Năm 2012, cổ phiếu có thể trở thành kênh hút tiền đầu tư

Ngày đăng : 19/01/2012 - 11:38 AM
Năm 2011, nhà đầu tư chuộng tiền mặt và tập trung vào tiền mặt ngoài ra tập trung vào tài sản an toàn và trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ của nhóm nước G4.
 
 
Từ đầu tháng 10/2011, chỉ số MSCI của TTCK thế giới đã tăng hơn 10%. Liệu có phải xu thế mới trên thị trường chứng khoán toàn cầu đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ tăng điểm mới, hoặc nếu không, còn yếu tố nào cần thiết để hỗ trợ thị trường?
 
Phần lớn năm 2011, nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu chủ yếu lo lắng vì 5 lý do: khả năng kinh tế Mỹ suy thoái, rủi ro kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc”; rủi ro từ sự thất bại của thị trường vốn khu vực đồng tiền chung châu Âu và rủi ro liên quan đến các ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và cuối cùng đến triển vọng doanh nghiệp tiêu cực.
 
Năm 2011, nhà đầu tư chuộng tiền mặt và tập trung vào tiền mặt ngoài ra tập trung vào tài sản an toàn và trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ của nhóm nước G4.
 
3 tháng qua, thị trường vốn toàn cầu biến động mạnh theo hướng có lợi cho trái phiếu doanh nghiệp doanh nghiệp và lợi suất cao … Những tháng gần đây, cổ phiếu phòng thủ có mức tăng ấn tượng hơn nhiều so với cổ phiếu chu kỳ. Nhà đầu tư thay đổi hành vi bởi không hài lòng với lợi suất thấp trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng rằng lãi suất chính thức sẽ ở mức thấp trong thời gian dài.
 
Rủi ro kinh tế Mỹ suy thoái đã giảm đi, khả năng kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc” không còn căng thẳng như trước. Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ đã cải thiện lên mức 53,9; chỉ số của lĩnh vực phi sản xuất hồi phục lên mức 52,6. Chỉ số niềm tin của University of Michigan tháng 1/2012 tăng lên mức 74, số liệu tương xứng với tăng trưởng GDP 2,5%.
 
GDP Trung Quốc quý 4/2011 tăng trưởng 8,9%, doanh số bán lẻ tháng 12/2011 tăng 18,1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng trưởng 13,4% còn sản xuất công nghiệp tăng trưởng 12,8%. Kinh tế Trung Quốc năm 2012 hoàn toàn có thể tăng trưởng 8 đến 9%. Chính phủ nhiều nước mới nổi đang bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
 
Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng đang cải thiện, lợi suất trái phiếu chính phủ Italy và Tây Ban Nha bình ổn. Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng châu Âu được hỗ trợ bởi thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
 
Theo Đình Hảo
TTVN
 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

VN-Index tăng vọt lên trên 370 điểm, dòng tiền tăng mạnh

Ngày đăng : 19/01/2012 - 11:25 AM
Với việc hàng loạt cổ phiếu lớn tăng trần, Vn-Index lại kéo dài mạch tăng.
 
 
10h30, HNX-Index tăng 0,95 điểm lên trên 58 điểm. Lúc này sàn Hà Nội có 176 mã tăng giá trong đó có 90 mã tăng trần. BVS và VND đã không còn dư bán trong đó VND dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị, KLS chỉ còn dư bán giá trần 8.900 đồng, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán như HPC, SHS tăng trần đồng loạt. PVA, PVL, THV, ORS đều không còn dư bán.
 
Bên sàn HoSE lúc này, VN-Index tăng gần 8 điểm lên 370 điểm. BVH tăng trần, VIC, MSN tăng 3.500 đồng/cp, PVF, KBC, ITA được mua mạnh.
 
Chỉ còn một phiên nữa TTCK sẽ nghỉ 9 ngày Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2011, VN-Index mở cửa tăng nhẹ 0,49 điểm lên 363 điểm. KLGD giảm mạnh xuống dưới 500 nghìn cp, tương đương hơn 5,6 tỷ đồng.
 
Sang đợt 2, VN-Index tăng vọt hơn 4 điểm lên gần 367 điểm khi MSN và BVH tiến rất sát đến giá trần. Trong nhóm bluechips lúc này duy nhất VIC giảm 500 đồng, các mã khác như SSI, VCB, HAG, PVF…tăng nhẹ, STB, VNM đứng giá.
 
