Chứng khoán hứng khởi với tin cứu doanh nghiệp

Ngày đăng : 08/05/2012 - 12:00 PM

 Chứng khoán hứng khởi với tin cứu doanh nghiệp

http://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2012/05/08/6744133093063072nguoiduatinchungkhoan.jpg

Tuy không phải là một gói kích cầu như năm 2009 nhưng nhiều chuyên gia cho rằng gói giải pháp 29.000 tỷ đồng vừa công bố sẽ có tác động tích cực trong trung hạn với thị trường chứng khoán.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số Vn-Index đã tăng khoảng 100 điểm, từ mốc 390 điểm lên trên 490 điểm. Trong khi đó, các chỉ báo khác như HNX-Index hay VN30 cũng tăng 20 – 30%.

Cùng với các chỉ số, giao dịch chứng khoán trên các sàn cũng ổn định ở mức cao (tổng giá trị giao dịch có phiên đạt trên 2.600 tỷ đồng). Thống kê trên 2 sàn cho thấy trong số hơn 700 mã niêm yết tại 2 Sở Hà Nội và TP HCM, có 597 cổ phiếu tăng giá trong 4 tháng đầu năm, trong đó mã tăng mạnh nhất lên tới 173% thị giá.

Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng, nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh có nguyên nhân từ thông tin đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ áp trần lãi suất cho vay. Cũng vì thế, tác động của việc áp trần lãi suất vay là 15% một năm với một số lĩnh vực đã phản ánh vào giá cổ phiếu từ trước đó chứ không đợi đến khi công bố giá mới tăng.

Tuy nhiên, khi gói giải pháp cứu doanh nghiệp trị giá 29.000 tỷ đồng được công bố cuối tuần trước, thị trường bắt đầu phản ứng mạnh và tăng theo hướng bền vững hơn. Nhà đầu tư hào hứng mua vào vì họ kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục như năm 2009 khi Chính phủ tung ra gói kích cầu. “Theo tôi dự đoán thị trường chứng khoán sẽ có triển vọng tốt trong trung hạn”, ông Bảo nhận định

Lãnh đạo một công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội lưu ý, trong những ngày gần đây, giá nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng trần chủ yếu do ảnh hưởng tin tốt vĩ mô chứ không do các ngành đó có tín hiệu tốt trực tiếp. “Bất động sản và chứng khoán đâu nằm trong danh sách được ưu đãi lãi suất hoặc ưu đãi về thuế nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng trần ầm ầm vì nhiều mã nằm trong danh mục của ‘đội lái’. Khi có tin tốt, nhiều nhà đầu tư tin rằng giá sẽ lên nên ào vào mua”, ông này nói.

Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, giá tăng do một thời gian dài cổ phiếu giảm liên tục, xuống dưới giá trị sổ sách. Bên cạnh đó, vốn gián tiếp nước ngoài vào thị trường tăng mạnh nên chứng khoán cũng đi lên. Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng, chỉ khi kinh tế phục hồi thì giá cổ phiếu mới tăng bền vững.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt – ông Nhữ Đình Hòa nhận xét, việc tung ra gói giải pháp 29.000 tỷ đồng là một tín hiệu tích cực đối với thị trường. Khi doanh nghiệp được cứu, hoạt động kinh doanh khởi sắc thì giá cổ phiếu đương nhiên sẽ được hỗ trợ. “Làn sóng tăng giá cổ phiếu vài ngày gần đây có nguyên nhân quan trọng từ tin tốt lành này”, ông Hòa nói.

Phó tổng giám đốc phụ trách phân tích một công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội chia sẻ, nhà đầu tư nhiều khi không cần đọc gói kích thích đó có tác động vào lĩnh vực nào, mà cứ nghe tin tốt là mua bừa. Đây là lý do khiến nhiều cổ phiếu không thuộc nhóm ngành được Chính phủ ưu tiên cứu vẫn tăng trần nhiều phiên. “Cần cẩn thận với nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản. Không phải kích thích là giá cổ phiếu chứng khoán bất động sản bay lên trời”, ông này nhận định

Theo dõi của một số công ty chứng khoán cho thấy, dòng tiền những ngày gần đây có dấu hiệu chảy mạnh vào các cổ phiếu dẫn dắt, đặc biệt là “họ” dầu khí. Trong quý một, các doanh nghiệp này phần lớn có kết quả kinh doanh tốt hơn mặt bằng chung, đồng thời chưa tăng giá mạnh trong thời gian trước đó.

