Fitch đánh giá tích cực việc hợp nhất của 3 ngân hàng

Ngày đăng : 07/12/2011 - 6:03 PM

Fitch xem việc hợp nhất Ficombank, SCB và TinNghiaBank hôm qua là một tín hiệu tích cực theo hướng tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng.
Fitch đánh giá tích cực việc hợp nhất của 3 ngân hàng
Hôm qua, ba ngân hàng là ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo hợp nhất. Động thái này được xem là có liên quan tới kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được tuyên bố gần đây.

Theo hãng xếp hạng tín dụng Fitch, các ngân hàng này hợp nhất do những vấn đề về thanh khoản, làm nổi bật những áp lực mà hệ thống ngân hàng nói chung đang phải đối mặt. Các chính sách vĩ mô như đặt trần lãi suất tiền gửi nhằm giả lạm phát cao liên tục đã góp phần làm tăng những áp lực này.

Fitch cho rằng, các ngân hàng, đặc biệt là các tổ chức nhỏ, dựa ngày càng nhiều hơn vào nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn liên ngân hàng để hỗ trợ tăng trưởng, tăng các nguy cơ thanh khoản. Điều này được xếp đầu trong những rủi ro gắn liền với tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và các vấn đề chất lượng tài sản được lưu ý bởi Fitch, tăng lo ngại về sự phù hợp về vốn hóa.

Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế cho rằng, xu hướng tăng nguồn vốn mới gần đây của một số ngân hàng cũng như củng cố và sự tham gia của các ngân hàng ngoại sẽ giúp tăng cường sự phòng vệ trước môi trường biến động và nhiều thách thức.

Điểm đáng chú ý là, triển vọng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong dài hạn vẫn tốt, Fitch nhận định.

Theo Fitch

Grazi for mankig it nice and EZ.
10/01/2012
Grazi for mankig it nice and EZ.

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Tái cấu trúc ngân hàng: Hợp nhất - lựa chọn hàng đầu

Ngày đăng : 07/12/2011 - 10:32 AM

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đã được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 và toàn hệ thống đang vận hành tích cực để triển khai.
 

 

 

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bao gồm nhiều quy trình, giải pháp, song hợp nhất được xem là “giải pháp hòa bình” với nhiều ưu điểm, có thể cho ra đời một ngân hàng có động lực phát triển mới.

Phát biểu tại Hội nghị cuối kỳ 2011 Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm qua, cũng như trong các phát biểu chính thức gần đây trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan. Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng khẳng định, quyền lợi của người gửi tiền tại tất cả các ngân hàng sẽ được đảm bảo bằng những cơ chế đặc biệt.

Nhìn trên thị trường liên ngân hàng, người gửi tiền tại các ngân hàng có lý do để yên tâm. Tuần cuối của tháng 11/2011, sau 4 tuần bơm ròng,  NHNN đã  hút ròng trên 2.300 tỷ đồng, một tín hiệu đáng mừng, cho thấy thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể.

Dù vậy, thông tin về các hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng những ngày qua, ít nhiều cũng khiến dư luận và người gửi tiền băn khoăn. Đặc biệt là, các ngân hàng sẽ được tái cấu trúc bằng những giải pháp, phương thức cụ thể nào? Những điểm mạnh hay hạn chế của từng phương thức đó tác động tới hoạt động của ngân hàng như thế nào?

Trên thực tế, khái niệm về mua bán, sáp nhập, hợp nhất (M&A) được nhắc khá phổ biến trong câu chuyện tái cấu trúc ngân hàng, song đó là một cụm khái niệm, chỉ nhiều hình thức, cách thức của hoạt động kinh doanh này.

Điều 17, Luật Cạnh tranh 2004 nêu rõ, sáp nhập doanh nghiệp (DN) là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập.

Trong khi đó, hợp nhất DN là việc hai hoặc nhiều DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các DN bị hợp nhất.

Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp các ngân hàng lựa chọn hình thức “hợp nhất”, thay vì sáp nhập, mua lại, thì khác biệt lớn nhất chính là không có những ngân hàng bị “biến mất” hoàn toàn dưới sự quản lý của một ngân hàng (cũ) khác, mà là các ngân hàng chấp nhận hợp nhất chấm dứt sự tồn tại này để bắt đầu một sự tồn tại mới, chuẩn bị cho một sự phát triển mới.

Hơn nữa, tính tự nguyện được đề cao trong thương vụ hợp nhất, bởi nó chỉ có thể thực hiện được khi các bên tham gia hợp nhất nhận thức đầy đủ về những lợi ích cũng như khó khăn khi tiến hành thương vụ này.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành cho rằng, cuộc “hôn nhân đặc biệt” này có thể nhìn nhận ở góc độ rất tích cực.

“Những ngân hàng tham gia hợp nhất sẽ không còn, bù lại, thị trường sẽ xuất hiện một ngân hàng hoàn toàn mới, với quy mô mới, chiến lược phát triển mới và đặc biệt là một hình ảnh mới mẻ, sáng sủa”, ông Thành nói.

Đồng quan điểm, TS. Đào Minh Tú (NHNN) cho rằng, tự nguyện hợp nhất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Quá trình này có thể diễn ra giữa các ngân hàng không phân biệt lớn, nhỏ, mạnh, yếu. Với các ngân hàng có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất.

Các nghiên cứu về M&A đều chỉ ra rằng, một trong những trở ngại của hoạt động này tại thị trường Việt Nam là yếu tố văn hóa. Do cái “tôi” quá lớn, không nhiều người chấp nhận để kẻ khác chiếm phần hơn khi kết hợp thành “người một nhà”. Song khi hợp nhất, rào cản này đã được khắc phục đáng kể. Bởi thế, khi đã chấp nhận lựa chọn phương án hợp nhất, các ngân hàng không chỉ có động lực phát triển khi đón nhận những mới mẻ, mà còn dễ kết thành một khối vì mục tiêu chung.

“Điều quan trọng là kết quả thương thảo phải được thể hiện trong từng vấn đề cụ thể, như trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận; các dịch vụ của ngân hàng mới gia tăng được bao nhiêu? Chi phí quản trị nhân lực, bộ máy giảm được bao nhiêu? Thế mạnh thực sự của ngân hàng mới là gì? Làm rõ được những yếu tố đó thì quyền lợi của người gửi tiền không những được đảm bảo mà còn có cơ hội được đáp ứng tốt hơn”, ông Thành phân tích.

 

Theo Huy Hào

 Báo Đầu tư
 


Thống đốc nêu 7 định hướng điều hành hệ thống ngân hàng

Ngày đăng : 06/12/2011 - 5:56 PM
Trong quá trình tái cơ cấu sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, rối loạn tài chính…
 
Phát biểu tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, trong quá trình tái cơ cấu sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng, rối loạn tài chính và mất an toàn hoạt động, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất, chi phí xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.
 
Thống đốc Bình cho biết, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong 5 năm tới, Việt Nam phấn đầu có hai ngân hàng đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và từ 10-15 ngân hàng đủ lớn để làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.
 
Hệ thống các tổ chức tín dụng cũng sẽ có những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động trong phân khúc thị trường nhất định, hướng tới triển khai các đề án xây dựng các tổ chức tài chính quy mô nhỏ để đảm bảo mọi tầng lớp xã hội, đồng bào ở các địa bàn khác nhau đều có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định, việc tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói riêng là một nội dung rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, lĩnh vực trong nhiều năm.
 
Ngân hàng Nhà nước dự kiến từ nay đến năm 2013 sẽ thực hiện phân nhóm các tổ chức tín dụng, hỗ trợ thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, xây dựng phương án tái cấu trúc và thực hiện tái cấu trúc toàn diện các ngân hàng hoạt động chưa tốt để tiến hành hoàn thiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng vào năm 2015.
 
Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp gồm:
 
Một là, hoàn thiện đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an toàn và phòng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này.
 
Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách để những ngân hàng thương mại có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế, đồng thời khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
 
Ba là, thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để ngân hàng thương mại Nhà nước thực sự làm nòng cốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cả nước.
 
Bốn là, bổ sung hoàn thiện thể chế các ngân hàng thương mại cổ phần, nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động.
 
Năm là, xây dựng phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.
 
Sáu là, kiện toàn và phát huy có hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Việc thành lập mới các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, kể cả thành lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nông thôn phải được thẩm định chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.
 
Bảy là, phối hợp có hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với việc cơ cấu lại và phát triển mạnh các phân khúc khác các thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thực hiện công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.
 
Theo Công Minh
NDHMoney
 

Ba ngân hàng hợp nhất, nhiều chủ nợ thấp thỏm

Ngày đăng : 06/12/2011 - 5:41 PM
Vấn đề xử lý nợ của Ficombank, TinNghiaBank và SCB do vay mượn trên thị trường liên ngân hàng trước đó, đang gây đau đầu cho một số ông chủ nhà băng.
 
 
Sau nhiều chờ đợi, ngày 6/12, Ngân hàng Nhà nước chính thức phát đi thông điệp sáp nhập 3 ngân hàng có trụ sở chính tại Tp.HCM, gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank).
 
Lượng tiền Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản trước đó cho 3 đơn vị trên được giao lại cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) quản lý, với tư cách là cổ đông nhà nước tại ngân hàng hợp nhất.
 
Chủ nợ có thành cổ đông bất đắc dĩ?
 
Có mấy vấn đề đặt ra xung quanh câu chuyện sáp nhập của Ficombank, TinNghiaBank và SCB, mà đầu tiên là giải quyết nghĩa vụ nợ giữa tổ chức tín dụng với người gửi tiền; giữa tổ chức tín dụng với tổ chức tín dụng và quyền lợi của các cổ đông hiện hữu.
 
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “Bất kỳ tổ chức tín dụng nào cũng đều đi vay và cho vay. Vì thế, quá trình xử lý sáp nhập sẽ bao gồm cả việc xử lý nghĩa vụ còn lại của những đơn vị này; trong đó, có nghĩa vụ trả nợ theo đúng quy định của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các bên liên quan cơ cấu lại nợ giữa tổ chức tín dụng với tổ chức tín dụng khác; giữa tổ chức tín dụng với khách hàng”.
 
Đối với quyền lợi cổ đông hiện hữu trước khi sáp nhập, Thống đốc nhấn mạnh: Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá lại giá trị cổ đông của ngân hàng và xử lý từng bước theo quy định luật pháp. Theo đó, những cổ đông và những cổ phần trước đây trên thực tế đã bị mất vốn sẽ được thay thế bằng những cổ đông mới, trong đó có sự tham gia của những cổ đông nhà nước để đảm bảo rằng: ngân hàng hợp nhất không tiếp tục phá sản, tiếp tục phát triển và đảm bảo đầy đủ quyền lợi người gửi tiền cũng như quyền lợi khách hàng của ngân hàng.
 
Theo những thông tin người viết có được, vấn đề xử lý nợ của Ficombank, TinNghiaBank và SCB do vay mượn trên thị trường liên ngân hàng trước đó, đang gây đau đầu cho một số ông chủ nhà băng. 
 
Chủ một nhà băng ở Hà Nội cho biết, 3 ngân hàng này đang nợ ngân hàng ông khoảng 864 tỷ đồng. Trong đó, SCB nợ 394 tỷ đồng, Ficombank nợ 70 tỷ đồng, TinNghiaBank nợ gần 400 tỷ đồng. 
 
Một ngân hàng khác có trụ sở ở Kiên Giang cũng cho biết, từng cho một trong ba ngân hàng này vay trên thị trường 2 một khoản tương đối lớn, nhưng đến nay vẫn chưa đòi được.
 
Vấn đề ở đây không phải chuyện trả hay không mà chính là vay mượn trên thị trường 2 có đặc điểm riêng biệt là giải quyết nhanh, trong khi quá trình sáp nhập và xử lý nợ nần thường kéo dài vì phải có kiểm toán đánh giá mọi khoản nợ, định giá tài sản với vô số hóa đơn chừng từ dồn tích cả chục năm. 
 
