BIDV và 6 điểm quan tâm của nhà đầu tư

Ngày đăng : 10/12/2011 - 9:29 PM
Nợ xấu, mức giá khởi điểm, rủi ro hoạt động, chính sách cổ tức… là những điểm nhà đầu tư quan tâm tại buổi công bố thông tin trước thêm IPO của BIDV.
 
 
Sáng nay (10/12), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) tổ chức buổi roadshow công bố thông tin trước thềm sự kiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 28/12 tới.
 
“Sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào” là khẳng định từ ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, mở đầu cho phần đối thoại với nhà đầu tư. Phần lớn các câu hỏi đặt ra tại đây đều đến từ các nhà đầu tư tổ chức.
 
Tựu trung, có 6 điểm quan tâm chính được đặt ra.
 
1. Nợ xấu của BIDV có “thực”?
 
Nhà đầu tư đặt vấn đề rằng con số nợ xấu hiện nay dưới 3% mà BIDV đưa ra có phản ánh thực sự chất lượng nợ của ngân hàng, có “thực” nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế hay không.
 
Một lần nữa đại diện lãnh đạo BIDV khẳng định về chất lượng của con số đưa ra với công chúng, đi kèm với lưu ý rằng: việc phân loại nợ của ngân hàng này được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, được kiểm toán xác nhận.
 
Ông Trần Bắc Hà cũng cho rằng, tiêu chuẩn phân loại đó là tiếp cận dần các chuẩn mực quốc tế và tốt hơn so với nhiều thành viên khác khi vẫn đang phân loại theo Điều 6 Quyết định 493. “Ví dụ, nợ của khách hàng chúng tôi xếp ở nhóm 2 nhưng ở nhiều ngân hàng khác thì phân loại vào nhóm 1. Ở đây có sự bấp cập trong hệ thống và bất bình đẳng giữa các ngân hàng”, ông Hà nói.
 
Phía BIDV cũng bổ sung thêm thông tin rằng, do trong 5 năm qua, tăng trưởng tín dụng bình quân của họ chỉ là 25%, trong khi bình quân hệ thống là 33%; tăng trưởng nợ thấp hơn nên có điều kiện để kiểm soát chất lượng thuận lợi hơn.
 
Hiện BIDV đã thực hiện trích dự phòng khoảng 140% so với số lượng nợ xấu. Và ông Hà nói rằng: “Chúng tôi yêm tâm”.
 
2. Sẽ có tác động từ chính sách?
 
Câu hỏi đầu tiên từ nhà đầu tư đặt ra là vì sao BIDV lại IPO vào thời điểm khó khăn này của thị trường? Một điểm đáng chú ý là nhà đầu tư cũng đặt vấn đề, về yếu tố thời điểm, BIDV có nhiều áp lực hơn so với hai “ông lớn” đi trước là Vietcombank và VietinBank, và từ đây dẫn đến bất lợi trong tương quan giá.
 
Như trả lời trước đó, ông Trần Bắc Hà cho rằng đây là quyết tâm của Chính phủ trong quá trình cổ phần hóa. Thực tế BIDV đã trình đề án từ tháng 9/2011, nhưng phải đến 28/11 Chính phủ mới quyết định.
 
Về yếu tố thời điểm, Chủ tịch BIDV lạc quan khi cho rằng đây chưa hẳn là thời điểm quá xấu của thị trường. Mặt khác, với một thị trường mà yếu tố tâm lý có tác động quan trọng, thì nhiều khả năng bối cảnh mà IPO chính thức diễn ra có thể sẽ có sự cải thiện chung. Đó là khả năng mà ông Hà tính tới, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách quan trọng và tác động tốt tới thị trường.
 
3. Cơ sở nào cho mức giá khởi điểm 18.500 đồng?
 
Trước câu hỏi này, đại diện lãnh đạo BIDV giải thích: mức giá đó được xác định trên cơ sở giá trị nội tại của doanh nghiệp -  đã được tính toán và xác nhận của Kiểm toán Nhà nước.
 
Bên lề câu hỏi này, trước đó, lãnh đạo BIDV cũng cho rằng nếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhìn vào mức giá trị doanh nghiệp đã công bố thì có thể đưa ra một tính toán tương đối sát với mức giá khởi điểm đã công bố đó.
 