 
 
Một số cổ phiếu tăng trần hiện tại như SBS, HSG, HQC, KSS, KSH…đặc biệt cổ phiếu KSS trong 3 phiên trở lại đây đầu giờ luôn có lệnh dư mua hơn 200 nghìn đơn vị.
 
Bên sàn Hà Nội, nhóm cổ phiếu chứng khoán bất ngờ được “vơ vét” khiến HNX-Index tăng 0,7 điểm lên gần 58 điểm.
 
Thông tin VND lỗ hơn 200 tỷ năm 2011 đã không tác động quá nhiều đến giá cổ phiếu này trong ngày hôm nay, lực cầu mua VND tăng vọt ngay từ đầu giờ giao dịch, hiện VND đang có dư mua trần hơn 300 nghìn cp, khớp lệnh 1,2 triệu cp; trong khi đó BVS đang tăng 400 đồng, KLS tăng 300 đồng, các mã PVA, PVL dư mua trần hơn 150 nghìn đơn vị và không còn dư bán.
 
Giao dịch đang tăng nhanh trên sàn Hà Nội. VCG cũng đang tiến sát đến giá trần/
 
Theo Phương Mai
TTVN

TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch vào quý II/2012

Ngày đăng : 17/01/2012 - 11:03 AM

 

Theo Đề án tái cơ cấu TTCK, TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch và sở này dự kiến sẽ được thành lập trong quý II/2012.

 

Ngày 13/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Đề án tái cơ cấu TTCK đã được Thường trực Chính phủ thông qua. Sau khi bổ sung, hoàn chỉnh, Đề án vừa được Bộ Tài chính trình Bộ Chính trị xem xét quyết định, để làm cơ sở chỉ đạo hoạt động tái cơ cấu TTCK mạnh mẽ ngay trong năm nay.

 

TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch

Ông Huệ nhấn mạnh, theo định hướng của Đề án, tái cấu trúc TTCK nhằm sớm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và quan trọng hơn là đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế. Việc tái cơ cấu TTCK được tiến hành toàn diện, trong đó tập trung vào 4 trụ cột là tái cấu trúc CTCK, các sở GDCK, cơ sở NĐT và hàng hoá.

Trong khi chờ Bộ Chính trị thông qua Đề án tái cơ cấu TTCK, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đang chỉ đạo UBCK triển khai nhiều phần việc cụ thể nhằm từng bước triển khai tái cơ cấu TTCK.

 

Quyết định 62/2012/QĐ-BTC về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các CTCK mà Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành, trong đó đưa ra nhiều giải pháp chi tiết, chính là thể hiện quyết tâm tiến hành tái cơ cấu TTCK khẩn trương, hiệu quả.

 

Việc tái cơ cấu CTCK nhằm nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN và khả năng kiểm soát rủi ro. Cùng với nâng cao chất lượng hoạt động, số lượng các CTCK sẽ giảm dần hợp lý, nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong số các cấu phần cần tập trung tái cơ cấu trên TTCK, thì tái cấu trúc CTCK đang được triển khai khẩn trương, quyết liệt nhất…

 

Còn việc cơ cấu lại các Sở GDCK, thị trường giao dịch chứng khoán tập trung sẽ tạo bước tiến mới trong nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh theo nguyên tắc tạo ra một thị trường giao dịch chứng khoán thống nhất.

 

Theo đó, các tiêu chí về niêm yết, giao dịch, công bố thông tin… áp dụng theo chuẩn mực chung và một hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro thống nhất. Tái cấu trúc các Sở GDCK nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn của TTCK Việt Nam đã được đề ra trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020: bảo đảm cho thị trường hoạt động lành mạnh, vững chắc, được quản lý, giám sát chặt chẽ; cơ cấu quản trị điều hành minh bạch, chuyên nghiệp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; cơ cấu sản phẩm đa dạng, hoàn chỉnh; hoạt động thanh toán bù trừ an toàn…

 

Để cụ thể hóa định hướng tái cơ cấu các Sở GDCK theo hướng trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang chỉ đạo UBCK chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở GDCK Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2012.

