Lãi suất xuống 12%: kẻ mong người lo

Ngày đăng : 02/12/2011 - 12:00 AM

Tin đồn về trần lãi suất huy động giảm xuống 12% đang khiến BĐS, chứng khoán và DN rất trông đợi thì người gửi tiền lại tỏ ra chán nản còn các ngân hàng lại thêm lo bị rút vốn.


                 

 

Chứng khoán, BĐS mong mỏi

Hai ngày nay, dân đầu tư trên sàn chứng khoán đồn nhau về khả năng giảm trên lãi suất xuống 12% ngay trong đầu tháng 12. Thậm chí, nhiều người còn khẳng định là một cuộc họp về giảm lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước triệu tập để sớm có quyết định.

Nghe tin này, chị Tuyết Mai - một tay đầu tư vẫn kiên trì bám sàn suốt thời gian qua đã gọi điện khắp nơi dò tin. Theo chị Mai, nếu điều đó thành hiện thực thì đây có thể là cơ hội để gom cổ phiếu rẻ cho đợt sóng cuối năm 2011.
Lãi suất giảm là cơ hội hâm nóng thị trường BĐS, chứng khoán.
Vì thế, dân chứng khoán tìm mọi cách để có được thông tin, chuyên gia bộ phận phân tích của một công ty chứng khoán cho biết, các khách hàng liên tiếp yêu cầu cung cấp các thông tin tư vấn liên quan đến việc giảm trần lãi suất để quyết định đầu tư sớm nhất.

Trong khi đó, chuyên gia tư vấn chính sách cho một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cũng cho biết, rất nhiều người đã dồn dập hỏi về động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất. Thậm chí, có người còn khẳng định như chắc chắn việc này sẽ diễn ra và yêu cầu được tư vấn việc lướt sóng cuối năm.

Không chỉ trên sàn chứng khoán, trên các sàn BĐS khu vực Trung Hòa - Nhân Chính hai ngày nay đây cũng là chủ đề chính. Cũng như chứng khoán, BĐS cũng đang mong giảm lãi suất để kích thích thị trường khi giá đã giảm mạnh trong thời giam qua.

Đỗ Chí Hoàng, một nhà đầu tư đến sàn Hoàng Long cho biết, ở đây có rất nhiều đất lô khu Đông Anh, Bắc Thăng Long, Mê Linh... thời gian qua giảm giá rất mạnh. Ông đang đi thăm dò vì nếu lãi suất giảm, rất có thể BĐS sẽ sớm khởi sắc vì khu vực giàu tiềm năng này sẽ sớm sôi động trở lại.

Trong khi đó, chị Hồ Minh Giang dù rất nóng lòng đẩy bớt hai căn hộ đầu cơ ở Mỹ Đình trong suốt thời gian qua thì nay lại tỏ ra nấn ná. Theo chị Giang, sau khi loại 4 nhóm BĐS khỏi phi sản xuất, rồi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố 2012 sẽ nới tín dụng cho BĐS thì việc giảm lãi suất 12% sẽ là động lực lớn giúp hồi phục giá BĐS.

Việc giảm lãi suất từ tin đồn đang gần như được khẳng định khi chính các ngân hàng cũng "nhỏ to" với các khách hàng là không nên rút tiền sớm hay gửi ngăn hạn mà bị thiệt vì sắp tới lãi suất sẽ giảm xuống nữa. Nên chốt kỳ hạn dài để được hưởng lãi cao nếu không mấy hôm nữa sẽ không còn cơ hội.

