NHNN: Tăng trưởng tín dụng quý I/2012 âm 1,96%

Ngày đăng : 17/04/2012 - 8:00 PM

 NHNN: Tăng trưởng tín dụng quý I/2012 âm 1,96%

http://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2012/04/17/ceo-ngan-hang-20112.jpg

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm từ mức 11,02% vào cuối năm 2011 xuống còn 10,77% vào cuối tháng 2/2012.

NHNN chính thức công bố về thông tin hoạt động ngân hàng Quý I năm 2012. Theo đó, tín dụng đối với nền kinh tế đến 26/3/2012 ước giảm 1,96% so với cuối năm 2011.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm từ mức 11,02% vào cuối năm 2011 xuống còn 10,77% vào cuối tháng 2/2012.

Trước đó, Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia cho biết tính đến 20/3, tăng trưởng tín dụng cả nước ước âm 2,13%.

Tổng phương tiện thanh toán đến 26/3/2012 ước tăng 1,06% so với cuối năm 2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 1,39%.

Lãi suất cho vay VND phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng đối với đồng nội tệ qua đêm ở mức khoảng 8-9%/năm, 1 tuần khoảng 9-10,5%/năm, 2 tuần khoảng 10-11,5%/năm, 1 tháng khoảng 12-13%/năm.

 

Theo TTVN/SBV

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tái cơ cấu kinh tế: Vừa đột phá, vừa tuần tự

Ngày đăng : 17/04/2012 - 10:11 AM

 

Trong hai phương cách thực hiện song song, Đề án Tái cơ cấu kinh tế nêu rõ, nếu doanh nghiệp có vai trò quyết định trong đổi mới và chuyển dịch theo cách tiệm tiến và từng bước thì với chuyển dịch tăng tốc, đột phá, vai trò của Nhà nước quan trọng hơn.

 


Công cuộc tái cơ cấu kinh tế phải được thực hiện “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá” (ảnh minh họa).

 

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của kinh tế giai đoạn 2011-2012 và định hướng đến 2020” trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bao quát toàn bộ đề án, cơ quan soạn thảo nhấn mạnh rằng, công cuộc tái cơ cấu kinh tế phải được thực hiện “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá”. Trong đó, “tuần tự tiệm tiến” ở những ngành có công nghệ ít thay đổi song phải “tăng tốc đột phát” với các ngành công nghệ thay đổi nhanh, bởi những ngành này cần chọn, áp dụng các công nghệ hiện đại nhất để cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức bật đối với nền kinh tế.

Đề án đề cập khá rõ về định hướng về vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp, người đầu tư. Theo đó, coi doanh nghiệp có vai trò quyết định trong đổi mới và chuyển dịch theo cách tiệm tiến và từng bước.

Tuy nhiên, “đối với chuyển dịch tăng tốc, đột phá thì vai trò của Nhà nước là quan trọng hơn nhiều”. Cụ thể, Nhà nước kiến tạo và hỗ trợ phát triển bằng việc xác định ngành ưu tiên phát triển, trực tiếp hoặc tham gia đầu tư dưới các hình thức thích hợp, trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, dẫn dắt, định hướng và lôi kéo các nhà đầu tư, các bên khác có liên quan cùng tham gia thực hiện chương trình tăng tốc, đột phá phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên.

Bản đề án cũng trình ra 12 nhóm giải pháp để tái cơ cấu kinh tế, trong đó đề nghị “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân trong và ngoài nước”.

Đồng thời, Bộ KHĐT cũng cho rằng, cần phải đổi mới chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý đầu tư nhằm thu hút và định hướng đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển các ngành, nghề ưu tiên phát triển.

Trong bản đề án này, ban soạn thảo cũng nêu rõ quan điểm, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán và các định chế tài chính là để loại bỏ các nguy cơ mất an toàn đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đồng thời, tăng cường năng lực trên tất cả các mặt và hiệu quả hoạt động của từng thành viên và của cả hệ thống.