 

Tăng NĐT lớn, chuyên nghiệp

 

Tái cấu trúc cơ sở các NĐT là nhằm đa dạng hơn NĐT cho thị trường, trong đó chú trọng mở rộng cơ sở NĐT có tổ chức và chuyên nghiệp. Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở và chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó gồm quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản và các loại công ty đầu tư chứng khoán là nhằm gia tăng NĐT tổ chức và chuyên nghiệp cho thị trường.

 

Cùng với đó, tập trung khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn tham gia thị trường, kết hợp với tăng cường công tác quản lý, giám sát, có giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn này.

 

Riêng việc cơ cấu lại hàng hoá trên thị trường được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch và phát triển hàng hoá mới có chất lượng cho thị trường bằng nhiều giải pháp cụ thể.

 

Trong đó, đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN lớn gắn với niêm yết trên TTCK, thúc đẩy quá trình thoái vốn nhà nước khỏi các DN đã cổ phần hóa mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối… là những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường.

 

Việc triển khai tái cấu trúc TTCK, theo ông Huệ, đang được triển khai chủ động, có lộ trình cụ thể, thận trọng, hạn chế tác động tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường.

 

Tái cấu trúc thị trường vừa phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật, vừa dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt, đồng thời phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu cả nền kinh tế nói chung, mục tiêu tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng.

 

Hy vọng rằng, những đề án cải cách quyết liệt sẽ được thực thi càng sớm càng tốt. 

 

 

Theo Hữu Hoè

ĐTCK


Chứng khoán: Kênh đầu tư hấp dẫn năm 2012?

Ngày đăng : 12/01/2012 - 8:25 AM

"Tôi rất lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012", ông Michael Kokalari – Giám đốc Nghiên cứu Đầu tư Kim Eng Việt Nam nói.

 

Nếu so chứng khoán cùng những kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, bất động sản, gửi tiết kiệm, ông dự đoán năm 2012 đâu sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn, vì sao?

Về kênh gửi tiết kiệm, lãi suất thực của Việt Nam đang ở mức âm, lạm phát hiện nay đang cao hơn cả lãi suất huy động cho nên người gửi tiền sẽ không nhận đủ sự bù đắp cho sức mua của đồng tiền. Do vậy, gửi tiết kiệm không phải là kênh đầu tư lý tưởng. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể gửi tiền tạm thời trong ngân hàng cho đến khi tìm kiếm được một cơ hội đầu tư tốt hơn.

Đối với kênh đầu tư vàng, giá vàng ở Việt Nam gần theo kịp giá vàng thế giới trong biên độ +/- 10%. Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi tín hiệu rằng giá vàng trong nước sẽ tiệm cận hơn với giá vàng thế giới trong thời gian tới do NHNN đang và sẽ tập trung kiểm soát thị trường vàng hơn nữa. Tôi không lạc quan về giá vàng thế giới lúc này và tôi tin dự báo của các nhà đầu tư hàng hóa rằng vàng sẽ giảm xuống còn 1.400 USD/ounce trong vài tháng tới

Về kênh bất động sản, tôi nghĩ rằng trong dài hạn, phân khúc nhà giá thấp là rất tiềm năng. Dễ thấy hợp lý hơn khi mua căn hộ giá thấp ở những khu vực như Thủ Đức, quận 8 hoặc gần sân bay, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ không hợp lý lắm khi nhà đầu tư mua bất động sản trong năm 2012 vì giá vẫn đang giảm.

Thị trường bất động sản ở các nơi khác trên thế giới cũng diễn ra tương tự, phải mất một thời gian dài để giá ngừng giảm sau một bong bóng bất động sản. Khi người gửi tiết kiệm mua căn hộ họ phải có kế hoạch nắm giữ lâu dài và họ cũng cần phải vay một phần từ ngân hàng. Điều này sẽ khó thực hiện trong năm 2012 do chúng tôi kỳ vọng lãi suất vẫn giữ ở mức cao cho những nhà đầu tư bất động sản và cũng vì sẽ khó mà vay ngân hàng trong năm sau.

Tóm lại, do kênh gửi tiền, vàng và bất động sản không là những kênh đầu tư tốt nhất trong năm 2012, nên chỉ còn lại kênh đầu tư chứng khoán.