Do đó, nếu Ngân hàng Nhà nước không ưu tiên giải quyết nhanh và dứt điểm những khoản nợ mang tính đặc thù như nợ vay trên thị trường 2 mà lại đợi đến khi kiểm toán xong thì sẽ ảnh hưởng thanh khoản tới những ngân hàng khác.
 
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần nhận định: trong những ngày tới, các chủ nợ là tổ chức tín dụng có thể sẽ ráo riết hơn trong việc thu hồi nợ. Tình trạng đó sẽ làm cho chuyện vay mượn trên liên ngân hàng không dễ dàng như trước. 
 
Tình trạng cũng đó sẽ làm cho quá trình luân chuyển dòng vốn bị ảnh hưởng, nhất là đối với các con nợ yếu thanh khoản nên đành phải chọn biện pháp chây ỳ trả nợ. Ngoài ra, có thể những chủ nợ này sẽ trở thành những cổ đông bất đắc dĩ của những ngân hàng trong diện buộc phải sáp nhập, nếu như không đòi được nợ!
 
Phát pháo đầu tiên của Thống đốc
 
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng Nhà nước đã trình lên Chính phủ đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và về cơ bản, Chính phủ đã thông qua. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm cần hoàn thiện thêm để trình Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo với những nguyên tắc cơ bản nhất.  
 
Theo lộ trình của đề án, từ nay đến hết năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải sắp xếp, chia nhóm các ngân hàng dựa trên tình trạng hoạt động của họ; trong đó đặc biệt chú ý đảm bảo tính thanh khoản cho những đơn vị còn yếu kém. Bước đầu tiên là từ ngày 6/12/2011, Ngân hàng Nhà nước chính thức về chủ trương cho phép sáp nhập Ficombank, TinNghiaBank và SCB thành một ngân hàng.
 
Thống đốc cho biết, trong thời gian hoạt động vừa qua đây, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Thực hiện quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này và đến nay, tình hình thanh khoản của 3 đơn vị trên đã được cải thiện đáng kể.
 
Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng. Tên mới của ngân hàng này sẽ do hội đồng quản trị mới quyết định sau khi hợp nhất. 
 
“Chúng tôi đánh giá cao hành động của Ficombank, TinNghiaBank và SCB. Điều đó cho phép họ phát huy hết thế mạnh vốn có của mỗi ngân hàng để trở thành một ngân hàng có tiềm lực mạnh, tiếp cận thị trường sâu,  hoạt động lành mạnh và từng bước vươn tới những chuẩn mực cần thiết theo quy định của luật pháp”, Thống đốc nói.
 
Nhờ đó, họ tiết giảm chi phí do việc giảm từ ba bộ máy hoạt động xuống còn một bộ máy hoạt động; góp phần nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng, trên cơ sở lựa chọn những cán bộ tốt nhất từ 3 đơn vị trước đó để đảm nhiệm những vị trí chủ chốt nhất tại ngân hàng hợp nhất.
 
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định BIDV chính thức tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất của 3 ngân hàng này. Cụ thể, trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng đó một cơ số tài chính nhất định. Chính phủ coi phần hỗ trợ trên như một phần vốn của nhà nước tại ngân hàng này và BIDV thay mặt nhà nước đại diện để quản lý phần vốn đó. 
 
Song song, BIDV sẽ trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động cơ bản của ngân hàng sau hợp nhất và nắm giữ các vị trí trọng yếu tại hội đồng quản trị, ban kiểm soát và bộ máy điều hành.
 
Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy

Người gửi tiền bình tĩnh nghe tin 3 ngân hàng hợp nhất

Ngày đăng : 06/12/2011 - 4:20 PM

Thông tin lần đầu tiên hợp nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Sài Gòn và Đệ Nhất đang khiến dư luận xôn xao song người gửi tiền tại TP HCM và Hà Nội đều khá bình tĩnh.

