Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2012

Ngày đăng : 02/05/2012 - 2:30 PM

 

Tăng lương tối thiểu chung lên 1.050.000 đồng/tháng; phụ cấp công vụ là 25%; xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc sai quy định... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2012.

Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000đồng/tháng hiện đang áp dụng.

Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanhnghiệp.

Từ 1/5/2012, phụ cấp công vụ là 25%

Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ phụ cấp công vụ đối với một số đối tượng cán bộ, công chức. Mứcphụ cấp này bằng 25% (hiện nay là 10%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

Theo Nghị định, các đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp công vụ nói trênlà cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phụ cấp 1,3

Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2012/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/2/2012 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Theo đó, thay vì hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 1,25 hiện nay,Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) sẽ được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 1,3.

Nghị định 14/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2012.

Chế độ với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế

Chính phủ ban hành Nghị định 23/2012/NĐ-CP quy định một số chế độ với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biêngiới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếuđã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Theo đó, Nghị định áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế có đủ từ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu hiện không thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng thuộc một trong các trường hợp:

Thứ nhất, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000.

Thứ hai, thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh hoặc từ các đoàn điều dưỡng thương binh đã về gia đình.

Thứ ba, quân nhân, công an, cơ yếu đã có quyết định chuyển ngành trước ngày 1/4/2000 nhưng không thực hiện chế độ chuyển ngành hoặc đã thôi phục vụ tại ngũ về địa phương mà chưa giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Thứ tư,quân nhân, công an, cơ yếu đã được giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc rồi đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được đơn vị cử đi lao động hợp tác quốc tế về nước và đã được giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000.

Nghị định 23/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2012.

Xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc sai quy định

Theo Nghị định quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức đã được Chính phủ ban hành ban hành có hiệu lực từ ngày 25/5/2012, viên chức tự ý nghỉ việc, tổngsố từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch thì sẽ bị buộc thôi việc.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: 1- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; 2- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; 3- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; 4- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến viên chức.

Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CPvề quản lý hoạt động kinh doanh vàng,hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012.

Không được chuyển nhượng kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Theo Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 15/5/2012, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản sẽ được cấp văn bản xác nhận trúng đấu giá; được sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến khu vực trúng đấu giá; được cấp Giấyphép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. 

Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản không được chuyển nhượng kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản.

Phạt nặng vi phạm chuyển giao thông tin người tiêu dùng cho bên thứ 3

Theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/5/2012, hành vi chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên; có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

Quy định các đơn vị được kiểm toán

Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 1/5/2012, trong đó quy định cụ thểvềcác đơn vị được kiểm toán.

Nghị định quy định rõ, doanh nghiệp, tổ chức màpháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: 1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 2- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 3- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ nước ngoài; 4- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm; doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;...

Theo Hoàng Diên

Chinhphu.vn

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

TS. Lê Đăng Doanh: CPI đang bất bình thường

Ngày đăng : 27/04/2012 - 11:55 AM

 

 

Lãi suất giảm, lạm phát thấp song TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương lo ngại, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy nguy hiểm vì DN phá sản, tăng trưởng trì trệ. 

 

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến năm nay khoảng 6-6,5% nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng, chỉ tiêu này rất khó đạt. Ông có dự báo như thế nào về việc đạt mục tiêu tăng trưởng?

 

- Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó đạt được vì đầu tư xã hội dự kiến còn 33,5% GDP. Năm 2011, chúng ta đầu tư 39,8% GDP nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5,89%. Thống kê cho thấy đã có 2.200 doanh nghiệp phá sản và 12.000 đơn vị đăng ký ngừng kinh doanh. Rõ ràng, đây là con số rất đáng lo ngại.

 

Cùng với đó là tiêu dùng điện cho sản xuất giảm mạnh, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng giảm (bông giảm 30%, sợi giảm 14%, tín dụng giảm 1,96%). Ngược lại, tồn kho hàng hóa tăng 34%, một con số không nhỏ. Tôi e rằng, tình hình này sẽ tác động xấu đến việc làm, thu nhập của người lao động kéo theo những tiêu cực khác về xã hội.

 

Ông nhận xét thế nào bức tranh kinh tế Việt Nam qua con số lạm phát 4 tháng đầu năm rất thấp, quý I xuất siêu lên tới 224 triệu đôla nhưng tăng trưởng chỉ đạt 4%?