Tôi cho rằng thị trường chứng khoán ở các nước Châu Á sẽ tăng khi lạm phát giảm dẫn đến lãi suất cũng giảm. Rủi ro chủ yếu cho kịch bản này có thể xảy ra là khả năng khó hạ cánh của kinh tế Trung Quốc. Chúng tôi ít lo lắng về những vấn đề đang diễn ra ở Châu Âu, mặc dù chúng tôi không nghĩ những vấn đề này sẽ được giải quyết ổn thỏa trong năm 2012. Vì vậy, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ tiếp tục biến động lên xuống theo nỗi sợ về khủng hoảng nợ của Châu Âu.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có nhiều công ty đang giao dịch với mức P/E và P/B rất thấp nhưng lại có lợi tức (dividend yield) cao. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu tiêu dùng mà hướng vào tầng lớp trung lưu mới nổi, những người sẽ vẫn gia tăng tiêu dùng ngay tại đất nước này khi Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và thịnh vượng.

Có cơ hội cho TTCK Việt Nam trong năm mới 2012 hay không, thưa ông?

Tôi lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 vì hai lý do sau.

Thứ nhất, Việt Nam có mức độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại hấp dẫn nhất châu Á. Rất dễ bi quan khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trên đà suy giảm, nhưng nếu nhìn vào những gì đang xảy trong nền kinh tế Việt Nam về sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu mới nổi, về sự dịch chuyển đi lên của các chuỗi giá trị để xuất khẩu  các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như các mặt hàng điện tử, về sự phát triển cơ sở hạ tầng … thì có nhiều lý do để lạc quan về tương lai trong dài hạn.

Thứ hai, đầu tư ngắn hạn cho tất cả các nước châu Á là như nhau – lạm phát giảm sẽ dẫn đến giảm lãi suất và đẩy cao giá chứng khoán. Vì lạm phát tại Việt Nam cao hơn các nước châu Á khác nên một khi lạm phát giảm sẽ làm cho lãi suất sẽ giảm nhiều hơn và sẽ đẩy giá chứng khoán lên cao hơn nữa.

Kịch bản đó đã diễn ra vào tháng tám vừa qua khi mọi người khi tin rằng lãi suất sẽ giảm trong năm 2011 - và thị trường đi lên. Đến khi mọi người nhận ra rằng còn quá sớm để lãi suất có thể giảm trong năm 2011, thị trường giảm trở lại. Lãi suất khó có thể giảm cho đến quý 2 năm 2012 khi lạm phát giảm xuống dưới 15%.

Một nguyên nhân khác cũng làm cho tôi lạc quan là những nỗ lực để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của chính phủ - điều này được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

Nếu Việt Nam có thể thực hiện các bước cụ thể để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, thì đây có thể là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường, mặc dù điều này có thể có tác động tích cực hơn trong năm 2013 hơn là năm 2012.

 

Theo Duy Linh

 DVT


 


MSN, BVH kéo VN-Index lên gần 350 điểm

Ngày đăng : 11/01/2012 - 9:59 AM
STB lên 18.000 đồng/cp, cao nhất trong 2 năm. Bên sàn Hà Nội, BVS đang có dư mua trần gần 300 nghìn cổ phiếu.
 
 
Với những gì diễn ra trong 3 phiên trở lại đây, NĐT đang kỳ vọng sẽ có một con sóng lớn chờ đợi sau Tết. Chỉ cần một phiên đột biến về thanh khoản, dòng tiền đầu cơ sẽ quay trở lại thị trường.
 
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tăng 3,3 điểm lên 347,98 điểm (+0,96%). KLGD đợt 1 đạt 877 nghìn cổ phiếu, tương đương gần 10 tỷ đồng.
 
Sang đợt 2, VN-Index vẫn tiếp đà tăng hơn 4 điểm lên sát 349 điểm. BVH và MSN đều tăng trần, STB đang có phiên tăng thứ 4 liên tiếp, lên 18.000 đồng/cp, mức cao nhất trong 2 năm. Giao dịch của STB đang rất sôi động. Một số bluechips khác như VCB, SSI, CTG, EIB…tăng nhẹ. Riêng đối với DPM, không được chú ý nhiều nhưng DPM vẫn giữ được mức giá ổn định 24.000 đồng/cp trong gần 1 tháng qua.
 
Một số cổ phiếu tăng trần lúc này đáng chú ý có SBS, KMR, PTM..
 
