Hốt hoảng nguy cơ 'vỡ nợ' của công ty chứng khoán

Ngày đăng : 15/12/2011 - 9:23 AM
Khi một công ty không có đủ tiền để thanh toán cho những nhu cầu phát sinh như nợ đến hạn hoặc khách hàng rút tiền thì nguy cơ phá sản là hiển hiện.
 
Một số CTCK mất thanh khoản, không thể trả lại tiền của chính các nhà đầu tư đang dấy lên một làn sóng lo ngại: Liệu có xảy ra một dây chuyền "vỡ nợ" trên thị trường chứng khoán?.
 
Lỳ mặt không trả tiền cho nhà đầu tư
 
Sau một tuần với chỉ 1 phiên tăng và 4 phiên giảm như thường thấy, TTCK mở đầu tuần mới (12/12) đón thêm một thông tin khá sốc: Công ty Chứng khoán SME (SME) mất khả năng chi trả tiền mặt cho nhà đầu tư.
 
Mới nghe qua thì có vẻ không có gì mới bởi trong khoảng 2 tháng gần đây SME đã 2 lần rơi vào tình trạng mất thanh khoản và bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đình chỉ hoạt động lưu ký. Lần 1 là từ 3/11 đến 3/12 và lần 2 là từ 7/12/2011 đến 7/1/2012.
 
Ngoài SME, ngày 22/11, Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS) cũng bị VSD cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán cho các giao dịch chứng khoán. TAS không còn khả năng thanh toán trong các giao dịch mua bán với nhà đầu tư, đồng thời nợ Quỹ Hỗ trợ Thanh toán của VSD hơn 7 tỉ đồng.
 
Lo lắng, một số nhà đầu tư cũng đã tìm cách rút lui khỏi SME vì cho rằng đơn vị này không thể đáp ứng các giao dịch rút, chuyển tiền của họ.
 
Tuy nhiên, cũng có không ít người chậm chân đến đóng tài khoản tại SME đã nhận một quả đắng khi sáng 12/12 họ được thông báo, chứng khoán của mình nằm tại SME sẽ được chuyển sang tài khoản mới mở Công ty Chứng khoán GoldenBridge (GBVS), trong khi tiền mặt thì vẫn phải chờ.
 
SME đã không còn tiền để trả cho nhà đầu tư. Những tất cả đang im lặng khiến nhà đầu tư lo lắng.
 
Như vậy, có thể thấy, khá nhiều nhà đầu tư đã chủ quan khi nghĩ rằng tiền gửi tại các CTCK là tiền của mình sẽ được đảm bảo an toàn cho dù công ty có mất thanh khoản.
 
Thời gian để rút được tiền ra khỏi SME có thể lên đến vài ba tuần như nhân viên của công ty này thông báo. Nhưng liệu đến khi đó, những người kém may mắn này có lấy lại được đồng tiền của chính mình?.
 
Chính vì thế, nhiều người đang ngồi trên đống lửa khi không biết bao giờ mới lấy lại được tiền. Nghĩ lại những cú "sốc" tín dụng gần đây, nhiều người đã nghĩ đến cảnh xấu nhất: công ty chứng khoán đã ôm tiền chạy làng. Biết bao giờ mới đòi được mà nếu có đòi được thì tiền tỷ cũng chỉ còn như tiền lẻ
 
Nguy cơ làn sóng mất thanh khoản
 
Một điều đáng lo ngại là sau vụ SME việc mất khả năng thanh toán rất có thể lan rộng nhanh chóng và trở thành làn sóng đối với các CTCK trong bối cảnh các công ty này liên tiếp lỗ và vốn chủ sở hữu cũng không còn nhiều.
 
Thống kê kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2011 của các CTCK niêm yết trên HOSE có tới 2 phần 3 trong số này thua lỗ, trong đó 18 công ty có số lỗ trên 1.350 tỷ đồng. Một khảo sát mang tính thử nghiệm để áp dụng chuẩn an toàn tài chính mới cho thấy, tính đến đầu tháng 10/2011, 12 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%. Trong số đó có năm CTCK có tỷ lệ này ở dưới mức dưới 120% - mức có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt...
 
