Giá vàng có thể lên 2.000 USD vào năm sau

Ngày đăng : 08/12/2011 - 9:43 PM

Thị trường vàng trong nước đảo chiều sáng nay, tăng 200.000 đồng mỗi lượng. Trong khi đó, một báo cáo của Công ty kim loại quý Dillon Gage Metals cho rằng năm sau, vàng quốc tế có thể lập kỷ lục ở 2.000 USD.

 

 

 

Sáng nay, các doanh nghiệp vàng tại TP HCM đưa giá vàng đầu ngày lên 45,18 triệu đồng, tăng 250.000 đồng so với cùng thời điểm hôm qua do thị trường thế giới đi lên. Tuy nhiên, đến 9h, giá giảm nhẹ về 45,09 triệu đồng sau khi biểu đồ giá vàng tại châu Á đi xuống nhẹ.

Trong khi đó tại Hà Nội, tính đến 9h, Tập đoàn DOJI nâng niêm yết bán ra lên 45,12 triệu đồng, tăng 70.000 đồng so với mở cửa đầu ngày và cao hơn 190.000 đồng so với sáng qua. Niêm yết thu mua cũng tiến sát 45 triệu đồng, đứng ở 44,92 triệu đồng một lượng.

Sau 2 lần thay đổi giá, Sacombank-SBJ niêm yết vàng miếng SBJ ở 44,98 - 45,18 triệu đồng. Thương hiệu này đã vượt lên trên 45 triệu đồng sau khi giá rơi xuống 44,93 triệu đồng chiều bán ra vào hôm qua.

Thị trường vàng thế giới đi lên nhẹ hôm qua khi các nhà đầu tư kỳ vọng kết quả cuộc họp cuối tuần của Liên minh châu Âu có thể làm tăng nhu cầu kim loại quý như một kênh tích trữ tài sản.

Hợp đồng giao tháng 12 tăng 13 USD lên 1.740,90 USD một ounce tại sàn giao dịch hàng hóa Comex ở New York.

Đến sáng nay, thị trường châu Á lại đảo chiều đi xuống. Tính đến 8h59 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.737 USD, mất 6,10 USD so với mở cửa. Tuần vừa rồi, thị trường giao dịch trong biên độ hẹp trên 1.700 USD khi các nhà đầu tư đều ngóng chờ kệt quả phiên họp diễn ra hôm nay của các nhà lãnh đạo châu Âu.

Hôm qua, báo cáo của Công ty kim loại quý Dillon Gage Metals cho rằng năm sau, thị trường vàng có thể tiếp tục lập kỷ lục mới ở mốc 2.000 USD. "Trong tương lai, giá vàng sẽ còn tăng do nhu cầu tích trữ tiếp tục ở mức cao trong khi nguồn cung thì có hạn", Chủ tịch Công ty này phát biểu. Thậm chí một số nhà phân tích cho rằng giá có thể còn lên 2.300 USD, ông nói tiếp. Trong lịch sử, thị trường từng đạt mức này vào năm 1980 nếu cộng thêm cả tỷ lệ trượt giá từ đó đến nay.

 

Theo Thanh Bình

 VnExpress


 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Chuỗi giá trị thuỷ sản: Buôn thức ăn lãi nhất

Ngày đăng : 08/12/2011 - 9:43 AM

“Nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam luôn đứng thứ năm thế giới, nhưng đời sống của đại bộ phận người nuôi trồng vẫn còn quá khổ”...

                   

 

Đó là nhận xét lặp đi lặp lại tại hội nghị “tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn thuỷ sản” do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 6.12, tại TP.HCM.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, nếu người nuôi cá tra, nuôi tôm lời một đồng, thì chuỗi cung ứng đi kèm là các doanh nghiệp, đại lý thức ăn, thuốc thú y phải lời mười đồng. Ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký hội Nghề cá Việt Nam, cho biết nhiều năm qua, giá thức ăn chỉ có tăng chứ không giảm.

