120.000 tỷ đồng đầu tư công 'giải hạn' cho địa ốc

Ngày đăng : 01/06/2012 - 1:45 PM

 

Kế hoạch bơm tiền của Chính phủ từ nay tới cuối năm, trong đó có 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa dùng hết, được kỳ vọng sẽ gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản.
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố tại hội thảo Vực dậy thị trường bất động sản diễn ra ngày 31/5.

Theo Thứ trưởng, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. "Dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc", ông Nam nói.

Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Ngân hàng thừa vốn sẽ cho vay trở lại, tạo bước đệm hỗ trợ thị trường bất động sản. Chẳng hạn như BIDV đang tung gói 4.000 tỷ đồng cho vay bất động sản trong vòng 2 năm. ACB và một số ngân hàng khác cũng đang dự tính đến gói này.

"Song dù có bao nhiêu cơ chế, chính sách hỗ trợ đi nữa, doanh nghiệp địa ốc phải chủ động cơ cấu lại hàng hóa, nhằm vào phân khúc có nhu cầu lớn với khả năng thanh toán cao. Hãy cơ cấu lại dự án, nguồn vốn để tự cứu mình trước", ông Nam nói.

Đồng quan điểm với ông Nam, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Lê Xuân Nghĩa cũng tin rằng khi giải ngân 120.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư công sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, trong đó có bất động sản.

Theo ông Nghĩa, việc chống lạm phát quá liều dẫn dến GDP sụt giảm, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu bị giảm phát, hàng tồn kho tăng cao. Chính vì thế, thúc đẩy chi tiêu đầu tư công theo kế hoạch được duyệt của năm 2012 là cần thiết để khôi phục lại sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này có thể từng bước kéo thị trường bất động sản trở lại với tốc độ chậm, đến cuối năm nay thị trường này sẽ có chuyển biến.

"Chưa bao giờ bất động sản được quan tâm như hiện nay. Thậm chí Chính phủ đang có hẳn một chương trình tìm giải pháp vực dậy ngành này và bắt đầu xem đây là thị trường nền tảng. Nếu để nó lung lay là chết chắc", ông Nghĩa nói.

Trong khi các chuyên gia hàng đầu của Chính phủ tin tưởng dòng tiền hàng trăm nghìn tỷ đồng bơm vào thị trường sẽ vực dậy bất động sản vào cuối năm 2012 thì không ít doanh nghiệp lo ngại theo chiều ngược lại.

 

Dù thị trường nhà đất trải qua 3 năm khủng hoảng nhưng không ít chuyên gia kinh tế 
cho rằng không nên vội vàng cứu thị trường này. Ảnh: Vũ Lê

Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Phó giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng, trông đợi thị trường địa ốc khởi sắc trở lại trong vài tháng tới là quá lạc quan. Bởi lẽ các thị trường bất động sản phát triển hơn Việt Nam như Mỹ, Nhật thậm chí cùng khu vực là Thái Lan bị khủng hoảng phải mất đến vài chục năm vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.

"Bài học cũ về bất động sản của các nước chúng ta không cần phải học lại. Biện pháp cứu thị trường địa ốc cần phải căng thẳng hơn nữa, không nên vội vàng", ông Chí nhấn mạnh.

Tổng giám đốc Công ty Việt Trust, Nguyễn Lam Sơn đề nghị chỉ nên giải cứu địa ốc bằng cách tài trợ cho người mua nhà vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều quá sẽ dẫn đến thị trường phát triển lệch lạc. Chuyên gia này cho rằng cần xây dựng cơ chế thẩm định giá trong giai đoạn mới vì thị trường địa ốc sụt giảm quá mạnh, đồng thời xây dựng chỉ số khả năng tín dụng của người mua nhà. Chẳng hạn như người mua nhà lần đầu tiên sẽ được nhà nước bù lãi suất. "Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp chỉ có thể xem là tạm thời, về lâu dài ưu đãi cho người mua nhà mới cứu được thị trường".