Nhận định về làn sóng tăng giá của các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán FLC cho rằng, đó là những mã chứng khoán giảm mạnh nhất khi thị trường đi xuống. Do vậy, theo nguyên tắc cung cầu, khi thị trường phục hồi, những cổ phiếu này sẽ có sức bật mạnh hơn. Sự tăng giá mạnh mẽ của nhóm chứng khoán này cũng không liên quan nhiều đến tình hình kinh doanh hiện tại.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng lưu ý, khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản tăng giá mạnh cần xem xét kỹ tình hình của từng công ty. "Với thị trường có nhiều nhà đầu tư tổ chức, việc định giá sẽ tốt hơn và mức tăng khi thị trường có xu hướng tốt cũng không quá mạnh. Còn với thị trường mà hầu hết là nhà đầu tư cá nhân thì mức tăng sẽ lớn hơn nhiều nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tương ứng", Tổng giám đốc Chứng khoán FLC khuyến cáo.

Theo Nhật Minh
VNExpress

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Nhà đầu tư cần biết trước phiên giao dịch ngày 08/05

Ngày đăng : 08/05/2012 - 9:35 AM

 

Trong tháng 4 vừa qua, NHNN đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng. 

 

 

Thế giới:

 

Gạt bỏ những lo lắng sau kết quả bầu cử tại châu Âu sang một bên. Cổ phiếu tài chính của Mỹ, vốn nhạy cảm với những biến động gây ảnh hưởng đến ổn định tài khóa của eurozone, đã không chỉ tăng mạnh nhất mà khối lượng giao dịch cũng lớn nhất. Kết thúc phiên S&P500 phục hồi, bất chấp khả năng giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn không chắc chắn.

 

Đi ngược lại với thị trường chứng khoán, giá vàng thế giới đã giảm giá trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi kết quả bầu cử ở Pháp và Hy Lạp được công bố, trong khi giá dầu thô có lúc xuống 95,35 USD/thùng.

 

Trước tình hình biến động của giá vàng trong thời gian vừa qua, một chuyên gia trong nước là TS Alam Phạm đã có những phân tích về xu hướng và những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng trong thời gian tới. Theo TS Alam Phạm vàng là một trận đấu giữa lực mua và lực bán.

 

Trong nước:

 

Sau phiên giao dịch ngày hôm qua thị trường có phiên tăng điểm hưng phấn trên cả hai sàn khi VN-Index bứt phá thành công qua đỉnh ngắn hạn tại xấp xỉ 480 điểm hầu hết cách công ty chứng khoán đã có những nhận định tích cực trong phiên giao dịch ngày hôm nay. So sánh với các chỉ số chứng khoán thế giới VN-Index làm á quân thế giới trong 4 tháng đầu năm

 

Thông tin về tài chính ngân hàng cho hay trong tháng 4 vừa qua, NHNN đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng. Điều đó cho thấy "Ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền".

 

Hôm nay (8-5), các ngân hàng (NH) thương mại sẽ bắt đầu áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng lãi suất tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên cộng với 3%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên. Vậy tình trạng tín dụng tại các ngần hàng sẽ diễn ra như thế nào đã được phân tích qua bài viết "Ứng phó với trần lãi vay".

 

Bên cạnh đó có một số thông tin về doanh nghiệp quan trong ra sáng nay, cụ thể SHI lợi nhuận Quý I giảm khá sâu,SHN: Kiểm toán chưa xác nhận khả năng tiếp tục hoạt động, nổi bật lên với kết quả kinh doanh của PPC lợi nhuận trong quý đạt 132,72 tỷ đồng

 Stox

 


Nút thắt bất ngờ trước quyết định triển khai T+3

Ngày đăng : 07/05/2012 - 9:09 AM

 

Tưởng như tất cả các CTCK và nhà đầu tư Việt Nam đều đồng thuận với ý tưởng T+3 là làm được, nhưng một nút thắt bất ngờ xuất hiện. 

 

 

Nút thắt này đến từ khối nhà đầu tư nước ngoài khi khối ngoại tỏ ra khó chấp nhận phương án này. Đại diện cho các nhà đầu tư ngoại - các ngân hàng lưu ký toàn cầu đang hiện diện tại Việt Nam như HSBC, Citibank, Deutsche bank, Standard Chartered bank đồng loạt phản ánh mối quan ngại của nhà đầu tư ngoại nếu Việt Nam dự kiến triển khai ý tưởng T+3 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) nêu ra mới đây.

 

VSD đưa ra ý tưởng T+3 tức là cho phép nhà đầu tư được bán chứng khoán ngày T+3 với điều kiện các thành viên phải hoàn tất việc chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán trước 4h chiều ngày T+2. Với quy trình thanh toán hiện nay, các thành viên được chuyển tiền vào sáng T+3, chiều T+3 chứng khoán mới về tài khoản và phải đến ngày T+4, chứng khoán mua ngày T mới đủ điều kiện để bán.

 

Nhà đầu tư ngoại khó chấp nhận chuyển tiền T+2, nhận chứng khoán T+3

 

Khác với giao dịch từ xa hay giao dịch trực tuyến, hoạt động thanh toán chứng khoán có một đặc thù là để triển khai được T+3, điều kiện tiên quyết là phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên lưu ký (102 CTCK và các ngân hàng lưu ký).