Giá thức ăn tăng liên tục thời gian qua ngoài tác động yếu tố chi phí đầu vào tăng, còn do việc quản lý giá lỏng lẻo, định mức chiết khấu hoa hồng quá cao.

Theo tổng cục Thuỷ sản, năm 2011 đơn vị này triển khai lấy mẫu thức ăn tại một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ để phân tích chất lượng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ vi phạm chất lượng chiếm tới 20% số mẫu. Chẳng hạn, tại Đồng Tháp, trong số 37 mẫu thì có sáu mẫu (chiếm 16%) không đạt chất lượng về chỉ tiêu protein, hầu hết đều thiếu gần 1% so với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp công bố. Hay như Đồng Nai lấy bảy mẫu thì cũng có hai mẫu (chiếm 28,5%) thiếu gần 1% chỉ tiêu protein.

Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, chủ tịch hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), hầu hết nguyên liệu nhập khẩu được ưu đãi thuế suất 0%, nên thức ăn chăn nuôi thuộc mặt hàng kiểm soát giá. Doanh nghiệp muốn tăng phải khai báo giá thành đầu vào hợp lý, nhưng đại lý thì không. Đây chính là lỗ hổng khiến giá mặt hàng này luôn tăng khá nóng thời gian qua, có khi doanh nghiệp chưa tăng, đại lý đã tăng. Một đại lý bán trung bình khoảng 30.000 tấn thức ăn mỗi năm, tiền lời từ chiết khấu, chênh lệch giá, lãi suất nợ… bỏ túi tròm trèm ít nhất 45 tỉ đồng, tương đương mức lợi nhuận của một doanh nghiệp chế biến cá quy mô hơn 2.000 công nhân.

Hoa hồng doanh nghiệp sản xuất dành cho hệ thống phân phối, hiện từ 8 – 10%, tương đương từ 800 – 1.000 đồng tính theo giá bán 10.500 – 11.000 đồng/kg thức ăn cá tra như hiện nay. Ngoài ra, đại lý còn tăng giá ít nhất 5%, tức khoảng 500 đồng cho mỗi ký thức ăn so với giá gốc lấy từ nhà máy. Trong trường hợp bán chịu cho người nuôi thì giá thức ăn còn phải gánh thêm lãi suất mỗi tháng thêm 2% nữa.

Ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, nếu người nuôi có tiền mặt, mua thức ăn trực tiếp từ doanh nghiệp thì tiết kiệm ít nhất 15 – 17% giá thành, tức 1.600 – 1.700 đồng mỗi ký thức ăn.

Không chỉ vấn đề giá, nhiều người nuôi cá còn phản ánh tình trạng chất lượng thức ăn lưu thông trên thị trường hiện nay quá kém, các cơ quan nhà nước chưa có biện pháp quản lý mạnh tay.

 


Theo Hoàng Bảy - SGTT

 


Giá vàng vượt 45 triệu đồng/lượng

Ngày đăng : 08/12/2011 - 9:40 AM

Giá bán vàng SJC hiện quanh mức 45,1 triệu đồng/lượng, tăng gần 150 nghìn đồng/lượng so với chiều qua.

 

                       

 

Tại 9h00, giá vàng SJC mua bán tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn ở mức 44,89 - 45,09 triệu đồng/lượng, tăng gần 150 nghìn đồng/lượng so với sáng qua.

Trước đó, tại 8h45, vàng SJC mua bán tại Công ty ở mức 44,95 - 45,15 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty DOJI (Hà Nội), vàng SJC cũng được mua bán tại 44,92 - 45,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng tại công ty SJC 30 nghìn đồng/lượng.

So với cuối tuần trước, giá vàng SJC vẫn thấp hơn 180 nghìn đồng/lượng do có thời điểm giá vàng này xuống tới 44,6 triệu đồng/lượng.Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay theo Kitco hiện ở 1.737,8 USD/oz, tăng hơn 8 USD so với chốt phiên trước.

Quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng (21.011 đồng/USD), giá vàng thế giới thấp hơn trong nước khoảng 900 nghìn đồng/lượng, bằng mức chênh lệch cùng thời điểm sáng qua. Quy đổi theo tỷ giá tự do (21.160 đồng/USD), khoảng cách này khoảng 600 nghìn đồng/lượng.

 

Theo DVT.vn
 


Giá vàng tiến sát 45 triệu đồng

Ngày đăng : 07/12/2011 - 10:27 AM

Sau khi rơi xuống mức thấp 44,6 triệu đồng vào chiều qua, thị trường vàng phục hồi sáng nay, lên 44,9 triệu đồng một lượng.

 

 

 Mở cửa sáng nay, các doanh nghiệp niêm yết giá bán vàng ở trên 44,9 triệu đồng, tăng trên 100.000 đồng so với cùng thời điểm hôm qua. Còn nếu so với chiều qua, giá tăng trên 300.000 đồng. Niêm yết thu mua vàng của các doanh nghiệp sáng nay ở trên 44,73 triệu đồng, cao hơn cả chiều bán ra chiều qua 100.000 đồng mỗi lượng.

Tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ vàng miếng SJC ở 44,73- 44,93 triệu đồng tính đến 9h. So với sáng qua, giá hiện cao hơn 130.000 đồng ở cả hai chiều.

Còn Sacombank-SBJ cũng đưa niêm yết lên mức 44,73- 44,93 triệu đồng, tăng 200.000 đồng so với chiều qua.

Từ hôm 22/11 đến nay, thị trường vàng trong nước lên rồi xuống trong khoảng hẹp, trên dưới 45 triệu đồng. Do đó, không khí giao dịch trên thị trường tiếp tục trầm lắng. Sacombank-SBJ cho biết hôm qua, doanh nghiệp này mua vào bán ra 800 lượng, giảm vài trăm lượng so với ngày trước đó.

Thị trường vàng thế giới tiếp tục èo uột trong ngày thứ ba. Nhu cầu vàng vật chất tại Ấn Độ, thị trường tiêu thụ nhiều vàng vật chất lớn nhất thế giới, cũng đã đi xuống khi mùa lễ hội kết thúc. Cụ thể, thống kê tuần trước cho thấy nhu cầu vàng vật chất tại Ấn Độ giảm tới 53% so với tuần trước đó.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng chưa vội tham gia thị trường trong khi chờ kết quả cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu. Hôm qua, Standard & Poor’s cảnh báo họ có thể cắt xếp hạng tín nhiệm của toàn bộ 15 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu nếu kết quả cuộc họp của EU hôm 8/12 tới không khả quan.

Theo khảo sát của Bloomberg, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu có thể tuyên bố hạ lãi suất cơ bản thêm 0,25% trong phiên họp tới. Hồi tuần trước, ông này cho biết sẵn sàng tiếp tục tung ra các biện pháp mạnh tay để giải cứu đồng tiền chung.

Tính đến 9h11 sáng nay theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.730,20 USD, nhích nhẹ 0,80 USD so với mở cửa.

 


Theo Thanh Bình

 VnExpress


 
 


Mỹ công bố giá bán lẻ xăng năm 2012

Ngày đăng : 07/12/2011 - 8:25 AM

Hôm qua (6/12), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, tổ chức này dự đoán giá bán lẻ xăng tại Mỹ vẫn duy trì ở các mức hiện nay hoặc thấp hơn cho tới đầu mùa xuân năm 2012 thì mới có chiều hướng đi lên.

Cụ thể, theo nội dung báo cáo về triển vọng giá dầu trong ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá xăng bán lẻ năm 2012 ở Mỹ trung bình ở mức 3,45 USD cho mỗi gallon. Một gallon tương đương với 3,78 lít.

Phiên giao dịch đêm qua, giá các mặt hàng năng lượng chốt ở mức cao. Giá xăng hợp đồng tháng 1/2012 tăng 3 xu, lên 2,65 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng tăng được 3 xu, tương ứng 1% lên 3,02 USD/gallon.