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho rằng, cần phải xem bất động sản là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Chính phủ không nên để doanh nghiệp địa ốc nằm ngoài rìa nhóm được vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn này. Nghị quyết 13 cần bổ sung mục giảm thuế cho doanh nghiệp bất động sản. Cấp bách nhất là phải sửa Nghị định 69 về việc thu tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường vì đây là văn bản bất hợp lý.

Theo ông Châu, hàng tồn kho bất động sản hiện rất lớn, các ngành liên quan như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng, nội thất cũng "chết" theo. Năm 2011 có hơn 90% doanh nghiệp bất động sản thua lỗ, bức tranh rất xấu. "Bất động sản là con chim báo bão khi thị trường khủng hoảng. Nếu nó tắt, nền kinh tế cũng lâm nguy, cần có biện pháp cứu thị trường này trước khi quá trễ", ông nói.

Theo Vũ Lê
Vnexpress

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Bán bất động sản dưới giá thành: Cách cuối cùng cứu DN

Ngày đăng : 31/05/2012 - 2:09 PM

 

 

Không thể ngồi chờ thị trường khởi sắc trở lại, một số DN bất động sản quyết định bán lỗ dự án nhằm thu hồi vốn.
Trước tình hình thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng và DN khó tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, nhiều DN kinh doanh bất động sản đã phải dùng đến cách cuối cùng là giảm giá bán dự án xuống bằng, thậm chí thấp hơn giá thành để thu hồi vốn.

Mới đây, CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (SDU) đã quyết định sẽ hạ giá bán một số dự án để thu hồi vốn. Cụ thể, đối với những sản phẩm còn tồn đọng hoặc các sản phẩm do khách hàng vi phạm hợp đồng với SDU, sẽ ủy quyền cho ông Hoàng Văn Anh, Tổng giám đốc Công ty bán bằng giá thành hoặc thấp hơn giá thành để thu hồi vốn. Còn đối với những dự án đã bỏ vốn đầu tư nhưng hiện tại chưa kinh doanh được cũng cho phép Tổng giám đốc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án cho đối tác khác để thu hồi vốn, hoặc mời đối tác khác cùng tham gia hợp tác đầu tư hay rút vốn tại những dự án Công ty đã hợp tác đầu tư với các đối tác khác.

Theo lãnh đạo SDU, do Công ty vẫn còn nhiều hàng hóa tồn đọng, nên trong năm 2012 sẽ phải thu lại vốn Dự án Tân Mai. “Công ty dự kiến bán hòa vốn, thậm chí lỗ. Mặc dù vậy, căn hộ 25 Tân Mai đang được bán với giá 20 triệu đồng/m2 mà vẫn chưa có khách hàng mua”, lãnh đạo SDU nói. Năm 2012, SDU đặt mục tiêu lợi nhuận 6,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu của Công ty hiện nay không phải là lợi nhuận, mà là đảm bảo thu hồi vốn.

Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài khiến nhiều DN kinh doanh bất động sản rơi vào thế bị động. Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một DN kinh doanh bất động sản đang niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM cho biết, đối với những dự án đã triển khai, hiện vẫn còn rất nhiều dự án trống người mua, một phần do tâm lý khách hàng còn do dự.

“Người mua nhà vẫn chưa chọn mua thời điểm này, vì họ cho rằng, giá sẽ còn xuống thấp hơn trong tương lai. Mặc dù nhiều chủ đầu tư đã thử nhiều cách để thu hút người mua, từ giảm giá đến tặng tiền mặt, cho đến rút thăm trúng thưởng, nhưng khách hàng vẫn thờ ơ”, vị lãnh đạo DN trên nói và chia sẻ, đối với một số dự án đã cam kết với khách hàng về giá thành trong thời gian trước, nếu tiến hành xây dựng cho kịp tiến độ thì DN nắm chắc phần lỗ.