Phía BIDV cho biết thêm, mức 18.500 đồng đã được tính toán thận trọng, có chiết khấu ở yếu tố thanh khoản khi chưa niêm yết chính thức trên sàn.
 
Liên quan đến yếu tố giá, một số ý kiến cho rằng tỷ lệ đưa ra đấu giá là quá nhỏ, chỉ 3%. Nếu một tỷ lệ lớn hơn, cung lớn hơn có thể sẽ tác động đến khả năng thành công cũng như yếu tố giá.
 
Về điểm này, tại cuộc họp báo vừa qua, lãnh đạo BIDV nhìn nhận ở sự tương quan khối lượng chào bán của hai thành viên đi trước là Vietcombank và VietinBank. Và đó là một tỷ lệ được cho là thích hợp với quy mô vốn của BIDV hiện nay cũng như trong tương quan quy mô của hai ngân hàng đó tại thời điểm IPO trước đây.
 
Còn phát biểu tại buổi roadshow, ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, nêu quan điểm: chủ trương của Chính phủ là bán từng phần và bán dần dần…
 
4. Có tới 42 tổ chức tầm cỡ “đặt vấn đề”
 
Theo đề án cổ phần hóa, BIDV sẽ bán 15% cổ phần cho 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Điều mà nhà đầu tư quan tâm là các tiêu chí để xác định, cơ sở để tìm kiếm và lựa chọn.
 
Trả lời câu hỏi này, lãnh đạo BIDV cho biết các tiêu chí lựa chọn sẽ tuân thủ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian qua, BIDV đã tiếp nhiều tổ chức tới tìm hiểu và đặt vấn đề. Đó là 42 định chế tài chính tầm cỡ trên thế giới, theo lời lãnh đạo ngân hàng này. Qua đó, BIDV sẽ phối hợp với tổ chức tư vấn, nghiên cứu để đàm phán và lựa chọn. Dự kiến 9 tháng sau IPO công đoạn này sẽ thực hiện xong.
 
Một điểm được cho là thuận lợi khi BIDV lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là cơ chế giá được thực hiện theo thỏa thuận, chứ không nhất thiết phải “căn” theo mức giá hình thành qua IPO.
 
5. Tham gia tái cấu trúc không ảnh hưởng đến hoạt động
 
Nội dung này không đặt ra từ nhà đầu tư, nhưng ông Trần Bắc Hà chủ động thông tin với những khẳng định đáng chú ý.
 
Ông Hà cho biết, việc tham giá tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới, cụ thể là kế hoạch hợp nhất ba ngân hàng thương mại là SCB, TinNghiaBank và Ficombank hiện nay, là nhiệm vụ được giao. Các nguồn vốn cho kế hoạch tái cấu trúc này, hỗ trợ việc hợp nhất không nằm trong bảng cân đối kế toán của BIDV.
 
Theo đó, ông Hà khẳng định: “Việc tham gia tái cấu trúc hệ thống sẽ không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, đến kết quả kinh doanh của BIDV”.
 
BIDV sẽ tham gia quản trị, điều hành ngân hàng từ hợp nhất trước, trong và sau khi hợp nhất. Hiện 3 phó tổng giám đốc cùng 22 cán bộ của BIDV đã được điều động để trực tiếp khảo sát, tìm hiểu chi tiết và toàn diện tại các thành viên tham gia lần hợp nhất này.
 
6. Cam kết đảm bảo lợi ích cổ đông
 
Có những vấn đề trong hoạt động của BIDV có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư và cổ đông, được đặt ra tại buổi roadshow.
 
Cụ thể, bên cạnh lợi ích chung được ủng hộ, hoạt động xã hội của ngân hàng này cũng cần được xem xét sòng phẳng khi liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Điều này được nhà đầu tư đặt ra khi BIDV có lịch sử và truyền thống là một ngân hàng “bao cấp” và “phân phối” tín dụng; thường đi đầu trong các chương trình giảm lãi suất ủng hộ chính sách.
 
Sự rạch ròi ở đây là như vậy có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay không, khi năm 2009 họ có tới 9 lần giảm lãi suất, năm 2011 đã có 3 lần và lãi suất cho vay mức cao hiện chỉ khoảng 16%/năm, trong khi nhiều nhà băng khác phổ biến từ 18% - 20%, thậm chí cao hơn.
 
