Tin vắn chứng khoán ngày 4/5

Ngày đăng : 04/05/2012 - 9:01 AM

 

Những thông tin đáng chú ý ngày 4/5/2012 về doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

* Từ ngày 8/5/2012 - 6/7/2012, ông Phạm Văn Mẹo - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (mã TPC-HSX) đăng ký mua 150.000 cổ phiếu, đăng ký bán 150.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 180.000 cổ phiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính.

* Từ ngày 10/5/2012 - 10/7/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên (mã TIC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu quỹ dự kiến sẽ nắm giữ lên 2.374.003 cổ phiếu, chiếm 9,62%/vốn điều lệ. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và  thoả thuận.

* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, Quỹ tầm nhìn SSI, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, đã mua 420.370 cổ phiếu, đã bán 589.890 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do biến động giá của thị trường không phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 2.684.530 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 9/5/2012 - 9/7/2012, Quỹ tầm nhìn SSI, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 2.684.530 cổ phiếu, chiếm 10,75% vốn điều lệ, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, đã mua 0 cổ phiếu, đã bán 132.430 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do biến động giá của thị trường không phù hợp, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 1.262.220 cổ phiếu, chiếm 5,05% vốn điều lệ, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 9/5/2012 - 9/7/2012, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, đăng ký bán 1.000.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 1.262.220 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, Red River Holding, tổ chức có liên quan của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC-HSX) đăng ký mua 800.000 cổ phiếu, đã mua 406.170 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua hết là do thị trường biến động không phù hợp với kế hoạch của nhà đầu tư, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 6.333.290 cổ phiếu, chiếm 9,05% vốn điều lệ, nhằm giao dịch đầu tư ngắn hạn.

* Từ ngày 8/5/2012 - 6/7/2012, Red River Holding, tổ chức có liên quan của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu sẽ nắm giữ lên 6.833.290 cổ phiếu, chiếm 9,76% vốn điều lệ, nhằm giao dịch đầu tư ngắn hạn.

* Từ ngày 20/2/2012 - 20/4/2012, ông Bùi Hữu Lộc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 800.000 cổ phiếu, đăng ký bán 800.000 cổ phiếu, đã mua 93.000 cổ phiếu, đã bán 55.000 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do giá chưa phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 713.200 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Từ ngày 8/5/2012 - 8/7/2012, ông Bùi Hữu Lộc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, đăng ký bán 500.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 713.200 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Từ ngày 20/2/2012 - 20/4/2012, ông Bùi Hữu Phúc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 800.000 cổ phiếu, đăng ký bán 800.000 cổ phiếu, đã mua 0 cổ phiếu, đã bán 196.300 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do giá chưa phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 330 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Từ ngày 8/5/2012 - 8/7/2012, ông Bùi Hữu Phúc, con ông Bùi Đình Quý - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MHC-HSX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu, đăng ký bán 500.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ là 330 cổ phiếu, nhằm lướt sóng.

* Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Long (mã TLG-HSX) công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Thượng Việt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Phát triển kinh doanh nội địa, từ ngày 20/4.

* Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG-HSX) công bố giải thể chi nhánh Bạc Liêu thành lập Công ty Bali Pharma, từ ngày 15/4/2012.

* Ngày 21/5/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (mã KTB-HSX) tổ chức Đại hội Đồng cổ đông thường niên tại Hội trường tầng 4, Khách sạn Mường Thanh, CC2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

* Ngày 5/3/2012, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần SPM (mã SPM-HSX) đã bán hết 1.041.500 cổ phiếu, nhằm giải chấp danh mục tự doanh.

* Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp & dân dụng dầu khí (mã PXI-HSX) thông báo bà Vũ Thị Yến Hà thôi giữ chức Trưởng ban Kiểm soát công ty do nguyện vọng cá nhân.

* Từ ngày 20/4/2012 - 26/4/2012, bà Nguyễn Lan Anh, em bà Nguyễn Thị Phương Anh - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần COMA18 (mã CIG-HSX) đã bán hết 17.920 cổ phiếu.

* Ngày 25/5/2012, Công ty Cổ phần Miền Đông (mã MDG-HSX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Khu du lịch Tân Cảng - A100 đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

* Công ty Cổ phần Tài Nguyên (mã TNT-HSX) thông báo gia hạn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 đến ngày 23/6/2012.

* Từ ngày 29/2/2012 - 29/4/2012, Ngân hàng TMCP Việt Á, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần công viên nước Đầm Sen (mã DSN-HSX) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu, đăng ký bán 100.000 cổ phiếu, đã mua 84.510 cổ phiếu, đã mua 52.640 cổ phiếu. Nguyên nhân không mua bán hết là do giao dịch không hợp với tiêu chí của ngân hàng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 1.966.070 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục.

* Từ ngày 29/2/2012 - 27/4/2012, Công Đoàn Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS-HSX) đã bán hết 54.420 cổ phiếu, chiếm 0,18% vốn điều lệ, nhằm thu hồi vốn đầu tư.

* Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB-HSX) thông báo điều chỉnh thông tin thời hạn thanh toán cổ tức tiền mặt năm 2011. Thời gian công ty sẽ thông báo sau do công ty xin ý kiến một số nội dung liên quan đến việc chi trả cổ tức năm 2011 tại Đại hội cổ đông thường niên Công ty tổ chức vào ngày 27/4/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO 1 (mãVE1-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex (mã VCV-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản Vinas A Lưới (mã ALV-HNX) giải trình việc cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp mà không theo xu hướng thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Gạch men Thanh Thanh (mãTTC-HNX) giải trình việc cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp mà không theo xu hướng thị trường từ ngày 24/4/2012 đến 2/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Vinavico (mã CTA-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Hưng Long (mã KHL-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 5 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (mã CMI-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội yêu cầu Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (mã POT-HNX) giải trình về việc cổ phiếu tăng giá trần 05 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường từ ngày 25/4/2012 đến 3/5/2012. 

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy niêm yết 38.084.489 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cổ phiếu Công ty Cổ phần Vận tải Biển và Bất động sản Việt Hải (mã VSP-HNX) để chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM do kết quả sản xuất kinh doanh đã bị lỗ trong ba (3) năm liên tục.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã TMC-HNX) được niêm yết bổ sung 4.400.000 cổ phiếu phát hành ra công chúng theo Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số 119/GCN-UBCK ngày 28/11/2011 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với giá trị cổ phiếu niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 44 tỷ đồng.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (mã PVA-HNX) vào diện cảnh báo kể từ ngày 03/5/2012 do lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2011 của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An đạt lợi nhuận âm (-2.162.840.454 đồng). Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.

* Ngày 4/5/2012, 1.946.135 cổ phiếu niêm yết bổ sung của Công ty Cổ phần Chế tạo máy Dzĩ An (mã DZM-HNX) sẽ chính thức giao dịch trên HNX với giá trị cổ phiếu niêm yết bổ sung theo mệnh giá là 19.461.350.000 đồng.

* Từ ngày 10/5/2012 - 8/8/2012, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (mãTH1-HNX) đăng ký bán 555.241 cổ phiếu, nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Nguyên tắc xác định giá theo giá thị trường. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh.

* Từ ngày 3/5/2012 - 2/7/2012, ông Phạm Văn Thăng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Licogi 13 (mã LIG-HNX) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu, nhằm mua cổ phiếu.

* Từ ngày 4/5/2012 - 29/6/2012, ông Lê Phi Hùng - Ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An (mã PXA-HNX) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại Công ty.

* Từ ngày 1/3/2012 - 25/4/2012, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB-AMC), tổ chức có liên quan đến Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (mã SHB-HNX) đăng ký mua 3.000.000 cổ phiếu, đã mua 195.700 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký do diễn biến giá không phù hợp, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 195.700 cổ phiếu, chiếm 0,04% vốn điều lệ.

* Từ ngày 5/4/2012 - 6/4/2012, bà Đỗ Thị Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB-HNX) đăng ký bán 194.000 cổ phiếu, đăng ký mua 194.000 cổ phiếu, đã bán 194.000 cổ phiếu, nhưng không bán được do thị trường chưa thuận lợi, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 0 cổ phiếu.

* Từ ngày 28/3/2012 - 24/5/2012, bà Nhâm Thị Hà - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB-HNX) đã bán hết 2.000 cổ phiếu, chiếm 0,03% vốn điều lệ.

* Từ ngày 2/5/2012 - 25/5/2012, ông Nguyễn Ngọc Văn, anh ông Nguyễn Ngọc Bảng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (mã PVA-HNX) đăng ký bán 1.000 cổ phiếu, nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

* Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (mã POT-HNX) điều chỉnh ngày thanh toán tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng tiền sang ngày 7/5 thay vì ngày 25/4 như đã thông báo do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 được tổ chức vào ngày 26/04/2012. Đại hội sẽ quyết định mức cổ tức cho năm 2011. Căn cứ vào quyết định của Đại hội, Công ty sẽ tiến hành thanh toán toàn bộ cổ tức của năm 2011 tới các cổ đông vào ngày 07/05/2012.

* Từ ngày 17/2/2012 - 16/4/2012, bà Phan Thị Chanh, vợ ông Trương Khắc Len - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (mã TV2-HNX) đăng ký mua 10.000 cổ phiếu, đã mua 4.000 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký do không khớp lệnh được, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 7.200 cổ phiếu, chiếm 0,16% vốn điều lệ.

* Ngày 23/4/2012, Maybank Kim Eng Securities Pte.Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề (mã HEV-HNX) đã mua 58.000 cổ phiếu, chiếm 5,8% vốn điều lệ.

* Từ ngày 2/5/2012 - 29/6/2012, bà Trần Thị Kim Hương, vợ ông Huỳnh Bá Vân - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (mã DAD-HNX) đăng ký bán 19.000 cổ phiếu, nhằm tiêu dùng cá nhân.