Đích đến là làm cho hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán thực hiện ngày càng tốt hơn các chức năng trung gian tài chính (tức huy động và phân bổ vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, và chuyển dịch vốn từ ngành và doanh nghiệp kém hiệu quả sang các ngành và doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn) và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.

Nằm trong kế hoạch cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh vi mô của môi trường kinh doanh, ban soạn thảo cũng nhấn mạnh đến các giải pháp đảm bảo sự bình đẳng về quyền và cơ hội kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Bản đề án này gồm 4 phần: Phần I đánh giá những thành tựu chủ yếu, những yếu kém cơ cấu nội tại và xác định nguyên nhân. Phần II xác định mục tiêu tổng quát, nguyên tắc và định hướng tái cơ cấu kinh tế. Phần III xác định hệ thống các giải pháp cụ thể để thực hiện các định hướng tái cơ cấu kinh tế và phần IV là tổ chức thực hiện.

Trọng tâm của đề án là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy tái cơ cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức… phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 Bích Diệp


Lãi suất hạ, lo doanh nghiệp hết khả năng hấp thụ vốn

Ngày đăng : 13/04/2012 - 9:23 AM

 

 

Đến chiều 12.4, nhiều ngân hàng đã tuyên bố hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, cả phía ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều lo lắng việc không còn khả năng hấp thụ vốn. 

 

Nhiều ngân hàng thương mại đã đưa lãi suất huy động về 12%/năm như BIDV, VietinBank, Agribank, Techcombank, TienphongBank, ABBank... Về lãi suất cho vay, BIDV ngay chiều ngày 11.4 đã công bố mức giảm 1 – 2,5%/năm. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường giảm sâu 2,5% so với trước, còn 14,5%/năm...

 

Ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc ngân hàng Eximbank cho hay, nhu cầu vốn của doanh nghiệp ở Eximbank không còn cao như trước, sức hấp thụ vốn của họ giảm mạnh. “Ngân hàng tiếp cận cho vay nhưng họ không có nhu cầu vay”, ông nói.

 

Ông Phạm Thiện Long, phó tổng giám đốc ngân hàng HDB cũng cho biết, lãi suất huy động còn 12%, HDB sẽ giảm lãi suất cho vay tương ứng 1%. “Mấy ngày nay lãi suất giảm mà doanh nghiệp không mặn mà. Người ta vay vốn làm gì khi hàng tồn kho không bán được?” ông nói.

 

Vay vốn làm gì?

 

Theo ông Phước, lãi suất chưa phải là yếu tố chính, mà hàng hoá đang tồn kho cao, sản xuất đình đốn, hàng làm ra không bán được, khoản phải thu thì đòi chưa được, sức cầu giảm sút… đã khiến các doanh nghiệp không nghĩ đến chuyện vay vốn.

 

Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản Hùng Vương, phó chủ tịch Vasep, nêu thực trạng: những năm trước, doanh nghiệp có hợp đồng mua cá và nhập kho là ngân hàng cho vay, nhưng từ hơn một năm nay, ngân hàng không cho vay nữa. Doanh nghiệp không có vốn tự đầu tư nuôi cá, không có tiền mua cá của dân về chế biến nên ngưng sản xuất. Khi không tham gia thị trường, không có đơn hàng thì làm sao có hợp đồng để thế chấp vay theo điều kiện mà ngân hàng yêu cầu.

 

Những lý do trên đã khiến các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi của Eximbank giải ngân khá chậm. Tương tự, ở ACB, ông Đỗ Minh Toàn, phó tổng ngân hàng cho biết, ACB đang dư 3 tỉ USD không cho vay được vì doanh nghiệp không thể tiếp nhận vốn. Ông Phạm Thiện Long, phó tổng giám đốc ngân hàng HDB cho hay, mọi năm, bình quân ba tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng chiếm 20 – 30% của cả năm, thì bây giờ ở HDB chỉ tăng 200 – 300 tỉ đồng, còn lại là cơ cấu lại các khoản nợ.

