Ngân hàng đánh vật với giới hạn tín dụng cuối năm

Ngày đăng : 15/12/2011 - 1:14 PM

Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy, trong tháng 10/2011, có 59 tổ chức tín dụng tăng trưởng âm so với tháng trước vì hết giới hạn.

Đang mùa cao điểm bơm vốn, có ý kiến cho rằng, thay vì cào bằng, Ngân hàng Nhà nước nên cân đối chỉ tiêu này giữa khối quốc doanh và cổ phần để giải quyết ách tắc cho một bộ phận tín dụng cuối năm.

Người thiếu, kẻ thừa

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, đến tháng 11/2011, tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng ước tăng 10%, Ngân hàng Nhà nước đang phấn đấu để cả năm tăng khoảng 12% - 13%. Và nếu kể cả những khoản đầu tư có bản chất tín dụng thì con số trên có thể lên tới 15% trong năm nay. 

Tín dụng toàn ngành thấp xa so với chỉ tiêu “dưới 20%” tại Nghị quyết 11/CP đã làm cho các nhà quản lý kinh tế vĩ mô tạm yên tâm đối với việc kiềm chế lạm phát hiện nay, ít nhất là về mặt số học, do có nhiều lo ngại trước con số tổng mức tín dụng toàn bộ nền kinh tế đã vượt quá 125% GDP.

Tuy nhiên, đi sâu vào bản chất bên trong, đang tồn tại một số bất cập: những đơn vị có quy mô tín dụng lớn (khối nhà nước) thì mức tăng tín dụng rất thấp, trong khi nhiều tổ chức tín dụng khác lại không thể tăng thêm do vượt quá chỉ tiêu 20% nói trên.

Thống kê từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến cuối tháng 10/2011, có 38/115 tổ chức tín dụng mức tăng tín dụng vượt 15% và 22 đơn vị trong số đó vượt 20%.

Không thể tăng tín dụng do đã vượt giới hạn nên trong tháng 10/2011, tình trạng tăng trưởng tín dụng sụt giảm, thậm chí âm, đã xảy ra ở nhiều đơn vị. Theo đó, trong tháng 10, cả nước có 59 đơn vị tăng trưởng tín dụng âm so với tháng 9/2011.

Một  điểm đáng lưu ý là số tổ chức tín dụng cạn trần tín dụng tập trung chủ yếu vào các ngân hàng quy mô nhỏ, chẳng hạn Industrial and Commercial Bank of China, Hong Leong Việt Nam; Commonwealth Bank of Australia, BNP Bank, Standard Chartered Việt Nam.

Trước tình trạng này, rất nhiều đơn vị đã ngừng cho vay từ tháng mấy tháng trước đó. Lý do một phần vì giới hạn tăng trưởng tín dụng đã hết nhưng còn một lý do khác là họ phải lo đưa dư nợ phi sản xuất về 16% nên chỉ tập trung thu hồi các khoản nợ, cơ cấu lại dư nợ để giảm nợ xấu.

Xu hướng ngừng cho vay không chỉ tập trung ở các ngân hàng trong nước mà còn diễn ra ở các ngân hàng nước ngoài. Chẳng hạn, Standard Chartered Việt Nam ngừng cho vay đã nhiều tháng qua và hiện chỉ còn tập trung mảng kinh doanh dịch vụ, phát triển khách hàng tiền gửi, dịch vụ thanh toán…

Trong khi nhiều tổ chức tín dụng nhỏ hết dư địa tăng tín dụng thì nhiều ngân hàng thương mại lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, lại thừa. Đơn cử, hết tháng 10, tăng trưởng tín dụng của Agribank chỉ đạt 1,74%. Còn với một ngân hàng thương mại nhà nước khác thì đến hết tháng 11/2011, chỉ tăng trên 15% nhưng một tỷ trọng khá lớn trong đó là nhờ vào việc ngân hàng này ký một loạt “thỏa thuận hợp tác song phương” với một số ngân hàng nhỏ đã hết giới hạn tăng trưởng tín dụng. Qua bản “hợp tác” đó, ngân hàng này đã cho vay đối với các dự án của ngân hàng nhỏ đã hết giới hạn.

Tìm hướng giải quyết

Trước thực tế này, một số ngân hàng thương mại trong nước thiếu “room” và thừa “room” đã tìm cách liên kết với nhau để tự giải quyết.