Theo báo cáo quý 3/2011 của SME, tiền và các khoản tương đương tiền của SME chỉ là 7,7 tỉ đồng. Trong đó, tiền của nhà đầu tư là 6,3 tỉ đồng, giảm mạnh so với mức 44,6 tỷ đồng quý 2/2011. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 2,91 lần.
 
Cùng thời gian này, một vài CTCK khác cũng rơi vào tình trạng tương tự như TAS có tỷ lệ tiền mặt và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn là 12,27%, APG là 11,22%, GBS 3,02%...
 
Bên cạnh đó, nhiều CTCK đang có những cục nợ và những liên quan tài chính khó hiểu như ORS, WSS, SBS... Và tất nhiên, nếu có vấn đề gì xảy ra thì chắc chắn vốn chủ sở hữu của các công ty này chắc chắn còn tụt giảm và nguy cơ mất thanh khoản tăng lên.
 
Và khi một công ty không có đủ tiền để thanh toán cho những nhu cầu phát sinh như nợ đến hạn hoặc khách hàng rút tiền thì nguy cơ phá sản là hiển hiện, kể cả trường hợp doanh nghiệp có khối tài sản to lớn và khối tài sản này trên thực tế vẫn sinh lời.
 
Hơn thế, khi "SME chết đuối", theo giới quan sát thị trường, chắc chắn sẽ khiến các CTCK khó khăn hơn bởi các nhà đầu tư sợ mất tiền và có thể đồng loạt rút tiền khỏi những CTCK này, đặc biệt là các CTCK nhỏ.
 
Câu hỏi được đặt ra là, nếu có làn sóng mất thanh khoản như vậy, các cơ quan chức năng có kịp xử lý hay không khi mà cho tới thời điểm này UBCK mới chỉ đưa ra được dự thảo Đề án tái cấu trúc CTCK và gửi tới để các CTCK tham khảo?.
 
Sụ việc của một vài công ty mất thanh khoản sẽ khiến thị trường thêm nhiều rủi ro.
 
Đừng xem thường
 
Xa hơn, nhiều nhà đầu tư lo ngại cả TTCK cũng sẽ rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
 
"Tây tiếp tục tháo chạy mạnh mẽ. Làn sóng bán tháo cổ của các CTCK bắt đầu khi mà SME khơi phát súng lệnh mất thanh khoản. Không nên xem thường thông tin này", một nhà đầu tư trao đổi trên diễn đàn chứng khoán.
 
Theo nhà đầu tư này, năm nay tình hình rất tồi tệ. Nhiều công ty sẽ nợ từ 1 đến 2 tháng lương cuối năm của công nhân chứ chưa nói đến chuyện tháng thứ 13 và thưởng! Cú mất thanh khoản của SME chắc chắn sẽ tác động tới dòng tiền đang dò dẫm mò đáy thị trường.
 
Một nhà đầu tư khác thậm chí còn cho rằng chứng khoán Việt Nam có thể sẽ dần mất thanh khoản hoàn toàn và có thể đóng băng ngủ đông một thời gian dài bởi niềm tin đối với TTCK có thể nói đã xuống thấp nhất kể từ khi 2 sàn chứng khoán được lập ra.
 
Trở lại vụ SME, đây là kết quả của một sự quản lý không chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
 
Tất nhiên, trong thời gian đầu, một nhiệm vụ quan trọng là phát triển thị trường theo chiều rộng, tức là phải tạo nhiều hàng hóa, nhiều thành viên tham gia thị trường. Nhưng không có nghĩa là vì thế mà buông lỏng với việc quản lý chất lượng.
 
Trong vài năm qua, các doanh nghiệp đã ồ ạt lên sàn và ồ ạt phát hành cổ phiếu. Nhiều doanh nghiệp làm ăn không tốt nhưng vẫn được phát hành cổ phiếu. Thậm chí, không ít doanh nghiệp huy động vốn rồi dùng tiền của cổ đông để đầu tư tài chính...
 
Các CTCK thì lạm dụng tiền của nhà đầu tư. Câu chuyện minh bạch và tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng với CTCK đã kéo dài nhiều năm nay và đã được bàn thảo ở nhiều hội nghị, hội thảo. Nhưng rốt cuộc, đa số các CTCK vẫn chưa làm được điều này, có chăng chỉ dừng ở mức tách bạch tài khoản tổng, tức là họ vẫn có thể sử dụng tiền của người này cho người khác vay. Và đến khi có rủi ro xảy ra thì mất thanh khoản là không tránh khỏi.
 