Bên cạnh sự chia sẻ với các khách hàng, doanh nghiệp cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cũng là một nét văn hóa của doanh nghiệp, ông Hà khẳng định rằng, các hoạt động đó sau cổ phần hóa vẫn là trọng tâm của BIDV với một tỷ lệ phù hợp và không làm phương hại đến lợi ích các cổ đông.
 
Liên quan đến lợi ích cổ đông, tại buổi đối thoại trên, lãnh đạo BIDV đưa ra cam kết: sau cổ phần hóa, chính sách cổ tức sẽ được thực hiện theo hướng cạnh tranh so với các ngân hàng khác và sẽ không thấp hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các thời điểm xác định, và đó sẽ là mức tối thiểu.
 
Theo Minh Đức
VnEconomy

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Citigroup: 1,2 tỷ USD bị rút khỏi TTCK thế giới tuần qua

Ngày đăng : 10/12/2011 - 11:52 AM
Tuy nhiên khoảng 400 triệu USD đã được rót vào các quỹ chứng khoán trên thị trường mới nổi.
 
Theo Citigroup dẫn nguồn tin từ EPFR Global, nhà đầu tư rút ra khoảng 1,2 tỷ USD khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu trong khoảng thời gian 1 tuần tính đến ngày 07/12/2011. Như vậy, tiền đã bị rút ra đến 5 tuần liên tiếp.
 
Trong tuần, chỉ số MSCI của TTCK thế giới hạ 1,1% sau khi S&P tuyên bố đưa xếp hạng tín dụng của 15 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu vào diện xem xét điều chỉnh giảm. Trong khi đó, chỉ số MSCI của TTCK nhóm nước mới nổi tăng 3,3% trong khoảng thời gian 5 ngày tính đến ngày 07/12/2011.
 
Ông Yue Hin Pong, một trong những chuyên gia phân tích tại Citigroup, nhận xét: “Nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng trong suốt tuần bởi chưa thể biết chắc về kết quả của cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu trong tuần.”
 
Theo nhóm chuyên gia phân tích thuộc Citigroup dẫn đầu bởi Markus Rosgen, khoảng 400 triệu USD đã được rót vào các quỹ chứng khoán trên thị trường mới nổi.
 
Ông Dominic Rossi, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư cổ phiếu tại Fidelity, dự báo trong năm 2012, TTCK nhóm nước đang phát triển sẽ tăng điểm mạnh hơn TTCK nhóm nước phát triển khi chính sách tiền tệ của các nước này theo định hướng nởi lỏng. Citigroup ngày 07/12/2011 dự báo TTCK nhóm nước đang phát triển có thể tăng tới 28% đến cuối năm 2012.
 
Trong tuần kết thúc ngày 07/12/2011, các quỹ trái phiếu trên thị trường mới nổi hút lượng vốn khoảng 163 triệu USD.
 
Chỉ số MSCI của TTCK nhóm nước mới nổi hạ khoảng 19% trong năm nay trong khi đó chỉ số MSCI của TTCK thế giới hạ 8,5%.
 
Theo Minh Long
TTVN

Châu Âu được cứu, Phố Wall bật mạnh

Ngày đăng : 10/12/2011 - 11:47 AM
Phiên cuối tuần, các chỉ số chứng khoán Mỹ đi lên mạnh mẽ sau khi giới chức châu Âu đồng ý thông qua thỏa thuận về hiệp ước liên chính phủ mới nhằm tăng cường hội nhập ngân sách quốc gia, tiến tới giải quyết khủng hoảng nợ khu vực.
 
Chốt phiên giao dịch 9/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 186,56 điểm, tương ứng 1,55%, lên 12.184,26 điểm. S&P 500 tăng 20,84 điểm, tương ứng 1,69%, lên 1.255,19 điểm. Nasdaq Composite tăng 50,47 điểm, tương ứng 1,94%, lên 2.646,85 điểm.
 
Tính cả tuần giao dịch vừa qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 1,4%, chỉ số S&P 500 tiến nhẹ 0,9% và chỉ số Nasdaq chỉ cộng 0,8%.
 