Tại ĐHCĐ năm nay của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), một số cổ đông đã kiến nghị HPG nên giảm giá để đẩy nhanh việc bán các căn hộ của Dự án Mandarin Garden thu tiền về sẽ hợp lý hơn việc để căn hộ trống, trong khi DN lại đi vay tiền. Lãnh đạo HPG cho rằng, Công ty cũng đã tính đến việc có nên giảm giá bán hay không và nếu giảm sẽ vào thời điểm nào, tất cả những điều này đang nằm trong cân nhắc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, HPG vẫn chưa công bố thông tin chính thức về việc giảm giá bán đối với dự án này.

Một số nhà đầu tư lỡ “ôm” hợp đồng nhà ở của Dự án Madarin Garden với ý định chuyển nhượng lại, ăn phần chênh cũng đang “méo mặt” vì chưa tìm được người để bán, mặc dù đã rao bán giá gốc. Không chỉ Dự án Madarin Garden, nhiều dự án chung cư cao cấp khác cũng rơi vào tình trạng người bán thì nhiều, người hỏi mua chỉ lác đác.

 Chưa công khai cụ thể về việc giảm giá bán, nhưng CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cũng có chủ trương sẽ bán sỉ cho các nhà đầu tư hoặc hạ giá sản phẩm nhằm thu hồi vốn để trả nợ và tái đầu tư. Hiện nay, Dự án Khu căn hộ Quốc Cường 2 tại địa chỉ 6B, huyện Bình Chánh, TP. HCM của QCG đã xây dựng xong 30 tầng phần thô, phần hoàn thiện đã đến tầng 6 nhưng phải ngừng thi công, vì đa số khách hàng mua không nộp tiền theo đúng tiến độ. Ngoài ra, Công ty đang thỏa thuận với các đối tác để bán 50% diện tích Dự án 24 Lê Thánh Tôn, quận I, TP. HCM theo hình thức góp vốn để hạn chế vốn vay. Theo tìm hiểu của ĐTCK, một số DN vẫn âm thầm giảm giá các sản phẩm từ 10 - 20% để bán các lô lớn.

Có thể nói, đẩy mạnh công tác bán hàng, bán bằng giá thành hoặc thấp hơn giá thành để thu hồi vốn là cách mà không ít DN đang làm để tự cứu lấy mình, thay vì ngồi chờ thị trường bất động sản sôi động trở lại.

Theo Hoàng Anh
ĐTCK

 


Địa ốc nhấp nhổm bung hàng ăn theo lãi suất

Ngày đăng : 30/05/2012 - 9:39 AM

 

Thông tin lãi suất huy động lùi về 11% chưa nguội, nhiều doanh nghiệp BĐS kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm trong thời gian tới và không ngần ngại chào hàng săn cơ hội giữa lúc thị trường trầm lắng.
Các dự án này đã xây xong phần móng hoặc hoàn thiện, bất chấp thị trường ế hàng, vẫn nhập cuộc đua săn khách nhằm đón điểm rơi thị trường khi lãi suất hạ nhiệt trong vòng 6-12 tháng tới.

Công ty TNHH Hùng Việt (Việt Nam) và KRDF03 (Hàn Quốc) vừa chào bán dự án The Eastern ngay khi làm xong móng tại đường Liên Phường, quận 9, TP HCM khi dự báo thông tin lãi suất dần được cải thiện. Dự án có vốn đầu tư 40 triệu USD, gồm 648 căn hộ có diện tích từ 56 đến 112m2, giá bán 1,2-2,4 tỷ đồng một căn đã được chào bán sớm hơn dự kiến gần một tháng. Để câu khách, chủ đầu tư linh hoạt hình thức thanh toán và chiết khấu theo lãi suất nếu đóng tiền sớm.

