Nhận định của các chuyên gia nhạy bén nhất phố Wall về kinh tế toàn cầu

Ngày đăng : 29/07/2012 - 3:28 PM

Nhận định của các chuyên gia nhạy bén nhất phố Wall về kinh tế toàn cầu

 

Morgan Stanley cho rằng tình hình tại châu Âu ngày càng xấu đi trong khi nhà phân tích cao cấp Bob Janjuah của Nomura lại dự báo thị trường chứng khoán toàn cầu có thể giảm 20% trong 4 tháng tới.

 

Jim O'Neill: “Tôi không hiểu tại sao Tây Ban Nha lại cần đến cứu trợ”

 

 

Vị Chủ tịch của Goldman Sachs cho rằng Tây Ban Nha không cần đến cứu trợ, đặc biệt là cứu trợ của IMF. Theo ông, thực sự thì Tây Ban Nha chỉ đơn giản nằm trong một chuỗi hệ thống đang dần tan rã.

 

David Rosenberg: Thị trường nhà đất không hề phục hồi

 

Số tháng trung bình để 1 ngôi nhà được bán sau khi hoàn thành

 

Chuyên gia kinh tế đến từ Gluskin Shef cho rằng thị trường nhà đất không thể phục hồi một cách bền vững trong khi người xây nhà phải mất trung bình 8 tháng để có thể tìm được người mua nhà. Trước mốc tháng 4 năm 2008 – thời gian đỉnh điểm của khủng hoảng – con số cũng không cao đến mức này. Con số hiện tại bằng với mức đỉnh điểm trong thời gian khủng hoảng nhà đất diễn ra vào năm 1991.

 

Bank of Amercia: Điều gì sẽ xảy ra khi có QE3?

 

Nếu như gói nới lỏng định lượng tiếp theo (QE3) được tung ra và được thị trường chứng khoán và hàng hóa hoan nghênh, thị trường sẽ phản ứng rất nhạy với lãi suất và kỳ vọng lạm phát tăng cao, mặc dù dường như các cổ phiếu hiện đang được định giá với xác suất cao là QE3 sẽ được thực hiện. Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm có thể tăng từ 15 đến 20 điểm cơ bản nếu như các tài sản rủi ro phản ứng tích cực trước động thái của Fed.

 

Morgan Stanley: Tình hình tại châu Âu ngày càng xấu đi

 

Căng thẳng đã quay lại với châu Âu với mức độ mạnh hơn. Tây Ban Nha và cả Italia đều không phải là Hy Lạp, xét về nhiều thứ như qui mô nền kinh tế và chi phí giải cứu. Thêm vào đó, thị trường đang ngày càng hoài nghi về các biện pháp cứu trợ tạm thời. Điều này cho thấy các phản ứng về chính sách cần phải bao gồm cả những cải cách về chính trị và thể chế chưa được thực hiện trước đó.

 

Bob Janjuah: Trong 4 tháng tới, chứng khoán toàn cầu sẽ giảm 20%

 

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm. Sản xuất công nghiệp cùng với các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cơ bản như dầu mỏ và khí đốt là những dấu hiệu  đáng lo ngại nhất. Trong khi đó, ngành dịch vụ của châu Âu gần như sẽ tăng trưởng ở mức 0%. Gói QE3 chỉ được thực hiện sau khi bầu của kết thúc vào tháng 11. Trong 4 tháng tới, chứng khoán toàn cầu sẽ giảm 20% so với mức hiện tại và còn thấp hơn cả mức đáy của năm 2011.

 

Martin Feldstein: Giải pháp tốt nhất cho eurozone là một đồng euro siêu rẻ

 

Đồng euro có giá trị thấp hơn sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu từ eurozone rẻ đi trong khi tăng chi phí nhập khẩu, giảm hoặc thậm chí xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của các nước ngoại vi eurozone. Điều này có thể xảy ra bởi một nửa các giao dịch thương mại của các nước này được thực hiện với các nước bên ngoài khối.