 

Còn tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank Nguyễn Phước Thanh cho rằng, phải rất nỗ lực, tín dụng của Vietcombank mới có thể tăng khoảng 6.000 – 7.000 tỉ đồng trong hai quý tới đây.

 

Chờ lãi suất giảm thêm

 

Theo khảo sát nội bộ của một ngân hàng thương mại hàng đầu đối với các doanh nghiệp đang có dư nợ ở ngân hàng này, lãi vay chiếm 24% trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, gánh nặng đã đè lên vai nhiều doanh nghiệp khi lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi vay.

 

Nay lãi suất tuy đã giảm, nhưng vẫn ở mức rất cao. Theo ông Long, những doanh nghiệp xuất khẩu, thương mại… là sống nổi hiện nay vì có thể vay USD với giá 4,5%/năm, rẻ hơn rất nhiều so với lãi suất tiền đồng.

 

Theo TS Lê Đạt Chí, trưởng bộ môn tài chính – doanh nghiệp trường đại học Kinh tế TP.HCM, lãi suất chỉ là giọt nước làm tràn ly khó khăn của doanh nghiệp. Căn cơ của nền kinh tế hiện nay vẫn là việc doanh nghiệp đình đốn sản xuất. Ông cho rằng, ngân hàng Nhà nước hy vọng việc giảm lãi suất sẽ tác động đến tăng đầu tư, tăng chi tiêu. Song, lãi suất giảm không có nghĩa là tăng chi tiêu. Vì vậy, cho dù lãi suất có giảm, doanh nghiệp vẫn chờ đợi một tổng cầu khác được kích thích từ Nhà nước để giải toả được tồn kho, luân chuyển được dòng vốn. Hơn nữa, lãi suất trong xu hướng hạ, nên những doanh nghiệp chưa bức bách vốn có tâm lý chờ lãi suất giảm thêm.

 

Khó “kích” bất động sản

 

Tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank Nguyễn Phước Thanh cho rằng, việc nới tín dụng với hàng loạt đối tượng trong lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng phần nào đó cũng tăng cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng, mặt khác tác động đến thị trường bất động sản, song cũng chỉ ở mức độ nào đó. Bởi như Vietcombank, tỷ trọng cho vay bất động sản, tiêu dùng của ngân hàng chỉ ở mức 8 – 9%, chỉ tiêu hết hơn nửa “room” của ngân hàng Nhà nước.

 

Chính sách mới cũng khuyến khích nhu cầu vay vốn để mua, sửa chữa nhà cửa cho những người có nhu cầu thực về nhà ở, song theo ông Thanh, “kích cầu” đối tượng này không dễ. “Giá bất động sản hiện nay dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, cộng với lãi suất ngân hàng, người làm công ăn lương ai dám vay vì lấy đâu tiền trả nợ. Nên nếu có mở tín dụng bất động sản thì dòng vốn chủ yếu đổ vào các chủ đầu tư, doanh nghiệp hoặc nhà đầu cơ”, ông Thanh nói và cho biết thêm, dư nợ tín dụng cho nhu cầu mua, sửa chữa nhà để ở của Vietcombank chỉ chiếm khoảng 3% dư nợ bất động sản. 

Hồng Sương - Xuân Thu - Hoàng Bảy

 SGTT

 


Từ 11/4, giảm trần lãi suất huy động xuống 12%/năm

Ngày đăng : 11/04/2012 - 8:38 AM

Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống 11%/năm.

 

NHNN cho biết, thực hiện chính sách tiền tệ theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Trên cơ sở điều kiện thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô, thống đốc NHNN quyết định:

 

Giảm các mức lãi suất điều hành của NHNNGiảm lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống 11%/năm.

 

Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiLãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 5%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13,5%/năm xuống 12,5%/năm.


Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày 11/4. 