Cụ thể, những đơn vị quy mô nhỏ, hết “room” lại đang dở dang ký hợp đồng giải ngân vào các dự án lớn và bắt buộc phải tiếp tục cấp vốn mới để thu hồi vốn cũ, đã bắt tay với các ngân hàng dư “room” tín dụng để tận dụng lợi thế này.

Gần đây, có khá nhiều bản hợp tác giữa ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn, một mặt là để giúp nhau vượt qua khó khăn thanh khoản nhưng mặt khác là để phối hợp với nhau triển khai các dự án tài trợ, hợp vốn cho vay. Ước tính, con số này lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Thứ  hai, đối với một số ngân hàng nước ngoài lại tìm cách khác. Họ chuyển những dự án mà họ  đang tài trợ sang cho các ngân hàng mẹ ở nước ngoài. Vì thế, về danh nghĩa, tín dụng của họ không phạm vào “giới hạn 20%” nhưng vốn vẫn được giải quyết, họ chỉ giữ vai trò giám sát dự án, quản lý và thu nợ giúp ngân hàng mẹ.

Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienVietPostBank, “không nên duy trì quá lâu trình trạng này mà nên mấp mô tín dụng giữa các đơn vị”. Theo đó, sẽ có những đơn vị chỉ tăng trưởng 5% - 10% nhưng có đơn vị tăng trưởng 30% - 35%.

Cách để “mấp mô”, như ông Hưởng nói, là nên bớt dư địa tăng tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước dành cho các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Bởi vì, 1% tăng tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước lớn bằng hàng chục phần trăm của các tổ chức tín dụng nhỏ khác. Làm như vậy cũng tránh rủi ro cho các ngân hàng thương mại lớn vì khi dư nợ của họ quá lớn, sẽ rất khó quản lý; còn những ngân hàng nhỏ, cân đối nguồn tốt thì nên cho họ tăng lên 30% - 35% là hợp lý.

Tất nhiên, muốn làm được như vậy cũng cần phải dựa trên các tiêu chí như kết quả hoạt động năm trước, quy mô vốn, khả năng cân đối nguồn, hệ số an toàn… Nói tóm lại, Ngân hàng Nhà nước phải là cơ quan điều phối chỉ tiêu từ thừa sang thiếu thì mới giải quyết được tình trạng này.

Theo một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, sang năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ vào thực lực từng ngân hàng để quy định giới hạn tăng trưởng tín dụng cho từng đơn vị. Qua đó, nhà quản lý sẽ công khai minh bạch “sức khỏe”  từng tổ chức tín dụng để tránh kêu ca về việc được tăng nhiều hay tăng ít.

Theo Nguyễn Hoài

VnEconomy

 

I was sreouilsy at DefCon 5 until I saw this post.
10/01/2012
I was sreouilsy at DefCon 5 until I saw this post.

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Fitch hạ xếp hạng 5 ngân hàng lớn tại châu Âu

Ngày đăng : 15/12/2011 - 8:53 AM
Fitch chỉ ra thị trường vốn, đặc biệt thị trường liên ngân hàng, hiện đang không hoạt động hiệu quả, cùng với nhiều yếu tố toàn cầu khác, khủng hoảng đang kéo kinh tế đi xuống.
 
Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch đã quyết định hạ xếp hạng tín dụng của 5 ngân hàng thương mại và tập đoàn ngân hàng tại châu Âu sau khi xem xét đến xếp hạng của nhóm ngân hàng lớn nhất thế giới.
 
Trong thông cáo báo chí, Fitch công bố đã hạ xếp hạng của ngân hàng Banque Federative du Credit Mutuel, Credit Agricole , Danske Bank , OP Pohjola Group và Rabobank Group.
 
Đối với các ngân hàng khác, Fed nhận xét các ngân hàng cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp.
 
Fitch khẳng định quyết định hạ xếp hạng tín dụng của nhóm 5 ngân hàng trên phản ánh những khó khăn mà ngành ngân hàng châu Âu đang đương đầu. Việc có liên quan trực tiếp đến các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua các chi nhánh đã được tính đến trong quyết định hạ xếp hạng ngân hàng Danske Bank và ngân hàng Credit Agricole.
 
Fitch chỉ ra thị trường vốn, đặc biệt thị trường liên ngân hàng, hiện đang không hoạt động hiệu quả, cùng với nhiều yếu tố toàn cầu khác, khủng hoảng đang kéo kinh tế đi xuống.
 
Theo Minh Ngọc
TTVN

Tín dụng cuối năm 2011 : Diễn biến trái chiều

Ngày đăng : 14/12/2011 - 11:28 PM

Hiện thị trường tín dụng tại khu vực Đông Nam Bộ đang có hai diễn biến trái ngược là một số ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn đã công bố hạ tiếp lãi suất vay....