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với 6,71 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, dưới mức trung bình hàng ngày 7,95 tỷ cổ phiếu của năm nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm ở sàn New York là 6/1, còn ở sàn Nasdaq là 5/1.
 
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu hôm qua, các nhà lãnh đạo khu vực nhất trí với những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn về ngân sách đối với Khu vực đồng Euro (Eurozone), nhưng không đồng thuận về đề xuất của Pháp, Đức sửa đổi Hiệp ước Lisbon.
 
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo quyết định soạn thảo một "Công ước tài chính" dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Eurozone và những nước tham gia công ước này. "Công ước tài chính" mới được xem là "nguyên tắc vàng" nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách.
 
Theo đó, mức trần "thâm hụt cơ cấu" hàng năm (được tính toán không tính đến những nhân tố chỉ xảy ra một lần như thanh toán nợ và những tác động đối với chu kỳ kinh tế) không vượt quá 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trước đây là 0%.
 
Các quy định nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng đối với các thể chế của các nước tham gia dưới sự giám sát của Tòa án Hiến pháp châu Âu.
 
Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng tự động đối với những nước vi phạm mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước là 3% GDP, theo quy định trong Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định đối với Eurozone, trừ phi nhiều nước tham gia phản đối.
 
Thông tin này đã ngay lập tức mang lại sự phấn chấn cho các thị trường chứng khoán Âu, Mỹ bất chấp việc tổ chức định mức tín nhiệm Moody's hạ bậc ba ngân hàng hàng đầu của Pháp là BNP Paribas, Credit Agricole SA và Société Générale.
 
Thị trường tăng điểm mạnh mẽ hơn sau khi hãng tin Reuters cho biết Trung Quốc đang thành lập một quỹ đầu tư trị giá 300 triệu USD để đầu tư vào Mỹ cùng châu Âu. Giới phân tích cho rằng, thông tin này đã mang lại hưng phấn cho thị trường phiên này và thời gian tới.
 
Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ hôm qua cũng đón nhận một thông tin lạc quan mới. Cụ thể, theo điều tra khảo sát của trường Đại học Michigan và Thomson Reuters, chỉ số niềm tin tiêu dùng đầu tháng 12 này đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, nhờ thị trường việc làm khởi sắc.
 
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tăng điểm mạnh phiên cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,83% lên 5.529,21 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 1,91% lên 5.986,71 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp bật mạnh 2,48% lên 3.172,35 điểm.
 
Trong khi đó, do ảnh hưởng của phiên liền trước, các sàn chứng khoán châu Âu đóng cửa ngập sắc đỏ. Giảm mạnh nhất là thị trường Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng hạ tới 2,73% lên còn 18.586,20 điểm. Kospi của Hàn Quốc trượt 1,97% xuống mức 1.874,75 điểm.
 
 
Theo Dương Lâm
VnEconomy

Nhiều CTCK sẽ biến mất!!!

Ngày đăng : 09/12/2011 - 12:45 PM
Theo Đề án tái cấu trúc CTCK của UBCK, số lượng CTCK sẽ được cơ cấu lại theo hướng thu hẹp số lượng, không phân biệt công ty lớn hay bé. 
 
Mục đích cấu trúc lại các CTCK
 
Cơ cấu lại số lượng các CTCK theo hướng thu hẹp số lượng (không phân biệt công ty lớn hay bé).
 
Nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro.
 
Cơ cấu lại thành phần tham gia góp vốn trong CTCK theo hướng hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.
 
Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động CTCK.
 
Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết.
 
Nguyên tắc, quan điểm cấu trúc lại các CTCK
 
Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò chỉ đạo, nhưng không làm thay các CTCK.
 
Việc tái cơ cấu các CTCK được thực hiện theo lộ trình, đảm bảo lợi ích hợp pháp khách hàng.
 
Xử lý tốt mối quan hệ giữa CTCK, ngân hàng và tổ chức bảo hiểm, đảm bảo nguyên tắc quản trị rủi ro.
 
Phương án tái cấu trúc
 
Dựa trên 2 tiêu chí quy định trong Luật Chứng khoán và Thông tư 226/2010/TT - BTC: vốn khả dụng/tổng rủi ro và tỷ lệ lỗ luỹ kế/vốn điều lệ để phân loại các CTCK thành 3 nhóm. Nhóm 1 - nhóm bình thường; nhóm 2 - nhóm kiểm soát; nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt.
 
