỏ với chỉ có 16,6 triệu người nhưng là một trong những trùm dự trữ vàng thế giới là Hà Lan. Quốc gia này thậm chí từng nắm giữ nhiều vàng hơn. Từ năm 2003 đến 2008, Hà Lan cũng là nhà bán theo Hiệp định vàng Ngân hàng Trung ương ở châu Âu. Hà Lan có thể giúp tạo ra một gói cứu trợ của Hà Lan cho các nước "con nợ" thuộc nhóm PIIGS ở châu Âu. Dự trữ vàng của nước này dường như không thay đổi nhiều trong năm 2012.
8. Nhật Bản: 765,2 tấn
Nhật Bản đã phải đương đầu với tình trạng nền kinh tế phát triển chậm chạp trong suốt hai thập kỷ và đồng Yên Nhật hiện được coi là một nơi ẩn náu an toàn cho các nhà đầu tư quốc tế. Người dân Nhật Bản thường giữ tiền mặt trong nhà. Đồng Yên đang tăng giá cùng với mớ nợ tính theo GDP đang ở mức "khủng" và tăng trưởng ở con số 0. Giá hàng hóa Nhật Bản đang trở nên quá đắt đối với người nước ngoài do sức mạnh của Yên. Nhật cũng vẫn đang phục hồi từ sau thảm họa sóng thần và sự cố hạt nhân từ tháng 3/2011. Có lẽ Nhật Bản sẽ chứng minh được mình là một người bán vàng vào năm 2011 thay vì cố gắng để thúc đẩy dự trữ ngoại tệ.
7. Nga: 851,5 tấn
Trong quá khứ, Nga từng ngấu nghiến dự trữ vàng để củng cố đồng rúp trong quá khứ và năm nay tình trạng này lại tái diễn. Nga hiện dự trữ 851,5 tấn vàng, con số này hồi đầu năm là 784,1 tấn. Với trữ lượng dầu và dự trữ hàng hóa lớn, Nga nhắm tới việc tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới như một cỗ máy tài chính. Có vẻ Nga sẽ là một nhà mua vàng vào năm 2012.
6. Thụy Sỹ: 1.040,1 tấn
Năm nay, Thụy Sỹ đã có các biện pháp ngăn chặn sự lên giá của đồng franc Thụy Sỹ. Thụy Sỹ đã bán vàng theo Hiệp định vàng Ngân hàng Trung ương từ năm 2003 đến 2008. Với chỉ khoảng 7,6 triệu người, quốc gia này thực sự cần bao nhiêu vàng? Thụy Sỹ có thể dễ dàng làm tăng dự trữ vàng mà không làm ảnh hưởng đến đồng tiền chính thức của mình.
5. Trung Quốc: 1.054,1 tấn
Trung Quốc đã bổ sung nhiều vào dự trữ vàng quốc gia. Không có lí do nào để hy vọng dự trữ vàng này sẽ giảm, đặc biệt khi Trung Quốc đang tìm kiếm một đồng tiền dự trự trong thời gian tới. Trung Quốc có khoảng 1,3 tỉ dân và có nền kinh tế phát triển nhanh. Quốc gia này đang mua thêm hơn 450 tấn vàng từ năm 2003 đến 2009 và trong năm 2010, đã mua hơn 200 tấn vàng.
4. Pháp: 2.435,4 tấn
Pháp không trong tình trạng như Ý và các quốc gia còn lại trong nhóm PIIGS, nhưng để tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra với dự trữ vàng của Pháp là rất khó. Với mức sụt giảm tín nhiệm nợ có thể xảy ra trong thời gian tới, Pháp vẫn là nền tảng lớn thứ hai châu Âu của khu vực đồng Euro và Liên minh châu Âu. Pháp là một thành viên trong Hiệp định Vàng Ngân hàng Trung Ương, đóng vai trò như bên bán vàng và tình trạng tài chính của Pháp cũng đang chao đảo trong khủng hoảng nợ châu Âu. Có thể Pháp sẽ tiếp tục bán vàng, mặc dù quốc gia này cần nhiều tài sản bền vững hơn để dự trữ.
3. Ý: 2.451,8 tấn
Ý là nhà bán vàng trong Hiệp định Vàng Ngân hàng Trung ương nhưng hiện là lại đang mối quan ngại lớn nhất của châu Âu và nhóm PIIGS. Dường như người Ý sẽ bán tháo dự trữ vàng của mình. Quốc gia này vừa có một chính phủ mới và tăng trưởng kinh tế của Ý được dự kiến sẽ bị giới hạn ở tốc độ an toàn nhất. Bán vàng có thể giải quyết một số khoảng trống trong ngân sách của Ý và giải quyết được một số vấn đề kinh tế. Bởi các vấn đề nợ của Ý là khá lớn, có khả năng Ý sẽ là nhà bán vàng vào năm 2012.
2. Đức: 3.401,8 tấn
Đức vẫn là nền tảng của Liên minh châu Âu và khu vực đồng euro. Quốc gia này là nhà bán vàng trong Hiệp định Vàng Ngân hàng trung ương từ năm 2003 đến 2008 nhưng doanh số bán vàng cũng không đủ để giải quyết các vấn đề lớn. Rất khó để xem Đức là nhà mua vàng nhưng cũng không thể coi là đây như nhà bán vàng. Bán vàng quá nhiều có thể tiếp tục gây áp lực khiến đồng euro gặp khó khăn. Tuy nhiên, quỹ cứu trợ đồng euro phải có một nền tảng nào đó và Đức có thể bán bớt một số vàng nữa để đảm trách vai trò này mà không bị đe dọa mất vị trí số 2 trong số các quốc gia nắm giữ dự trữ vàng hàng đầu thế giới.
1. Mỹ: 8.133,5 tấn
Mỹ đã mất đánh giá xếp hạng tín dụng AAA và đã tạo ra một số lượng lớn USD để hỗ trợ các gói cứu trợ và kích thích kinh tế. Mỹ có thể luôn luôn cố gắng bán đỡ một số vàng để chống lại áp lực giá cả hàng hóa trong tương lai, nhưng quốc gia này hiện đã đạt tới đỉnh điểm của khủng hoảng và thâm hụt khiến Mỹ phải tích trữ các tài sản cố định khác để chống lại thác thức khác đối với đống USD như đồng tiền dự trữ số 1 thế giới.
Hai tổ chức dự trữ vàng lớn nhất: IMF và Ngân hàng trung ương Châu Âu
Các số liệu về dự trữ vàng của IMF trong báo cáo tháng 11 của Ủy ban Vàng thế giới đã chỉ ra rằng IMF nắm giữ 2.814 tấn vàng trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu nắm giữ 502,1 tấn, nhiều hơn Đài Loan, ít hơn Ấn Độ.