 

                    

 

Hiện thị trường tín dụng tại khu vực Đông Nam Bộ đang có hai diễn biến trái ngược là một số ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn đã công bố hạ tiếp lãi suất vay, đặc biệt là các khoản vay xuất khẩu, sản xuất nhưng điều kiện vay vẫn “khó”. Còn ở một số ngân hàng nhỏ, tuy DN dễ tiếp cận nguồn vốn hơn nhưng lãi suất vẫn cao.

Theo thông lệ, DN sẽ có nhu cầu vốn cao hơn bình thường do phải dự trữ nguyên liệu trước cho đơn hàng năm sau và thanh toán các khoản tiền cuối năm âm lịch. Tuy nhiên đến thời điểm này, nhu cầu vay vốn vẫn ít hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước.

Ngân hàng lớn hạ lãi suất

Tuy lãi suất huy động chưa giảm như nhiều “đồn đoán” gần đây, song vì nhiều lý do, lãi vay đã giảm. Đi đầu trong việc hạ lãi suất ở thời điểm này là một số ngân hàng lớn, như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank... với mức hạ từ 0,5 - 2,5%/năm, chủ yếu ở các khoản vay xuất khẩu, sản xuất.

Cụ thể, Vietcombank chi nhánh Đồng Nai từ ngày 30/11 đã áp mức lãi suất 15%/năm cho một số đối tượng vay xuất khẩu, mức cho vay sản xuất - kinh doanh thông thường còn 16,2 - 17,6%/năm, giảm chút ít so với trước đó. Mức 17,6%/năm cũng là mức vay cao nhất đối với nhóm sản xuất - kinh doanh đang áp dụng tại ngân hàng này (không kể các khoản vay chứng khoán, BĐS, tiêu dùng... đang rất hạn chế cho vay).

Tương tự, Ngân hàng Đầu tư phát triển BIDV với gói hỗ trợ vay sản xuất - xuất khẩu khoảng 5 ngàn tỉ đồng hiện đang áp mức lãi gần như thấp nhất trên thị trường.

Ông Võ Văn Tý - Giám đốc BIDV Đồng Nai nói, chi nhánh đang cho vay xuất khẩu thấp nhất ở mức 14,8 - 15,7%/năm cho các khách hàng tốt, sử dụng nhiều dịch vụ của BIDV, riêng nội dung vay sản xuất - kinh doanh thông thường áp dụng mức 16 - 17%/năm.

Cũng theo ông Tý, ngoài mức lãi đã công bố như trên, khoảng 130 tỉ đồng cho vay xuất khẩu ở một nhóm ngành, nghề ưu đãi, như: may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ... thì  lãi suất sẽ giảm thêm 0,5% nữa.

Tuy nhiên, BIDV cho biết, mức lãi trên chỉ áp dụng cho vay ngắn hạn bởi chỉ tiêu trung - dài hạn đã chạm trần. Vietinbank Đồng Nai cũng vừa giảm lãi suất thêm so với tháng trước, mức lãi vay sản xuất - kinh doanh ở ngân hàng này hiện còn khoàng 16,5 - 18%/năm tùy đối tượng.

Mặc dù lãi vay đã giảm khá mạnh, từ 0,5 - 2,5%/năm so với đầu tháng 10, song nhiều ngân hàng cho biết, rất khó tìm khách vay. Ông Võ Đức Thiện - Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Đồng Nai nhận xét năm nay khá “lạ” khi lãi giảm mà ít DN vay.

“Dư nợ đang có xu hướng giảm dù lãi đã hạ, nhiều khách hàng tìm cách trả nợ chứ không vay thêm. Điều này khác với “không khí” của những năm trước, khi vào cuối năm, nhu cầu vay thường tăng mạnh. Theo tôi, những khó khăn tồn tại suốt mấy năm qua đã làm nhiều DN chạm ngưỡng chịu đựng và không có nhiều niềm tin để vay vốn làm ăn trong năm tới - ông Thiện nói.

Lãi vẫn cao ở ngân hàng nhỏ

Không có tiềm lực về vốn như các ngân hàng lớn, khối ngân hàng TMCP nhỏ hiện giảm lãi suất vay rất chậm so với tháng trước. Hiện nhóm ngân hàng này đang áp mức lãi suất cao hơn lãi của nhóm ngân hàng lớn từ 1 - 4%/năm tùy nội dung vay.