Theo SBV

 


Giới quan sát bất ngờ trước quyết định hạ lãi suất của VN

Ngày đăng : 11/04/2012 - 8:22 AM

 

Động thái hạ lãi suất lần thứ hai trong chưa đầy một tháng của Việt Nam được báo Financial Times nhận định là “nhanh và bất ngờ”. Tuy nhiên, báo này cũng cho rằng, đây là một bước đi cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát xuống thang.

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cắt giảm lãi suất tái cấp vốn xuống 13% từ 14%, lãi suất tái chiết khấu xuống 11% từ 12%, trần lãi suất huy động xuống 12% từ 13%. Trong bài viết nhan đề “Vietnam: a quick surprise cut” (tạm dịch: “Việt Nam cắt giảm lãi suất nhanh và bất ngờ”), phóng viên Ben Bland của Financial Times cho rằng, lần giảm lãi suất này đến quá sớm, khi mà lần giảm gần nhất mới diễn ra vào tháng 3, do đó khiến giới đầu tư ngạc nhiên.

Báo này dẫn lời ông Fiachra MacCana, Giám đốc nghiên cứu Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), nhận định, động thái cắt giảm lãi suất sẽ giúp cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư vào kinh tế Việt Nam.

“Nền kinh tế Việt
Nam đang rơi vào trạng thái tăng trưởng trì trệ. Những nỗ lực cải thiện thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và hạ lãi suất đến nay vẫn chưa phát huy tác dụng. Trên phương diện tâm lý, Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy cần phát đi thông điệp rằng lãi suất đang giảm xuống cùng với lạm phát”, ông MacCana nhận xét.

Tốc độ lạm phát của Việt Nam trong tháng 3 đã giảm xuống mức 14% từ mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm ngoái. Theo dự báo của HSC, lạm phát sẽ giảm xuống mức 10-11% vào tháng 7 hoặc 8 năm nay. Thống kê chính thức công bố hồi tuần trước cho thấy, tăng trưởng GDP quý 1 của Việt Nam chỉ đạt 4% trong quý 1, thấp nhất trong 3 năm, từ mức 6,1% trong quý 4 năm ngoái.

Theo quan điểm của ông MacCana, lạm phát hạ nhiệt sẽ tạo cơ hội cho Chính phủ Việt
Nam tập trung vào mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng.

Theo hãng tin Reuters, một số chuyên gia nước ngoài dự báo lãi suất của Việt
Nam sẽ tiếp tục hạ trong thời gian tới.

“Lạm phát của Việt
Nam vẫn đang diễn biến theo chiều hướng giảm. Bởi vậy, chúng tôi dự báo lãi suất của Việt Nam sẽ còn hạ thêm 100 điểm cơ bản trong nửa đầu năm nay và giảm thêm 100 điểm cơ bản nữa trong quý 3”, ông Tai Hui, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á của Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore, dự đoán.

Tương tự, chuyên gia kinh tế Prakriti Sofat thuộc Ngân hàng Barclays nhận định, lãi suất của Việt
Nam sẽ giảm 100 điểm cơ bản mỗi quý trong năm nay.

Một báo cáo chiều nay của HSC nhận định: “Mặc dù, thời gian điều chỉnh gây bất ngờ nhưng chúng tôi cho rằng điều chỉnh giảm lãi suất huy động là cần thiết nhằm giảm chi phí huy động và theo sau đó là giảm lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng”.

Nhưng theo Financial Times, với xu hướng thiên về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng nhiều hơn là ổn định kinh tế, cũng như tính độc lập còn hạn chế của Ngân hàng Nhà nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam còn phải nỗ lực thêm nữa nếu muốn thuyết phục giới đầu tư rằng Việt Nam có thể tìm đúng điểm cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng.

