Google giành được sự chấp thuận của Trung Quốc mua lại Motorola

Ngày đăng : 21/05/2012 - 2:57 PM

 

 

Thương vụ của Google mua lại Motorola trị giá khoảng 12,5 tỷ USD sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh với Apple. 

 

Trong một email xác nhận thỏa thuận đã được phê duyệt ở Trung Quốc, hãng di động Motorola cho biết: "Chúng tôi vô cùng hài lòng khi thỏa thuận đã được chấp thuận trong mọi khu vực pháp lý. Chúng tôi hy vọng có thể sớm kết thúc thương vụ này."

 

Hãng Google cũng lên tiếng xác nhận thông tin từ phía các nhà chức trách Trung Quốc và cho biết: "Lập trường của chúng tôi đã không thay đổi kể từ khi quyết định mua lại Motorola và chúng tôi cũng mong muốn sớm kết thúc giao dịch."

 

Việc mua lại Motorola của Google, được công bố từ cuối năm ngoái, đã nhận được sự chấp thuận tại châu Âu và Mỹ cũng như các nước khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Google vẫn buộc phải chờ sự phê duyệt của nhà quản lý Trung Quốc.

 

Hiện Google đang phải đối mặt với những tranh chấp pháp lý về hệ điều hành Android dành cho điện thoại thông minh. Tuy nhiên, với sự thành công của thương vụ lần này, Google sẽ nắm trong tay hơn 17.000 bằng sáng chế từ Libertyville, một công ty con của Motorola có trụ sở tại bang Illinois. Vụ mua bán này cũng là hợp đồng về thiết bị không dây lớn nhất từ trước đến nay, hãng Bloomberg cho biết.

 

Hôm qua, cổ phiếu của Google đã giảm 3,6% và đóng cửa ở mức 600,40 USD/cổ phiếu tại New York.

 

Theo Bloomberg/DVT

 Gafin

 

 

 

 

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Trung Quốc sẽ là một Nhật Bản mới trong lĩnh vực công nghệ cao?

Ngày đăng : 18/05/2012 - 2:56 PM

 

Thị trường hàng công nghệ Trung Quốc đòi hỏi những công nghệ tiên tiến không kém phương Tây, nưng thay vì nhập khẩu, rất nhiều doanh nghiệp đang tự sản xuất. 

Theo thống kê hiện tại, Trung Quốc mới đạt được tỉ lệ 200 máy tính/1.000 dân hay cứ 5 người thì 1 người có máy tính, dưới mức trung bình của thế giới. Giống như một thị trường mới nổi, Trung Quốc đang có mức tăng trưởng hấp dẫn.

 

Bằng chứng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ cửa hàng Apple ở Thượng Hải cho đến các cửa hàng máy tính và điện thoại san sát trong trung tâm thương mại. Nhu cầu của người dùng đã gây ảnh hưởng đến cách tiếp cận của các công ty.

 

Nếu như trước đây chúng ta đã được thấy các quốc gia châu Á, như Nhật Bản, thiết kế sản phẩm nhắm đến thị trường các nước phương Tây thì giờ đây, các công ty phương Tây lại đang phục vụ Trung Quốc với phần cứng của họ. 

 

                                        Apple Store tại Thượng Hải
 

CEO của HP cho biết Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Công ty có sự hiện diện tại đây với một trong nhưng trụ sở quan trọng nhất mà chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên họ không phải là người duy nhất, Foxconn với một lượng nhân công 1,2 triệu người nhằm đáp ứng nhu cầu iPhone và iPad của người dùng, cũng như nhiều sản phẩm khác nữa.

 

 

Tất cả những con số của Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng đang tiếp tục, đặc biệt trong mảng máy tính và kết nối internet. Cũng giống như Sony đã trải qua một thời gian dài để trở thành một biểu tượng lớn trong ngành công nghiệp tiêu dùng, một điều tương tự có thể đến từ các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE.