Trên phân khúc dầu thô, phần lớn thời gian giao dịch trong ngày, giá mặt hàng này tăng giảm với các bước sóng nhỏ, nhưng nhờ sự đi lên của chứng khoán và USD giảm nhiệt, nên chốt phiên, giá dầu theo chiều hướng tăng.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch 6/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 tăng 29 xu, tương ứng 0,3%, lên 101,28 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York.

Hôm qua, các tin tức từ châu Âu vẫn theo chiều hướng bất lợi, tác động mạnh tới tâm lý của giới đầu tư trên các thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, giới đầu tư cũng hy vọng cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần sẽ xoay chuyển “càn khôn”.

Trước đó, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s cho biết đã đặt mức xếp hạng của 15 nền kinh tế Khu vực đồng Euro vào tầm ngắm. Điều này cũng có tác động tới thị trường năng lượng, nhưng sức ảnh hưởng không quá lớn.

Tom Bentz, quan chức của BNP Paribas ở New York cho biết, thị trường đang dao động giữa xu hướng tích cực và tiêu cực, không biết đi về đâu. “Chúng tôi đang mắc kẹt giữa một loạt tin tức xung đột nhau về tình hình đồng Euro”.

Tuy nhiên, hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã giảm nhẹ xuống mức 78,579 điểm, từ mức 78,654 điểm trong phiên liền trước. USD giảm giá đã giảm bớt sức ép lên giá dầu.

Cũng liên quan tới thị trường năng lượng, phát biểu tại hội nghị dầu mỏ thế giới hôm 5/12, Qatar tái khẳng định rằng, phong trào "Mùa xuân Arập" sẽ không làm gián đoạn các nguồn cung năng lượng từ các quốc gia Vùng Vịnh.

Làn sóng nổi dậy tại một số nước Arab đã làm giảm mạnh sản lượng của Libya, gián đoạn xuất khẩu khí đốt của Yemen và dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với Syria. Tuy nhiên, sản lượng của cả khu vực không bị tác động.

Cùng ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Ali Naimi cho biết sản lượng dầu thô của nước này hiện vượt ngưỡng 10 triệu thùng/ngày, đồng thời cam kết Saudi Arabia sẵn sàng bù đắp mọi sự thiếu hụt nguồn dầu trên thị trường.

Theo Diệp Anh

VnEconomy


Sướng như ... kinh doanh xăng dầu

Ngày đăng : 05/12/2011 - 9:51 PM

Chi đậm thù lao cho đại lý vượt cả khung quy định; hoạt động kinh doanh có lãi nhưng luôn kêu than để đòi tăng giá.

     

                                 

 

Chính vì thế mà dư luận đang chờ tiếng nói minh bạch từ Bộ Tài chính khi mà cơ quan này đã tiến hành đợt kiểm tra tình hình kinh doanh tại các doanh nghiệp xăng dầu, nhưng đến nay vẫn đang... chờ kết quả.

Sướng... như kinh doanh xăng dầu

Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính thì trong nhiều năm qua, hoạt động của DN kinh doanh xăng dầu, trong đó “đại gia” Petrolimex luôn luôn có lãi. Trong đó năm 2008: Kinh doanh xăng dầu lãi 642 tỉ đồng; các hoạt động khác lãi 376 tỉ đồng; tổng hợp chung lãi 1.018 tỉ đồng. Năm 2009: Kinh doanh xăng dầu lãi 2.660 tỉ đồng; các hoạt động khác lãi 557 tỉ đồng; tổng hợp chung lãi 3.217 tỉ đồng. Năm 2010: Kinh doanh xăng dầu lỗ 172 tỉ đồng; các hoạt động khác lãi 486 tỉ đồng; tổng hợp chung lãi 81 tỉ đồng.