 

Mohamed El-Erian: Lãi suất thấp là vô dụng nếu như không có thay đổi về chính sách

Nếu chỉ hạ lãi suất, chi phí đi vay ở mức thấp là không đủ để thuyết phục các công ty mở rộng sản xuất trong bối cảnh kinh tế trong nước, khu vực và thế giới bất ổn như hiện nay. Tình trạng này chỉ có thể được giải quyết bằng cách phối hợp các biện pháp kích thích tăng trưởng, phân phối lại các khoản lỗ tài chính, kết nối doanh nghiệp khỏe mạnh với các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thử thách, cải thiện thị trường lao động và việc làm trên toàn cầu.

 

Thu Hương

Theo TTVN/BI

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý II

Ngày đăng : 27/07/2012 - 9:45 PM

 

Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý II

 

 

Theo số liệu vừa được Bộ Thương mại Mỹ công bố, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý II do thị trường lao động ảm đạm khiến người dân thắt chặt chi tiêu.

 

Mặc dù cao hơn mức dự báo 1,4% được các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó, tăng trưởng GDP tiếp tục suy giảm sau khi chỉ tăng 1,9% trong quý I. 

 

Tiêu dùng của các hộ gia đình tăng 1,5% trong quý II, giảm mạnh so với mức 2,4% trong quý I. Như vậy, sức mua của các hộ gia đình, nhân tố chiếm tới 70% GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã có mức tăng thấp nhất trong vòng 1 năm. Doanh số bán lẻ tháng 6 đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp và có chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ năm 2008.

 

Người tiêu dùng đang phải cắt giảm chi tiêu bởi khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng tồi tệ và dự đoán chính sách thuế sẽ thay đổi khiến niềm tin tiêu dùng bị xói mòn. Sự tăng trưởng chậm chạp của các công ty cũng khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. 

 

Trong khi đó, chi tiêu của các doanh nghiệp được cải thiện với mức tăng 7,2%, trong khi chỉ tăng 5,4% trong quý trước. 

 

Hôm nay, Bộ Thương mại cũng đưa ra báo cáo về GDP đã được điều chỉnh của các quý từ quý I năm 2009 đến nay. Số liệu cho thấy kinh tế Mỹ còn yếu ớt hơn các ước tính trước đó. GDP chỉ tăng 2,5% trong 12 tháng kể từ tháng 6 năm 2009, thấp hơn so với mức 3,3% được đưa ra trước đó.

 

Minh Anh 

Theo TTVN/Bloomberg


CPI cả nước tháng 7 giảm 0,29% so với tháng 6

Ngày đăng : 24/07/2012 - 7:55 PM

 

CPI cả nước tháng 7 giảm 0,29% so với tháng 6


CPI 7 tháng đầu năm 2012 tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2011.

 

Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 7.

CPI tháng 7 giảm 0,29% so với tháng 6. CPI tháng 7 tăng 5,35% so với tháng 7 năm 2011 và tăng 2,22% so với tháng 12/2011.

CPI 7 tháng đầu năm 2012 tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong số 11 nhóm hàng tính chỉ số giá, nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tháng 7 có mức tăng đột biến 3,36% so với tháng 6 và cao hơn nhiều so với mức tăng chung.

Có 5/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm gồm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống giảm 0,47% trong đó nhóm hàng lương thực giảm sâu 1,49%.

Nhóm hàng giao thông có mức chỉ số giá giảm nhiều nhất với mức giảm 2,71%. 

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục có một tháng có chỉ số giá giảm với mức giảm 0,93%. Tính chung 7 tháng, nhóm hàng này tăng 12,31% so với cùng kỳ năm 2011.

Không nằm trong nhóm hàng tính chỉ số giá, chỉ số giá vàng giảm 0,31% và chỉ số giá USD giảm 0,05%.