* Từ ngày 16/4/2012 - 20/4/2012, Công ty TNHH Một thành viên Tài chính IPA, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (mã VND-HNX) đã mua 12.346.666 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 25.291.083 cổ phiếu, chiếm 25,302526% vốn điều lệ.

* Từ ngày 2/5/2012 - 29/6/2012, ông Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang (mã VLA-HNX) đăng ký bán 12.000 cổ phiếu, nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

* Từ ngày 23/2/2012 - 23/4/2012, Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Long, tổ chức có liên quan đến Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (mã VDS-HNX) đăng ký bán 370.000 cổ phiếu, đã bán 51.100 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký do giá giao dịch trên thị trường không đạt đến mức giá kỳ vọng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 719.430 cổ phiếu, chiếm 2,06% vốn điều lệ.

* Từ ngày 21/2/2012 - 20/4/2012, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492 (mã C92-HNX) đăng ký mua 5.000 cổ phiếu, nhưng chưa mua được, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 10.000 cổ phiếu, chiếm 0,42% vốn điều lệ.

HÀ ANH

VnEconomy

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Dòng chứng khoán bất ngờ “dậy sóng”, HNX-Index hồi phục cuối phiên

Ngày đăng : 03/05/2012 - 3:24 PM

 

HNX-Index tăng nhẹ 0,34 điểm trong khi VN-Index giảm hơn 3 điểm do MSN giảm sàn. Hàng loạt cổ phiếu khoáng sản tăng trần trở lại.

MSN giảm sàn làm phiên chiều 3/5 dường như “mất vui”. Đã có sự “hồi sinh” trở lại từ một số bluechips cũng như penny trên cả hai sàn. HNX-Index đã lấy lại được đà tăng nhẹ trong khi VN-Index giảm 3,66 điểm xuống 468,8 điểm.

Dù MSN giảm sàn, nhưng lực bắt đáy rất lớn, và lần đầu tiên trong vòng 2 tháng qua cổ phiếu này khớp lệnh trên 400 nghìn đơn vị. Trong nhóm Vn30, VIC leo lên giá tham chiếu, FPT chạm giá trần, SSI tăng 500 đồng/cp, KDC tăng 2.000 đồng…Tuy nhiên, OGC giảm sàn, STB giảm 900 đồng, BVH giảm 1.000 đồng.
 
 

Tại nhóm penny, “cơn điên” khoáng sản dường như khiến dòng tiền đầu cơ sau một hồi luân chuyển lại quay về nhóm cổ phiếu này, BGM, KSA, KSB cuối phiên tăng trần, CMI dư mua trần 5 triệu cp, KSS có lúc giảm sàn, cuối phiên tăng 500 đồng, KSH đứng giá mặc dù trước đó bị bán khá mạnh.

Một số cổ phiếu “nóng” khác như NVT (dư mua trần 2,4 triệu cp), PXI, CSM, VNE (khớp lệnh gần 6 triệu cp), KMR (dư mua trần hơn 900 nghìn cp), VID…tuy nhiên vẫn có hàng loạt cổ phiếu giảm sàn như SBS, VSC, CLG, DLG…

Đáng chú ý, trong phiên này nhóm cổ phiếu chứng khoán có dấu hiệu “tạo sóng”. Sau một khoảng thời gian “dậm chân tại chỗ”, dòng tiền đang có dấu hiệu manh nha quay trở lại nhóm này. SSI chốt phiên tăng 500 đồng, HCM tăng 400 đồng. Bên sàn Hà Nội, IVS phiên sáng chật vật giao dịch tại giá 6.900 đồng/cp, cuối phiên tăng trần lên 7.500 đồng/cp; BVS tăng 600 đồng, VND tăng 400 đồng, giao dịch hơn 4,8 triệu cp, KLS tăng 200 đồng, SHS tăng trần, giao dịch hơn 2,3 triệu đơn vị.

Một số mã khác tăng trần trên sàn Hà Nội như SCR, PV2, POT, CMI, BCC, CTA…

Nhóm chứng khoán tăng điểm đã kéo HNX-Index tăng 0,34 điểm lên 79,69 điểm (+0,43%).

Cổ phiếu HBB hôm nay giao dịch hơn 14 triệu cp, dư bán sàn hơn 4 triệu cp. Theo thông tin trong buổi tiếp xúc với báo chí chiều hôm qua 2/5, Chủ tịch SHB ông Đỗ Quang Hiển cho biết số lỗ 1.829 tỷ lũy kế của HBB sẽ được xử lý trong năm 2012, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ có lãi vài năm 2013.

Năm 2013, lợi nhuận trước thuế ngân hàng sáp nhập dự tính là 2.115 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Năm 2014, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của SHB sẽ tăng từ 15-20% so với năm 2013.

Theo đề án, 01 cổ phiếu HBB sẽ đổi 0,75 cổ phiếu SHB, tuy nhiên 1 cổ phiếu SHB hiện tại lại được chuyển đổi thành 1,21 cổ phiếu SHB “mới”, do đó tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu HBB khi sáp nhập sẽ có tỷ lệ chuyển đổi thực chất là 1:0,62.