 

Chính đặc thù này khiến cơ quan quản lý, cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đang phải nỗ lực tìm sự đồng thuận của nhà đầu tư ngoại thông qua các đại diện là khối ngân hàng lưu ký nước ngoài, khi mà khối nhà đầu tư ngoại đưa ra nhiều lý lẽ khác nhau.

 

Ngân hàng Deutsche bank cho biết, khó khăn lớn nhất của họ là làm cách nào để thuyết phục được khách hàng (nhà đầu tư ngoại) chấp thuận phương án chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán vào T+2 và nhận chứng khoán về tài khoản vào T+3.

 

Theo Deutsche bank, hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán của Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tiền và chứng khoán chuyển giao đồng thời, nên nếu cơ quan quản lý TTCK thay đổi quy trình thanh toán, trong đó ngày chuyển tiền và nhận chứng khoán khác nhau là rất khó được nhà đầu tư ngoại chấp nhận.

 

Ngân hàng HSBC cho biết, với nhà đầu tư nước ngoài, thì rủi ro chuyển tiền trong ngày và rủi ro chuyển tiền qua ngày là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Ở đây xin nói thêm là với chu kỳ thanh toán hiện tại, dù thực hiện phong tỏa khoản tiền mua chứng khoán trên tài khoản nhà đầu tư ngay khi đặt lệnh mua, nhưng trước 11h T+3, các ngân hàng lưu ký chứng khoán mới ghi nợ vào tài khoản tiền của nhà đầu tư và đến chiều cùng ngày (T+3), sẽ ghi có vào tài khoản chứng khoán.

 

HSBC cho rằng, nếu thực hiện thanh toán tiền trước 4h chiều T+2, nhưng chứng khoán phải đến sáng T+3 mới nhận được thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ đặt ít nhất 3 câu hỏi.

 

Thứ nhất, nguyên tắc tiền và chứng khoán chuyển giao đồng thời tại Việt Nam ở đâu?

 

Thứ hai, việc chuyển tiền thanh toán qua đêm sang ngân hàng chỉ định thanh toán BIDV lấy gì đảm bảo sự an toàn khi BIDV đã là ngân hàng cổ phần, chứ không phải là ngân hàng trung ương như các thị trường tiên tiến khác?

 

Thứ ba, chuyển tiền trước 1 ngày, xử lý quyền lợi của nhà đầu tư (lãi suất qua đêm) sẽ như thế nào?... HSBC còn quan ngại rằng, gần 2 tháng nay, sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại đến TTCK Việt Nam đang ấm trở lại, nhưng việc triển khai T+3 với các đặc thù thanh toán như dự kiến, thì nếu không có lời giải thích phù hợp cho khối ngoại, có thể sẽ dẫn đến khả năng chuyển dịch của dòng vốn ngoại khỏi Việt Nam.

 

Phía Citibank bank cũng đưa ra những lo ngại về phương án T+3. Theo ngân hàng này, dù triển khai T+3 là cho phép nhà đầu tư được bán chứng khoán sớm 1 ngày, nhưng nhà đầu tư nước ngoài sẽ không hài lòng khi họ bị ghi nợ vào tài khoản tiền sớm hơn ghi có vào tài khoản chứng khoán 1 ngày. Với nhà đầu tư ngoại, nguyên tắc quản trị rủi ro là quan trọng nhất và họ sẽ khó chấp nhận đặc thù thanh toán tiền và chứng khoán khác ngày nhau tại Việt Nam.

 

Để tìm sự đồng thuận của nhà đầu tư ngoại, các ngân hàng lưu ký đưa ra 2 sáng kiến cho vấn đề T+3. Sáng kiến thứ nhất là thay vì yêu cầu chuyển tiền thanh toán chứng khoán trước 4h chiều T+2 thì VSD nên cho phép các thành viên chuyển tiền trước 9h sáng T+3 và ngay trong buổi sáng T+3, VSD sẽ hoàn tất các thủ tục thanh toán bù trừ đa phương để đến đầu giờ chiều T+3 sẽ chuyển chứng khoán về tài khoản nhà đầu tư, cho phép họ được giao dịch vào phiên chiều. Sáng kiến thứ hai là thay vì phương án T+3, UBCK và VSD nên cải tổ đồng bộ hệ thống thanh toán trên thị trường để áp dụng T+2, thậm chí T+0 trong thời gian tới.

 

Tuy nhiên, ở khía cạnh nhà quản lý, những sáng kiến này đặt trong môi trường Việt Nam hiện nay là chưa thể thực hiện ngay được, vì nhiều lý do khác nhau.