 

 

Hải An

Theo TTVN/GSO


Thống đốc: 'Không thể cứu doanh nghiệp bằng mọi giá'

Ngày đăng : 20/07/2012 - 12:05 PM

 

Thống đốc: 'Không thể cứu doanh nghiệp bằng mọi giá'

Tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng về lãi suất và cơ cấu lại nợ diễn ra tại Hà Nội sáng nay, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, dù tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp.


Ngoài lãnh đạo các ngân hàng cổ phần, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến sẽ trực tiếp nghe những "thở than" của doanh nghiệp để tìm giải pháp về lãi suất, cơ cấu lại nợ xấu cũng như xử lý tài sản. Vấn đề trọng tâm sẽ bàn tại hội nghị là việc mặt bằng lãi suất cần điều chỉnh thêm như thế nào để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cũng cho biết sẽ tìm mọi cách giải quyết các thủ tục để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp, trong đó có việc xử lý nợ xấu bất động sản.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng không thể cứu doanh nghiệp bằng mọi giá. Ảnh: L.A

 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các nhà băng đưa lãi suất những khoản vay cũ về dưới 15% một năm trên toàn hệ thống để "giải cứu" các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, mặc dù đã có chỉ đạo của Thống đốc nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được tiếp cận với lãi suất dưới 15% một năm. Nhiều chủ doanh nghiệp phàn nàn, ngân hàng chỉ gật đầu giảm lãi suất với doanh nghiệp "khỏe" thay vì làm đồng loạt như chỉ thị.

Về điểm này, tại cuộc đối thoại đang diễn ra,Thống đốc Nguyễn Văn Bình thẳng thắn đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn và "ba mặt một lời" đối thoại với ngân hàng. Ông bộc bạch: "Ở đâu đó theo phản ánh của báo chí, có một số nơi chưa thực hiện. Nhưng tam sao thất bản. Tôi mong muốn ngay tại hội nghị này các doanh nghiệp còn vấn đề gì cần đề nghị, còn bức xúc với ngân hàng thì trao đổi thẳng thắn. Ngân hàng cũng vậy. Trên cơ sở đó, ủy ban nhân dân TP Hà Nội tìm giải pháp tháo gỡ".

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, doanh nghiệp nào có tiềm năng, nếu vượt qua thời gian hiện nay và có cơ hộ phát triển thời gian tới thì ngân hàng cần chia sẻ. Tuy nhiên, ông Bình thẳng thắn, hệ thống ngân hàng không thể bằng mọi giá cứu mọi doanh nghiệp được. "Với các doanh nghiệp, dù có qua khỏi giai đoạn này nhưng tương lai dự báo rất khó khăn và không có cơ hội phát triển dài hạn thì hệ thống ngân hàng cũng kiên quyết làm sao để có thể loại trừ doanh nghiệp đó. Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp – tôi xin chia sẻ thẳng thắn và chân thành như vậy", Thống đốc nói tại cuộc đối thoại.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, đến nay, toàn bộ 12 ngân hàng cổ phần và 8 công ty tài chính có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh các ngân hàng quốc doanh, đã giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15% một năm. Bà Sương thông tin: "Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã giảm được 30-50% tổng số các hợp đồng vay lãi suất cũ trên 15%. Riêng Vietcombank và BIDV đã giảm 100%. Các ngân hàng khác đang rà soát và cố gắng trong tháng 7 sẽ hoàn tất đưa lãi suất khoản vay cũ về 15%".

So với cuối năm 2011, tín dụng của Hà Nôi tăng 4,38%, riêng trong tháng 6 tăng 2,5% so với tháng 5. Tại hội nghị sơ kết toàn ngành 6 tháng đầu năm, bà Sương phải thừa nhận: "Chưa bao giờ trong 10 năm, tín dụng tăng thấp như nửa đầu năm nay, thậm chí mới tăng trưởng dương trong 3 tháng gần đây". Theo bà, việc gia tăng tín dụng ở mức cao trong nhiều năm qua là do doanh nghiệp đã vay vốn lớn không tương xứng với tình hình tài chính và khả năng hấp thụ của mình

 

 

Song Linh - Thanh Lan

Vnexpress


Cú sốc lớn và hai chữ “uy tín” của HSBC

Ngày đăng : 19/07/2012 - 6:50 PM

 

Cú sốc lớn và hai chữ “uy tín” của HSBC 

Một lần nữa, vấn đề uy tín của ngành ngân hàng trong việc ngăn chặn nạn rửa tiền lại được gióng lên.