Các biện pháp xử lý từ nay đến 1/4/2012
 
Yêu cầu CTCK thực hiện kiểm toán báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính hàng quý, bắt đầu từ quý I/2012.
 
Thực hiện kiểm tra đến nắm tình hình hoạt động của CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 150%; nếu phát hiện CTCK chưa thực hiện tách biệt tài sản của nhà đầu tư thì yêu cầu CTCK thực hiện trong thời gian tối đa 2 tháng; đề nghị Hội đồng quản trị xem xét, trình Đại hội đồng cổ đông xem xét phương án tăng vốn điều lệ.
 
Trường hợp CTCK liên tục vi phạm thiếu tiền thanh toán, lạm dụng tiền gửi của khách hàng, yêu cầu rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
 
Các biện pháp áp dụng theo nhóm từ sau ngày 1/4/1012
 
* Đối với nhóm 1 - nhóm bình thường
 
Tiếp tục rà soát và giám sát tình hình tài chính của nhóm này.
 
Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của các công ty theo hướng mô hình ngân hàng đầu tư thực hiện đầy đủ các chức năng và mô hình công ty môi giới chỉ thực hiện nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán.
 
* Đối với nhóm 2 - nhóm kiểm soát
 
UBCK đặt CTCK vào tình trạng kiểm soát; thực hiện tăng cường giám sát thường xuyên theo tuần. Thời gian kiểm soát không quá 12 tháng, trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn thêm 6 tháng. Yêu cầu công ty kiểm toán giải trình, soát xét kỹ các khoản phải thu, các khoản phải trả.
 
Yêu cầu CTCK tách bạch hoàn toàn tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư tại ngân hàng, áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt tiền gửi khách hàng qua ngân hàng chỉ định thanh toán.
 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát, Hội đồng quản trị của CTCK phải trình UBCK báo cáo thực trạng về tình hình tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục theo lộ trình với thời gian cụ thể theo tháng, quý.
 
CTCK xây dựng phương án khắc phục bao gồm các biện pháp mang tính làm tăng tiền mặt, giảm chi phí, giảm tài sản có độ rủi ro cao, hợp nhất, sáp nhập với CTCK khác.
 
CTCK được UBCK đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro đạt và vượt 180% trong 3 tháng liên tiếp. Trường hợp không khắc phục được trong thời hạn nói trên, CTCK bị UBCK đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
 
* Đối với nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt
 
UBCK ra quyết định đặt CTCK vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời gian kiểm soát đặc biệt không quá 6 tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
 
Trong thời gian tối đa 7 ngày kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Hội đồng quản trị của CTCK phải trình UBCK báo cáo thực trạng về tình hình tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục.
 
Ngoài các biện pháp xử lý như quy định tại nhóm 2, còn áp dụng các biện pháp sau: Thực hiện tăng cường giám sát định kỳ thường xuyên theo ngày; yêu cầu công ty kiểm toán giải trình, soát xét tình hình tài chính, công nợ của công ty; yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ngừng hỗ trợ thanh toán, tạm đình chỉ lưu ký chứng khoán mới; yêu cầu Sở GDCK đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ tư cách thành viên; yêu cầu CTCK công bố thông tin về việc tổn thất lớn về tài sản; yêu cầu CTCK họp đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên bất thường về việc rút nghiệp vụ môi giới; giải thể, phá sản khi các giải pháp trên không thể khắc phục.
 
CTCK được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu tỷ lệ vốn khả dụng lớn hơn 150% trong 03 tháng liên tiếp. Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt nếu CTCK không khắc phục được tình trạng này và có lỗ gộp (luỹ kế) đạt trên mức 50% vốn điều lệ, UBCK ra quyết định đình chỉ hoạt động CTCK.
 
Các biện pháp tái cấu trúc khác
 
Chủ nợ, chủ sở hữu thực hiện khoanh nợ, giãn nợ, mua lại trái phiếu từ các CTCK.
 
Ngân hàng thương mại cho giải thể những CTCK trực thuộc yếu kém và thực sự không hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục bơm vốn cho các CTCK trực thuộc có khả năng khắc phục.
 
