Ngân hàng châu Âu vất vả huy động vốn

Ngày đăng : 12/12/2011 - 9:44 AM
Các ngân hàng cần có tỷ lệ vốn nòng cốt, chỉ số đo khả năng ứng phó với các cú sốc tài chính, khoảng 9% trước thời điểm tháng 6/2012.
 
Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tổ chức của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, ở thời điểm châu Âu tiếp tục khó khăn với khủng hoảng nợ, nhiều ngân hàng thuộc châu lục đang đối đầu với tình trạng chi phí tài chính ngày một cao và khó tiếp cận với nguồn tiền mặt cần thiết.
 
Trong báo cáo công bố ngày hôm nay, BIS cho biết một số ngân hàng châu Âu, trong đó bao gồm ngân hàng Commerzbank của Đức, BNP Paribas của Pháp và tập đoàn ngân hàng Lloyds của Anh đang bán tài sản và nâng lãi suất để thu hút tiền gửi của khách hàng.
 
Động thái này được đưa ra ở thời điểm Cơ quan quản lý ngành ngân hàng châu Âu (EBA) đã yêu cầu các ngân hàng thực hiện tỷ lệ vốn bắt buộc mới cao hơn.
 
Tuần trước, cơ quan quản lý châu Âu thông báo các tổ chức tài chính cần thêm khoảng 153 tỷ USD vốn, con số này cao hơn so với con số 141 tỷ USD theo tính toán trước đó. Các ngân hàng cần có tỷ lệ vốn nòng cốt, chỉ số đo khả năng ứng phó với các cú sốc tài chính, khoảng 9% trước thời điểm tháng 6/2012.
 
Ông Stephen Cecchetti, trưởng bộ phận tiền tệ, kinh tế tại BIS, nhận xét: “Ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính đang trong tình thế khó khăn. Trên phương diện tài sản, họ chịu thiệt khi nắm giữ trái phiếu chính phủ nước ngoài. Trên phương diện nợ, họ huy động vốn ngày một khó.”
 
Việc khó huy động vốn sẽ khiến các ngân hàng khốn khổ. Đến cuối năm 2014, tổng các khoản nợ ngân hàng khoảng 2 nghìn tỷ USD cần phải được thanh toán.
 
Các ngân hàng châu Âu sẽ gặp khó khăn ở mức độ khác nhau trong huy động nguồn vốn mới. Bởi kinh tế Đức tăng trưởng tốt, ngân hàng Đức dễ huy động vốn hơn. Tuy nhiên tình hình tại Pháp không dễ dàng như vậy, Pháp có thể dễ dàng mất xếp hạng AAA, ngân hàng Pháp sẽ vất vả hơn.
 
Theo Minh Ngọc
TTVN

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Dư nợ Vinashin tại BIDV hiện là 6.600 tỷ đồng

Ngày đăng : 12/12/2011 - 8:43 AM

Trong số nợ này, 1.600 tỷ đồng sẽ được chuyển qua Vinalines. BIDV dự kiến trích dự phòng rủi ro cho khoản nợ Vinashin năm nay là 1.500 tỷ đồng.

 

 

 

 

Theo thông tin tại buổi roadshow công bố thông tin về kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại TPHCM ngày 11/12, tổng dư nợ của tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tại BIDV hiện là 6.600 tỷ đồng, trong đó 1.600 tỷ đồng sẽ được chuyển qua Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).

Sau khi chuyển nợ, dư nợ Vinashin tại BIDV còn lại khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm 2,4% tổng dư nợ.

Trong tổng dư nợ nói trên của Vinashin tại BIDV, Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho biết, có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng là dư nợ cho vay, còn lại cho vay dưới dạng bảo lãnh theo chỉ định. Dự kiến trong năm nay BIDV trích dự phòng rủi ro cho khoản nợ Vinashin là khoảng 1.500 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm sau dự kiến là 3.000 tỷ đồng.

Một thông tin khác được đưa ra tại roadshow là CTCP Hoàng Anh Gia Lai, mã HAG, hiện cũng nợ các tổ chức tín dụng khoảng 5.000 tỷ đồng, riêng tại BIDV là 1.300 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của HAGL tại BIDV tính đến thời điểm này là 500 tỷ đồng; đáng chú ý là HAGL cam kết dư nợ này sẽ giảm xuống bằng 0 vào quý 1/2012.

“Hướng đầu tư của HAGL hiện nay là tập trung vào cây công nghiệp. Đến 2014, HAGL trồng được 100.000 ha cao su tại Lào và Campuchia. Mặt khác, HAGL đang phát triển các dự án thuỷ điện và khoáng sản. HAGL đã chuyển hướng đầu tư nhanh từ bất động sản sang các lĩnh vực khác và dòng tài chính của HAGL hiện rất tốt”, ông Hà cho biết.