 

Ngân hàng lưu ký cần tới 3 đến 9 tháng để chỉnh sửa hệ thống

 

Không chỉ nhà đầu tư ngoại chưa đồng thuận với phương án T+3, mà các ngân hàng lưu ký cũng tỏ ra không mặn mà với phương án này vì cho rằng, đây chỉ là phương án tạm thời, trong khi để họ có thể thực hiện được sẽ mất từ 3-9 tháng hoàn tất quy trình kỹ thuật.

 

Vì sao lại cần nhiều thời gian như vậy, trong khi bản chất của việc chuyển sang thanh toán T+3 chỉ là ngân hàng lưu ký thực hiện bút toán chuyển tiền thanh toán trước 1 ngày so với hiện nay?

 

Theo tìm hiểu của ĐTCK được biết, về mặt kỹ thuật, ngân hàng lưu ký chỉ cần cập nhật 2 trường: chứng khoán là T+3, tiền là T+2, nhưng để có sự thay đổi trong hệ thống, họ phải qua nhiều vòng xem xét, chấp thuận của các bộ phận như bộ phận pháp chế, bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị rủi ro…

 

“Nếu UBCK kiên quyết thực hiện T+3 và yêu cầu các thành viên lưu ký phải thay đổi thời gian chuyển tiền thanh toán sang T+2 thì chúng tôi cần ít nhất 4 tháng mới có thể đáp ứng được sự thay đổi này. Khoảng thời gian đó là để giải thích cho các bộ phận hiểu, xin phép các cấp quản lý, rồi mới đến xử lý kỹ thuật và áp dụng”, Deutsche bank cho biết.

 

Ngân hàng HSBC cho rằng, thời gian cần thiết để thay đổi trường T+2, T+3 trong thanh toán giao dịch chứng khoán không phải để lo thủ tục kỹ thuật hay hành chính, mà họ cần thời gian để xử lý quy trình quản trị rủi ro, không chỉ tại ngân hàng địa phương (Việt Nam), mà là HSBC trên toàn cầu.

 

Với những lý lẽ từ các ngân hàng lưu ký về phương án T+3, rõ ràng việc triển khai T+3 trong 1-2 tháng tới là không thể thực hiện được. Làm thế nào để thuyết phục được nhà đầu tư ngoại và các ngân hàng lưu ký nước ngoài đồng thuận, ủng hộ phương án T+3 và định lượng được một khoảng thời gian hợp lý để họ chỉnh sửa hệ thống? Đó là 2 vấn đề thách thức mà VSD và UBCK phải nỗ lực vượt qua trong quyết tâm triển khai T+3 trên TTCK Việt Nam. 

 

Tường Vi

 ĐTCK

 


MSN tăng trần kéo VN-Index tăng hơn 7 điểm

Ngày đăng : 04/05/2012 - 3:21 PM

 

KSS, KSH giảm sàn. Dòng chứng khoán tăng trần hàng loạt khiến HNX-Index tăng hơn 1,5%, vượt ngưỡng 80 điểm. Lực bán HBB bắt đầu chậm lại.
 
Đóng cửa phiên sáng 4/5:
 
MSN bất ngờ tăng trần kéo VN-Index tăng hơn 7 điểm lên 475,85 điểm. Đã có động thái “đánh thốc” bluechips để VN-Index bứt phá ra khỏi vùng kháng cự 475-480 điểm và HNX-Index bứt phá ra khỏi vùng 80 điểm.

Kết thúc phiên sáng, sàn HoSe có 219 mã tăng giá (87 mã tăng trần), 39 mã giảm giá (10 mã giảm sàn); bên sàn Hà Nội, số mã tăng giá cũng lên tới 215 mã (73 mã tăng trần), 62 mã giảm giá (16 mã giảm sàn).

Cầu bắt đáy giá sàn MSN hôm qua tăng vọt, khiến MSN khớp lệnh hơn 400 nghìn cp, cao nhất trong 3 tháng, sang phiên hôm nay, ban đầu MSN giao dịch khá dè dặt tại giá 104 tuy nhiên đến cuối giờ sáng mã này đã không còn dư bán.

Tại nhóm VN30, STB giảm 200 đồng, SJS, PNJ giảm 100 đồng còn lại hầu hết đều tăng điểm. FPT sau 2 phiên tăng trần, sáng nay tăng 1.000 đồng/cp; PVD tăng 900 đồng, VIC tăng 1.000 đồng, HPG tăng 500 đồng, SSI tăng 600 đồng, VSH giao dịch đột biến hơn 3 triệu cp, cuối phiên không còn dư bán.

Tại nhóm khoáng sản, BGM giảm 400 đồng, KSS, KSH giảm sàn, KSA, KSB, CMI vẫn tăng trần. Tại các penny khác, NVT dư mua trần 5,5 triệu cp, VNE, KMR dư mua trần trên 1 triệu cp, các mã khác như ASP, MCG, HQC…tăng trần trở lại.