 

                       

 

Tại Hà Nội, vẫn có khách mới đến gửi tiền tại một trong số các nhà băng này. Cầm 120 triệu đồng tại chi nhánh ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) vào lúc gần 10h sáng nay, bà Ngô Thị Tuyết cho biết, có nghe phong thanh thông tin 3 ngân hàng sẽ hợp vào với một ngân hàng lớn. "Lúc chưa hiểu, tôi cũng thấy hơi lo lo. Nhưng nghe nhân viên giải thích rồi, mới thấy hợp nhất không có nghĩa là xóa sổ hay phá sản", khách hàng này cho biết. Gửi tiền trong kỳ hạn 3 tháng với lãi suất hơn 1,16% một tháng (tương đương gần 14% một năm), bà Tuyết cho hay, không quá băn khoăn về vấn đề sáp nhập ngân hàng.

 

Nhân viên Tín Nghĩa Bank cũng xác nhận, từ sáng liên tục nhận điện thoại của khách hàng hỏi về việc nhà băng này hợp nhất cùng với 2 đơn vị khác. Vài khách hàng đề cập luôn chuyện rút tiền, vàng trước hạn; nhưng sau khi nghe nhân viên giải thích, rằng quyền lợi của khách gửi tiền vẫn được đảm bảo, hầu hết đã từ bỏ ý định, giao dịch viên cho biết.

 

Tại phòng giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) trên phố Cầu Giấy, lúc hơn 9h, có nhiều khách ngồi đợi đến lượt rút tiền. Chị Loan, một khách hàng cho biết, chị đến làm lại sổ và rút tiền về vì đến hạn tất toán và có việc cần dùng, chứ không mảy may quan tâm chuyện nhà băng chuẩn bị hợp nhất với đơn vị khác. "Tôi cũng nghe phong thanh chuyện này, nhưng không phải mối quan tâm. Nếu hợp nhất, mà quyền lợi của chúng tôi vẫn được đảm bảo, thì không vấn đề. Sợ nhất là nhập lại với nhau xong, thì lãi suất hạ xuống, quy trình rắc rối...", chị Loan chia sẻ.

 

Nhân viên giao dịch ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) trên phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) lại tỏ ra ngạc nhiên khi khách hàng đến hỏi về quyền lợi khi ngân hàng hợp nhất. Chị này kể, trong buổi sáng, đây là vị khách đầu tiên đến hỏi về vấn đề này.

 

Tại TP HCM, sau thông tin hợp nhất 3 ngân hàng, không khí giao dịch tại các đơn vị này cũng không đột biến, thậm chí, khách chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khoảng 9h30 sáng, tại chi nhánh Tín Nghĩa Bank trên đường Tạ Uyên, quận 11, có khoảng 5-7 khách đến giao dịch. Trong số này, người rút tiền vì đến hạn nhưng cũng có khách đến để gửi tiết kiệm. "Tôi đến để tất toán sổ tiết kiệm vì đã hết hạn chứ không biết gì đến việc hợp nhất", một người đến rút tiền nói.

 

Trong khi đó, tại quầy thu tiền, một khách hàng trạc 40 tuổi, cầm trên tay xấp tiền vài chục triệu cho biết, bà có nghe thông tin 3 ngân hàng sẽ hợp vào với một ngân hàng lớn. “Ban đầu tôi cũng thấy hơi lo lắng khi định mang tiền đến gửi. Nhưng khi nghe con trai đang học tại trường Đại học kinh tế TP HCM giải thích rằng, hợp nhất không có nghĩa là phá sản mà chỉ là để cho mạnh hơn. Và nó bảo mẹ cứ gửi ở đây cho gần nhà. Do đó, sáng nay tôi quyết định đem gửi”, bà này giải thích.