Câu chuyện cứu TTCK đã được nhiều người đặt ra, không chỉ ở chỗ như nới van tín dụng, hạ lãi suất... mà điều quan trọng là đẩy nhanh tái cấu trúc thị trường, tái cấu trúc các CTCK để hướng tới một thị trường minh bạch hơn, lành mạnh hơn, bớt đi tình trạng làm giá, tạo sóng, lừa đảo kiếm tiền bất chính... Tái cấu trúc càng nhanh thì niềm tin sẽ sớm trở lại với TTCK.
 
Theo Mạnh Hà
DĐ KTVN

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Dow Jones mất 130 điểm vì lo sợ về khủng hoảng nợ châu Âu

Ngày đăng : 15/12/2011 - 8:48 AM
Chủ tịch Fed phát biểu với các thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa rằng Fed không có kế hoạch hỗ trợ các ngân hàng châu Âu.
 
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 131,46 điểm tương đương 1,1% xuống 11.823,48 điểm.
 
Chỉ số S&P 500 hạ 13,91 điểm tương đương 1,13% xuống 1.211,82 điểm.
 
Chỉ số Nasdaq hạ 39,96 điểm tương đương 1,55% xuống 2.539,31 điểm.
 
Thị trường lo lắng nhiều hơn về khả năng châu Âu khó kiềm chế khủng hoảng nợ.
 
Ông John Carey, tổ chức quản lý quỹ Pioneer Investments, nhận xét: “Mọi chuyện đang hết sức rối ren. Thị trường vẫn hết sức lo lắng về câu chuyện tại châu Âu. Bất kỳ chỉ báo nào cũng sẽ có tác động đến thương mại. Chưa có ai nhìn thấy hướng thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay ra sao.”
 
TTCK thế giới phiên hôm qua giao dịch trong tâm trạng bi quan khi lợi suất trái phiếu chính phủ Italy thời hạn 5 năm lên cao nhất trong 14 năm. Chủ tịch Fed phát biểu với các thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa rằng Fed không có kế hoạch hỗ trợ các ngân hàng châu Âu.
 
Chủ tịch Fed còn phát triển với các thượng nghị sỹ Mỹ rằng việc khủng hoảng nợ châu Âu trở nên tồi tệ hơn sẽ có thể tác động xấu đến kinh tế Mỹ. Phiên ngày thứ Ba, thị trường giảm điểm sau khi Fed hạn chế đưa ra biện pháp mới kích thích tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 
Phiên ngày thứ Tư, cổ phiếu của toàn bộ 10 nhóm ngành thuộc S&P 500 giảm điểm, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu có hoạt động kinh doanh liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.
 
Khối lượng giao dịch phiên hôm qua đạt 7,8 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với con số 8,4 tỷ cổ phiếu trung bình của năm 2010.
 
Theo Minh Ngọ
TTVN

CK Đông Dương "bán" khách hàng cho KimEng?

Ngày đăng : 14/12/2011 - 11:20 PM

CTCP Chứng khoán Đông Dương (DDSC) vừa có thông báo gửi khách hàng về việc liên kết với CTCP Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) thực hiện nghiệp vụ môi giới.

                              

 

Theo thông báo của DDSC, do hiện tại chưa tập trung được các nguồn lực vốn mới để mở rộng các dịch vụ hỗ trợ, đồng thời do qui định của UBCKNN, nên DDSC phải chọn giải pháp tạm thời là liên kết với KEVS để cùng phối hợp gia tăng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đầu tư.

Theo việc hợp tác này, trong thời gian từ ngày 13 đến ngày 31/12/2011, khách hàng của DDSC sẽ đến trụ sở tại 148-150 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TPHCM để làm thủ tục chuyển tài khoản.

Dự kiến từ ngày 03/01/2012, trụ sở của DDSC sẽ chuyển về Building 2B Hồ Xuân Hương , Q.3, TPHCM. Tại trụ sở mới này, DDSC vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ mở tài khoản, lưu ký, đặt lệnh và tư vấn.