 

Ban giám đốc Ngân hàng HSBC đã nhận lỗi trước Quốc hội Mỹ về việc biến chi nhánh tại nước này thành nơi lưu chuyển tiền cho các trùm ma túy Mexico lẫn những thế lực ở Iran và Syria. Một lần nữa, vấn đề uy tín của ngành ngân hàng trong việc ngăn chặn nạn rửa tiền lại được gióng lên.

 

Tại phiên điều trần hôm 17/7 trước Thượng viện Mỹ, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành HSBC tại Mỹ, bà Irene Dorner thừa nhận rằng ngân hàng này đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Ban lãnh đạo HSBC cũng cho biết, ngân hàng chấp nhận các cáo buộc và nỗ lực hết sức để giải quyết hậu quả. Và như để trả giá cho sai phạm này, Giám sát trưởng HSBC toàn cầu David Bagley, tuyên bố từ chức.

 

Ông Bagley là một trong 6 lãnh đạo của HSBC phải ra điều trần trước Ủy ban Điều tra thường trực của Thượng viện Mỹ, sau khi cơ quan này đưa ra báo cáo điều tra dài 335 trang, mô tả những thất bại về tuân thủ trong suốt 10 năm của ngân hàng HSBC. Trọng tâm của cuộc điều tra là các hoạt động của chi nhánh HSBC tại Mỹ, có trụ sở chính tại thành phố New York.

 

Theo kết quả điều tra, HSBC đã cung cấp đường dẫn cho các hệ thống rửa tiền của các trùm ma túy và một số quốc gia hiện đang bị Mỹ áp đặt cấm vận và trừng phạt. Ủy ban điều tra của Thượng viện Mỹ phát hiện tình trạng kiểm soát yếu kém tại HSBC đã cho phép các nhóm tội phạm tuồn hàng tỷ USD từ nhiều nước vào Mỹ qua ngân hàng này.

 

Các nhà lập pháp đã thẳng thừng chỉ trích lãnh đạo HSBC và các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vì không thể kiểm soát hoạt động rửa tiền. Điều nghiêm trọng hơn là, ngân hàng này đã phớt lờ lệnh cấm vận của Mỹ với Iran. Các lãnh đạo cấp cao của HSBC đều biết về “các giao dịch bị che đậy với Iran” ngay từ năm 2001 nhưng vẫn để cho việc này diễn ra đến tận năm 2007 với hàng nghìn giao dịch thực hiện trót lọt.

 

Trong các giao dịch này, thông tin liên quan đến Iran trên chứng từ đều bị xóa sạch. Số liệu thống kê cho thấy HSBC đã thực hiện gần 25.000 giao dịch chuyển tiền USD với Iran thông qua các ngân hàng nước ngoài không phải của Iran. Theo đó những khoản tiền đáng ngờ được chuyển từ nước ngoài về Mỹ sau đó được chuyển ngược trở lại ra nước ngoài.

 

Báo cáo của Thượng viện Mỹ cũng kết luận rằng Ủy ban Lập pháp ngân hàng Mỹ, cơ quan kiểm định tiền tệ của nước này, đã thất bại trong việc kiểm soát HSBC. Phát biểu tại buổi điều trần, ông David Bagley thừa nhận thất bại trong việc thực thi những quy định chống rửa tiền. “Tôi thừa nhận chúng tôi đã thất bại trong một số lĩnh vực", ông này nói.

 

Còn theo lời Chủ tịch HSBC tại Mỹ Irene Dorner, "chúng tôi cảm thấy hối tiếc sâu sắc và xin lỗi vì HSBC đã không thể đáp ứng những yêu cầu của cơ quan quản lý, các khách hàng, nhân viên và công chúng nói chung”.