Tháng 5, thị trường đang đón nhận thông tin lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, mức thấp nhất là 4,5% một năm (1 tuần), 5,95% (2 tuần), 7,22% (qua đêm), 7,54% (1 tháng) và 12% (3 và 6 tháng). 

 
-----------------------------------------------
 
Đóng cửa phiên sáng 3/5:

VN-Index giảm hơn 6,5 điểm xuống 465,93 điểm (-1,38%). “Đóng góp” nhiều nhất trong đà giảm của Vn-Index sáng nay là cổ phiếu MSN, mã này giảm sàn xuống 103.000 đồng/cp tuy nhiên cầu bắt đáy giá sàn MSN khá lớn khiến mã này cuối phiên vẫn còn dư mua. 

Trong nhóm Vn30 có 5 cổ phiếu tăng giá bao gồm SBT (tăng trần), FPT (tăng 2.500 đồng), SSI (tăng 200 đồng), KDC, KDH (tăng 100 và 300 đồng), các mã EIB, HVG đứng giá còn lại đều giảm mạnh. Ngoài MSN giảm sàn, BVH giảm 1.500 đồng, PVF giảm 400 đồng, GMD, VIC giảm 1.000 đồng.

Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 11% của IJC, mã này điều chỉnh giá tham chiếu và hiện giao dịch tại giá 12.600 đồng/cp.

Tại nhóm penny và midcao, xu hướng bán ra đang chiếm ưu thế. Các cổ phiếu “nóng” như VNE, BGM, CMS, NVT bị chốt lời mạnh, các mã này vẫn tăng trần tuy nhiên VNE khớp lệnh hơn 5 triệu cp, BVM, CSM khớp lệnh hơn 1 triệu cp, NVT khớp lệnh hơn 900 nghìn cp tuy nhiên NVT vẫn có dư mua trần 1,87 triệu cp cuối phiên.

Phiên này các cổ phiếu khoáng sản bị chốt lời mạnh, KSH có lúc tăng từ giá sàn lên giá trần 14.800 đồng/cp tuy nhiên kết thúc phiên sáng mã này giảm 300 đồng, KSS tăng 100 đồng, riêng CMI bên sàn Hà Nội vẫn có dư mua trần hơn 5 triệu cp và không ai bán ra.

Một số cổ phiếu được mua mạnh trong phiên này là KMR (dư mua trần 1 triệu cp), HT1, BHS, BIC…

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm hơn 1% xuống 78,56 điểm. HBB dư bán sàn 4 triệu cp, khớp lệnh hơn 14 triệu cp, các cổ phiếu chứng khoán đầu phiên tăng nhẹ song do ảnh hưởng bởi thị trường chung, đến cuối phiên sáng hầu hết đều giảm từ 100-300 đồng như IVS, PSI, CTS, riêng BVS tăng nhẹ 100 đồng, VND, KLS đứng giá.

Các cổ phiếu tăng mạnh trên sàn Hà Nội có POT, CTA, KHL, PLC, VTV…cổ phiếu PV2 đầu phiên tăng trần nhưng hiện chỉ tăng 200 đồng, khớp lệnh hơn 1 triệu cp.

Thanh khoản vẫn được duy trì khá tốt, sàn HoSe khớp lệnh hơn 78 triệu cp, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng, sàn Hà Nội khớp lệnh hơn 63,7 triệu cp, tương đương hơn 600 tỷ đồng.

--------- 
10h20: MSN giảm 3.000 đồng/cp xuống 105.000 đồng/cp, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, MSN mất hơn 10.000 đồng/cp, MSN và BVH giảm điểm kéo VN-Index xuống dưới 470 điểm, lúc này VN-Index giảm xuống 468 điểm.

Hàng loạt bluechips tăng nhẹ đầu phiên, lúc này đều giảm điểm, IJC giảm 1.200 đồng, PNJ giảm 1.100 đồng, SJS giảm 1.000 đồng, VCB, VNM, STB…đều giảm điểm.

Tại nhóm penny và midcap, VNE và NVT vẫn có dư mua trần 1 triệu cp; SAM, SBS giảm sàn, BGM tăng 200 đồng tuy nhiên lượng khớp lệnh rất lớn, đạt trên 1,3 triệu cổ phiếu; KSA tăng trần, KSS tăng nhẹ 200 đồng.

Bên sàn Hà Nội, HBB dư bán sàn hơn 3 triệu cp, PV2 bắt đầu bị bán mạnh tại giá trần, PVV, PVX, SHB, VND, ACB…đều giảm điểm.

-------------------- 
 
Sáng nay, theo Báo Tuổi trẻ, theo nguồn tin từ Bộ Tài Chính cho biết Bộ đã đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có việc đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2012 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, da giày dệt may…đồng thời đề xuất việc gia hạn thuế VAT các tháng còn lại trong năm 2012 đối với các DN trên. 

Nếu đề xuất trên được thông qua, đó sẽ là một chiếc “phao cứu sinh” cho các doanh nghiệp hiện tại, bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay cho các DN. 

Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm nhẹ 1,92 điểm xuống 470,54 điểm. KLGD đợt 1 đạt 5,4 triệu cp, tương đương hơn 70 tỷ đồng. 

Sang đợt 2, đà giảm của VN-Index đã hạ nhiệt, tại thời điểm 9h30 chỉ số này chỉ còn giảm 0,04 điểm do ảnh hưởng từ hai cổ phiếu MSN và BVH, trong khi đó, VN30-Index và HNX-Index đều quay đầu tăng nhẹ 0,25%. 

Trong nhóm VN30 lúc này, FPT đang tăng trần, tuy nhiên vẫn đang treo dư bán hơn 240 nghìn cp giá 65.000 đồng/cp; KDH tăng 900 đồng, PVD tăng 400 đồng, SSI bất ngờ tăng mạnh 500 đồng, REE, và hàng loạt cổ phiếu bluechips khác đều quay đầu tăng điểm. 

Tại nhóm penny và midcap, dòng khoáng sản đầu phiên còn bị bán khá mạnh, KSS ban đầu dự kiến khớp giá sàn xong kết thúc đợt 1 mã này chỉ giảm 100 đồng, hiện KSS, KSA và BGM đều tăng trần, dư mua hơn 200 nghìn đơn vị; các cổ phiếu khác như NVT dư mua trần 1,5 triệu đơn vị, PXI dư mua trần 600 nghìn cp; VNE dư mua trần 1,8 triệu đơn vị… 

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index đang tiến sát vùng 80 điểm, trong 30 phút giao dịch đầu tiên HBB đã khớp lệnh hơn 10 triệu cổ phiếu, hiện dư mua giá sàn tại mã này đạt gần 2 triệu cổ phiếu. 

CMI lúc này dư mua trần hơn 5,5 triệu cp, CMI đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp; các mã khác tăng trần là PV2, POT; các cổ phiếu chứng khoán như BVS, SHS, VND đang tăng nhẹ trở lại. 

Phương Mai 

Theo TTVN


MSN, HBB giảm sàn kéo thị trường giảm mạnh

Ngày đăng : 03/05/2012 - 1:28 PM

 

VN-Index giảm hơn 6 điểm, HNX-Index giảm hơn 1%. Nhóm khoáng sản bị chốt lời mạnh. SSI, FPT bất ngờ tăng giá. CMI dư mua trần 5 triệu cp. 
Đóng cửa phiên sáng 3/5:

VN-Index giảm hơn 6,5 điểm xuống 465,93 điểm (-1,38%). “Đóng góp” nhiều nhất trong đà giảm của Vn-Index sáng nay là cổ phiếu MSN, mã này giảm sàn xuống 103.000 đồng/cp tuy nhiên cầu bắt đáy giá sàn MSN khá lớn khiến mã này cuối phiên vẫn còn dư mua. 

Trong nhóm Vn30 có 5 cổ phiếu tăng giá bao gồm SBT (tăng trần), FPT (tăng 2.500 đồng), SSI (tăng 200 đồng), KDC, KDH (tăng 100 và 300 đồng), các mã EIB, HVG đứng giá còn lại đều giảm mạnh. Ngoài MSN giảm sàn, BVH giảm 1.500 đồng, PVF giảm 400 đồng, GMD, VIC giảm 1.000 đồng.

Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 11% của IJC, mã này điều chỉnh giá tham chiếu và hiện giao dịch tại giá 12.600 đồng/cp.

Tại nhóm penny và midcao, xu hướng bán ra đang chiếm ưu thế. Các cổ phiếu “nóng” như VNE, BGM, CMS, NVT bị chốt lời mạnh, các mã này vẫn tăng trần tuy nhiên VNE khớp lệnh hơn 5 triệu cp, BVM, CSM khớp lệnh hơn 1 triệu cp, NVT khớp lệnh hơn 900 nghìn cp tuy nhiên NVT vẫn có dư mua trần 1,87 triệu cp cuối phiên.

Phiên này các cổ phiếu khoáng sản bị chốt lời mạnh, KSH có lúc tăng từ giá sàn lên giá trần 14.800 đồng/cp tuy nhiên kết thúc phiên sáng mã này giảm 300 đồng, KSS tăng 100 đồng, riêng CMI bên sàn Hà Nội vẫn có dư mua trần hơn 5 triệu cp và không ai bán ra.

Một số cổ phiếu được mua mạnh trong phiên này là KMR (dư mua trần 1 triệu cp), HT1, BHS, BIC…

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm hơn 1% xuống 78,56 điểm. HBB dư bán sàn 4 triệu cp, khớp lệnh hơn 14 triệu cp, các cổ phiếu chứng khoán đầu phiên tăng nhẹ song do ảnh hưởng bởi thị trường chung, đến cuối phiên sáng hầu hết đều giảm từ 100-300 đồng như IVS, PSI, CTS, riêng BVS tăng nhẹ 100 đồng, VND, KLS đứng giá.