Phát biểu trên Reuters, chuyên gia kinh tế độc lập Lê Đăng Doanh, cũng cho rằng, Việt
Nam cần làm nhiều hơn thay vì chỉ cắt giảm lãi suất. “Lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi đã giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn đang quá cao đối với các doanh nghiệp. Tôi không cho là việc cắt giảm lãi suất vừa qua sẽ dẫn tới biến động giá cả, vì người dân đang cắt giảm chi tiêu”, ông Doanh nói.

 


Vì sao nhiều ngân hàng thay tổng giám đốc?

Ngày đăng : 29/03/2012 - 12:27 PM

 Vì sao nhiều ngân hàng thay tổng giám đốc?

http://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2012/03/29/036connectpartner.jpg

Một loạt giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng vừa ra đi, thay vào đó là những người mới. Câu chuyện thực chất đằng sau việc thay đổi này là gì?

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa phát đi thông tin HĐQT đã ra nghị quyết chấp thuận đơn xin từ chức tổng giám đốc của ông Lê Hồng Phong.

 

Trong đơn từ nhiệm, ông Lê Hồng Phong đã cảm ơn sự tin tưởng và tín nhiệm trong suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc. Thay ông Phong là ông Phạm Doãn Sơn sinh năm 1967, Trưởng ban Kiểm soát của LienVietPostBank, kể từ khi thành lập ngân hàng năm 2008 đến nay.

 

Trước khi công tác tại ngân hàng, ông Sơn giữ chức Trưởng phòng Các tổ chức tài chính - ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước.

 

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT LienVietPostBank, chia sẻ: “Việc thay đổi CEO này có liên quan đến đường hướng của ngân hàng trong thời gian tới. Anh Phong là người có kinh nghiệm, chúng tôi cần cho một lĩnh vực quan trọng khác”.

 

Việc đưa những lãnh đạo từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán vào, phải chăng sau một thời gian phát triển nóng, các ngân hàng đã bắt đầu chú trọng đến kỹ năng quản trị rủi ro?

 

Ông Hưởng không phủ nhận giai đoạn tới, ngân hàng rất quan tâm đến những nhìn nhận, phân tích phòng ngừa rủi ro và việc có một CEO với nhiều thế mạnh trong lĩnh vực này sẽ có những tích cực nhất định.

 

Trước đó, Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) thông báo về việc ông Đặng Đức Toàn, Tổng Giám đốc Western Bank, thôi chức. Lý do được Western Bank giải thích ngắn gọn theo nguyện vọng cá nhân.

 

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vừa bổ nhiệm ông Simon Morris làm tổng giám đốc mới thay cho ông Nguyễn Đức Vinh. Còn tổng giám đốc của TienPhong Bank đã từ nhiệm và hiện vẫn chưa có người đảm trách. Các ngân hàng như ABBank, VIB, Maritimebank, BaoVietBank cũng đã thay hoặc đang chờ hoàn tất quy trình bổ nhiệm tổng giám đốc mới.

 

Trao đổi với Tiền Phong, PGS - TS Hoàng Trần Hậu, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, người có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu sâu lĩnh vực tài chính ngân hàng cho rằng, cũng không ngạc nhiên.

 

“Đang vào mùa đại hội cổ đông, HĐQT các ngân hàng sẽ phải chịu nhiều sức ép. Hơn thế, các ngân hàng đã qua một giai đoạn phát triển nóng và thời điểm này họ cần phải cẩn trọng. Việc họ sử dụng những CEO có nghiệp vụ kế toán, kiểm toán giỏi cho thấy đã đến lúc họ cần những người có khả năng kiểm soát rủi ro”.

 

Tuy nhiên, ông Hậu cũng cho rằng đôi khi kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm và việc thận trọng sẽ đi kèm với có thể mất cơ hội. Dù thế nào thì việc thay tổng giám đốc điều hành cũng là điều tối kỵ với các doanh nghiệp. Cổ đông, khách hàng có thể đặt vấn đề. Do đó, họ cần phải chủ động và thông tin minh bạch.

 

Theo Khánh Huyền 

  Tiền phong       

 


 

Tin mới cập nhật