 

 

Theo Trương Thơ

 Vietstock



 

 


“Năm 2012 sẽ triển khai T+2”

Ngày đăng : 14/12/2011 - 9:24 AM

UBCK đang khẩn trương hoàn chỉnh Tờ trình phương án triển khai giao dịch T+2 để dự kiến cuối năm nay sẽ trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Trao đổi với ĐTCK, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho biết, T+2 sẽ được triển khai trong năm 2012.

 

 

 

 

Thưa ông, nguyên do nào khiến không dưới một lần kế hoạch triển khai giao dịch T+2 bị trì hoãn?

Việc triển khai T+2 phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng về hạ tầng công nghệ của các CTCK, để đảm bảo giao dịch thông suốt, an toàn. Thế nhưng, mặt bằng công nghệ của các CTCK đang có nhiều điểm yếu, không dễ đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho triển khai T+2 trong thời gian ngắn.

Gần 2 năm trước đây, sau khi UBCK họp bàn nhiều lần với các CTCK để thống nhất phương án triển khai T+2, hầu hết các đơn vị này khẳng định đã sẵn sàng cho triển khai. Thế nhưng, thực tế khi UBCK kiểm tra để chính thức triển khai, nhiều công ty đã không đáp ứng được đòi hỏi về công nghệ, nên nếu triển khai vội vàng sẽ gây rủi ro lớn cho không chỉ CTCK, mà cả NĐT, thị trường.


Tuy nhiên, nhiều NĐT và CTCK lại cho rằng, lý do chính khiến giao dịch T+2 chậm triển khai là do quy định pháp lý cũng như hạ tầng thanh toán bù trừ đa phương chưa sẵn sàng?

Trên cơ sở cân nhắc tổng thể những mặt thuận và không thuận của giao dịch T+2, cơ quan quản lý thấy rằng, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả từ phía cơ quan quản lý, tổ chức thị trường và các CTCK, thì sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho TTCK. Việc triển khai giao dịch T+2 kéo theo không ít thay đổi khá phức tạp về kỹ thuật thanh toán bù trừ đa phương mà không dễ hoàn chỉnh trong thời gian ngắn. T+2 không phải là các giao dịch chỉ đơn thuần liên quan đến 2 người mua, bán mà là nhiều người, nên cần có những phương án để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thanh toán bù trừ đa phương. Để chuẩn bị cho việc triển khai giao dịch T+2, năm ngoái, UBCK đã cử một đoàn chuyên gia sang học tập kinh nghiệm tại Đài Loan. Kết quả khảo sát cho thấy, khi triển khai T+2 sẽ xảy ra tình huống thiếu hụt chứng khoán, nên phải có các quy định pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật để triển khai hoạt động vay và cho vay chứng khoán.

Theo thông lệ các nước, có hai phương án để xử lý tình huống thiếu chứng khoán khi thanh toán bù trừ đa phương: vay chứng khoán từ một nguồn cụ thể để bù đắp thiếu hụt hoặc Trung tâm Lưu ký phải ứng khống một lượng chứng khoán để đảm bảo cho hoạt động thanh toán. Sau đó, đối tượng vay phải có trách nhiệm mua chứng khoán trả nợ với số lượng tương ứng. Tuy nhiên, khi ứng khống chứng khoán, bắt buộc cơ quan quản lý phải rà soát lại các quy định pháp lý liên quan, xem có căn cứ cho phép làm việc này không, làm như vậy có đảm bảo về mặt sở hữu không… Cơ quan quản lý đang tìm lời giải tối ưu cho các vấn đề này, nhằm đảm bảo khi triển khai T+2 sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường, đồng thời, giảm thiểu rủi ro.


Việc xây dựng quy định về hoạt động vay và cho vay chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu nào để phòng ngừa CTCK, NĐT "xù" nợ Trung tâm Lưu ký, thưa ông?


Nguy cơ thanh toán không đúng hạn là điều cơ quan quản lý rất lo ngại khi triển khai T+2. Lý do là bởi ngoài ý thức tuân thủ của các CTCK còn nhiều hạn chế, thì thực tế cho thấy, khi gặp khó khăn về thanh khoản, CTCK dễ có nguy cơ không thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho Trung tâm Lưu ký. Nếu tình huống này xảy ra mà không có biện pháp khắc phục hữu hiệu, kịp thời sẽ đe doạ đến an toàn hệ thống thanh toán. Bởi vậy, quy định pháp lý cho triển khai T+2 đang được hoàn chỉnh theo hướng làm rõ trách nhiệm thanh toán của CTCK, NĐT khi họ vay chứng khoán. Kèm theo đó là phương án dự phòng để đảm bảo hoạt động thanh toán bù trừ đa phương diễn ra thông suốt khi rơi vào tình huống CTCK thanh toán không đúng hạn.