Khu Linh Đàm - Đại Kim - Định Công dày đặc các ngân hàng mới mở, khi vào tham khảo ở nhiều nơi thì đều được tư vấn rằng lãi suất sẽ giảm. Nhân viên của Techcombank còn cho biết, rất có thể chỉ 1 -2 ngày nữa sẽ giảm lãi suất nên cần gửi lãi sớm với kỳ hạn dài sẽ có lợi. Còn ở phòng giao dịch bên cạnh của SeaBank, anh nhân viên vừa tư vẫn vừa tính toán hộ cho khách hàng cỡ lớn: bác chốt sớm đi, mấy tỷ bạc mà giảm mất 2% là mất tiền triệu hàng tháng. Lần trước gửi ngắn hạn 1 tháng đã mất cơ hội ăn lãi suất 18% vì bị hạ xuống 14% rồi.

Trao đổi về điều này, trong chiều ngày 1/12, giám đốc chi nhánh một Ngân hàng cổ phần lại tỏ ra không chắc chắn khi cho biết, chủ trương là giảm dần lãi suất nhưng thời điểm và con số lãi suất cụ thể chưa có gì là chắc chắn cả. Trong khi đó, chuyên gia từ ban nguồn vốn từ ngân hàng quốc doanh lớn, kịch bản lãi suất huy động xuống 12% đã được ngân hàng này đưa vào dự báo. Rất có thể điều này thực hiện trong tháng 12 nhưng sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, lãi suất và tình hình thực tế từ các ngân hàng.

Dư luận đặt vấn đề là có cơ sở khi Nguyễn Văn Bình tuyên bố, CPI tháng 11 thấp sẽ là  cơ sở để giảm trần lãi suất huy động. Thực tế, lạm phát tháng 11 ở mức rất thấp, xu hướng lãi suất được khống chế đã rõ. Còn trước đó, chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho rằng,. lạm phát dần được kiềm chế thì chính sách tiền tệ sẽ có linh hoạt để phù hợp. Nếu điều này xảy ra thì cùng phù hợp với mục tiêu giảm lạm phát xuống 1 con số đã ra cho 2013

Trong khi đó, trong nghị quyết mới ban hành của Quốc hội cũng cho nhấn mạnh giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào

Trong khi các DN, nhất là giới đầu tư BĐS, chứng khoán tỏ ra hứng khởi và mong đợi thì người gửi tiền lại to ra khá chán nản. Đối với đa số, việc lãi suất giảm liên tục trongkhi lạm phát vẫn tăng lên khiến họ không khỏi cảm thấy bị thiệt thòi.

Chị Minh Lan đã quyết định gửi lai hơn 600 triệu của mình với kỳ hạn 6 tháng, được rút gốc linh hoạt. Theo chị Lan, với xu hướng này, việc giảm lãi suất là chắc chắn dù có thể chưa xảy ra ngay.

Chị Lan khá chán nản khi cho biết, trước đây còn đầu tư suất nhà hay mua vàng nhưng nay đều bất ổn cả thì chỉ biết gửi tiền vào ngân hàng nhưng lãi suất liên tục giảm nên người gửi tiền đang cảm thấy thiệt vì lãi suất cả năm lên đến 18%.

Cùng tâm lý đó, anh Quang Đông cũng phân vân khi đang cố tìm kiếm cơ hội đầu tư khi lãi suất hạ xuống. Anh nói: mọi người đều phân tích là lãi suất xuống thì nhà đất sẽ lên. Nếu điều đó sự thực thì tôi sẽ rút tiền và quay lại với kênh nhà đất quen thuộc nhưng phải thận trọng hơn.

 

Ngân hàng lại đối mặt với với nỗi lo bị mất vốn

 

Thực tế, theo các chuyên gia, lãi suất được tính trên lạm phát kỳ vọng của tương lai, dự báo 2012 lạm phát xuống 1 con số thì lãi suất giảm xuống 12 thậm chí 10% là tất yếu. Tuy nhiên, đối với người dân, họ thường so sánh lãi suất với lạm phát hiện tại nên luôn cảm thấy bị thiệt. Vì thế, cùng với sự phục hồi của các thị trường khác thì lãi suất giảm luôn kéo theo nguy cơ tiền chảy ra khỏi ngân hàng.