Các cổ phiếu tăng mạnh trên sàn Hà Nội có POT, CTA, KHL, PLC, VTV…cổ phiếu PV2 đầu phiên tăng trần nhưng hiện chỉ tăng 200 đồng, khớp lệnh hơn 1 triệu cp.

Thanh khoản vẫn được duy trì khá tốt, sàn HoSe khớp lệnh hơn 78 triệu cp, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng, sàn Hà Nội khớp lệnh hơn 63,7 triệu cp, tương đương hơn 600 tỷ đồng.

--------- 
10h20: MSN giảm 3.000 đồng/cp xuống 105.000 đồng/cp, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, MSN mất hơn 10.000 đồng/cp, MSN và BVH giảm điểm kéo VN-Index xuống dưới 470 điểm, lúc này VN-Index giảm xuống 468 điểm. 

Hàng loạt bluechips tăng nhẹ đầu phiên, lúc này đều giảm điểm, IJC giảm 1.200 đồng, PNJ giảm 1.100 đồng, SJS giảm 1.000 đồng, VCB, VNM, STB…đều giảm điểm. 

Tại nhóm penny và midcap, VNE và NVT vẫn có dư mua trần 1 triệu cp; SAM, SBS giảm sàn, BGM tăng 200 đồng tuy nhiên lượng khớp lệnh rất lớn, đạt trên 1,3 triệu cổ phiếu; KSA tăng trần, KSS tăng nhẹ 200 đồng. 

Bên sàn Hà Nội, HBB dư bán sàn hơn 3 triệu cp, PV2 bắt đầu bị bán mạnh tại giá trần, PVV, PVX, SHB, VND, ACB…đều giảm điểm.

-------------------- 
 
Sáng nay, theo Báo Tuổi trẻ, theo nguồn tin từ Bộ Tài Chính cho biết Bộ đã đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có việc đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2012 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, da giày dệt may…đồng thời đề xuất việc gia hạn thuế VAT các tháng còn lại trong năm 2012 đối với các DN trên. 

Nếu đề xuất trên được thông qua, đó sẽ là một chiếc “phao cứu sinh” cho các doanh nghiệp hiện tại, bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay cho các DN. 

Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm nhẹ 1,92 điểm xuống 470,54 điểm. KLGD đợt 1 đạt 5,4 triệu cp, tương đương hơn 70 tỷ đồng. 

Sang đợt 2, đà giảm của VN-Index đã hạ nhiệt, tại thời điểm 9h30 chỉ số này chỉ còn giảm 0,04 điểm do ảnh hưởng từ hai cổ phiếu MSN và BVH, trong khi đó, VN30-Index và HNX-Index đều quay đầu tăng nhẹ 0,25%. 

Trong nhóm VN30 lúc này, FPT đang tăng trần, tuy nhiên vẫn đang treo dư bán hơn 240 nghìn cp giá 65.000 đồng/cp; KDH tăng 900 đồng, PVD tăng 400 đồng, SSI bất ngờ tăng mạnh 500 đồng, REE, và hàng loạt cổ phiếu bluechips khác đều quay đầu tăng điểm. 

Tại nhóm penny và midcap, dòng khoáng sản đầu phiên còn bị bán khá mạnh, KSS ban đầu dự kiến khớp giá sàn xong kết thúc đợt 1 mã này chỉ giảm 100 đồng, hiện KSS, KSA và BGM đều tăng trần, dư mua hơn 200 nghìn đơn vị; các cổ phiếu khác như NVT dư mua trần 1,5 triệu đơn vị, PXI dư mua trần 600 nghìn cp; VNE dư mua trần 1,8 triệu đơn vị… 

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index đang tiến sát vùng 80 điểm, trong 30 phút giao dịch đầu tiên HBB đã khớp lệnh hơn 10 triệu cổ phiếu, hiện dư mua giá sàn tại mã này đạt gần 2 triệu cổ phiếu. 

CMI lúc này dư mua trần hơn 5,5 triệu cp, CMI đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp; các mã khác tăng trần là PV2, POT; các cổ phiếu chứng khoán như BVS, SHS, VND đang tăng nhẹ trở lại.

Phương Mai 

Theo TTVN


Nhà đầu tư cần biết trước phiên giao dịch ngày 03/05

Ngày đăng : 03/05/2012 - 8:53 AM

 

Báo cáo việc làm của ADP vừa được công bố cho thấy, khu vực tư nhân chỉ tạo thêm 119.000 việc làm trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với dự đoán là 177.000. 

 

 

Điều này làm dấy lên những lo ngại về dữ liệu việc làm của cả nền kinh tế được công bố vào thứ Sáu tới đây sẽ không mấy tích cực.

 

Thế giới:

 

Trước nhưng thông tin kể trên chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã quay đầu giảm điểm

 

Đồng thời kết thúc phiên giao dịch trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới tiếp tục giảm đồng thời dầu giảm về trên 100 USD/thùng do do số liệu không mấy khả quan về thị trường việc làm, cũng như cầu vàng vật chất giảm mạnh.