 
Bên sàn Hà Nội, nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng trần kéo HNX-Index tăng 0,42 điểm lên 56,57 điểm. BVS đang trở thành cổ phiếu “đầu đàn”, lực mua BVS khá mạnh với gần 300 nghìn cổ phiếu dư mua trần, trong khi KLS và VND mặc dù có tăng điểm nhưng vẫn có lệnh treo dư bán trần khá nhiều.
 
Một số mã khác được mua mạnh là PVL, PVA, FLC, VCG…
 
Có một số lo ngại sẽ xảy ra bulltrap nhưng thực tế dòng tiền trên sàn Hà Nội khá ổn định trong 3 phiên trở lại đây. Khi lực mua BVS, VND, KLS tăng trở lại, HNX-Index sẽ có “cửa” tăng ổn định. 
 
Quan điểm này ACBS cho rằng HNX-Index có thể tiếp tục hồi phục. Chỉ số này có thể chạm đường biên trên của kênh xu hướng giảm, đồng thời là đường trung bình 20 ngày. Hơn thế nữa, một breakout nếu xảy ra sẽ là tín hiệu đảo chiều quan trọng. HNX-Index có thể phục hồi về về vùng kháng cự 60-61 hoặc xa hơn là 64-65.
 
Theo Phương Mai
TTVN

Cảm nhận trước giờ “G”

Ngày đăng : 10/01/2012 - 6:04 PM
Từ 12/1/2012, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam sẽ bước vào hội nhập toàn diện theo cam kết tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). TTCK chuẩn bị gì cho hội nhập?
 
 
Trao đổi với đại diện một số doanh nghiệp.
 
 
Ông David Jensen, Phụ trách Khối khách hàng tổ chức, CTCK Phú Hưng (PHS)
 
Không may mắn là ở thời điểm chứng khoán Việt Nam hội nhập quốc tế hoàn toàn đối với ngành quản lý quỹ và CTCK, thì các chỉ số liên tiếp xác lập những mức đáy mới. Nhưng chúng tôi nhìn nhận, hiện tại là cơ hội tốt để các NĐT có tầm nhìn trung và dài hạn gia nhập thị trường.
 
Theo tôi, cùng với sự hội nhập, vốn ngoại vẫn đóng một vai trò quan trọng trên TTCK Việt Nam, với điều điện một số thủ tục hiện nay phải được cải cách thông thoáng hơn. Thứ nhất, việc mở tài khoản cho các NĐT nước ngoài nên đơn giản hóa các thủ tục và bãi bỏ những yêu cầu không hợp lý như kê khai lý lịch tư pháp. Thứ hai, hàng hóa trên thị trường phải được sàng lọc, tăng chất bằng cách nâng cao tiêu chuẩn niêm yết. Thứ ba, TTCK cần nâng cao quy mô bằng cách tiếp tục tiến hành IPO và niêm yết ngay các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn.
 
Với PHS, trong năm 2012, chúng tôi vẫn tập trung mở rộng hoạt động môi giới, nhưng Công ty sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn Đài Loan lên trên 49% khi có sự hướng dẫn từ cơ quan quản lý. Về định hướng dài hạn, PHS sẽ thành lập công ty quản lý quỹ để tiến hành hoạt động tự doanh, nhưng tách bạch hoàn toàn với môi giới.
 
 
Ông Nguyễn Thế Minh, Tổng giám đốc CTCK Maritime Bank (MSBS)
 
Năm 2011, cũng như các CTCK khác, MSBS không tránh khỏi khó khăn trong các hoạt động nghiệp vụ chính. Tuy nhiên, với lợi thế là một thành viên rất trẻ của TTCK, MSBS lấy đó là cơ hội để rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường. Công ty tập trung xây dựng hệ thống công nghệ và nhân sự như một giá trị cốt lõi để sẵn sàng cạnh tranh khi cơ hội đến và đang hoàn thiện hệ thống sản phẩm với trọng tâm là mảng tư vấn đầu tư, các sản phẩm mang đến lợi ích tức thì cho khách hàng.
 
MSBS đã kết hợp thành công với sản phẩm M1 Account của Maritime Bank để tạo ra sản phẩm M1 Plus. Sản phẩm tái cơ cấu danh mục đầu tư cho khách hàng (Pro-Portfolio) được NĐT đánh giá cao. Đặc biệt, với sự hậu thuẫn từ Maritime Bank, chúng tôi có được mạng lưới khách hàng và khối lượng công việc ổn định.
 