                     

Dân rút tiền khỏi ngân hàng chính là lo ngại lớn nhất của các ngân hàng khi lãi suất có thể giảm vào thời điểm cuối năm. Theo giám đốc một Ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất hạ xuống 14% đã gây khó khăn cho ngân hàng huy động vốn suốt thời gian qua. Nếu tiếp tục hạ lãi suất sẽ khiến ngân hàng khó khăn hơn trong khi nhu cầu tiền mặt cuối năm lại tăng.

Ông này cho biết, hai tuần nay khi dân cư giảm gửi tiền khi các tổ chức lại cho xu hướng rút tiền để lo kinh doanh cuối năm khiến ngân hàng phải tìm mọi cách để bù đắp thanh khoản. Những cón số bơm tiền của ngân hàng nhà nước và lãi suất liên ngân hàng đứng cao đã thể hiện căng thẳng của hệ thống ngân hàng.

"Cuối năm, bao giờ cũng là giai đoạn căng thẳng, thông thường ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để huy động. Nay nếu giảm sẽ gây nhiều căng thẳng cho thanh khoản của các ngân hàng". Ông này nhần mạnh thêm, từ tháng 9 thực hiện trầm lãi suất mới, huy động vốn toàn hệ thống liên tục giảm, nay nếu hạ lãi suất chắc chắn tình hình này sẽ căng thẳng hơn.

Trao đổi vấn đề này, một chuyên gia tài chính nhấn mạnh, lãi suất về nguyên tắc là có thể giảm nhưng vấn đề bây giờ là làm sao để cân đối giữa các yêu cầu giảm lãi suất, an toàn của các ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất cũng chính là nhân tố có tác động mạnh đến khi tỷ giá, giá vàng... và sự ổn định của thị trường. Vì thế, giảm lãi suất vẫn cần phải tính toán thận trọng.

 

vef.vn
 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Lãi suất nhất định sẽ phải giảm

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Bộ trưởng VP CP Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ chỉ đạo NHNN cần có lộ trình giảm lãi suất. Tuy nhiên việc điều hành lãi suất giảm bao nhiêu và khi nào thuộc về điều hành của Thống đốc NHNN.

 

 

Đây là thông điệp của Chính phủ đối với việc điều hành lãi suất. 
 
Tại buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam tái khẳng định lại lộ trình tái cấu trúc ngân hàng, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Mục tiêu đến năm 2015 có từ 1-2 NHTM có quy mô và uy tín trong khu vực.
 
“Các ngân hàng đã tiến hành tái cơ cấu và nhận sự giúp đỡ từ các cơ quan Nhà nước một cách tích cực. Chính Phủ đảm bảo không để xảy ra đổ vỡ của ngân hàng.” – Bộ trưởng Đam cho biết.
 
Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến chia sẻ quan điểm về vấn đề tăng trưởng tín dụng cào bằng với các ngân hàng thời gian vừa qua là biện pháp mạnh phù hợp. Tuy nhiên Thống đốc cũng chia sẻ quan điểm sẽ kiểm soát tín dụng theo hướng phù hợp với quy mô, chất lượng, khả năng quản trị của từng ngân hàng.
 
Bộ trưởng Đam cũng khẳng định tinh thần nghị quyết 11 sẽ tiếp tục trong vài năm tới để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Trả lời câu hỏi về tái cơ cấu đầu tư công, bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết tái cơ cấu không có nghĩa là cắt giảm đầu tư một cách máy móc. Thực tế con số tuyệt đối chi cho đầu tư vẫn tăng, tái cơ cấu là theo hướng giảm tỷ lệ đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội. Mục tiêu là nâng cao chất lượng đầu tư công
 
Với câu hỏi vì sao giá xăng dầu chưa giảm trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới giảm, đại diện Bộ tài chính cho biết hiện trích quỹ bình ổn với xăng là 550 đồng, dầu là 300 đồng.
 