 

- Không nên quá chủ quan vì mức lạm phát thấp. Thực tế, lạm phát thấp là do sức mua giảm mạnh, hàng hóa không bán được và lượng tồn kho cao. Còn xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm chứ tăng xuất khẩu chưa cao. Tôi cho rằng, chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,06%, vì chỉ số giá đã chịu tác động rất lớn từ vụ bê bối chất tạo nạc trong thịt lợn, khiến mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa giảm giá mạnh.

 

Rõ ràng CPI đã đi phi quy luật vì có hiện tượng bất bình thường. Khi cung cầu ổn định, chắc chắn chỉ số giá sẽ biến động trong tháng sau khi giá Xăng dầu, giá thuốc, viện phí tăng.

 

Theo ông, đâu là nguyên nhân khi trần lãi suất đã giảm từ 14% xuống 12% một năm, lãi suất cho vay cũng hạ nhiệt nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn?

 

- Thực ra, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân; trong số đó có lý do doanh nghiệp ế hàng dẫn đến tồn kho lớn, không trả được nợ cũ và họ không còn tài sản thế chấp. Cũng có trường hợp một số doanh nghiệp khác không chịu được mức lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Đa số doanh nghiệp chỉ cần vay vốn lưu động, nhu cầu vay cho đầu tư mở rộng sản xuất rất thấp.

 

Thực tế, hàng nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không có nhu cầu vay vốn. Vòng quay đồng tiền đã giảm từ 2,5 xuống còn 0,8 cho thấy tiền tệ có dấu hiệu bị ngưng trệ. Do đó, theo tôi, vấn đề quan trọng là cần có phương án khoanh, giãn nợ, cho vay bắc cầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tốt được vay vốn và hoạt động trở lại.

 

Kinh tế Việt Nam đang suy giảm nhưng chứng khoán lại tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây, thậm chí còn trở thành thị trường hút ròng gần 100 triệu đôla từ nước ngoài. Ông nhận định thế nào về hiện tượng này?

 

- Thời gian dài vừa qua, giá cổ phiếu đã xuống thấp dưới giá vốn. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng cơ hội này để mua vào nên vốn ngoại tăng mạnh dẫn đến thị trường được hồi phục khoảng 30%. Tôi cho rằng, chỉ khi kinh tế hồi phục thì TTCK mới tăng trưởng vững chắc được.

 

Giá điện tăng cuối năm 2011, rồi giá Xăng tăng 2 lần trong 1 tháng gần đây, ông có nhận xét gì về khả năng kiềm soát lạm phát năm 2012 khi Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất ?

 

- Kinh tế Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với sức ép tăng giá. Tuy vậy, nhìn chung do sức mua đã kiệt quệ nên năm 2012, tôi cho rằng, lạm phát sẽ không cao như 2011. Đây là điều chúng ta có thể tin tưởng. Còn đưa ra con số cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào các thông số từ nay đến cuối năm.

 

Vậy để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát thì các chính sách kinh tế cần có thay đổi gì?

 

- Mấu chốt vấn đề theo tôi lúc này là cần thực hiện tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, bộ máy cũng như doanh nghiệp Nhà nước. Cần phải thực hiện hệ thống quản trị chuyên nghiệp, công khai minh bạch, làm rõ quyền chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp Nhà nước. Một trong những cốt lõi là làm rõ trách nhiệm giải trình, vì tiền của doanh nghiệp Nhà nước cũng từ người dân mà ra. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc thất thoát phải giải trình đầy đủ, công khai trước nhân dân.

 

Theo ông, thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 8 tháng còn lại của năm là những vấn đề gì?

 

- Trong 8 tháng tới thách thức của nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Vì kinh tế thế giới đang trong tình trạng khó khăn, nên Việt Nam sẽ phần nào bị tác động. Kinh tế châu Âu, Mỹ khó khăn, tăng trưởng của Anh và Pháp âm sẽ làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế.

 

Trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước khó khăn, Nhà nước phải cứu họ. Ngân hàng phải hỗ trợ doanh nghiệp thay vì cứu các đơn vị thân quen. Chính sách vay vốn phải công khai minh bạch, tránh hiện tượng lo lót cho các doanh nghiệp sân sau.