Do đó, năm 2011, MSBS là một trong số ít CTCK hoạt động hiệu quả với lợi nhuận trước thuế ước đạt 22 tỷ đồng, trong đó hai mảng hoạt động đóng góp nhiều nhất là tư vấn và kinh doanh nguồn vốn. Năm 2012, những áp lực đến từ nền kinh tế vĩ mô khó thể giải quyết trong ngắn hạn và tiếp tục ảnh hưởng lên TTCK. Tình trạng giải thể, sáp nhập của các CTCK sẽ diễn ra mạnh hơn. Điều kiện thiết yếu cho sự sinh tồn của các CTCK là một tầm nhìn và chiến lược đúng đắn để vượt qua khó khăn.
 
Trước dự cảm đó, chúng tôi thận trọng vạch ra cho mình những bước đi mang tính bền vững. Cụ thể, MSBS tiếp tục theo đuổi định hướng mô hình ngân hàng đầu tư; tập trung khai thác lượng khách hàng tiềm năng từ Maritime Bank thông qua các sản phẩm kết nối hệ thống; phát triển đa dạng hệ thống sản phẩm cốt lõi và lấy đó là cơ sở để khẳng định thương hiệu; sẵn sàng bắt tay với các đối tác chiến lược nước ngoài để mở rộng quy mô và nâng cao tầm vóc trên thị trường tài chính trong nước và khu vực.
 
 
Ông Oh Kyung Hee, Tổng giám đốc CTCK KIS Việt Nam
 
Chúng tôi (bên Hàn Quốc) dự kiến trong năm 2012 nâng tỷ lệ góp vốn tại CTCK KIS Việt Nam lên 65%. Về chiến lược, KIS vẫn tập trung nguồn lực cho hoạt động môi giới, với 3 phân khúc khách hàng chính: NĐT nội địa, NĐT tại Hàn Quốc và nhóm NĐT tổ chức. Chúng tôi dự định mở rộng đội ngũ môi giới, thành lập Chi nhánh Hà Nội, với mục tiêu thị phần chiếm từ 1 - 1,5%.
 
Hiện thông tin trên TTCK Việt Nam có nhiều, nhưng thông tin để ra quyết định đầu tư lại ít. Nhiều thông tin có khả năng tác động mạnh đến giá cổ phiếu nhưng không được doanh nghiệp công bố rộng rãi, chỉ giới hạn trong phạm vi cổ đông nội bộ và một số CTCK thân cận.
 
Bên cạnh đó, thông tin sức khỏe tài chính của các CTCK hiện nay chưa được công bố định kỳ, đầy đủ, khiến khách hàng của các CTCK bán tín bán nghi về an toàn tiền gửi. Lo ngại này cộng với việc thị trường đi xuống khiến nhiều NĐT chọn giải pháp đứng ngoài thị trường, gây thiệt thòi cho các CTCK muốn hoạt động chuyên nghiệp.
 
Từ kinh nghiệm hội nhập tài chính của Hàn Quốc, chúng tôi cho rằng, các CTCK Việt Nam nếu hoạt động một cách chuyên nghiệp vẫn có lợi thế cạnh tranh khi am hiểu tâm lý NĐT và thị trường nội địa. Tuy nhiên, hơn 100 CTCK hiện nay là quá nhiều, khi miếng bánh dịch vụ chứng khoán còn khiêm tốn. Vì vậy, với các CTCK nhỏ, xu thế sáp nhập, hợp nhất hay tự đào thải sắp tới là khó tránh khỏi, giống như tại Hàn Quốc giai đoạn 1997 - 1998.
 
 
Ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)
 
Năm 2011 là một năm cực kỳ khó khăn, nhưng chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều công việc để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới của Công ty như: tái cơ cấu về tài chính, đảm bảo khả năng thanh khoản ở mức cao; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính; tái cơ cấu và tinh gọn bộ máy; nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy trình, quy chế…
 
Trong giai đoạn 2012 - 2013, định hướng của SHS là chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư, nâng cao tính chuyên môn hóa trong các hoạt động kinh doanh, tăng cường công tác dự báo, kế hoạch hóa, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro, chú trọng đến việc phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động đầu tư có khả năng tạo lợi nhuận tốt và bền vững. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẵn sàng cho những diễn biến nhanh và bất ngờ của thị trường để có thể phát huy tối đa các thế mạnh riêng của SHS, đó là sự hậu thuẫn của cổ đông, của đối tác, khả năng tài chính mạnh cùng công nghệ hiện đại, đặc biệt là đội ngũ CB-NV tận tâm, dám nghĩ, dám làm.
 