 

Một phòng giao dịch khác của Việt Nam Tín Nghĩa trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh sáng nay cũng chung tình cảnh vắng hoe, không có khách đến giao dịch. Cách đó không xa, phòng giao dịch của SCB chỉ một vài khách ra vào. Ở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch quận Bình Thạnh, quận 1, bên trong chỉ có vài vị khách làm việc trực tiếp với nhân viên, chứ không phải ngồi chờ hay xếp hàng để được giải quyết.
Nguồn tin từ phòng giao dịch SCB trên đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh cho biết, lượng khách đến giao dịch sáng nay không có dấu hiệu gì khác biệt so với ngày thường. Điều này được anh chứng minh bằng chỗ khu đỗ xe khách chỉ lác đác vài chiếc, thậm chí chiếm chưa tới một nửa khu vực dành đỗ xe khách.

 

Trong khi đó, tại phòng giao dịch ngân hàng Đệ Nhất, trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, lúc gần 10h, không khí ở đây cũng khá vắng vẻ. Trước sảnh gần như không có một chiếc xe máy nào của khách đậu. Một nhân viên ở đây cho biết, sau thông tin hợp nhất, khách hàng có gọi điện thoại hỏi thăm, còn đến giao dịch thì từ sáng đến giờ gần như không có.

 

Khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi khách hàng đến cùng, cả 3 nhà băng nói trên đang có những ưu đãi nhất định với người gửi tiền, vàng. Tại phòng giao dịch SCB trên phố Cầu Giấy (Hà Nội), nhân viên cho hay, từ đầu tháng 12, nhà băng này đã áp dụng lãi suất gửi vàng lên đến gần 4% cho khách hàng. Mức niêm yết hiện nay là 3,5% một năm, nhưng từ nhiều ngày nay, khách gửi vàng được cộng thêm từ 0,15% trở lên và mức cao nhất đã lên xấp xỉ 3,9%.

 

Còn tại ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, nhân viên giao dịch hứa chắc chắn với khách gửi vàng sẽ cộng thêm lãi suất thay vì mức 3,2% hiện nay. Theo đó, mức lãi suất cao nhất tại đây là 3,7% một năm. Còn tại Ficombank, khách gửi tiền sẽ được khuyến mại hiện vật, với sản phẩm là bộ xoong nồi và bát đĩa...

 

Thông tin hợp nhất Tín Nghĩa Bank, Ficombank và Đệ Nhất được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra vào sáng nay, trong cuộc họp giao ban báo chí tổ chức tại Hà Nội. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau khi hợp nhất. Trong tư cách là đại diện vốn Nhà nước, BIDV sẽ phải đảm bảo để không xảy ra phá sản sau khi hợp nhất cũng như quyền lợi người gửi tiền hợp pháp.

 

Nguồn tin từ Tín Nghĩa Bank cho biết, chiều nay, ngân hàng này cùng với SCB và Ficombank tiếp tục họp với Ngân hàng Nhà nước và BIDV để bàn về phương án hợp nhất.

 

 Theo Lệ Chi - Bạch Hường - Tuệ Minh

 Vnexpress


 


CNBC công bố dự báo ấn tượng nhất về thế giới năm 2012

Ngày đăng : 06/12/2011 - 9:30 AM

Tổng thống Obama sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2012. Giá vàng không thể vượt mức 2.000USD/ounce; thế giới sẽ ngập đồng euro….
 

 

 

CNBC tập hợp dự báo nổi bật nhất do hãng tin tài chính này thực hiện khảo sát với các chuyên gia, phóng viên, biên tập viên và bình luận gia nổi tiếng.

Bank of America sẽ bán Merrill Lynch


Lại một lần nữa Bank of America cần tiền và sẽ chọn bán Merrill Lynch, công ty môi giới lớn nhất thế giới sau khi mua công ty này với giá 48,7 tỷ USD ở thời điểm đỉnh cao khủng hoảng tài chính năm 2008. Tập đoàn tài chính TD Bank Group của Canada và RBS Royal Bank sẽ nghiêm túc xem xét đến việc thâu tóm Merrilll Lynch.