 

Bên cạnh đó, theo tôi không thể xem thường tác động xã hội của việc hàng loạt doanh nghiệp đình chỉ hoạt động, giải thể, nhất là đối với lĩnh vực Bất động sản, xây dựng. Bởi cùng với viêc ngưng trệ sản xuất, phá sản thì hàng nghìn người lao động sẽ không được trả Lương.

 

Theo tôi, nếu những vấn đề này không được giải quyết triệt để thì Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy rất nguy hiểm. Đó là doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, tâm lý xã hội hoang mang gây ra hệ lụy là kinh tế khó tăng trưởng.

 Kinh tế thị trường

 


Thấy gì từ kinh tế 4 tháng?

Ngày đăng : 26/04/2012 - 1:43 PM

 

Lạm phát thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, nhưng sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn do việc tiếp cận vốn khó khăn, đầu tư, tiêu dùng co lại... Đó là những nét đặc trưng của kinh tế 4 tháng đầu năm 2012.

Lạm phát - biểu hiện cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - vấn đề nóng nhất trong hai năm qua đã được kiềm chế một bước quan trọng. CPI tháng 4, dù xét dưới góc độ nào (tháng sau so với tháng trước, sau 4 tháng, sau 1 năm) cũng thấp nhất so với nhiều tháng hay cùng kỳ nhiều năm trước đó. CPI tính theo năm có thể còn tiếp tục giảm trong mấy tháng nữa và “đáy” CPI tính theo năm có thể sẽ rơi vào tháng 7 hoặc tháng 8. 

Mặc dù chưa thể chủ quan khi lạm phát có thể trở lại vào cuối năm nay, đầu năm sau (như đã từng xảy ra và thường lặp đi, lặp lại nhiều năm trước) do còn có những yếu tố gây áp lực, nhưng tính chung cả năm 2012 vẫn đạt được mục tiêu tăng dưới 10%, thậm chí có thể chỉ tăng khoảng trên dưới 6,5%.

Cán cân thanh toán được cải thiện thể hiện trên nhiều mặt. Cán cân thương mại hàng hóa - thể hiện ở nhập siêu - trong 4 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối (0,2 tỷ USD so với 4,83 tỷ USD), cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (1,2% so với 17,7%). xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 

Ước tính trong quý 1, cán cân vãng lai thặng dư gần 2 tỷ USD, cán cân vốn và tài chính thặng dư, nên cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 2 tỷ USD (cả năm 2010 thâm hụt 3,1 tỷ USD; năm 2011 thặng dư 2,65 tỷ USD, trong đó quý 1 thâm hụt 126 triệu USD). Dự trữ ngoại tệ đạt khoảng 9 tuần nhập khẩu, tuy vẫn còn thấp hơn mức 12 tuần nhập khẩu theo thông lệ quốc tế, nhưng đã được cải thiện. 

Đáng lưu ý, dự trữ ngoại tệ tăng, trong khi tỷ giá ổn định (năm 2009, 2010 giá USD tăng khoảng 10%, năm 2011 chỉ tăng 2,24%, 4 tháng 2012 giảm 1,04% làm cho khả năng cả năm chỉ tăng 2-3% theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước). 

Như vậy, vấn đề nóng thứ hai là nhập siêu đã được giảm nhiệt, với niềm vui do xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, nhưng cũng có sự lo ngại do nhập khẩu, nhất là nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước bị giảm khá sâu, trong đó có một phần quan trọng do sự suy giảm tăng trưởng sản xuất, kinh doanh.

Tăng trưởng sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, chỉ số công nghiệp tháng 4 tăng cao hơn, nhờ đó tính chung 4 tháng đã tăng cao hơn số ước tính trong quý 1 (4,3% so với 4%). Tuy nhiên, đó vẫn còn là tốc độ tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước và với vai trò là đầu tầu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. 

Khó khăn vẫn tiếp tục diễn ra ở hai đầu. Ở đầu vào, việc tiếp cận vốn vẫn khó khăn, một phần do lãi suất của các ngân hàng thương mại dù đã giảm xuống nhưng vẫn còn rất cao, một phần do chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng quý 1 mang dấu âm tới gần 2% là một biểu hiện của suy giảm tăng trưởng. 