 
Ông Henk Ruitenberg, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Eastspring Investments
 
Từ năm 2012, Tập đoàn Prudential đổi tên gọi mới là Eastspring Investments cho hoạt động quản lý quỹ tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi đang quản lý tài sản trị giá 1,3 tỷ USD tại Việt Nam, việc thay đổi thương hiệu chỉ là thay đổi tên gọi và không có bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động kinh doanh, chiến lược đầu tư hoặc bộ máy lãnh đạo.
 
Trong giai đoạn hiện nay, Công ty vẫn nhận thấy các cơ hội đầu tư sinh lợi hấp dẫn vào công cụ nợ có thu nhập cố định. Lĩnh vực quản lý quỹ tại Việt Nam mở cửa cho các công ty quản lý quỹ 100% vốn ngoại hoạt động, nhưng chúng tôi không cảm thấy áp lực cạnh tranh. Bởi trong lĩnh vực quản lý quỹ, Prudential có nhiều kinh nghiệm khi đang quản lý tài sản tới 80 tỷ USD và hiện diện hoạt động tại 10 nước châu Á.
 
Với hành lang pháp lý về quỹ mở vừa hình thành, đây không chỉ là một bước tiến mới cho ngành quản lý quỹ, mà còn mang đến công cụ mới cho thị trường vốn Việt Nam phát triển. Eastspring Investments sẽ sớm cho ra đời chuỗi sản phẩm quỹ mở phù hợp khi đã chờ đợi điều này 4 năm qua. Quỹ mở có nhiều sản phẩm phù hợp với các điều kiện thị trường khác nhau và phục vụ các yêu cầu khác nhau của NĐT. Cốt lõi thành công của quỹ mở chính là vấn đề xây dựng chương trình đào tạo: kiến thức đầu tư và phần kiến thức chuyên biệt cho quỹ mở.
 
 
Bà Josephine Yei, Tổng giám đốc CTCK SaigonBank Berjaya (SBBS)
 
Giới đầu tư nước ngoài hiểu rất rõ xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam gần đây và họ cũng biết rằng, quá trình tái cơ cấu mới chỉ bắt đầu. Các thách thức ngắn hạn như lạm phát rồi sẽ giảm về một con số, tiền tệ sẽ được nới lỏng, tỷ giá sẽ ổn định, nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn khi còn con đường dài phía trước phải đi.
 
Bất chấp sự suy giảm vị thế trong ngắn hạn, về lâu dài Việt Nam vẫn hấp dẫn giới đầu tư quốc tế, dựa vào nguồn tài nguyên dồi dào, cơ cấu dân số trẻ và nền kinh tế phát triển năng động trên nền chính trị ổn định.
 
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam có quy mô quá khiêm tốn, rất khó để thu hút các NĐT tổ chức lớn, do thanh khoản thị trường không cao, khó mua khó bán cổ phiếu trong các vùng giá mục tiêu. Bên cạnh đó, chất lượng cổ phiếu chưa cao, một số cổ phiếu có chất lượng thực sự như VNM lại cạn "room", khiến NĐT ngoại không còn cơ hội. Các điểm yếu này khiến TTCK Việt Nam ít nhiều giảm sức hấp dẫn với giới đầu tư quốc tế và chỉ là địa chỉ lựa chọn thứ hai sau Indonesia, Malaysia…
 
Việt Nam gỡ bỏ giới hạn 49% sở hữu đối với NĐT nước ngoài trong CTCK và công ty quản lý quỹ, nhưng chúng tôi (Tập đoàn Berjaya của Malaysia) chưa có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu tại SBBS. Năm 2012, SBBS vẫn tập trung nguồn lực cho hoạt động môi giới, sự mở rộng tùy thuộc vào từng kịch bản thị trường.
 
Theo Giang Thanh – Phong Lan
ĐTCK

 

Tin mới cập nhật