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước rà soát lại các CTCK trực thuộc, đánh giá hiệu quả và giải thể, thoái vốn tại các công ty này để tập trung vào hoạt động kinh doanh chính.
 
Theo ĐTCK

Năm 2012, các quỹ ngoại sẽ thoái vốn khoảng 25.000 tỷ đồng

Ngày đăng : 09/12/2011 - 12:14 PM
Một số quỹ đã bắt đầu bán ra danh mục từ đầu năm nay. Ba tuần tại Mỹ, TGĐ một CTCK cho biết ông không nhận được một sự hứa hẹn nào đầu tư vào Việt Nam năm tới.
 
“Nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng đã tăng từ 2,5% cuối năm 2010 lên 3,5% vào tháng 9-2011. Nợ xấu sẽ tiếp tục tăng và sẽ đạt đỉnh vào giữa năm 2012. Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu không làm tan vỡ hệ thống ngân hàng, mà ngược lại sẽ giúp đẩy nhanh quá trình củng cố và cải cách các tổ chức tín dụng. Kỳ vọng này dựa trên cơ sở phần lớn nợ của ngân hàng Việt Nam đều có tài sản thế chấp và tài sản ngầm tương đương hơn 70% GDP” - đó là một trong những nhận định của Dragon Capital trong bản tin Vietnam October Update dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
 
Dragon Capital đã không thể ngờ rằng ngay sau bản tin tháng 10-2011, từ đầu tháng 11 thị trường bất động sản bắt đầu “rùng mình” với hàng loạt dự án căn hộ, biệt thự giảm giá mạnh trong một nỗ lực tìm đầu ra nhằm thu hồi vốn trả nợ ngân hàng của các chủ dự án đầu tư.
 
Ngay lập tức, giá cổ phiếu bất động sản niêm yết lao dốc không phanh. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của Vietnam Property Fund; Vietnam Enterprise Investments Limited (Veil); Vietnam Growth Fund do Dragon Capital quản lý như HAG, SJS, SCR, BCI, DIG… bị bán tháo.
 
Sau bất động sản, đến lượt cổ phiếu ngân hàng. Bất chấp hiệu quả kinh doanh và sự tăng trưởng lợi nhuận tương đối tốt so với năm ngoái, cổ phiếu STG, VCB, STB luôn đối mặt với nguồn cung bán ra mạnh nhiều phiên. Nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các quỹ ETFs, là người bán ròng bền bỉ, nhẫn nại hai loại cổ phiếu nói trên.
 
 
Vì sao họ bán?
 
Những năm trước, có nhiều thời điểm nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng cổ phiếu, nhưng khi đó có thể nhận ra chiến lược “bán rẻ để mua lại rẻ hơn”. Vì vậy, khi thị trường phục hồi, lực cầu của khối ngoại đã tạo điều kiện cho VN-Index có những bước nhảy về phía 600 điểm. 
 
Nay thì không, họ bán và bán luôn, hầu như không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ sẽ trở lại. Trong các báo cáo dành cho nhà đầu tư ở bên ngoài Việt Nam, một số tổ chức tài chính nhận định chứng khoán Việt Nam chưa đến đáy. 
 
Hai điểm nhấn được họ liệt kê để chứng tỏ đáy chưa thể gần là sự ổn định của giá trị đồng nội tệ sẽ còn chịu nhiều thử thách và lạm phát trong năm tới chưa thể rơi về mức một con số.
 
Bên cạnh đó, phần lớn các quỹ ngoại đang chịu sức ép đóng quỹ vào năm sau. Có rất ít khả năng các nhà đầu tư gia hạn cho các quỹ hoạt động. Thống kê chưa đầy đủ chỉ ra số tiền mà các quỹ ngoại phải thoái vốn năm 2012 lên tới 25.000 tỉ đồng. Đây là dựa vào giá trị tài sản ròng NAV mà các quỹ đang nắm giữ, chứ không dựa trên số vốn đầu tư ban đầu. Phần lớn các quỹ đều giải ngân vào hai năm 2006-2007.
 