Dòng tiền có dấu hiệu chuyển hướng sang nhóm chứng khoán, AGR, BSI, SBS tăng trần, HCM tăng 400 đồng, bên sàn Hà Nội, ORS, APS, SHS tăng trần, trong đó SHS dư mua trần hơn 450 nghìn cp; VND tăng 500 đồng…

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,2 điểm (+1,5%) lên 80,89 điểm. HBB đang hồi phục đáng kể, mặc dù có lúc bị bán xuống giá tham chiếu song mã này lại leo lên giá tham chiếu 6.3, khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị.


Trên sàn Hà Nội sáng nay ngoài nhóm chứng khoán, một số cổ phiếu tăng trần đáng chú ý như DBC, PV2, PGS, POT, PVC, PVG, PLC…

SHN và VSP đều giảm sàn, VSP sẽ giao dịch phiên cuối cùng vào ngày 31/5 sau đó bị hủy niêm yết và chuyển qua giao dịch trên sàn UpCOM. Hôm nay VSP vẫn khớp lệnh hơn 1,3 triệu cp.  

Mở cửa phiên giao dịch 4/5: 

Với những tín hiệu phát đi từ cuối phiên trước tại sàn Hà Nội, sáng nay VN-Index hồi phục nhẹ trở lại, tăng 1,73 điểm đợt 1, lên 470,53 điểm. KLGD đợt 1 khá thấp, đạt 4,5 triệu cp, tương đương hơn 68 tỷ đồng. 

Sang đợt 2, MSN tăng nhẹ 1000 đồng, VN-Index tăng hơn 3 điểm lên 472 điểm. Lúc này nhóm cổ phiếu khoáng sản đang bị chốt lời mạnh, KSS, BGM giảm 100 đồng, KSA tăng 1.000 đồng mặc dù báo cáo kiểm toán của công ty này có một số điểm ngoại trừ về khoản phải thu; 

Tại nhóm penny, NVT dư mua trần 5 triệu cp, VNE dư mua trần hơn 1 triệu cp, các mã khác như SAM, TLH, BIC, BMC,,,tăng trần. 

Tại nhóm VN30 lúc này, MSN tăng 2.000 đồng, PVD, VIC tăng 1.000 đồng, HPG, REE, SSI…tăng 400 đồng. 

Đáng chú ý, dòng tiền đang hướng về nhóm cổ phiếu chứng khoán. TRên sàn HoSE, AGR dư mua trần 400 nghìn cp, BSI chỉ còn dư bán giá trần, HCM tăng 300 đồng, trên sàn Hà Nội, ORS, SHS tăng trần (dư mua trần hơn 600 nghìn cp), VND tăng 500 đồng, BVS, IVS tăng 300 đồng… 

Một số mã khác được mua mạnh là PVV, POT, DBC, CMI (tiếp tục dư mua trần hơn 5 triệu cp),… 

Đặc biệt, cổ phiếu HBB đã hồi phục sức mua, hiện tăng nhẹ 100 đồng, dư mua hơn 400 nghìn cp giá 6.400 đồng/cp; SHB, ACB tăng nhẹ 200 đồng. 

Trong khi các CTCK vẫn giữ quan điểm thận trọng với thị trường khi lo ngại dòng tiền hiện nay đang xa rời các bluechis và chỉ cần 1 phiên giảm mạnh sẽ phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy dòng tiền vào sàn Hà Nội đang khá mạnh và luân chuyển lần lượt giữa các ngành. Xu hướng hiện tại cho thấy “có vẻ” dòng khoáng sản đang bị chốt lời mạnh. 

Phương Mai

Theo TTVN


Chứng khoán sáng 4/5: Bear-trap?

Ngày đăng : 04/05/2012 - 1:55 PM

 

Một nhịp điều chỉnh khá mạnh trong buổi sáng khiến thị trường trở nên hưng phấn hơn khi tiết lộ sức mua mạnh.

Thị trường tiếp tục đón nhận thêm thông tin hỗ trợ liên quan đến khả năng áp trần lãi suất cho vay thông qua việc giới hạn biên lãi suất. Có thể thị trường đã biết tin này từ hôm qua, và là một trong những nguyên nhân tạo nên chuyển biến khá bất ngờ.

Sáng nay tâm lý hưng phấn tiếp tục dâng cao nhưng không phải vì thế mà cuộc chiến cung cầu dễ dàng. Vẫn xuất hiện một áp lực bán ở các mức giá cao khá lớn. Nhịp tăng đầu tiên diễn ra nhanh, chủ yếu vì thị trường “ngấm tin” và được tiếp sức từ động lực tăng chiều qua. Cả VN-Index lẫn HNX-Index đều tăng rất mạnh trong khoảng 50 phút đầu phiên. 