Đáng lưu ý, tình trạng “té nước theo giá, tát nước theo xăng” trước đây tuy vẫn còn nhưng nay lại xuất hiện tình trạng “té nước theo CPI” của các hàng hoá, dịch vụ quan trọng đã tranh thủ tăng giá khi CPI tăng chậm lại, bồi thêm khó khăn cho doanh nghiệp kiểu như hai lần tăng giá xăng dầu với tốc độ cao hoặc đưa ra thông điệp giá điện có thể tăng trên dưới 10% sau tuyên bố hùng hồn rất ấn tượng đối với lòng tin của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khi mới nhậm chức...

Ở đầu ra, tiêu thụ rất khó khăn, tăng trưởng rất thấp, tồn kho tiếp tục tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng với tốc độ thấp chỉ bằng một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước.

Sự suy giảm tăng trưởng biểu hiện rất rõ là có hàng chục phần trăm tổng số doanh nghiệp ngừng sản xuất, làm thủ tục phá sản, ngừng nộp thuế...; từ hàng chục năm nay mới có tình trạng thu nội địa của ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ năm trước.

Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế cảnh báo ba vấn đề lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ khó đạt được mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội.

- Nếu để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thì lạm phát sẽ quay lại vào cuối năm nay và đầu năm sau, sẽ gặp lại vòng luẩn quẩn như đã từng xảy ra.

- Riêng lạm phát, riêng suy giảm tăng trưởng (đình trệ) cũng đã làm cho mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội khó thực hiện; nhưng nếu vừa lạm phát, vừa đình trệ thì đó là khó khăn kép, khó khăn gấp bội.

Theo Dương Ngọc
VnEconomy

“Rất khó có gói kích cầu như năm 2009”

Ngày đăng : 23/04/2012 - 1:43 PM

   

 

Tại một hội thảo về kinh tế quý 1 vừa diễn ra cuối tuần qua, trong vai trò diễn giả chính, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành đều đưa ra thông điệp, kinh tế quý 1/2012 của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, hai ông vẫn nhận định rằng, kinh tế trong nước còn nhiều rủi ro hiện hữu, mà lớn nhất là hệ thống ngân hàng (nợ xấu), tổng cầu trong nước giảm mạnh và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh này, có nên đặt ra khả năng về một kịch bản tương tự như năm 2009, là sự xuất hiện gói kích thích kinh tế của Chính phủ?

Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Đình Tuyển nói: “Năm 2009 chúng ta có gói kích cầu, do thời điểm đó cực kỳ khó khăn. Còn năm nay có thể không có một gói như vậy”.

“Một gói kích cầu như năm 2009 vào lúc này sẽ làm méo mó thị trường, cũng như rất nguy hiểm cho lạm phát những năm sau. Nhưng chúng ta có thể có những biện pháp hỗ trợ thị trường”, ông Tuyển nói.

Cùng quan điểm này, ông Võ Trí Thành cho rằng năm nay “sẽ không có một gói kích thích kinh tế lớn, toàn diện, đầy đủ”.

Bốn lý do ngắn gọn được ông Thành đưa ra. Thứ nhất là Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Thứ hai, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang rập rình dù kinh tế quý 1/2012 có một số chuyển biến tích cực. Thứ ba, Chính phủ không có đủ nguồn lực, cho dù được hỗ trợ mạnh mẽ từ dự trữ ngoại tệ gần 20 tỷ USD. Thứ tư, tình hình hiện nay khó khăn, nhưng khó khăn đó khác so với năm 2009.

“Nói như vậy không có nghĩa là không hỗ trợ cho doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp hỗ trợ sẽ được tuyên bố. Hy vọng trong cuộc họp của Chính phủ vào tháng 5 tới sẽ có nhiều giải pháp”, ông Thành nói, đồng thời đề xuất 4 giải pháp chính.

Giải pháp thứ nhất là hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Đó là tiếp cận tín dụng với lãi suất được giảm và tạo những điều kiện về mặt pháp lý để doanh nghiệp “gặp mặt” với ngân hàng. Như vậy, điều kiện tiếp cận quan trọng hơn lãi suất, trong đó có câu chuyện như khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, bảo lãnh tín dụng. Khoanh nợ và bảo lãnh tín dụng đang được đề bạt rất mạnh mẽ.