 

Thị trường đồ công nghệ Trung Quốc đòi hỏi những công nghệ tiên tiến không kém phương Tây. Nhưng thay vì nhập khẩu, rất nhiều nhà sản xuất đang tự mình sản xuất. Chiếc Meizu MX là một ví dụ điển hình, nó có màn hình 4 inch qHD, máy ảnh 8 Mpx, pin 1700 mAh, sử dụng bộ xử lí lõi kép và sắp tới là lõi tứ trong tháng 6.

 

Và Meizu không phải một mình, ZTE có thể chưa được biết đến nhiều ở Châu Âu nhưng công ty này thực sự là một nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn với thị phần lớn hơn Apple trên toàn cầu. Với gần 5% thị phần điện thoại di động trên thế giới, ZTE được dự đoán sẽ tăng gấp đôi doanh số vào năm 2012 và nhám đến thị trường Mỹ vào năm 2015.

 


Một trong những sản phẩm được đánh giá cao đến từ Trung Quốc - Meizu MX

 

Nhìn sang Hàn Quốc, đây cũng là một điểm nóng về điện thoại và TV với việc Samsung và LG đang dành thị phần của Sony và Toshiba. Trong đó Samsung đã vượt qua Sony năm 2005 trên phương diện thương hiệu đồ điện tử tiêu dùng phổ biến nhất trên thế giới, được xếp hạng thứ 19 và đứng trên Apple về sản xuất điện thoại thông minh.

 

Nhà sản xuất đầu tiên có tầm ảnh hưởng sâu rộng là Lenovo, một công ty đã nhanh chóng khẳng định mình trong thị trường máy tính xách tay, mua lại bộ phần PC của IBM năm 2005. Ở Trung Quốc, Lenovo Mobile đứng thứ 3 trong mảng điện thoại thông minh, một con số ấn tượng khi tính đến một quốc gia có 1,3 tỷ dân.

 

Vì vậy, Trung Quốc vẫn có thể những điều kiện cần thiết để cạnh tranh công bằng với các gã công nghệ khổng lồ lâu đời. Với Foxconn, họ có một cơ sở sản xuất lớn, cơ sở hạ tầng đầy đủ - nhưng điều kiện để chi phối thị trường người tiêu dùng. Tương tự như vậy, nếu các công ty quy mô lớn như HP coi Trung Quốc là ưu tiên số một cho đầu tư và bán hàng thì tương lai có vẻ chắc chắn hơn.

 
 

 TTCN

 


Giá trị thị trường của Samsung giảm 10 tỷ USD trong 1 ngày

Ngày đăng : 17/05/2012 - 1:15 PM


Hôm nay 16/5, sau thông tin về việc Apple đặt một đơn hàng lớn với công ty chip Elpida của Nhật, giá cổ phiếu của Samsung đã giảm 6%. 

 

Tờ DigiTimes của Đài Loan, một trang thông tin trực tuyến, thông báo rằng Apple đã đặt một đơn hàng lớn thẻ nhớ ngoài ( DRAM) với hãng Elpida tại Hiroshima, Nhật Bản. Ngay sau thông tin này cổ phiếu của những nhà cung cấp chip điện tử cho Apple giảm giá.

 

Trong đó, cổ phiếu Samsung, nhà sản xuất DRAM lớn nhất thế giới, giảm 6,2% còn 1,23 triệu won (tương đương 1.100 USD)- mức giảm trong ngày lớn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, và khiến giá trị thị trường của hãng này giảm 10 tỷ USD.

 

Hiện nay, nhà sản xuất Micron Technology của Mỹ đang thương thảo về việc sáp nhập với Elpida. Theo đánh giá của Lim Dol-yi, chuyên gia phân tích tại quỹ đầu tư Salonmon, thương vụ sáp nhập này có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với nhà sản xuất chip của Hàn Quốc.