 

Chủ tịch Ủy ban Điều tra thường trực của Thượng viện Mỹ, Carl Levin, hoan nghênh những nỗ lực sửa sai của lãnh đạo HSBC. Tuy nhiên, ông cho rằng sai lầm mang tính hệ thống của ngân hàng khổng lồ này có thể ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống ngân hàng Mỹ. “Những lời xin lỗi và cam kết củng cố lại quy định giao dịch hoàn toàn được khuyến khích. Tuy nhiên, uy tín, cái quan trọng nhất, đã bị đánh mất”, ông nói.

 

Theo các nguồn tin quốc tế, ngân hàng HSBC sẽ bị Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục điều tra và có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ. Con số này sẽ lớn hơn nhiều so với 619 triệu USD tiền phạt mà một ngân hàng Hà Lan phải trả tháng trước vì mắc phải những sai phạm tương tự. Một số chuyên gia nhận định, khoản tiền phạt mà HSBC phải gánh có thể sẽ lên tới 1 tỷ USD.

 

Chuyên gia phân tích Mike Trippitt tại Hãng chứng khoán Oriel cho hay, khoản tiền phạt 1 tỷ USD tương đương 5% lợi nhuận trước thuế dự kiến của HSBC năm 2012 và chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể giá cổ phiếu ngân hàng này. Đáng chú ý, vụ bê bối của HSBC xảy ra chỉ vài tuần sau khi Barclays bị phạt kỷ lục vì thao túng lãi suất và cựu CEO Robert Diamond bị thẩm vấn tại Anh.

 

Theo Hoài An

VnEconomy


Hà Nội: CPI tháng 7 tiếp tục giảm 0,29% so với tháng trước

Ngày đăng : 19/07/2012 - 6:32 PM

 

Hà Nội: CPI tháng 7 tiếp tục giảm 0,29% so với tháng trước

 

Đây là tháng thứ 3 trong năm chỉ số giá tiêu dùng giảm so tháng trước và cũng là tháng có mức giảm cao nhất từ đầu năm đến nay.

 

Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tiếp tục giảm so với tháng trước, giảm 0,29% so tháng trước và tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 3 trong năm chỉ số giá tiêu dùng giảm so tháng trước và cũng là tháng có mức giảm cao nhất từ đầu năm đến nay.

Tháng này có 8 nhóm hàng tăng so tháng trước, tăng cao nhất là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 1,09%) và thiết bị đồ dùng gia đình (tăng 0,81%) 6 nhóm hàng còn lại tăng nhẹ.

Có 3 nhóm hàng giảm đã làm chỉ số giá chung giảm là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,21%); nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vât liệu xây dựng (giảm 1,2%), giảm mạnh nhất là nhóm hàng giao thông (giảm 2,9%) do giá xăng dầu giảm liên tục 2 lần trong thời gian vừa qua. Cụ thể:

Lương thực: Các mặt hàng lương thực giảm nhẹ, giá gạo tiếp tục giảm đã làm nhóm lương thực giảm 1,51% so tháng trước.

Thực phẩm: Giá thực phẩm giảm 0,57% so tháng trước, trong đó: giá thịt lợn giảm 5.000 – 7.000 đ/kg, các mặt hàng thịt bò, cá, hải sản, các loại rau... giá ổn định, một số loại quả do nhu cầu tiêu dùng trong dịp nắng đã tăng trở lại như: Cam sành và quýt miền nam ...

Một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giấy dép mùa hè, bát đĩa, xà phòng ... có xu hướng tăng nhẹ.

Giá gas: Từ đầu tháng, giá gas lại tiếp tục giảm từ 25.000 – 30.000 đ/bình 12 kg, hiện giá gas trên thị trường có giá dao động từ 310.000 – 320.000 đ/bình tùy hãng.

Khánh Linh

Theo TTVN/Cục thống kê Hà Nội


 

Tin mới cập nhật