So với mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại, NAV của họ chỉ còn bằng một nửa, thậm chí một phần ba giá trị đầu tư ban đầu. Chẳng hạn một trong những quỹ lớn hiện nay là DWS Vietnam Fund có NAV 198 triệu đô la Mỹ vào ngày 30-11-2011 so với vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đô la Mỹ cách đây năm năm (nguồn: Edmond de Rothschils Securities Limited).
 
Để có thể thoái hết số vốn trên, cần có sự chuẩn bị. Một số quỹ đã bắt đầu bán ra danh mục từ đầu năm nay. Trong 12 tháng qua, VN-Index giảm 18,6% - mức giảm không lớn nhờ sự neo giá hoặc tăng giá của những cổ phiếu có vốn hóa lớn như MSN, BVH, VIC, VPL, nhưng nhiều cổ phiếu blue-chips đã mất giá 50-70%. Hnx cùng thời gian giảm 44,2%. 
 
Điều đáng nói là thanh khoản cả hai sàn chỉ còn bằng một phần tư so với cùng kỳ năm ngoái. Có ngày giá trị khớp lệnh của sàn TPHCM chừng 10-15 triệu đô la Mỹ. Thanh khoản như thế sẽ khiến quá trình thoái vốn của khối ngoại kéo dài lê thê và mệt mỏi.
 
Trong khi đó dòng vốn gián tiếp nước ngoài chảy vào chứng khoán Việt Nam gần như dừng hẳn. Không kể lượng vốn đầu tư có chủ định lâu dài vào một số trường hợp đặc biệt như mua cổ phần của Masan Comsumer, Vinamilk (khi 3% room nước ngoài còn lại được lấp đầy), hay các đợt phát hành trái phiếu quốc tế của HAG, các quỹ không huy động thêm được đồng vốn nào trong hai năm qua. 
 
Mới đây VinaCapital hoặc Dragon Capital công bố khả năng có thể gọi thêm khoảng 100-150 triệu đô la Mỹ cho quỹ tư nhân (private equity), nhưng có hai điểm cần chú ý. Thứ nhất, đó mới chỉ là khả năng giả định. Từ nay đến khi các quỹ có tiền trong tay là khoảng thời gian 6-12 tháng. 
 
Thứ hai các quỹ này nhiều khả năng giải ngân vào thị trường cận biên đang lên là Lào, Campuchia, nơi sàn chứng khoán vừa mở hoặc sắp mở với những quy định rất thông thoáng cho giới đầu tư ngoại.
 
Tái cơ cấu và dấu hỏi thời gian
 
Trong ba tuần ở Mỹ, tiếp xúc với hàng loạt quỹ đầu tư tại đây, tổng giám đốc một công ty chứng khoán cho biết ông không nhận được một sự hứa hẹn nào đầu tư vào Việt Nam năm tới. Ông buồn rầu nói: “Có quỹ họ nói thẳng có thể câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam đang kết thúc nếu cách điều hành nền kinh tế chậm thay đổi”.
 
Thực ra giới đầu tư ngoại hiểu rất rõ xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và họ cũng biết rằng tái cơ cấu mới chỉ bắt đầu, còn con đường dài phía trước phải đi. Lạm phát rồi sẽ giảm (về một con số), tiền tệ sẽ được nới lỏng, tỷ giá sẽ ổn định, song câu hỏi là bao giờ? Hai, ba năm nữa hay lâu hơn? Trong thời gian chờ đợi, chứng khoán hẳn không có cơ hội để đi lên ngay lập tức. Vậy thì có nên rót vốn vào VN-Index bây giờ hay chờ đến khi chứng khoán phục hồi?
 
Rất có thể chờ đợi là lựa chọn khả thi thời điểm này!
 
Thay bằng giải ngân, tiền ngoại đang được rút ra khỏi chứng khoán niêm yết. Nhưng tiền ngoại cũng tỏ ra khôn khéo khi chọn đường chảy vào những doanh nghiệp ăn nên làm ra, có nền tảng quản trị lành mạnh. 
 