Giá cơ sở tính bình quân 30 ngày từ 27/10-25/11giá cơ sở mặt hàng xăng thấp hơn 288 đồng/lít ( đã có lợi nhuận), giá cơ sở mặt hàng dầu (diezel, hỏa, mazut) cao hơn từng 1.024-1.334 đồng/lít. Như vậy xăng bán ra đã có lợi nhuận còn dầu vẫn tiếp tục lô. Do vậy tổ điều hành liên bộ Tài chính – Công thương cho phép sử dụng trích bình ổn với mặt hàng dầu, và tăng trích quỹ bình ổn với mặt hàng xăng. Như vậy ổn định giá bán xăng dầu, nhưng vẫn tăng quỹ bình ổn.
 
Theo Cao Sơn
TTVN

4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới có thể "'biến mất'

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Các đại gia của ngành kiểm toán như Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers đang đứng trước khả năng bị xẻ làm đôi theo đề xuất mới của Ủy ban châu Âu (EC).

 

Ông Michel Barnier, ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu, đã khiến ngành kiểm toán thế giới choáng váng. Ông cảnh báo dự thảo luật mới của công sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán và hoạt động cạnh tranh trong dài hạn.
 
Dự thảo này đã được trình lên Nghị viện châu Âu. Theo đó, các công ty kiểm toán sẽ phải chia tách độc lập hoàn toàn bộ phận kiểm toán và phi kiểm toán, hiện đang đóng góp khoảng 1/3 lợi nhuận.
 
Dự thảo của ông đã được đưa ra sau nhiều tháng vận động và dự kiến tác động lớn nhất đến 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới bao gồm PwC, KPMG, Deloitte và Ernst & Young.
 
Nhóm công ty kiểm toán nhỏ, được cho là sẽ hưởng lợi từ dự thảo mới của ông, cũng cho rằng dự thảo này hoàn toàn không có lợi.
 
Các công ty kiểm toán lớn phản đối kịch liệt dự thảo luật của ông Barnier bởi nếu được chấp thuận, chắc chắn lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng lớn.
 
Dự thảo sẽ cần phải được chính phủ và nghị viện châu Âu chấp thuận trước khi được áp dụng thực.
 
Thông thường, một công ty kiểm toán không được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và hậu kiểm cho cùng một doanh nghiệp. Thị trường lo ngại về khả năng các công ty kiểm toán thông đồng để cùng giữ lợi ích. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản dù từng được kiểm toán xác nhận có khả năng tài chính tốt.
 
Ông David Sproul, CEO tại Deloitte, khẳng định quy định mới nếu được áp dụng sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn và tác động đến chất lượng kiểm toán đối với tất cả các công ty nhiều ngành, đặc biệt các tổ chức tài chính.
 
Theo Minh Long
TTVN

Nợ xấu ngân hàng không đáng ngại

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng phần lớn do các hành vi tham ô, tham nhũng và yếu kém trong quản trị nội bộ, tuy nhiên theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là không đáng ngại vì đều được trích lập dự phòng rủi ro.

 
 
Tại Hội nghị phòng chống sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng tổ chức ngày 30/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông, điều này cũng không quá lo ngại. "Bởi tất cả số tiền nợ xấu này đều đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro", ông Bình nói.
 
 
Theo ông, bản thân các ngân hàng thương mại là người lo lắng nhất đến vấn đề này. Bởi nếu nợ xấu của họ cao thì việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ lớn. Khi đó, lợi nhuận của chính nhà băng sẽ bị thu hẹp lại.
 
Thống đốc cũng thừa nhận, thời gian qua, có thể do áp lực về tăng trưởng tín dụng nên nhiều nhà băng đã chạy theo chỉ tiêu và tạo ra nợ xấu. "Nhưng năm nay, tăng trưởng tín dụng đến 31/12 sẽ không quá 15%. Do đó, không còn lý do gì để các nhà băng phải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng nữa", ông Bình nói.
 