 

Samsung từ chối bình luận về công ty Nhật Bản này.

Theo Reuters/DVT

 Gafin

 


Hoàng hôn Nokia bình minh Samsung

Ngày đăng : 16/05/2012 - 2:13 PM

 

Nokia đã đánh mất vị trí hãng sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới vào tay Samsung như thế nào? 

 

Gọi bằng máy này, nghe máy khác, nhiếp ảnh gia quốc tế Nicolas CORNET cười khi giải thích rằng chiếc điện thoại Nokia 1208 của anh có cái hay là “KHÔNG SỢ bị mất cắp”. Tiếp lời, nữ phiên dịch đi cùng đồng tình và cho rằng, người Việt Nam hầu như ai cũng có 1 chiếc loại rẻ để nghe, gọi và 1 điện thoại thông minh với nhiều tính năng, công nghệ cao.

 

Trước đây, Nokia thành công rực rỡ với những dòng điện thoại phổ thông với ưu điểm giá thấp và bền. Nhưng bây giờ, người tiêu dùng chuộng những chiếc điện thoại cảm ứng nhiều ứng dụng của Apple, HTC, Samsung...

 

Liên tiếp, Nokia bị mất ngôi vương trên một số thị trường quan trọng, khiến cho nhiều người không còn bất ngờ khi Nokia để tuột tay vị trí dẫn đầu về lượng điện thoại xuất xưởng.

 

Ông Neil Mawston, nhà phân tích của hãng Strategy Analytics, trước đây đã dự báo Nokia cần nhanh chóng phát triển các sản phẩm mới, nếu không họ sẽ tiếp tục mất thị phần vào tay các đối thủ khác. Quả vậy, đến năm 2011, Nokia bị Samsung vượt mặt về doanh thu. Đến đầu năm nay, Nokia đã chính thức bị Samsung soán ngôi về lượng sản phẩm khi trong quý I/2012, Samsung đạt 93,5 triệu chiếc, chiếm 25% thị trường toàn cầu trong khi Nokia sản xuất ra 82,7 triệu chiếc, chiếm 24% (theo Strategy Analytics).

 

Số liệu nghiên cứu mới được công bố gần đây của IDC cũng cho thấy Nokia tiếp tục bị rớt hạng trong phân khúc điện thoại thông minh. Kẻ gây ra điều này, một lần nữa lại là Samsung với 42,2 triệu điện thoại thông minh xuất xưởng trong quý I/2012. Nokia xếp thứ ba, sau cả Samsung và Apple.

 

Thống kê của Reuters cho thấy trong vòng 5 năm qua, giá cổ phiếu Nokia đã giảm tới 90%. Đến đầu năm nay, Nokia lỗ 1,34 tỉ euro. Lượng điện thoại phổ thông xuất xưởng thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước.

 

Trả giá cho lòng chung thủy

 

Trỗi dậy rồi thống lĩnh thị trường nhờ dòng điện thoại giá thấp nên Nokia đã kiên trì với mảng đó. Tuy nhiên, gần đây tỉ suất sinh lời của điện thoại phổ thông đã giảm xuống rất thấp so với điện thoại thông minh.

 

Sau hơn 10 năm ngồi trên ngôi vương, Nokia dần bị các nhà sản xuất từ Trung Quốc như ZTE, Huawei tranh giành thị phần trong phân khúc điện thoại bình dân.

 

Sau khi tung hàng loạt sản phẩm giá rẻ để cạnh tranh với những điện thoại từ Trung Quốc, Nokia nhận ra mảng này không còn mang lại lợi nhuận lớn nữa. Hãng bắt đầu bước vào cuộc đua ở phân khúc cao cấp hơn là smartphone. Ở phân khúc cao cấp, Nokia lại gặp khó khi các đối thủ truyền thống là Apple và Blackberry tiếp tục làm mưa làm gió. Thêm vào đó, các đối thủ ở châu Á như Samsung, LG, HTC cũng cạnh tranh mạnh mẽ.