Nhìn vào đây cũng đủ thấy là sướng... như kinh doanh xăng dầu. Bởi lẽ nếu bóc tách thì trong 3 năm, riêng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex có 2 năm lãi lớn (2008 + 2009) tới hơn 3.300 tỉ đồng. Nếu lấy số lãi lớn này trừ đi số lỗ trong năm 2010 là 172 tỉ đồng thì vẫn còn tới hơn 3.100 tỉ đồng.

Tuy nhiên cần lật lại để xem thị trường kinh doanh xăng dầu mà Petrolimex... vận hành lúc bấy giờ. Cú “châm ngòi” đáng nhớ của việc tăng giá xăng kỷ lục do Petrolimex thực hiện là vào ngày 21.7.2008. Vào thời điểm đó, giá mỗi lít xăng A92 là 19.000đ, tăng tới 4.500đ/lít (30%) so với mức cũ. Tất cả các loại nhiên liệu khác cũng đồng loạt lên giá trong đó diesel tăng 2.000đ/lít, dầu hỏa tăng 6.100đ/lít, madút tăng 3.500đ/lít. Cú tăng giá này khiến cho hầu hết các dịch vụ trong đó có vận tải phải tăng giá theo. CPI năm 2008 của VN là 22,97% còn Petrolimex lãi 642 tỉ đồng.

Sang năm tiếp theo tính đến tháng 10.2009 Petrolimex thực hiện tới 9 lần điều chỉnh, trong đó chỉ có 1 lần giảm giá còn lại có tới 8 lần tăng giá xăng dầu. Sau những lần tăng này, xăng A92 đã tăng từ 11.500đ lên thành 16.300đ/lít. Các mặt hàng diesel, dầu hỏa và madút cũng tăng cao hơn 4.000đ/lít. Và, Petrolimex lãi trong năm 2009 tới 2.660 tỉ đồng.

Có quá khó để minh bạch?

Thời điểm như năm 2008 - 2009, DN kinh doanh xăng dầu liên tục kêu ca để đòi tăng giá xăng dầu. Sự kêu ca này đã “thấu” các cơ quan quản lý và thực tế là các DN này đã liên tục tăng giá bán xăng dầu. Thế nhưng, điều trớ trêu là gánh nặng khó khăn vào thời điểm đó đổ lên cả nền kinh tế - xã hội; trong khi đến nay các DN này... đột nhiên lại lãi lớn. Vấn đề đặt ra là nếu ở những thời điểm đó, sự minh bạch được thực hiện kịp thời hơn thì liệu kinh tế - xã hội có phải chịu gánh nặng lớn như thế?

Sang đến năm 2011, dù chưa có kết quả kiểm tra chung; song trong 6 tháng đầu năm kinh doanh xăng dầu của Petrolimex lỗ 1.840 tỉ đồng. Theo phân tích của Bộ Tài chính thì nếu không có những nguyên nhân chủ quan như việc trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định và nguyên nhân khách quan là tỉ giá ngoại tệ tăng thì kinh doanh xăng dầu không lỗ lớn như vậy. Theo Bộ Tài chính thì trong 6 tháng đầu năm Petrolimex đã chi vượt so với chi phí kinh doanh định mức theo quy định tới hơn 516 tỉ đồng. Thậm chí có thời điểm Petrolimex chi thù lao cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức (600đ/lít với xăng, diesel, dầu hỏa; 400đ/kg với madút). Câu hỏi đặt ra là tại sao Petrolimex lại bất chấp các quy định hiện hành để trả thù lao lớn cho đại lý, trong khi bản thân kinh doanh bị lỗ? Phải chăng Petrolimex đã chủ động “nuôi” đại lý và “tạo lỗ” tới 616 tỉ đồng?

Được biết ngày 16.11, Bộ Tài chính từng cho hay báo cáo đang được hoàn thiện và “tuần sau sẽ công bố kết quả”. Đến nay kết quả này vẫn chưa được công bố. Một lần nữa, dư luận chờ đợi sự minh bạch kịp thời.

 

Theo Thế Hải - Đức Long

Lao động


 


 

Tin mới cập nhật