Tương tự, dự án Tropic Garden tọa lạc phường Thảo Điền (phố Tây quận 2) do Công ty Nova làm chủ đầu tư cũng bung hàng nhằm đón đầu dòng lãi suất hạ nhiệt. Dự án này gồm 5 block nhà cao 27 tầng với hơn 1.000 căn hộ hướng ra sông Sài Gòn bắt đầu mở chiến dịch săn khách cuối tháng 5.

Để phục vụ mọi sở thích của "thượng đế", chủ đầu tư chào bán căn hộ với hai bảng giá. Theo đó, nhà hoàn thiện trị giá 2 tỷ đồng một căn, tương đương 27 triệu đồng mỗi m2, thanh toán trong 18 tháng. Nhà thô để khách tự trang hoàng theo sở thích có giá mềm hơn, 22 triệu đồng mỗi m2.

Số lượng các dự án căn hộ nhập cuộc săn khách trước thời điểm lãi suất cho vay điều chỉnh được dự báo còn tăng mạnh từ cuối tháng 5 đến tháng 6. Hiện nay dự án Celadon City quận Tân Phú đang bán căn hộ với giá ưu đãi giảm 5% so với giá trị hợp đồng. Hyco4 Tower và The Flemington cùng chào bán thêm hàng chục căn hộ trong tuần thứ tư của tháng 5.

Dự án Tân Mai, quận Bình Tân cũng chuẩn bị khởi động cho đợt bán hàng thứ hai vào ngày 15/6. Khoảng 60 căn hộ Tân Mai loại diện tích 67 m2 được bán với gói kích cầu: đóng 42% giá trị hợp đồng nhận nhà ở ngay, 58% còn lại khách hàng trả trong vòng 3 năm. Trong tháng cuối cùng của quý II/2012 dự kiến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ tung dự án Thanh Bình (quận 7) với mức giá bằng 50% dự án cùng vị trí.

Thừa nhận thị trường bất động sản TP HCM còn nhiều khó khăn, Phó tổng giám đốc Công ty Hùng Việt và KRDF03 Park Jong Woo giải thích việc bung hàng sớm hơn dự định: "Chúng tôi không lệ thuộc vào tiền của khách hàng để xây căn hộ và cam kết giao nhà đúng tiến độ. Vì vậy bán hàng lúc này không phải là thách thức mà là cơ hội để khẳng định thương hiệu".

Ông Park Jong Woo cho rằng, việc khách hàng chỉ đóng 10%, cho đến khi nhận nhà mới phải đóng tiếp 85% giá trị hợp đồng có thể hỗ trợ người mua nhiều mặt. Thứ nhất, khách hàng không cần lo lắng chủ đầu tư dùng tiền của họ vào mục đích riêng. Thứ hai, nếu chưa thể chuẩn bị đủ tiền trong ngắn hạn, khách hàng không phải vay với lãi suất cao trong thời gian này. Người mua nhà có thể chờ đến 18 tháng sau mới vay, lúc đó lãi suất có thể được điều chỉnh tốt hơn hiện nay.

"Dù thị trường rất xấu nhưng tôi vẫn nhìn thấy nhiều cơ hội. Bởi lẽ nhu cầu nhà ở rất lớn, dân số trẻ và trong thời gian tới kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi, lãi suất cũng không thể cao mãi", ông Park Jong Woo nói.

Tổng giám đốc Công ty bất động sản Lạc Việt, Lê Thanh Phong cho biết việc bán căn hộ trong thời điểm thị trường khủng hoảng như hiện nay là một thách thức lớn. Chỉ có những chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính mới đủ sức bàn giao nhà đúng thời hạn mà vẫn giãn thời gian huy động vốn từ khách hàng.