Ở nội dung sản xuất - kinh doanh, nhiều ngân hàng nhỏ vẫn giữ mức lãi suất 18 - 20%, riêng nhóm phi sản xuất vẫn từ 21 - 24%/năm. Lý giải vấn đề này, một số giám đốc chi nhánh ngân hàng TMCP quy mô nhỏ tại Đồng Nai cho biết, họ khó có thể tham gia cuộc đua hạ lãi suất để tìm khách hàng vay tốt vì nhiều lý do: vẫn phải sử dụng nguồn vốn huy động với lãi suất cao để cho vay, hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, huy động vốn giảm mạnh...

Thực tế cho thấy, các DNNVV khó “chạm” được nguồn vốn với lãi suất thấp ở các ngân hàng lớn vì nhiều lý do, mà một trong các lý do chính là mức duyệt vay thường ít hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn của DN.

Chính vì vậy, hầu như DN nhỏ thường tìm đến ngân hàng nhỏ. Ở nhóm ngân hàng này, đa số khách hàng là các DNNVV - đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong mấy năm vừa qua - do đó khi ngân hàng này giữ lãi suất vay cao thì DN nhỏ vẫn thiệt thòi nhất.

Giám đốc một DN nhỏ trong ngành may mặc tại TP Biên Hòa nhận xét: “Mức lãi suất cho vay khoảng 19%/năm ở thời điểm hiện tại vẫn làm khó DN, nhất là các DNNVV, bởi trong giai đoạn môi trường kinh doanh nhiều bất ổn như hiện nay, phải có lợi nhuận trên 20% mới có thể bù đắp các chi phí về vốn, đầu vào, tăng lương cho công nhân...

Song, thị trường khó, doanh thu thấp nên rất ít đơn vị, ngành nghề nào thu được mức lợi nhuận trên. Hi vọng rằng đầu 2012, lãi suất vay giảm mạnh hơn nữa để DN có thể “chèo chống” tiếp”.

 

Theo  DDDN


 


Vẫn đề xuất không bảo hiểm tiền gửi cho vàng, USD

Ngày đăng : 14/12/2011 - 11:17 PM

Không đồng tình với số đông ý kiến đưa vàng, USD vào đối tượng được bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Kinh tế vẫn đề xuất, chỉ nên bảo hiểm đối với đồng Việt Nam.
 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, trong số gần 70 ý kiến của đại biểu Quốc hội về đối tượng bảo hiểm tiền gửi trong dự thảo Luật, có gần 50 cho rằng nên áp dụng với vàng, USD thay vì chỉ đồng Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban Kinh tế, chỉ nên bảo hiểm với VND.
Nguyên nhân là, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam cấm người dân sử dụng ngoại tệ. Đồng thời, việc tích trữ vàng, ngoại tệ cũng không được khuyến khích. Do đó, lý do "để đảm bảo sự công bằng và lợi ích hợp pháp" gần 50 ý kiến đồng tình bảo hiểm với USD, vàng đưa ra là không hợp lý.

Theo ông, việc người dân quyết định giữ lại vàng, ngoại tệ là một hình thức dự phòng rủi ro vì lo ngại VND mất giá. Do đó, không bảo hiểm tiền gửi cho 2 đối tượng này không làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu hợp pháp của người dân gửi tại ngân hàng.

Về mô hình hoạt động, Ủy ban Kinh tế vẫn nhất quán với quan điểm, nên để bảo hiểm tiền gửi hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, nên duy trì mô hình hoạt động giảm thiểu rủi ro.

Nghĩa là, trong mô hình này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn tham gia cùng các cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Trung ương để giám sát, đánh giá rủi ro của các ngân hàng, định chế tài chính. Đồng thời, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể tiếp nhận, xử lý, thu hồi nợ với các đơn vị bị phá sản, được trao quyền đầu tư nhằm phát triển vốn, giảm lệ thuộc vào Ngân sách Nhà nước.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà bày tỏ, bảo hiểm tiền gửi không vì mục đích lợi nhuận, cũng không phải chỉ là chi trả bồi thường một cách thụ động, mà cần có giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Cách thức để phòng ngừa, theo ông, là bảo hiểm tiền gửi có quyền được nhận báo cáo từ các tổ chức tín dụng tham gia, từ đó có đánh giá độc lập, khuyến cáo các giải pháp quản lý rủi ro. Ông cũng cho rằng, dự thảo Luật cần đưa quy định cụ thể hơn về quyền hạn của người gửi tiền cũng như trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi tham gia bảo hiểm tiền gửi.