Điểm dễ nhận thấy trong đợt tăng đầu tiên là sức mua không thực sự mạnh. Mặc dù giá tăng rất tốt, độ rộng nghiêng mạnh về số tăng giá, nhưng giá trị khớp lệnh lại thấp và tốc độ giao dịch cũng không có gì đặc biệt. Nguyên nhân chính vẫn là do người bán thoái lui lên các mức giá cao hơn và khối lượng treo bán ở các bước giá thấp không nhiều. Nếu tâm lý thực sự hào hứng, có lẽ thị trường đã bùng nổ về giá trị ngay từ lúc mở cửa. VN-Index tăng 1,62% và HNX-Index cũng tăng xấp xỉ 1,6% trong giai đoạn này. Tuy nhiên thanh khoản của hai sàn khá thấp, HNX chỉ đạt gần 270 tỷ đồng (trừ thỏa thuận) và HSX khoảng 383 tỷ đồng.

Tâm lý hưng phấn không đến mức cao trào một phần vì dòng tiền mua hôm nay tỏ ra rất cận trọng và di chuyển chậm. Ngoại trừ những người hào hứng đẩy giá lên sớm, lực cầu lớn chỉ chặn mua từng bước giá một cách kiên nhẫn. Ngược lại người bán cũng treo lệnh chủ yếu ở các mức giá cao và trong nhịp tăng đầu tiên, gần như tất cả các cổ phiếu đều đạt mức cao nhất rất nhanh trước khi giảm trở lại. Trong nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao, hiếm có mã nào vượt được lượng dư bán một cách chắn chắn.

Lực ép xuống tăng dần và cũng do cầu giá cao đầu phiên chưa đủ mạnh, cổ phiếu bắt đầu hạ nhiệt trên diện rộng, hình thành nên một nhịp điều chỉnh kéo dài trong hơn 40 phút. Không ít nhà đầu đã nghĩ đến một tình huống bull-trap sáng nay.

Tuy nhiên áp lực bán xuống đã gặp khối lượng treo bán rất mạnh và hoạt động mua tăng lên. Thực ra chính trong tình huống điều chỉnh này, giao dịch mới trở nên sôi động. Mặc dù Index hai sàn điều hình thành một sóng giảm rất rõ rệt nhưng chỉ báo độ rộng lại không thay đổi nhiều. Điều đó chứng tỏ giá cổ phiếu có giảm trở lại nhưng chưa giảm qua ngưỡng tham chiếu. 

Lực cầu giá thấp mạnh là điểm tích cực trong giao dịch sáng nay. Khá bất ngờ là dòng tiền vận động lại cẩn trọng như vậy, chỉ thực sự gia tăng mạnh khi giá giảm, hơn là đẩy giá lên từ sớm. Đợt phục hồi mạnh trong một giờ cuối cùng của phiên buổi sáng ghi nhận nhịp giảm là một bear-trap chứ không phải bull-trap. Dĩ nhiên cần phải chờ thêm phiên buổi chiều trước khi xác nhận chính thức về khả năng này.

Dòng tiền vào trong buổi sáng giảm nhẹ so với hôm qua. HSX ghi nhận 1.004,5 tỷ đồng khớp lệnh và HNX đạt 582,6 tỷ đồng. Như vậy HSX giảm khoảng 10% và HNX tăng khoảng 4%.

Một tỷ trọng rất lớn giá trị khớp lệnh sáng nay tập trung vào nhịp điều chỉnh và quá trình phục hồi cuối phiên. Biến động của Index cũng ghi nhận hoạt động mua vào tăng dần. Tuy nhiên lực đẩy phục hồi cuối phiên vẫn chưa giúp đa số cổ phiếu vượt quan được đỉnh cao đạt được trong những phút tăng đầu phiên. Điều đó đồng nghĩa với sức mua tuy có tăng, nhưng vẫn đang đụng phải khối lượng chặn bán lớn tương tự lúc đầu. Tình trạng giằng co ở các mức giá cao vẫn chưa kết thúc với kết quả rõ ràng, mặc dù ở vùng giá thấp, người mua đã làm chủ thế trận.

 

LAN NGỌC

VnEconomy


Tin vắn chứng khoán ngày 4/5

Ngày đăng : 04/05/2012 - 9:01 AM

 

Những thông tin đáng chú ý ngày 4/5/2012 về doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

* Từ ngày 8/5/2012 - 6/7/2012, ông Phạm Văn Mẹo - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (mã TPC-HSX) đăng ký mua 150.000 cổ phiếu, đăng ký bán 150.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 180.000 cổ phiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính.

* Từ ngày 10/5/2012 - 10/7/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên (mã TIC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu quỹ dự kiến sẽ nắm giữ lên 2.374.003 cổ phiếu, chiếm 9,62%/vốn điều lệ. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và  thoả thuận.

* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, Quỹ tầm nhìn SSI, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, đã mua 420.370 cổ phiếu, đã bán 589.890 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do biến động giá của thị trường không phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 2.684.530 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 9/5/2012 - 9/7/2012, Quỹ tầm nhìn SSI, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 2.684.530 cổ phiếu, chiếm 10,75% vốn điều lệ, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, đã mua 0 cổ phiếu, đã bán 132.430 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do biến động giá của thị trường không phù hợp, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 1.262.220 cổ phiếu, chiếm 5,05% vốn điều lệ, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 9/5/2012 - 9/7/2012, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 1.262.220 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, Red River Holding, tổ chức có liên quan của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC-HSX) đăng ký mua 800.000 cổ phiếu, đã mua 406.170 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua hết là do thị trường biến động không phù hợp với kế hoạch của nhà đầu tư, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 6.333.290 cổ phiếu, chiếm 9,05% vốn điều lệ, nhằm giao dịch đầu tư ngắn hạn.

* Từ ngày 8/5/2012 - 6/7/2012, Red River Holding, tổ chức có liên quan của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu sẽ nắm giữ lên 6.833.290 cổ phiếu, chiếm 9,76% vốn điều lệ, nhằm giao dịch đầu tư ngắn hạn.

* Từ ngày 20/2/2012 - 20/4/2012, ông Bùi Hữu Lộc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 800.000 cổ phiếu, đăng ký bán 800.000 cổ phiếu, đã mua 93.000 cổ phiếu, đã bán 55.000 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do giá chưa phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 713.200 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Từ ngày 8/5/2012 - 8/7/2012, ông Bùi Hữu Lộc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, đăng ký bán 500.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 713.200 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Từ ngày 20/2/2012 - 20/4/2012, ông Bùi Hữu Phúc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 800.000 cổ phiếu, đăng ký bán 800.000 cổ phiếu, đã mua 0 cổ phiếu, đã bán 196.300 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do giá chưa phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 330 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Từ ngày 8/5/2012 - 8/7/2012, ông Bùi Hữu Phúc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, đăng ký bán 500.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 330 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Long (mã TLG-HSX) công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Thượng Việt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Phát triển kinh doanh nội địa, từ ngày 20/4.

* Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG-HSX) công bố giải thể chi nhánh Bạc Liêu thành lập Công ty Bali Pharma, từ ngày 15/4/2012.

* Ngày 21/5/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (mã KTB-HSX) tổ chức Đại hội Đồng cổ đông thường niên tại Hội trường tầng 4, Khách sạn Mường Thanh, CC2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

* Ngày 5/3/2012, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần SPM (mã SPM-HSX) đã bán hết 1.041.500 cổ phiếu, nhằm giải chấp danh mục tự doanh.

* Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp & dân dụng dầu khí (mã PXI-HSX) thông báo bà Vũ Thị Yến Hà thôi giữ chức Trưởng ban Kiểm soát công ty do nguyện vọng cá nhân.

* Từ ngày 20/4/2012 - 26/4/2012, bà Nguyễn Lan Anh, em bà Nguyễn Thị Phương Anh - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần COMA18 (mã CIG-HSX) đã bán hết 17.920 cổ phiếu.

* Ngày 25/5/2012, Công ty Cổ phần Miền Đông (mã MDG-HSX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Khu du lịch Tân Cảng - A100 đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

* Công ty Cổ phần Tài Nguyên (mã TNT-HSX) thông báo gia hạn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 đến ngày 23/6/2012.

* Từ ngày 29/2/2012 - 29/4/2012, Ngân hàng TMCP Việt Á, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần công viên nước Đầm Sen (mã DSN-HSX) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu, đăng ký bán 100.000 cổ phiếu, đã mua 84.510 cổ phiếu, đã mua 52.640 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do giao dịch không hợp với tiêu chí của ngân hàng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 1.966.070 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục.

* Từ ngày 29/2/2012 - 27/4/2012, Công Đoàn Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS-HSX) đã bán hết 54.420 cổ phiếu, chiếm 0,18% vốn điều lệ, nhằm thu hồi vốn đầu tư.

* Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB-HSX) thông báo điều chỉnh thông tin thời hạn thanh toán cổ tức tiền mặt năm 2011. Thời gian công ty sẽ thông báo sau do công ty xin ý kiến một số nội dung liên quan đến việc chi trả cổ tức năm 2011 tại Đại hội cổ đông thường niên Công ty tổ chức vào ngày 27/4/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO 1 (mãVE1-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex (mã VCV-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (mã ALV-HNX) giải trình việc cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp mà không theo xu hướng thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Gạch men Thanh Thanh (mãTTC-HNX) giải trình việc cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp mà không theo xu hướng thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Vinavico (mã CTA-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Hưng Long (mã KHL-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 5 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (mã CMI-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội yêu cầu Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (mã POT-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy niêm yết 38.084.489 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cổ phiếu Công ty Cổ phần Vận tải Biển và Bất động sản Việt Hải (mã VSP-HNX) để chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM do kết quả sản xuất kinh doanh đã bị lỗ trong ba (3) năm liên tục.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã TMC-HNX) được niêm yết bổ sung 4.400.000 cổ phiếu phát hành ra công chúng theo Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số 119/GCN-UBCK ngày 28/11/2011 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với giá trị cổ phiếu niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 44 tỷ đồng.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (mã PVA-HNX) vào diện cảnh báo kể từ ngày 03/5/2012 do lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2011 của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An đạt lợi nhuận âm (-2.162.840.454 đồng). Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.