 

Trong nước:

 

Tình hình lãi suất trong nước đang có xu hướng giảm, đặc biệt Lãi suất tín phiếu về 6%, liên ngân hàng sụt giảm còn 3%/năm, đây là một tín hiệu tíc cực và là cơ sở cho việc hạ lãi suất trong thời gian tới.

 

Trong ngày hôm qua cũng cũng có một số công ty công bố kết quả kinh doanh trong đó 3 công ty họ “P” đều có lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ như: PVX quý I chỉ lãi hơn 5 tỷ giảm 91% so với cùng kỳ, PVG quý I, Công ty mẹ lãi hơn 7 tỷ, giảm 94% so với cùng kỳ, hay PVR lợi nhuận chỉ đạt 867 triệu đồng.

 

Xung quanh thương vụ sát nhập giữa HBB và SHB chiều ngày hôm qua Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã có buổi tiếp xúc với báo chí, theo đó khoản lỗ khoản lỗ 1.800 tỷ sẽ được xử lý trong 2012.

 

Bên cạnh đó giới phân tích cũng đặt ra câu hỏi hoài nghi về khoản lỗ hơn 4 nghìn tỷ đồng nhưng được tính toán lại là 1.800 tỷ đồng, đây là những tình tiết mới trong sự kiện HBB sáp nhập vào SHB.

 

Về tình hình kinh tế trong nước, đáng báo động là chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến tăng hơn 32%. Lo ngại thêm nữa là chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 7,9% và 10% của bốn tháng đầu năm 2010 và 2011.

 

Một thông tin vui cho các doanh nghiệp dẫn nguồn từ Bộ tài chính cho hay, Bộ đang đề xuất hỗ trợ thuế 25.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong đó sẽ giảm 30% thuế TNDN năm 2012 và gia hạn VAT tháng 4, 5 và 6 trong sáu tháng với DN vừa và nhỏ, dùng nhiều lao động.

 Stox

 


FINVN: Cập nhật tín hiệu giao dịch chủ chốt trên 2 sàn

Ngày đăng : 03/05/2012 - 6:54 AM

 

Hệ thống FINVN Pro Scanning 2.0 của FINVN liên tục cập nhật tín hiệu giao dịch chủ chốt trên 2 sàn, gửi tới Quý Nhà đầu tư để có các cân nhắc đầu tư hợp lý.

 

9/5/2012

 

Điểm nổi bật ngày 9/5 là tiếp diễn của ngày 8/5 đối với nhóm Cổ phiếu tăng mạnh giai đoạn vừa qua, có chỉ số UFO rất cao có mức độ điều chỉnh giảm khá mạnh. TTCK Việt Nam ngày 9/5 kết thúc trong trạng thái giao dịch nhìn chung cân bằng, không xuất hiện quá nhiều các yếu tố đột biến.

 

 

8/5/2012 

11.30 am

 

Ngày 8/5, VNIndex và HNXIndex chinh phục các Target (TP3) theo FINVN Strategy của FINVN công bố tháng 3 và 4. Thị trường tiếp tục tăng mạnh mẽ với sự phân hoá theo ngành. Nhiều cổ phiếu có chỉ số UFO khá cao giai đoạn vừa qua có tín hiệu bán, một số CP bán mạnh. Dòng tiền chuyển dịch tập trung ở các cổ phiếu lớn và một số ngành tiềm năng.

 

 

7/5/2012

9.30 am

 

Tín hiệu xác nhận Upt-trend xuất hiện ở nhiều cổ phiếu trên 2 sàn, HNXIndex đang có ưu thế tăng mạnh (Score 10) trong khi VNIndex (Score 8).

 

Ngày 4/5/2012

 

10.30 am

 

Tiếp nối xu thế lên điểm của HNXIndex chiều ngày 3/5, hôm nay VNIndex có tín hiệu Buy T+2, Khá nhiều cổ phiếu xuất hiện tín hiệu Buy T+2

FINVN xin chúc mừng nhiều nhà đầu tư vẫn giữ được những cổ phiếu tốt thời gian qua và giải ngân một phần cổ phiếu tốt trong thời điểm báo Siganl mua sớm (Buy T+2)

 

 

 

Ngày 3/5/2012

 

02.15 pm


Với quá trình tăng ấn tượng của HNXINdex, đóng cửa HNXIndex đã trở lại vị thế "vàng/xu thế tiếp tục tăng"

 

11.00 am

 

VNIndex có tín hiệu Sell T+2, HNXIndex chuyển màu từ "vàng" sang "tím/trạng thái giảm khá mạnh"

 

9.20 am 

 

Tín hiệu Sell T+4 xuất hiện ở nhiều cổ phiếu lớn và cổ phiếu tăng nóng giai đoạn vừa qua. Tín hiệu Sell T+2 diễn ra trên diện rộng toàn thị trường.

 

Để xem cụ thể tín hiệu mua bán theo từng cổ phiếu, các Nhà đầu tư truy cập và xem ch tiết tại

http://finvn.com/DuLieuBLOOMBERGVNProScanning.aspx

 

 

 

 

 
 
Theo Hồng Trang
FINVN

 


Chứng khoán sáng 2/5: Blue-chip bị đè mạnh

Ngày đăng : 02/05/2012 - 2:14 PM

 

Sự hưng phấn vẫn chưa trở lại trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ. Sức mua giá cao đã yếu hơn hẳn so với phiên cuối cùng của tháng 4.