Tổng thống Obama sẽ buộc người giàu phải đóng thuế


Dù Tổng thống Obama có chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 hay không, chắc chắn ông sẽ chấm dứt chương trình giảm thuế cho người giàu vào tháng 12/2012. Các nhà hoạch định chính sách thuộc Quốc hội Mỹ, như thường lệ, sẽ không thể thống nhất với nhau về các biện pháp để ngăn khả năng chi tiêu tự động bị cắt giảm từ tháng 1/2013.

CEO của Goldman Sachs từ chức

Lloyd Blankfein sẽ từ chức CEO của Goldman Sachs khi đã quá mệt mỏi trên cương vị này suốt từ tháng 6/2006. Ông lèo lái Goldman Sachs thành công qua thời kỳ bong bóng tín dụng năm 2007, khủng hoảng tài chính, chuyển đổi mô hình hoạt động của tập đoàn, cải cách tài chính và vụ kiện sống còn với Ủy ban chứng khoán Mỹ. Nhiều người tin rằng Goldman Sachs cần đến một lãnh đạo cho thời kỳ hậu khủng hoảng và không có gì ngạc nhiên nếu ông Blankfein sẽ đồng ý từ chức vào năm 2012.

FaceFlix? NetBook?

Khi cổ phiếu đã sụt giảm mạnh, Netflix sẽ bị Facebook thâu tóm.

Giá xăng không ngừng tăng cao

Giá xăng bán lẻ tại Mỹ sẽ vượt lên trên mức 4USD/gallon và lên mức cao kỷ lục trong năm 2008. Hướng đi của giá dầu cũng có thể giúp dự báo phần nào về hướng đi của giá xăng thế nhưng giá xăng sẽ biến động mạnh hơn. Quý 4/2011, giá xăng thường ở mwucs thấp, giá xăng sẽ lập đỉnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5/2011 khi các công ty lọc dầu đang đóng cửa bảo trì và chuyển từ sản xuất sản phẩm mùa đông sang mùa hè. Ngoài ra, việc nhà máy lọc dầu gần Philadelphia và 2 nhà máy khác dọc sông Delaware đóng cửa có thể khiến nguồn cung xăng dầu ngày một hạn chế.

Đồng USD tăng giá mạnh so với đồng euro


Đồng euro sẽ không thể đạt mức cân bằng so với đồng USD ở thời điểm cuối năm. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc in tiền ồ ạt, kết quả đồng euro sẽ sụt giá mạnh mẽ.

Giá vàng sẽ không thể vượt mức 2.000USD/ounce

Các chuyên gia không tin rằng giá vàng sẽ vượt mức 2.000USD/ounce. Giá vàng về căn bản đã lập đỉnh và nay đã bị định giá quá mức. Người ta sẽ mua cổ phiếu nhiều hơn vàng. Các chuyên gia lạc quan về thị trường chứng khoán nhiều hơn thị trường vàng.

Ấn Độ sẽ đối đầu với khủng hoảng


Thâm hụt tài khóa và tài khoản vãng lai của Ấn Độ cũng như bê bối tham nhũng nhiều tỷ USD sẽ gây ra nhiều áp lực xấu lên nền kinh tế. Lạm phát và lãi suất sẽ ngày một cao còn tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống. Người dân sẽ thể hiện sự bất bình đối với đảng cầm quyền trong các cuộc bầu cử tại địa phương. Vào cuối năm sau, Ấn Độ có thể sẽ có Thủ tướng mới.

Tổng thống Obama sẽ chiến thắng thêm một nhiệm kỳ nữa

Bất chấp nhiều yếu tố bất lợi hiện tại, Tổng thống Obama sẽ được bầu làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ 4 năm.

Thị trường nhà đất Mỹ sẽ tiếp tục khó khăn


Giá nhà đất Mỹ được dự báo giảm thêm 5% đến quý 2/2011 trước khi lập đáy vào cuối năm 2012. Hiện nay giá nhà đang trong xu thế giảm bởi tỷ lệ nhà tồn sau hàng loạt các vụ thu hồi nhà tăng.

 

 Theo Ngọc Diệp

Theo TTVN


 


 

Tin mới cập nhật