Theo ông Phong, tâm lý người mua nhà đang là yếu tố quyết định thị trường chứ không phải lãi suất. Bởi lẽ, hầu hết các dự án giãn tiến độ thanh toán đến tối đa vẫn vắng khách đều bắt nguồn từ yếu tố tâm lý của "thượng đế" đang xuống thấp. Người dân có quá nhiều hoài nghi. Trong đó, lo ngại lớn nhất của khách hàng là dự án có hoàn thành đúng tiến độ hay không. Tiền của họ sử dụng vào mục đích gì. Thậm chí, khi thị trường chưa thể tốt lại, hoặc tiếp tục suy giảm thì căn hộ của họ có bị mất giá.

"Lãi suất huy động giảm là tiền đề để các ngân hàng điều chỉnh lại lãi suất cho vay và đây sẽ là cơ hội cho các dự án được đầu tư nghiêm túc. Song thị trường khó có kịch bản lạc quan nếu còn vướng tâm lý chờ đợi", ông Phong cho hay.

Nhiều chuyên gia bất động sản dự báo rằng, thị trường bất động sản sẽ có chuyển biến nhưng chậm hơn rất nhiều so với sự điều chỉnh lãi suất cho vay nhỏ giọt từng nấc của các ngân hàng trong thời gian tới. "Giảm lãi suất trong lúc này được xem là liều thuốc tinh thần hơn là sự giải cứu thị trường. Bung hàng với kỳ vọng vẫn tốt hơn là không có thông tin tốt lành nào để chờ đợi trong tương lai", một chuyên gia bất động sản nhận xét.

Theo Vũ Lê
Vnexpress

Sửa đổi Nghị định 69 để gỡ khó cho DN bất động sản

Ngày đăng : 29/05/2012 - 11:17 AM

 

Nhiều quy định tại Nghị định 69 chưa phù hợp với thực tế của thị trường không những khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó mà cơ quan chức năng địa phương cũng lúng túng. 

 

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP (Nghị định 69) quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực đã gần 3 năm, nhưng cho đến nay, số doanh nghiệp (DN) chấp nhận nộp tiền sử dụng đất vẫn còn khiêm tốn so với số lượng dự án cần phải nộp tiền sử dụng đất. Nguyên nhân là do nhiều quy định tại Nghị định số 69 chưa phù hợp với thực tế của thị trường.

 

DN không thể kham nổi

 

Tại khoản 1, Điều 11, Nghị định số 69 quy định: “Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trường hợp DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, cho thuê đất… chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp…”.

 

Theo quy định này, các DN bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo giá thị trường. Điều này hoàn toàn khác so với cách tính trước đây và gây khó khăn cho DN do số tiền phải đóng cao và DN không còn tính chủ động.

 

Nếu tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường như Nghị định 69, DN sẽ bị động do không thể dự báo được giá cả thị trường và do đó không xác định được số thuế mình phải nộp là bao nhiêu để xây dựng kế hoạch đầu tư và triển khai dự án. Nếu DN mạnh dạn tiến hành dự án, thì với cách tính tiền sử dụng đất như Nghị định 69, giá sản phẩm đầu ra sẽ rất cao, vượt qua sức chịu đựng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc làm thế nào để xác định giá đất theo giá thị trường vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi?

 

Nhiều DN đề nghị được đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành, bởi dự án của đã triển khai cả chục năm nay, việc giải phóng mặt bằng đã hoàn tất từ trước khi có Nghị định số 69, nếu đóng tiền sử dụng đất theo thời điểm hiện nay là điều khó chấp nhận. Tuy nhiên, cơ quan chức năng hiện cũng đang lúng túng trong việc xác định số tiền sử dụng đất mà DN phải nộp, khiến cho việc thu tiền sử dụng đất kể từ khi Nghị định 69 có hiệu lực đến nay bị đình đốn. Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt dự án buộc phải án binh bất động chờ đến khi việc thu tiền sử dụng đất, khấu trừ tiền sử dụng đất được rõ ràng.