Chủ tịch BIDV cũng khẳng định rằng, “không nên quá lo lắng” về khoản nợ của Vinashin và Hoàng Anh Gia Lai tại BIDV.

 

Theo Vneconomy

 

 


OECD cảnh báo khó khăn trong huy động vốn toàn cầu

Ngày đăng : 12/12/2011 - 8:39 AM

Theo OECD, vốn vay của chính phủ các nước công nghiệp đã tăng vượt 10 nghìn tỷ USD trong năm nay và dự báo tăng cao hơn nữa trong năm 2012.

 

 

 

Thị trường và các chính phủ đang đối mặt với tình trạng khó khăn về nguồn vốn trong năm tới do tình trạng bất ổn tại khu vực đồng euro và kinh tế toàn cầu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đại diện cho các nước công nghiệp hàng đầu, sẽ đưa ra cảnh báo trong báo cáo triển vọng vay vốn mới nhất trong tháng này, dự kiến cho thấy tình trạng khó khăn về tài chính có thể tiếp diễn với tình trạng khó lường của các thị trường - mối đe dọa tới sự ổn định của nhiều chính phủ đang cần tái tài trợ cho các khoản nợ.

Hans Blommestein, người đứng đầu quản lý nợ công tại OECD cho rằng, những sự kiện dường như phản ánh tình huống hỗn loạn đang chi phối động thái thị trường, do đó việc tăng lãi suất vay chính phủ có thể mang tới những hậu quả nghiêm trọng cho tính bền vừng của nợ công.

Trong tương lai gần, điều đó sẽ là thách thức lớn với nhiều nước OECD khi tăng quy mô của thị trường tư nhân, với rủi ro tái đầu tư trở thành vấn đề lớn cho sự ổn định của nhiều chính phủ và nền kinh tế.

Rủi ro tái đầu tư là mối đe dọa một quốc gia không có khả năng tái cấp vốn hay tái đầu tư nợ của mình, buộc phải quay sang tìm kiếm hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong trường hợp là một nước khu vực đồng euro hay từ các khoản vay cứu trợ khẩn cấp, như đã xảy ra với Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.

OECD cho rằng tổng khoản vay mà các chính phủ OECD dự kiến là 10,4 nghìn tỷ USD trong năm 2011 và sẽ tăng lên 10,5 nghìn tỷ USD trong năm sau - tăng 1.000 tỷ USD so với năm 2007 và gần gấp đôi mức vay năm 2005. Điều này nhấn mạnh những nguy cơ đối với ngay cả những nền kinh tế phát triển nhất trong nhiều trường hợp, như tại Italia và Tây Ban Nha, khi thị trường tư nhân gần như bị đóng cửa.

Khi các khoản vay cao hơn trong năm 2009 và 2010, những rủi ro thậm chí còn lớn hơn bao giờ hết bởi chi phí vay tăng cao tại những thị trường hỗn loạn khó đoán.

OECD cho rằng phần của việc phát hành nợ ngắn hạn tại khu vực OECD vẫn ở 44%, cao hơn so với trước khủng hoảng tài chính năm 2007. Điều này, theo một số nhà đầu tư, là vấn đề do nó đồng nghĩa với việc các chính phủ phải tái cấp vốn, thường là hàng tháng, thay vì có thể khóa nhiều nợ hơn trong dài hạn để giúp ổn định tài chính công.

OECD cũng cảnh báo rằng một vấn đề lớn hơn là thiệt hại của nhiều khoản nợ công vốn được cho là phi rủi ro như tại Italia và Tây Ban Nha, và thậm chí là cả Pháp và Áo - hai nước vẫn được xếp hạng tín dụng AAA nhưng các nhà đầu tư cũng không còn coi chúng là phi rủi ro.

 

 

Theo FT/DVT.vn
 


S&P hạ bậc tín nhiệm: Đến lượt Techcombank lên tiếng

Ngày đăng : 10/12/2011 - 9:45 PM
Sáng 10/12, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank chính thức lên tiếng về việc tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor (S&P, Mỹ) hạ bậc tín nhiệm.
 
 
Cụ thể, ngày 8/12, S&P công bố mức xếp hạng tín dụng cho 44 ngân hàng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có 3 ngân hàng của Việt Nam là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
 
Techcombank cho biết, kết quả của việc thực hiện xếp hạng tín dụng của tổ chức S&P được thực hiện theo yêu cầu của các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trên toàn thế giới để có được sự đánh giá khách quan về hoạt động của tổ chức, hướng đến sự minh bạch và họach định hướng phát triển theo những quy chuẩn của thông lệ quốc tế.
 
Tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại mới chỉ có 3 ngân hàng được đưa vào hệ thống đánh giá của S&P đó là : Vietcombank, BIDV và Techcombank. Trước tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, kết quả đánh giá của S&P trong năm nay cho thấy phần lớn các ngân hàng trên thế giới được xem xét đánh giá đều bị hạ bậc tín nhiệm bao gồm cả những ngân hàng lớn như HSBC, Citibank..
 
“Một trong những nguyên nhân là do S&P thay đổi phương pháp đánh giá mới. Theo đó, kết quả đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia sẽ là một trong những cơ sở quan trọng tác động đến kết quả đánh giá các ngân hàng tại quốc gia đó. Năm 2011, với xu thế khó khăn kinh tế chung, chỉ số đánh giá của Việt Nam bị giảm nên kết quả đánh giá dành cho các  ngân hàng họat động tại Việt Nam cũng bị điều chỉnh giảm tương ứng”, Techcombank lý giải.
 
Trên cơ sở đó, dựa trên nhưng tiêu chí hoạt động của mỗi ngân hàng như: vị thế kinh doanh, cơ cấu vốn và khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro, khả năng huy động vốn, thanh khoản, S&P đã hạ mức tín nhiệm tín dụng dài hạn của ba ngân hàng Việt Nam xuống 1 bậc, từ mức BB- còn B+ so với năm 2010, trong khi mức tín nhiệm tín dụng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức B.
 
Riêng Techcombank là ngân hàng duy nhất được đánh giá là có triển vọng phát triển ổn định (Stable) trong thời gian từ 6 đến 24 tháng tới.
 
Về kết quả đánh giá của S&P, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, nói rằng: “Là tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín và lớn nhất của thế giới, kết quả đánh giá, nhận xét của S&P cho những hoạt động phát triển của ngân hàng sẽ là một cơ sở rất có giá trị để Techcombank đánh giá được họat động của mình một cách khách quan theo quy chuẩn và quan điểm của các chuyên gia đầu ngành của thế giới. Thêm nữa kết quả đánh giá giúp các ngân hàng Việt Nam thấy rõ rằng trong môi trường kinh tế khó khăn, rất cần có chiến lược và hoạt động quản trị chặt chẽ và phù hợp hơn, riêng với Techcombank sẽ có những điều chỉnh chiến lược nhất định và nỗ lực nhiều hơn để củng cố và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường quốc tế”.
 
Để đạt được điểm tín nhiệm cho triển vọng phát triển ổn định trong thời gian từ 6 đến 24 tháng tới, theo nhận xét của S&P, Techcombank đã áp dụng chiến lược “phòng thủ” để bảo đảm an toàn hoạt động, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ ngoại cảnh trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay.
 
Techcombank cho biết, từ nhiều năm qua ngân hàng này đã cơ cấu lại nguồn thu, tăng doanh thu từ dịch vụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ các hoạt động tín dụng. Hơn nữa khả năng huy động của Techcombank tốt hơn mặt bằng chung của thị trường, tính thanh khoản ổn định, tỷ lệ dư nợ/huy động ở mức an toàn thanh khoản cao là 66%  và nhận được sự đánh giá tốt của các tổ chức quốc tế.
 
Chiến lược “phòng thủ” này sẽ góp phần làm giảm lợi nhuận của Techcombank nhưng đồng thời cũng giúp giảm chi phí tín dụng tiềm ẩn, giảm áp lực từ tỉ lệ nhóm vốn chứa rủi ro (risk-weighted capital) khi chuyển hướng sang ưu tiên những tài sản có rủi ro thấp mà có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng tín dụng này.
 
Theo Kim Thu
VnEconomy

Trung Quốc lập quỹ 300 tỷ USD đầu tư vào Mỹ và châu Âu

Ngày đăng : 10/12/2011 - 12:27 AM

Mục tiêu của việc lập quỹ mới là để đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm kiếm lợi nhuận cao hơn cho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có kế hoạch tạo ra công cụ mới để quản lý quỹ đầu tư trị giá tổng số khoảng 300 tỷ USD để cải thiện nguồn lợi thu về từ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, sẽ có 2 quỹ, một quỹ tập trung vào Mỹ và một quỹ khác tập trung vào châu Âu.

Mục tiêu của việc lập quỹ mới là để đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Chi tiết của liên doanh quỹ mới vẫn còn đang được bàn thảo tuy nhiên đội ngũ nhân sự điều hành liên doanh quỹ chưa được công bố.

Liên doanh quỹ đầu tư mới sẽ liên minh chặt chẽ với Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc (SAFE), bộ phận thuộc Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm quản lý dự trữ ngoại hối 3,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

Một trong hai quỹ sẽ được đặt tên Hua Mei (Trung Quốc – Mỹ) chuyên đầu tư vào Mỹ, quỹ còn lại có tên Hua Ou (Trung Quốc – châu Âu) chuyên đầu tư vào thị trường châu Âu.

Giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc thời gian gần đây đã tuyên bố họ muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Mỹ và châu Âu, ngoài việc mua nợ chính phủ của các nước khu vực này.

Ngoài ra, có nguồn tin khác cho thấy liên doanh quỹ mới sẽ có trụ sở ở Thượng Hải và có thể phát hành trái phiếu đồng nhân dân tệ tại thị trường nội địa.

Khi chính phủ Trung Quốc lập ra Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC), quỹ thịnh vượng của Trung Quốc vào năm 2007, Bộ Tài chính Trung Quốc phát hành 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đồng nhân dân tệ để đổi lấy 200 tỷ USD từ SAFE.


  Theo TTVN


3 ngân hàng Việt Nam bị hạ điểm tín nhiệm chỉ vì... kỹ thuật?

Ngày đăng : 09/12/2011 - 11:23 AM
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa tuyên bố hạ bậc điểm tín nhiệm nợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
 
Phản ứng trước động thái này của S&P, chiều 9/12, BIDV - ngân hàng đang chuẩn bị bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng - cho rằng đây chỉ là kết quả của việc điều chỉnh phương pháp đánh giá của S&P. Hai ngân hàng Vietcombank, Techcombank cho đến lúc này chưa có phản ứng chính thức nào.
 
Theo thông báo đề ngày 8/12 của S&P, điểm tín nhiệm dài hạn của Vietcombank giảm một bậc xuống còn B+ từ mức BB-, trong khi điểm tín nhiệm nợ ngắn hạn của ngân hàng này duy trì ở mức B. S&P áp mức triển vọng tiêu cực cho điểm số tín nhiệm nợ dài hạn của Vietcombank.
 
Tương tự, hạng điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Techcombank hạ một bậc xuống B+ từ BB-, nhưng được áp triển vọng tích cực. Nợ ngắn hạn của Techcombank  giữ nguyên mức B.
 
Với BIDV, điểm tín nhiệm nợ dài hạn cũng được hạ xuống mức B+ từ BB-, với triển vọng tiêu cực. Nợ ngắn hạn của BIDV được S&P duy trì mức điểm B.
 
Thông cáo của S&P cho biết, mức điểm tín nhiệm dành cho Vietcombank dựa trên cơ sở vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận “rất yếu”, mức độ tham gia “hợp lý” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trên trung bình” và năng lực thanh khoản “hợp lý”.
 
Đối với Techcombank, S&P đánh giá ngân hàng này có vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận “yếu”, mức độ tham gia hợp lý vào các hoạt động rủi ro và tình hình nguồn vốn “trên trung bình”, thanh khoản “hợp lý”.
 
Trường hợp BIDV, S&P nhận định, đây là ngân hàng có vị thế kinh doanh “mạnh”, tình hình vốn và lợi nhuận được đánh giá là “rất yếu”, mức độ tham gia “hợp lý” vào các hoạt động rủi ro, tình hình nguồn vốn “trung bình”, thanh khoản “hợp lý”.
 
Sau khi tuyên bố trên của S&P được phát đi, BIDV đã lập tức có phản ứng. Ngân hàng này nhìn nhận: “Việc hạ bậc định hạng BIDV của S&P không phải do quan ngại về năng lực tài chính của BIDV mà do thay đổi trong phương pháp đánh giá gắn vào việc điều chỉnh đánh giá quốc gia”.
 
“Đây là một động thái trong quá trình rà soát lại định hạng của 44 ngân hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo phương pháp đánh giá mới mà S&P công bố vào tháng 11/2011. Theo phương pháp mới này, kết quả đánh giá môi trường hoạt động sẽ quyết định định hạng cơ sở của các ngân hàng tại quốc gia đó. Do điểm đánh giá Việt Nam bị hạ từ mức 9 xuống mức 10 nên định hạng cơ sở của tất cả các ngân hàng Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh xuống mức B”, BVIDV cho biết.
 
Cũng theo thông cáo của BIDV, hiện tại chỉ có BIDV, Techcombank và Vietcombank thuê S&P đánh giá tín nhiệm nhằm nâng cao tính minh bạch và hướng hoạt động theo thông lệ quốc tế.
 
“Thực tế, BIDV hiện vẫn nhận được đánh giá cao của các tổ chức, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Việc BIDV thực hiện IPO vào cuối tháng 12/2011 hứa hẹn những chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong năng lực và hoạt động của ngân hàng”, BIDV tuyên bố.
 
Theo Kiều Oanh
VnEconomy

 

Tin mới cập nhật