Thứ hai hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp là giảm chi phí, ví như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời điểm giảm thì chưa có, song  được biết hiện có hai phương án từ 25% xuống 20%, một quan điểm khác được cơ quan quản lý tài chính ủng hộ hơn là từ 25% xuống 23%.

Thứ ba là mở van tín dụng cho vay tiêu dùng, giảm thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ các chương trình nông nghiệp nông thôn (tương tự như năm 2009) với số tiền có thể không lớn vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Giải pháp cuối cùng mà theo ông Thành là rất quan trọng, là xúc tiến thương mại. Nhiều thị trường nước ngoài đang phục hồi, có nhu cầu với hàng của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... bên cạnh các thị trường truyền thống EU, và Hoa Kỳ.

QUÝ HIỂU


CPI Hà Nội tháng 4 giảm lần đầu tiên sau 24 tháng

Ngày đăng : 20/04/2012 - 3:08 PM

 

Chỉ số giá tháng này giảm là do một số mặt hàng trong nhóm lương thực, thực phẩm giảm mạnh.

Cục thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 năm 2012 trên địa bàn tỉnh.

Sau một thời gian dài tăng giá, CPI tháng 4 đã giảm 0,03% so tháng trước và tăng 9,52% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng này có 8 nhóm hàng tăng so tháng trước nhưng mức tăng không đáng kể, có 3 nhóm hàng giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,65%); Nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (-0,64%); Nhóm Bưu chính vĩnh thông (-0,04%).

Chỉ số giá tháng này giảm là do một số mặt hàng trong nhóm lương thực, thực phẩm giảm mạnh. Cụ thể:

- Lương thực: Khác với xu hướng mọi năm, trong tháng 4 giá gạo giảm mạnh đã làm nhóm lương thực giảm 1,98% so tháng trước. Nguyên nhân do các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch vụ thu đông với năng suất cao nên nguồn cung dồi dào.

- Thực phẩm: Giá thực phẩm giảm 0,79% so tháng trước, các mặt hàng thịt bò, cá, hải sản... giá ổn định và giảm nhẹ. Riêng thịt lợn giảm hơn các mặt hàng thực phẩm khác, nguyên nhân do thông tin thịt lợn bị nhiễm độc đã khiến người dân thận trọng với mặt hàng này.

- Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,64% so tháng trước, nguyên nhân chính là do từ 1/4/2012 giá gas giảm khoảng 6.000đ/kg, đây là mức giảm mạnh trong những năm gần đây, hiện giá gas trong nước được bán ra ở mức 395.000đ đến 420.000đ/bình thùy từng hãng.


Hải An

Theo TTVN/Cục Thống kê Hà Nội


Chính phủ: Dự trữ ngoại tệ Việt Nam đạt khoảng 9 tuần nhập khẩu

Ngày đăng : 20/04/2012 - 2:12 PM

 

Trước đó, báo cáo của ADB cũng cho thấy, Việt Nam có gần 17 tỷ USD dự trữ ngoại hối, tương đương khoảng 2 tháng nhập khẩu.

 

 

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012.

 

Báo cáo cho hay, cán cân thanh toán quốc tế trong quý I/2012 có diễn biến tích cực. Cán cân vãng lai thặng dư ước gần 2 tỷ USD, cán cân vốn và tài chính cũng thặng dư,… dẫn đến cán cân thanh toán tổng thể quý I/2012 ước thặng dư 2 tỷ USD (cùng kỳ thâm hụt 126 triệu USD).

 

Cũng theo báo cáo, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước được cải thiện rõ rệt, ở mức khoảng 9 tuần nhập khẩu.

 

Tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, ước quý I/2012 đạt trên 24,8 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước

 

Tổng kim ngạch nhập khẩu quý I/2012 ước khoảng 24,58 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

 

Như vậy, xuất siêu quý I /2012 là 220 triệu USD, bằng 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, là kết quả tốt nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây  (cùng kỳ năm 2011, nhập siêu 3 tỷ USD).

 

Tuy nhiên, báo cáo nêu rõ, xuất siêu ngoài nguyên nhân do xuất khẩu tăng cao, tốc độ tăng nhập khẩu giảm còn có nguyên nhân quan trọng là do đầu tư và sản xuất công nghiệp chế biến suy giảm dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên, vật liệu và máy móc, thiết bị giảm sút.

Duy Cường

 NDHMoney

 


 

Tin mới cập nhật