 

Gỡ khó cho DN

 

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, sửa đổi và ban hành quy định phù hợp với thực tiễn về giá đất theo giá thị trường. Theo đó, Nhà nước xây dựng bảng giá đất hàng năm sát giá thị trường để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất. Đồng thời, cần tạo quỹ đất sạch để tổ chức bán đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

 

Cách tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho cả DN và cơ quan chức năng là việc giao đất, cho thuê đất nên theo hướng thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đối với những mảnh đất công, khi lựa chọn chủ đầu tư dự án cần thực hiện thông qua đấu thầu.

 

Bên cạnh đó, cần một cơ chế định giá sử dụng đất mang tính độc lập với hệ thống hành chính để xác định được giá quyền sử dụng đất khách quan hơn. Đối với việc xác định căn cứ cho vấn đề tiền sử dụng đất, thị trường hiện có 3 loại giá là giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định, giá do các công ty tư vấn định giá đưa ra và giá hình thành do đấu giá. Nhà nước nên nghiên cứu, áp dụng việc tính tiền sử dụng đất theo phương án đấu giá, sửa hoặc bỏ khung giá đất để các tỉnh, thành phố điều chỉnh bảng giá đất sao cho sát với giá thị trường.

 

Ngoài ra, cần phải coi quyền sử dụng đất là hàng hóa và tuân thủ sự điều tiết của cơ chế thị trường. Quyền sử dụng đất tham gia các quan hệ giao dịch nó phải tuân thủ nguyên tắc cân bằng giá của thị trường, chứ không phải là giá cả áp đặt từ một phía. Nhà nước cần chuyển dần vai trò từ người định giá sang vai trò điều tiết và thẩm định giá trên thị trường.

 

  ĐTCK

 


Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng

Ngày đăng : 24/05/2012 - 2:50 PM

 

Trước những thông tin thị trường u ám kéo dài, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang phải thay đổi cách bán hàng của mình.

 

Trong đó tiếp thị trực tiếp đến nhóm khách hàng có nhu cầu là một trong những cách giúp họ bán hàng trong tình hình hiện nay.

Trước đây, khi chào bán dự án, các chủ đầu tư và công ty môi giới thường làm chương trình truyền thông khá rầm rộ, nay việc chào bán diễn đang ra âm thầm hơn và có chọn lọc đối tượng khách hàng hơn.
 
Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng, cho biết ở những thời điểm thị trường tốt hàng loạt các dự án chào bán, thu hút nhiều nhà đầu tư phong trào bên cạnh những nhà đầu tư chuyên nghiệp.
 
Tuy nhiên, tình hình thị trường trầm lắng thời gian vừa qua đã loại bớt những người mua bất động sản theo phong trào. Do vậy, các doanh nghiệp, theo ông Tuấn, đã phải thay đổi cách bán hàng bằng cách tiếp thị trực tiếp để chọn lọc khách hàng, thậm chí cử nhân viên tới tận nhà để tư vấn tìm khách hàng.
 
Đó cũng là cách công ty này rỉ rả tìm khách hàng cho các sản phẩm đất nền thuộc dự án Green River City tại Mỹ Phước 4, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương thời gian vừa qua, và đang chuẩn bị chào bán một dự án khác tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương vào cuối tháng tới.
 
Cũng tại Bình Dương, Công ty cổ phần SetiaBecamex cũng đang tìm kiếm khách hàng cho dự án khu nhà phố thương mại EcoWalk thuộc giai đoạn hai dự án khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước.
 
Nhà đầu tư của Malaysia này cho biết khu nhà phố thương mại được xây từ 2 - 3 tầng và đã hoàn thiện mặt ngoài, có giá bán từ 3,5 tỉ đồng/căn. Theo kế hoạch thì việc xây dựng khu phố thương mại này sẽ hoàn thành vào quý bốn năm 2013.
 