Theo Tuệ Minh
VnExpress


Cần tiếp tục điều chỉnh khái niệm phi sản xuất

Ngày đăng : 14/12/2011 - 11:10 PM

Giữa tháng 11, NHNN ban hành Văn bản số 8844/NHNN - CSTT, yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một số định hướng, quy định mới về tín dụng trong hai tháng cuối năm.

 

 

Đặc biệt, trong đó, NHNN mở cơ chế cho các tổ chức tín dụng loại trừ bốn nhóm nhu cầu vay vốn thuộc lĩnh vực BĐS khỏi tỷ trọng tín dụng phi sản xuất. Tuy nhiên, thị trường vẫn trông đợi một quyết định mạnh mẽ hơn.

Cần khai thông dòng vốn chảy vào BĐS

Phó tổng giám đốc một NHTM cho rằng, việc hạn chế vốn đầu tư vào BĐS trong thời gian trước nhằm tránh rủi ro bong bóng BĐS và đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định tăng trưởng… Nhưng sâu xa hơn, đó là vai trò của Chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô nhằm giảm thiểu việc mất cân đối của nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, phân bổ nguồn vốn cho từng lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực cần được kiểm soát chặt chẽ…

Tuy nhiên, theo ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered (Việt Nam), Nghị quyết 11 của Chính phủ đặt ra giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các khoản vay đối với lĩnh vực phi sản xuất của nền kinh tế, trong đó có BĐS với mục tiêu thắt chặt tín dụng với nhóm đầu cơ BĐS. Tuy nhiên, cách áp dụng các biện pháp này vô hình trung đã loại đối tượng người mua hợp pháp và các nhà đầu tư BĐS ra khỏi nhóm được vay vốn mà sự tham gia của họ trên thị trường là chính đáng, khiến thị trường BĐS bị đình trệ.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại thời điểm tháng 11/2011, 4 lĩnh vực được NĐT tham gia nhiều nhất được xếp theo thứ tự: thứ nhất, công nghệ sản xuất; thứ hai, sản xuất và phân phối điện lực, nước, điều hòa; thứ ba, xây dựng; thứ tư, kinh doanh BĐS. Trong khi đó, vào thời điểm tháng 6/2011, lĩnh vực kinh doanh BĐS được đứng hàng thứ 2, nghĩa là BĐS đang “tụt hạng” trong thứ bậc quan tâm của NĐT.

Mặc dù việc NHNN loại bỏ 4 nhóm BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất là tín hiệu tốt với thị trường BĐS nhưng vẫn còn quá hạn chế, cần mở rộng thêm. Bởi nếu xem xét kỹ thì những đối tượng mà chính sách hướng đến là những người thu nhập thấp, đồng thời cũng là đối tượng khó phát triển, mở rộng thị trường nhiều so với nhóm có thu nhập trung bình. Do vậy, việc loại 4 nhóm BĐS ra khỏi khái niệm phi sản xuất là phù hợp trước mắt, nhưng về lâu dài thì nên tiếp tục cho dòng vốn chảy vào BĐS.

Chính sách cần thực tế hơn

Cũng với quan điểm cần khai thông dòng vốn cho thị trường BĐS, lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho rằng, trong năm 2012, cần có những điều chỉnh về đối tượng, chủ đầu tư có tiềm lực, dự án có hiệu quả… bằng các chính sách khác nhau để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô.

“Trước tiên, cần xác định lại khái niệm thế nào là phi sản xuất. Sau đó, việc điều chỉnh tín dụng có thể căn cứ trên nhiều tiêu chí để xác định, như dự án đang triển khai, nguồn vốn tham gia đa dạng như là vốn tự có, vốn trái phiếu, vốn vay dài hạn... Ví dụ, chủ đầu tư phải có nguồn vốn tự có khoảng 40 - 50% đủ để chủ động kế hoạch phát triển dự án”, vị lãnh đạo này nói.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, trong thời gian tới, cần phải đưa những đối tượng nhận tín dụng có thể hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội như khu công nghiệp, trường học… ra khỏi rổ phi sản xuất. Nếu Chính phủ tiếp tục duy trì khái niệm phi sản xuất và sản xuất để giới hạn mức tăng trưởng tín dụng thì cần định nghĩa và phân loại rõ lĩnh vực nào là phi sản xuất và sản xuất.