Tập đoàn Masan vẫn có thể phát hành thêm 100-200 triệu đô la Mỹ cổ phiếu cho nước ngoài (và chuẩn bị phát hành vào đầu năm 2012). Tập đoàn tài chính số một Nhật Bản Mizohu đổ 500 triệu đô la Mỹ mua cổ phần Vietcombank. Một tập đoàn nổi tiếng của Pháp vừa đặt vấn đề mua cổ phần của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ, nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao Thị Ngọc Dung cho biết PNJ không thiếu vốn và không muốn “đốt cháy” giai đoạn, phát triển quá nhanh. Khả năng vẫn bỏ ngỏ cho đến khi PNJ đưa nhà máy mới đầu tư vào hoạt động.
 
Hoàng Anh Gia Lai đang tính đến khả năng phát hành cổ phiếu công ty cao su (công ty con của HAG) cho nước ngoài. HAG, theo lời Tổng giám đốc Đoàn Nguyên Đức, sẽ rút khỏi lĩnh vực bất động sản sau ba năm nữa.
 
Cổ phiếu ở Việt Nam đang rất rẻ so với chính bản thân nó cách đây 4-5 năm và so với giá trị những doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Tuy nhiên giá không phải là tất cả. Quan trọng là đồng tiền đầu tư phải mang lại lợi nhuận, mà thị trường chứng khoán lúc này giống như “cái thùng không đáy”, giá vẫn đang rớt. Vốn gián tiếp nước ngoài, do đó, khó mà neo đậu.
 
Theo Hải Lý
TBKTSG

Mất 5 điểm, Vn-Index xuống 376 điểm

Ngày đăng : 09/12/2011 - 11:49 AM
THV giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp, dư bán sàn hơn 1,7 triệu đơn vị, ORS tiếp tục giảm sàn xuống 2.200 đồng/cp, dư bán sàn 1 triệu đơn vị.
 
 
10h45, VN-Index đóng cửa giảm 4,47 điểm xuống 377 điểm, SJS chấm dứt 6 phiên tăng trần, bị bán sàn xuống 20.500 đồng/cp mặc dù đầu giờ mã này có lúc giao dịch tại giá trần 22.500 đồng/cp; 58 mã giảm sàn trên tổng số 165 mã giảm giá đã kéo VN-Index xuống 377 điểm. 
 
Hôm nay là thứ Sáu (9/12) do đó cổ phiếu SME được giao dịch, ngay từ đầu phiên mã này đã có dư bán sàn hơn 700 nghìn đơn vị nhưng không ai mua.
Hai sàn cũng giảm điểm nhưng mức giảm không lớn. Tại thời điểm 9h15, VN-Index giảm 0,27 điểm xuống 381,36 điểm (-0,07%) trong khi HNX-Index giảm nhẹ 0,03 điểm xuống 62,56 điểm.
 
Trên sàn Hà Nội, sau khi THV công bố thông tin Chủ tịch HĐQT hủy việc không mua vào 6,1 triệu cổ phiếu như đã đăng ký trước đó, cổ phiếu này giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp, dư bán sàn hơn 1,7 triệu đơn vị, ORS tiếp tục giảm sàn xuống 2.200 đồng/cp, dư bán sàn 1 triệu đơn vị.
Cổ phiếu SME treo dư bán sàn 719 nghìn cp từ đầu phiên, giá 1.800 đồng/cp nhưng không ai mua.
 
 
 
KTS tiếp tục khớp lệnh 100 cổ phiếu, tăng trần lên 16.300 đồng/cp.
 
KLS, VND, PVX giảm 300 đồng, ACB tăng điểm phiên thứ 5 liên tiếp lên 20.600 đồng/cp.
 
Trên sàn HoSE, SJS sau 6 phiên tăng liên tiếp, đợt 1 vẫn tăng trần lên 22.500 đồng/cp, tuy nhiên hiện SJS đang giao dịch tại giá 22.200 đồng, tăng 700 đồng; một số bluechips tăng nhẹ là VIC, MSN (tăng 1.000 đồng); EIB, CTG tăng 100 đồng; trong khi HAG sau thông tin bị S&P hạ bậc tín nhiệm xuống B- giảm 500 đồng; PVF, ITA, MBB, SSI, VCB giảm 100 đồng.
 
Ngay sau khi MSN tăng giá và BVH lên giá tham chiếu thì VN-Index quay đầu tăng nhẹ.
 
BGM tiếp tục tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp lên 6.300 đồng/cp.
 
Theo Phương Mai
TTVN

 

Tin mới cập nhật