Thưa ông, Tờ trình về phương án triển khai T+2 mà UBCK sắp trình Bộ Tài chính sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nào, để khắc phục các cản trở trên, nhằm sớm triển khai T+2 như mong đợi của thị trường?

Tờ trình đang được UBCK khẩn trương hoàn chỉnh để trình Bộ Tài chính vào khoảng cuối năm nay. Trong đó, có 3 nội dung trọng yếu gồm: yêu cầu các CTCK có giải pháp nâng cấp công nghệ; phương án kỹ thuật phục vụ cho thanh toán bù trừ đa phương; hoàn chỉnh quy định pháp lý về vay và cho vay chứng khoán, trong đó, hoạt động này tương tự như bán khống, nhưng điểm khác biệt là vay và cho vay chỉ phục vụ cho giao dịch T+2... Trên cơ sở phương án Bộ Tài chính phê duyệt, UBCK sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các phần việc cụ thể, để khi điều kiện cho phép, sẽ triển khai giao dịch T+2 trong năm 2012 nhằm hỗ trợ thiết thực cho thị trường.

 

 

Theo Hữu Hòe thực hiện.


Phố Wall ngao ngán với tín hiệu từ FED

Ngày đăng : 14/12/2011 - 8:57 AM

Chứng khoán Mỹ rớt điểm phiên thứ hai liên tiếp, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) không cho thấy khả năng đưa ra các biện pháp kích thích mới nhằm hạn chế ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công châu Âu đang ngày một tồi tệ

 

                            

 

Mặc dù FED để ngỏ cánh cửa cho việc nới lỏng chính sách tài chính hơn nữa vào năm tới, song định chế này không hề đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy có chiều hướng cung cấp những biện pháp kích thích tài khóa và kinh tế mới nữa như thị trường kỳ vọng.

Trước đó, thị trường dày đặc tin đồn cho rằng khả năng FED sẽ tung ra chương trình nới lỏng định lượng thứ ba quy mô từ 700 - 1.000 tỷ USD để cứu kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng trì trệ hơn trong năm 2012 và đây là chủ đề chính trong phiên họp 13/12.

Một số chỉ báo gần đây từ lĩnh vực nhà đất, thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng cho thấy kinh tế Mỹ đang cải thiện, song phần lớn chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng sẽ chỉ trong ngắn hạn và rất dễ chịu tác động bởi những cú sốc từ khủng hoảng nợ châu Âu.

Theo phân tích từ chuyên gia thuộc Citigroup, Fed nhiều khả năng sẽ mua khoảng 700 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp và khoảng 300 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính, với mục tiêu hạ lãi suất thế chấp xuống mức thấp hơn nữa để thúc đẩy phục hồi.

Hiện nay, nhà đất và việc làm vẫn là hai yếu tố chính cản trở đà phục hồi của kinh tế Mỹ. Theo chuyên gia Citigroup dự báo: “mức độ mua như trên sẽ tương xứng với mục tiêu hỗ trợ người cho vay của Cục Dự trữ Liên bang”.

Tuy nhiên, hôm qua kết thúc phiên họp, FED tuyên bố kinh tế Mỹ đang giữ được đà tăng trưởng kể cả khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu yếu kém. Ngoài ra, FED không vội hạ lãi suất cho vay. Tổ chức này sẽ tiếp tục chương trình mua nợ dài hạn trị giá 400 tỷ USD.

Tuyên bố từ FED đã khiến thị trường rơi vào trạng thái thất vọng. Chuyên gia Philip Orlando của hãng đầu tư Federated Investors cho hay, thị trường thấy vọng do kỳ vọng vào chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 giảm.

Chốt phiên giao dịch 13/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 66,45 điểm, tương ứng 0,55%, xuống 11.954,94 điểm. S&P 500 hạ 10,74 điểm, tương ứng 0,87%, xuống còn 1.225,73 điểm. Nasdaq Composite trượt 32,99 điểm, tương ứng 1,26%, xuống 2.579,27 điểm.