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh và sản phẩm cấu trúc Techcombank nhìn nhận, đánh đồng các lĩnh vực có liên quan đến BĐS là phi sản xuất là điều không hợp lý. Bên cạnh việc loại bỏ 4 nhóm BĐS ra khỏi “rổ” phi sản xuất, NHNN nên đi thêm một bước nữa là phân loại, định nghĩa rõ ràng hơn. Điều quan trọng nhất là tránh mập mờ trong văn bản chính sách để hỗ trợ các cơ quan thực thi.

Còn ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Vietinbank nhìn nhận, trước mắt, vẫn cần hạn chế đầu cơ, găm giữ nguồn cung, tăng cầu giả tạo... gây nên thua thiệt cho chính người tiêu dùng. Còn đối với những nhu cầu chính đáng của xã hội, cần tổng kết quá trình thực hiện, sau đó đúc rút, đưa ra kết luận nhằm tiếp tục hoàn chỉnh chính sách để phù hợp với nhu cầu, điều kiện và yêu cầu thực tế của thị trường.

Trong một tương quan khác, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm, khái niệm sản xuất và phi sản xuất có từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Khi đó, người ta chỉ quan tâm đến sản xuất tạo ra vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… còn những cái không làm ra vật chất được gọi là phi sản xuất. Do vậy, đưa một khái niệm từ thời kinh tế bao cấp ra áp vào nền kinh tế thị trường sẽ không phù hợp với thị trường.

“Không cần đưa ra bất kỳ một định nghĩa nào cả mà đơn giản, Chính phủ cần hạn chế tín dụng vào lĩnh vực nào nên “chỉ mặt, điểm tên”, ông Ánh nói.

 


Theo Nhuệ Mẫn

 ĐTCK


         

 
 


Các quỹ Dragon Capital mất hơn 100 triệu USD trong 11 tháng đầu năm

Ngày đăng : 14/12/2011 - 10:44 PM

Riêng trong tháng 11, sự suy giảm của thị trường đã làm các quỹ này mất 33 triệu USD.

Hiện Dragon Capital đang quản lý 5 quỹ là VEIL, VGF, VDeF và VPF và VRI. Trong đó, 2 quỹ lớn nhất chuyên đầu tư cổ phiếu là VEIL và VGF; VDeF đầu tư trái phiếu, VPF đầu tư bất động sản và VRI chuyên về đầu tư tài nguyên khoáng sản.

Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của 4 quỹ VEIL, VGF và VDeF, VPF tính đến cuối tháng 11 đạt 645 triệu USD.
So với cuối năm 2010, NAV của các quỹ này đã mất hơn 100 triệu USD, trong đó, riêng trong tháng 11 mất 33 triệu USD.
 
Ngoài ra, Quỹ tài nguyên VRI-Vietnam Resource Investments (Holdings) Limited có NAV đạt 95,7 triệu USD tính đến cuối tháng 10. 


 


VEIL - Vietnam Enterprise Investments Limited


Tính tới 24/11, giá trị tài sản ròng của quỹ là 356,78 triệu USD, giảm 5,38% so với tháng trước và giảm 13,52% so với cuối năm 2010.

Mức chiết khấu của thị giá so với NAV của quỹ hiện khá thấp, ở mức 13%.

Cổ phiếu niêm yết hiện chiếm 69%, tương đương hơn 246 triệu USD. VEIL hiện là một trong những quỹ đầu tư cổ phiếu lớn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các khoản đầu tư lớn khác có Kỳ phiếu Masan chiếm 20%, vốn đầu tư cổ phần tư nhân chiếm 6%...
Về nhóm ngành, chiếm tỷ trong lớn nhất là tài chính phức hợp (MSN, HAG..) với 31%; thực phẩm và đồ uống (VNM…) chiếm 22%; Ngân hàng (ACB) chiếm 15%, Bất động sản chiếm 14%...
 


Các cổ phiếu lớn nhất trong danh mục của VEIL và VGF tính đến 1/12



VGF - Vietnam Growth Fund Limited

Tính tới 24/11, giá trị tài sản ròng của quỹ là 189,1 triệu USD, giảm 5,25% so với tháng trước và giảm 11,78% so với đầu năm.

Tỷ lệ chiết khấu của quỹ là 13,3%, tương đương với VEIL.
Danh mục của quỹ gồm cổ phiếu niêm yết chiếm 69%, Kỳ phiếu Masan chiếm 28%, tiền chiếm 3% và cổ phiếu OTC chiếm 1%.



Theo TTVN/Dragon Capital
 


 

Tin mới cập nhật