Để thu hút khách hàng, SetiaBecamex áp dụng mô hình 40/60 cho khu nhà phố thương mại, theo đó người mua trả trước 40% giá nhà khi ký hợp đồng và thanh toán làm bốn đợt, sau đó, không cần phải trả thêm bất kỳ khoản nào trong suốt thời gian xây dựng. Khi hoàn thành xây dựng, người mua có thêm sáu tháng nữa để thanh toán hết số tiền còn lại.
 
Ông Leong Swee Chow, Tổng giám đốc SetiaBecamex, cho rằng chương trình 40/60 tạo sự linh hoạt tối đa cho người mua, giúp họ có đến hai năm để lập kế hoạch tài chính.
 
Trước đó, công ty này khá thành công với mô hình thanh toán 30/70 cho các sản phẩm chào bán trong giai đoạn 1 với khoảng 310 căn nhà phố và biệt thự đã được hoàn thành và bàn giao cho các cư dân từ đầu năm 2011.
 
Trong khi đó tại TPHCM, Công ty TNHH Hùng Việt và KRDF03 của Hàn Quốc đang tìm khách hàng cho những căn hộ đầu tiên của dự án The Eastern trên đường Liên Phường, quận 9, TPHCM.
 
Dự án có vốn đầu tư khoảng 40 triệu đô la Mỹ, gồm 648 căn hộ có diện tích từ 56 – 112 mét vuông, có giá bán từ 1,2 – 2,4 tỉ đồng/căn. Theo kế hoạch, The Eastern sẽ được hoàn thành và bàn giao căn hộ cho khách hàng vào cuối năm 2013.
 
Chủ đầu tư dự định sẽ chào bán 100 căn hộ đầu tiên, với phương thức thanh toán 10% giá trị căn hộ, phần còn khách hàng lại sẽ đóng vào thời điểm nhận nhà.
 
Đại diện công ty này cho biết mặc dù đến cuối tháng 6 tới dự án mới chính thức chào bán, nhưng phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp của công ty và một số sàn phân phối cho thấy tín hiệu rất khả quan khi lượng khách quan tâm đến dự án và đã có một số khách hàng đặt chỗ mua căn hộ tại dự án này.

 

Theo Đình Dũng

TBKTSG

 


Bất động sản: Hàng tồn kho như núi!

Ngày đăng : 22/05/2012 - 3:22 PM


Đầu ra của các doanh nghiệp bất động sản nhưng lại là đầu vào của các ngành doanh nghiệp khác, hàng tồn kho tăng cao nghĩa là nền kinh tế đình đốn, trì trệ.

 

Ngân hàng nhà nước mở van tín dụng dành cho bất động sản, kể cả đầu cơ; BIDV triển khai gói 6.000 tỷ đồng dành cho bất động sản; Bộ Tài chính: việc giãn tiền sử dụng đất sẽ giãn 64.000 tỷ đồng cho các chủ đầu tư dự án khó khăn về tài chính… Hàng loạt thông tin này đang kỳ vọng phá “núi” hàng tồn kho tại các DN bất động sản?

 

“Tồn kho” 36.000 tỷ đồng từ 26 doanh nghiệp!

 

Theo khảo sát của chúng tôi, dựa trên báo cáo tài chính quý 1-2012 của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM và Hà Nội, chỉ tính số hàng tồn kho quy thành tiền từ 500 tỷ đồng trở lên, có 26 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với tổng hàng tồn kho 36.706 tỷ đồng.

 

Nếu cộng luôn 5 doanh nghiệp liên quan lĩnh vực bất động sản (cùng lấy mốc tồn kho từ 500 tỷ đồng trở lên), gồm có Tôn Hoa Sen, Xi măng Hà Tiên 1, Thép miền Nam, Thép Tiến Lên, Xi măng Bỉm Sơn thì tổng cộng hàng tồn kho của 31 doanh nghiệp lên đến 42.761 tỷ đồng!