* Ngày 4/5/2012, 1.946.135 cổ phiếu niêm yết bổ sung của Công ty Cổ phần Chế tạo máy Dzĩ An (mã DZM-HNX) sẽ chính thức giao dịch trên HNX với giá trị cổ phiếu niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 19.461.350.000 đồng.

* Từ ngày 10/5/2012 - 8/8/2012, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (mãTH1-HNX) đăng ký bán 555.241 cổ phiếu, nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Nguyên tắc xác định giá theo giá thị trường. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh.

* Từ ngày 3/5/2012 - 2/7/2012, ông Phạm Văn Thăng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Licogi 13 (mã LIG-HNX) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu, nhằm mua cổ phiếu.

* Từ ngày 4/5/2012 - 29/6/2012, ông Lê Phi Hùng - Ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An (mã PXA-HNX) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại Công ty.

* Từ ngày 1/3/2012 - 25/4/2012, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB-AMC), tổ chức có liên quan đến Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (mã SHB-HNX) đăng ký mua 3.000.000 cổ phiếu, đã mua 195.700 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký do diễn biến giá không phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 195.700 cổ phiếu, chiếm 0,04% vốn điều lệ.

* Từ ngày 5/4/2012 - 6/4/2012, bà Đỗ Thị Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB-HNX) đăng ký bán 194.000 cổ phiếu, đăng ký mua 194.000 cổ phiếu, đã bán 194.000 cổ phiếu, nhưng không bán được do thị trường chưa thuận lợi, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 0 cổ phiếu.

* Từ ngày 28/3/2012 - 24/5/2012, bà Nhâm Thị Hà - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB-HNX) đã bán hết 2.000 cổ phiếu, chiếm 0,03% vốn điều lệ.

* Từ ngày 2/5/2012 - 25/5/2012, ông Nguyễn Ngọc Văn, anh ông Nguyễn Ngọc Bảng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (mã PVA-HNX) đăng ký bán 1.000 cổ phiếu, nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

* Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (mã POT-HNX) điều chỉnh ngày thanh toán tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng tiền sang ngày 7/5 thay vì ngày 25/4 như đã thông báo do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 được tổ chức vào ngày 26/04/2012. Đại hội sẽ quyết định mức cổ tức cho năm 2011. Căn cứ vào quyết định của Đại hội, Công ty sẽ tiến hành thanh toán toàn bộ cổ tức của năm 2011 tới các cổ đông vào ngày 07/05/2012.

* Từ ngày 17/2/2012 - 16/4/2012, bà Phan Thị Chanh, vợ ông Trương Khắc Len - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (mã TV2-HNX) đăng ký mua 10.000 cổ phiếu, đã mua 4.000 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký do không khớp lệnh được, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 7.200 cổ phiếu, chiếm 0,16% vốn điều lệ.

* Ngày 23/4/2012, Maybank Kim Eng Securities Pte.Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề (mã HEV-HNX) đã mua 58.000 cổ phiếu, chiếm 5,8% vốn điều lệ.

* Từ ngày 2/5/2012 - 29/6/2012, bà Trần Thị Kim Hương, vợ ông Huỳnh Bá Vân - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (mã DAD-HNX) đăng ký bán 19.000 cổ phiếu, nhằm tiêu dùng cá nhân.

* Từ ngày 16/4/2012 - 20/4/2012, Công ty TNHH Một thành viên Tài chính IPA, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (mã VND-HNX) đã mua 12.346.666 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 25.291.083 cổ phiếu, chiếm 25,302526% vốn điều lệ.

* Từ ngày 2/5/2012 - 29/6/2012, ông Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang (mã VLA-HNX) đăng ký bán 12.000 cổ phiếu, nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

* Từ ngày 23/2/2012 - 23/4/2012, Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Long, tổ chức có liên quan đến Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (mã VDS-HNX) đăng ký bán 370.000 cổ phiếu, đã bán 51.100 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký do giá giao dịch trên thị trường không đạt đến mức giá kỳ vọng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 719.430 cổ phiếu, chiếm 2,06% vốn điều lệ.

* Từ ngày 21/2/2012 - 20/4/2012, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492 (mã C92-HNX) đăng ký mua 5.000 cổ phiếu, nhưng chưa mua được, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 10.000 cổ phiếu, chiếm 0,42% vốn điều lệ.

HÀ ANH

VnEconomy


 

Tin mới cập nhật