Đại diện thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra, những sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như, một số đơn vị ngân hàng vì sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích nên đã nới lỏng tín dụng, bỏ qua một số trình tự, thủ tục, quy định để cho vay; không chuyển nhóm nợ theo quy chế; cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ thủ tục….
 
Hơn nữa, tại nhiều ngân hàng, một số thành viên Hội đồng quản trị đồng thời là những cổ đông lớn đã chi phối việc cho vay, đầu tư tài chính phù hợp với lợi ích của mình nhưng lại gây rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, quản trị ngân hàng thiếu chuyên nghiệp, công tác quản lý cán bộ buông lỏng, chưa tận tâm với công việc.
 
Trước thực trạng trên, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho rằng, về cơ bản, nhà băng đã ban hành các quy định dựa theo quy định của Nhà nước. Song song đó, ngân hàng này sẽ đưa ra hai quy định về chế độ kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của các đơn vị trong hệ thống và quy định về giám sát đặc biệt với các dự án, khoản vay…của khách hàng.
 
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên sớm ban hành chế độ trách nhiệm công vụ đối với cán bộ, quy định hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc cho vay đảo nợ đối với khách hàng.
 
Trong khi đó, đại diện Eximbank nhìn nhận, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong hoạt động ngân hàng là do đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng xuống cấp, xuất phát từ công tác tuyển dụng và đào tạo. Công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro hoạt động nói riêng của các ngân hàng chưa đảm bảo phòng ngừa các hành vi sai phạm, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa xứng với quy mô.
 
Trước những nguy cơ trên, ông cho biết bản thân Eximbank đã thành lập ban chỉ đạo phóng chống tội phạm ngân hàng tại Hội sở chính và thành lập tiểu ban phòng chống tham nhũng.
 
Việc tổ chức riêng một bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Hội sở hoạt động theo mô hình ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) sẽ giúp kiểm tra, giám sát tốt hơn đối với các đơn vị kinh doanh và hạn chế được rủi ro trong trường hợp các đơn vị kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà lỏng lẻo trong công tác tự kiểm tra.
 
Cuối cùng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm báo cáo Chính phủ đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Ông cho rằng, hiện nay Việt Nam đang chạy theo số lượng ngân hàng mà chưa chú ý đến chất lượng. Quy chế chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra của ngân hàng chưa tốt, tiêu chuẩn quản lý cán bộ còn lỏng lẻo...
 
"Cần phải được củng cố sớm để lấy được lòng tin của nhân dân", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
 
Thống đốc Bình cam kết, thời gian tới, phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đưa ra nhiều Nghị định, thông tư mới, có sự quyết liệt hơn để sắp xếp lại hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cơ quan này sẽ ký thông tư liên tịch với Bộ Công an trong việc thanh, kiểm tra giám sát các ngân hàng nhà nước.
 
"Bằng nguồn lực của mình, hệ thống ngân hàng cũng sẽ thành lập Quỹ khen thưởng khoảng 20 tỷ đồng tặng cho các tổ chức và cá nhân phát hiện, tố cáo những người vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng", ông Bình nhấn mạnh.
 
Theo Lệ Chi
VnExpress

Trái phiếu Chính phủ bất ngờ được "vét" hết với lãi suất 12.2%

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Sở GDCK Hà Nội (HNX) thông báo kết quả đấu thầu 2,500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ tổ chức ngày 30/11. 

 
 
Theo đó, toàn bộ 2,500 tỷ đồng trái phiếu, bao gồm 1,500 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm và 1,000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm đều được mua hết. Đây là điều khá bất ngờ trong thời gian gần đây.
 
Lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 12.2%, lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 12.25%.
 
Số trái phiếu này sẽ được phát hành vào ngày 02/12.
 