Khối lượng giao dịch trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,28 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là hơn 2/1, còn ở sàn Nasdaq khoảng 74% mã giảm.

Khác với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu biến động trái chiều trong phiên 13/12. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên mức 5.490,15 điểm. Ngược dòng, CAC 40 của Pháp giảm thêm 0,35% xuống 3.078,72 điểm, DAX của Đức hạ 0,19% xuống mức 5.774,26 điểm.

Chịu tác động từ phiên giao dịch u ám liền trước của các thị trường Âu, Mỹ, chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đồng loạt lao dốc. Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi hạ tới 1,88% xuống còn 1.864,06 điểm.

Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc bốc hơi 1,87% xuống 2.248,59 điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản trượt giảm 1,17% xuống còn 8.552,81 điểm. Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,69%. Taiex của Đài Loan trừ 0,76%. Straits Times của Singapore giảm 0,59%.

Thị trường Chỉ số Phiên trước Đóng cửa Tăng/giảm (điểm) Tăng/giảm (%)
Mỹ Dow Jones 12.021,40 11.954,90 Down66,45 Down0,55
S&P 500 1.236,47 1.225,73 Down10,74 Down0,87
Nasdaq 2.612,26 2.579,27 Down32,90 Down1,26
Anh FTSE 100 5.427,86 5.490,15 Up62,29 Up1,15
Pháp CAC 40 3.089,59 3.078,72 Down10,87 Down0,35
Đức DAX 5.785,43 5.774,26 Down11,17 Down0,19
Nhật Bản Nikkei 225 8.653,82 8.552,81 Down101,01 Down1,17
Hồng Kông Hang Seng 18.575,70 18.447,20 Down128,49 Down0,69
Trung Quốc Shanghai Composite 2.291,54 2.248,59 Down42,95 Down1,87
Đài Loan Taiwan Weighted 6.949,04 6.896,31 Down52,73 Down0,76
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.899,76 1.864,06 Down35,70 Down1,88
Singapore Straits Times 2.701,72 2.685,74 Down15,98 Down0,59
Nguồn: CNBC, Market Watch.

Theo VnEconomy.vn


Công ty chứng khoán MHB: VN Index có thể xuống dưới 300 điểm

Ngày đăng : 13/12/2011 - 1:10 PM
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Hoàng Thạch Lân, giám đốc môi giới công ty chứng khoán MHB cho biết, chỉ số VN Index có thể xuống dưới 300 điểm trước Tết âm lịch.
 
Theo ông Lân, thị trường chứng khoán sẽ kéo dài đà giảm và rơi xuống dưới 300 điểm vào khoảng tháng 1/2012, tức là trước Tết âm lịch. Dữ liệu của Bloomberg thì đây sẽ là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009.
 
“Nhiều nhà đầu tư đang khá bi quan về lợi nhuận của doanh nghiệp năm nay và nghi ngờ về khả năng cải thiện kinh tế năm tới. Có khoảng 80% các cổ phiếu trên sàn Tp. Hồ Chí Minh đã và đang giao dịch với khối lượng cực mỏng, chỉ vài nghìn cổ phiếu mỗi phiên”, ông Lân nói.
 
Giám đốc môi giới của công ty chứng khoán MHB tuy nhiên cho rằng, giá cổ phiếu lẫn bất động sản đều có khả năng hồi phục nếu chính phủ có những động thái tích cực nhằm hỗ trợ thị trường, vì hiện vẫn nhiều nhà đầu tư có tiền mà không biết nên đầu tư vào đâu.
 
Ông Lân nhận định thêm, sự sụt giảm trên thị trường có nghĩa là hầu hết các công ty chứng khoán phải đối mặt với khó khăn. Trong năm nay, có hơn 50% số các công ty chứng khoán thua lỗ.
 
Về xu hướng M&A trong lĩnh vực chứng khoán, ông Lân cho biết có khoảng 50 – 60 công ty đang muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài hay đối tác chiến lược, vì vậy năm tới sẽ chứng kiến nhiều hơn các vụ sáp nhập và mua lại.
 
Theo Thanh Bình
TTVN/Bloomberg

 

Tin mới cập nhật