 

Trong báo cáo tài chính, có doanh nghiệp tỷ lệ hàng tồn kho so với tổng tài sản khá lớn, ví dụ Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (HDC). Hàng tồn kho của HDC là 815,2 tỷ đồng thì tổng tài sản là 1.211,4 tỷ đồng; còn nợ phải trả là 648,5 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu là 562,8 tỷ đồng.

 

Cũng trong danh sách trên, một số doanh nghiệp lỗ năm 2011, bị đưa vào diện cảnh báo trên sàn chứng khoán, như Công ty cổ phần Đầu tư - kinh doanh nhà (ITC) lỗ 137,3 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.739 tỷ đồng; Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) lỗ 39,83 tỷ đồng, hàng tồn kho 2.685,4 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB) lỗ hơn 1,1 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.136,5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 lỗ 8,94 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.168 tỷ đồng. Cũng trong năm 2011, con số lãi khá thấp, sang quý 1 năm nay tình hình không sáng sủa hơn!

 

Tuy nhiên con số trên chưa tính đến nhiều doanh nghiệp hàng tồn kho ít hơn, cũng như các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, chưa công khai các số liệu. Vậy hàng tồn kho lớn cỡ nào? Chỉ tính riêng sản phẩm đầu ra đối với căn hộ chung cư, gồm đã và đang xây dựng, xây xong, xây xong móng được bán ra thị trường, theo thống kê của các công ty tư vấn, số lượng hàng tồn kho tại TPHCM trung bình ước tính khoảng 18.000 căn hộ.

 

Mặt khác, con số của Sở Xây dựng TPHCM cho thấy, cuối năm 2011 tại thành phố có 19.993 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Với số lượng doanh nghiệp hùng hậu như vậy, nếu thống kê đầy đủ, số lượng hàng tồn kho sẽ cao hơn rất nhiều so với con số nêu trên.

 

Chật vật giải thoát

 

Về phía doanh nghiệp, hàng tồn kho quá lớn, đối diện với nguy cơ tồn vong của doanh nghiệp. Tại một buổi hội thảo mới đây, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, cho biết, hiện nay doanh nghiệp còn tồn kho khoảng 500 căn hộ, nợ vay khoảng 1.000 tỷ đồng. Áp lực lãi suất vay rất lớn nhưng đầu ra sản phẩm bế tắc.

 

Bà Nguyễn Thị Như Loan nói: “Giải pháp trước mắt là phải tìm cách bán hàng càng nhanh càng tốt, bán căn hộ bằng giá thành, thậm chí lỗ chút ít để tăng tính thanh khoản. Xong mấy dự án này tôi bỏ bất động sản”. Ngưng trệ giao dịch, đình hoãn dự án, chậm giao nhà… gần như diễn hàng loạt tại các dự án ở thành phố!

 

Nhận xét về con số hàng tồn kho, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, nói: “Hàng tồn kho nhiều, tức là tính thanh khoản của doanh nghiệp, thị trường rất kém, độ hấp thụ rất thấp, chu chuyển vốn bị ứng đọng rất lớn. Đầu ra của các doanh nghiệp bất động sản nhưng lại là đầu vào của các ngành doanh nghiệp khác, hàng tồn kho tăng cao nghĩa là nền kinh tế đình đốn, trì trệ, tốc độ tăng trưởng của quốc gia sụt giảm, dấu hiệu của giảm phát. Để giải quyết hàng tồn kho, cần có giải pháp tổng lực, phải kích đầu ra - tức là kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, chính sách tín dụng với lãi suất hợp lý”.

 

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, các cơ quan liên quan phải triển khai ngay Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đồng thời phải bổ sung ngành nghề bất động sản trong các chính sách hỗ trợ. Đối với doanh nghiệp bất động sản, phải thấy đây là trách nhiệm đầu tư sai lầm, do đó phải điều chỉnh giá bán hợp lý, hoặc hòa vốn nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư khác.

 

Theo Lương Thiện

Doanh Nhân

 

 


 

Tin mới cập nhật