 
Theo Mạnh Kiên
Vietstock

Ngân hàng lo hạ trần lãi suất

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Trong khi nhiều ngân hàng vẫn khó khăn thanh khoản, do khó huy động vốn, lại rộ lên thông tin có thể Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục hạ trần lãi suất đầu vào xuống dưới 14%, khiến các ngân hàng thêm lo lắng.

 

 

 Theo một nguồn tin của phóng viên, để chuẩn bị cho điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 theo xu hướng lãi suất giảm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và ổn định nền kinh tế, NHNN đang bàn tính về khả năng đưa trần lãi suất huy động xuống mức 12%/năm trong thời gian tới.
 

Một lãnh đạo ngân hàng là thành viên trong nhóm G12 và một đại diện Hiệp hội Ngân hàng đã từ chối bình luận thông tin này. Còn ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Liên Việt lại cho rằng khả năng này hoàn toàn có thể. “Thống đốc NHNN đã đưa ra thông điệp, khi lạm phát trong tháng 11 thấp hơn 1% thì có cơ sở để xem xét hạ trần lãi suất huy động, như là một giải pháp để tiếp tục giảm lãi suất cho vay”- ông Hưởng nói.

Lo thanh khoản dịp Tết

Theo NHNN, số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 10-2011 giảm 0,74% so với tháng 9, còn tháng 9 giảm 1,07% so với tháng 8. Trong đó số dư tiền gửi bằng VND giảm mạnh hơn cả. Tính đến nay, vốn huy động chỉ tăng 8,59% so với cuối năm ngoái, đây là mức tăng yếu nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Trưởng một phòng giao dịch của BIDV tại Hà Nội, cho hay 3 tháng qua tại phòng này, tiền gửi dân cư chỉ ở mức 50 tỷ đồng. “Khá nhiều khách rút ra để mua vàng, gửi gần nhà tiện hơn. Còn 1 tháng nữa nhưng so với 220 tỷ kế hoạch trên giao huy động, chúng tôi mới đạt 80% chỉ tiêu. Chắc hết năm không thể hoàn thành”- Ông kể

Trao đổi với Tiền Phong, Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn tại địa bàn Hà Nội cho hay đúng là khoảng 2 tuần nay luồng vốn tiết kiệm từ dân cư có xu hướng giảm. Cũng có ngày mức rút ra của dân trên hệ thống vào khoảng 30 tỷ đồng, cũng có hôm lên tới 50 tỷ đồng. Lượng tiền vào ít hơn ra.

Tháng 11 bắt đầu mùa cao điểm của các phương tiện thanh toán nên sức ép rút tiền với các ngân hàng là rất lớn. Lãnh đạo một số ngân hàng thừa nhận trong tháng còn lại của năm, vốn huy động có thể giảm khi người dân chuộng nắm giữ vàng hơn tiền đồng.

Mặt khác, doanh nghiệp sẽ rút tiền tại ngân hàng nhiều hơn do nhu cầu chi trả lương, thưởng cuối năm và dự trữ hàng hóa cho dịp Tết cũng như nguyên vật liệu cho quý 1 năm sau. Nên tạo sự căng thẳng cho thanh khoản của các ngân hàng.

Theo NHNN, từ 14 đến 18-11, Ngân hàng nhà nước đã bơm ròng 3.626 tỷ đồng qua thị trường mở, tương ứng với 30.972 tỷ đồng đưa ra và 27.346 tỷ đồng rút về trong tuần. Đây cũng là tuần thứ 3 liên tiếp trong tháng 11, NHNN bơm tiền ròng vào hệ thống, điều đó chứng tỏ nhu cầu thanh toán vẫn khá căng.

Lãnh đạo một ngân hàng cho rằng, hiện nay với trần lãi suất huy động 14%/năm mà dân còn không mặn mà lắm, thì việc đưa trần lãi suất huy động về 12%/năm sẽ khiến ngân hàng khó khăn hơn trong huy động. Khi đó, tiền có thể chảy sang các kênh khác như vàng hay bất động sản.

 

Tienphong Online


 

Tin mới cập nhật