Kết thúc phiên sáng nay, VN-Index chỉ tăng 0,24% và HNX-Index dậm chân tại chỗ. Tình trạng giao dịch nhàm chán lặp lại là bất ngờ vì không ít nhà đầu tư trông đợi vào một đợt bùng nổ sau kỳ nghỉ. Dư âm của kỳ nghỉ vẫn còn?

Độ rộng của hai sàn vẫn trong trạng thái tích cực. HSX có 84 mã trần và 72 mã tăng giá, trong khi HNX có tới 81 mã trần và 101 mã tăng. Tương quan giá này có thể xem là trái ngược với diễn biến của Index. Thậm chí, mức tăng nhẹ của VN-Index và đứng im của HNX-Index còn là nỗ lực trụ lại trước áp lực bán ra. So với đỉnh, VN-Index đã giảm gần 0,8% và HNX-Index giảm tới 0,9%.

Áp lực bán ra mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn đã định hình xu hướng giảm gần như toàn bộ buổi sáng. Giao dịch yếu ở các mức giá cao vẫn là nguyên nhân chính, dù áp lực hạ giá chưa phải là mạnh. Ngược lại, số tăng giá mạnh, chủ yếu là kịch trần vẫn tập trung ở các mã nhỏ quen thuộc.

Tổng giá trị khớp lệnh trong sáng nay khá mạnh. HSX đạt 943,9 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với sáng ngày 27/4 và HNX đạt 541,9 tỷ đồng, tăng trên 46%. Tiền vào tăng là tín hiệu tốt, nhưng hôm nay chủ yếu là do người bán bán ra. Hoạt động bán vẫn tập trung vào nhóm vốn hóa lớn khiến những cổ phiếu này chủ yếu bị chặn ở tham chiếu hoặc giao dịch lình xình. VN30-Index chỉ tăng có 0,14%, tương đương giảm gần 0,7% so với đỉnh. 

Mức giảm ở nhóm VN30 không phải là lớn, chủ yếu tập trung vào MSN, HVG, OGC, QCG, SJS, VNM, HPG, DIG. Số còn lại luẩn quẩn ở giá tham chiếu hầu như suốt thời gian giao dịch. 

Một số biểu hiện chốt lời mạnh ở nhóm cổ phiếu tăng mạnh gần đây đã xuất hiện. cổ phiếu dẫn đầu về giá trị giao dịch tại HSX là KTB với 33,3 tỷ đồng, tiếp đến là LCG, BGM, KSS. Đây là những mã tăng khá nóng, thậm chí là trần liên tục như KSS.

Trên HNX, HBB sụt giảm hết biên độ, rơi xuống giá sàn với lượng dư bán sàn 4,7 triệu cổ. Điều này cũng không bất ngờ lắm khi những thông tin cuối tuần qua làm dấy lên nghi ngờ về tính hiệu quả của việc sáp nhập với SHB. Trước đó thị trường tin rằng đây là kế hoạch sáp nhập tự nguyện, nhưng thông tin bên lề đại hội cổ đông đã cho thấy một thực tế khác, nếu không muốn nói là nước cờ cuối đối với ngân hàng này. 

HBB đạt giá trị khớp lệnh xấp xỉ 79,4 tỷ đồng, trong khi SHB tuy chưa giảm sàn nhưng cũng mất trên 3,5% với áp lực bán mạnh, giá trị khớp đạt gần 22 tỷ đồng. Việc SHB giảm giá đương nhiên kéo theo HBB giảm giá, nhưng đằng sau biến động này còn là mối nghi ngờ, liệu SHB sẽ ảnh hưởng thế nào nếu phải “gánh” cả HBB với núi nợ lớn như vậy.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn của HNX ngoài SHB và HBB đều giao dịch lình xình. ACB giảm gần 1,2%, PVS loanh quanh tham chiếu. Trong khi đó, nhóm PVX, VND, KLS, BVS bị ép giá rất mạnh và may mắn còn được nâng đỡ dưới tham chiếu. Khi nhóm cổ phiếu này không còn động lực, bất chấp hàng trăm mã trần và tăng giá, HNX-Index cũng không nhích thêm được bao nhiêu trong đợt phục hồi ngắn cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu lớn của cả hai sàn vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị đè giá của những phiên gần đây, trong khi nhóm cổ phiếu nhỏ có động lực mạnh. Tính đầu cơ ở nhóm vốn hóa nhỏ đang khá căng và một số biểu hiện chốt lời sáng nay cho thấy tình trạng khá mong manh. Thông thường biểu hiện tăng nóng ở nhóm cổ phiếu nhỏ được xem là dòng vốn đầu cơ đang có những vận động cuối của chiến thuật luân chuyển vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

LAN NGỌC


 

Tin mới cập nhật