 

Hậu quả là lần đầu tiên trong lịch sử, thị phần toàn cầu của Nokia giảm xuống dưới 30% vào năm 2011.

 

Câu chuyện trở nên khó cứu vãn khi Tổng Giám đốc Stephen Elop coi thường nền tảng mở của Google là Android để tiếp tục với nền tảng cũ Symbian. Chính điều đó đã khiến Nokia phải trả giá khi Android liên tục tăng trưởng, bỏ xa Symbian, kéo theo đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các đối thủ Samsung, HTC.

 

Nokia đã không nắm bắt cơ hội với Android. Thay vào đó, họ quay sang bắt tay với Microsoft để phát triển Windows Phone 7. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết liệu Nokia sẽ gỡ gạc lại được những gì.

 

Sony Ericsson cũng đã đưa ra chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows vào năm 2008 nhưng không mang lại kết quả khả quan vì những hạn chế của nó so với iOS và Android. Tháng 3.2010, hãng này đã tung ra mẫu điện thoại chạy Android đầu tiên, Xperia X10. Nhưng đáng tiếc, thời điểm đó, các nhà sản xuất như Motorola, HTC và Samsung đã tiến được những bước dài trên thị trường, hãng này chật vật vẫn không theo kịp cơ hội.

 

Nhưng ít ra, Sony Ericsson còn nhận ra tiềm năng của Android. Còn Nokia khi ấy vẫn còn trung thành với Symbian và tiếp tục nói không với Android cho tới tận bây giờ.

 

Sau mưa, trời có sáng với nokia?

 

Trên thực tế, những chiếc điện thoại thuộc dòng Nokia Lumia đang được nhiều người đón nhận và hằng ngày mang về doanh thu tốt hơn cho Nokia. Ông Elop đang hy vọng nó sẽ là cứu cánh cho Nokia. Ông cũng khẳng định Nokia sẽ tiếp tục với nền tảng này để tiếp tục phát triển mảng điện thoại thông minh và cả điện thoại truyền thống nhằm hướng đến một tỉ người dùng tiếp theo.

 

Nokia cũng cho biết, họ đang gom tài chính bằng việc đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm chi phí để đạt được mục tiêu tiết kiệm khoảng 1,42 tỉ USD vào năm 2013. Ngoài ra, Nokia có khả năng sẽ bán được thương hiệu điện thoại hạng sang Vertu và thu về khoảng 260 triệu USD để thêm vào nguồn tài chính hiện có.

 

Nhưng đường về với hào quang năm cũ của Nokia chắc chắn không dễ dàng. Samsung đang nổi lên như một hiện tượng với tốc độ phát triển chóng mặt. Họ cũng đang có những lợi thế với các sản phẩm sử dụng hệ điều hành hợp thời và kế hoạch mạnh mẽ về hệ điều hành riêng Bada.

 

Sau cơn mưa trời có thể lại sáng tươi với Nokia. Cũng có thể là không. Nhưng có một điều chắc chắn là Samsung đang nhìn thấy ánh bình minh rạng ngời. Trong cùng một thời điểm, Nokia đang phải chứng kiến ánh sáng trầm buồn của một buổi hoàng hôn.

 

Nguyên Thi

 NCĐT


8 đại gia công nghệ đang lỗ nặng

Ngày đăng : 15/05/2012 - 2:49 PM

 

RIM, Nokia hay Sony đều từng làm mưa làm gió trong quá khứ, nhưng lại đang chịu những khoản lỗ kỷ lục thời gian gần đây. 

 

Đặc thù của ngành công nghệ là sự đào thải diễn ra mạnh mẽ hơn bất cứ ngành kinh doanh nào khác, do đó việc các hãng danh tiếng như Nokia, Sony hay Sharp từng một thời là hình mẫu thế giới lại đang điêu đứng vì làm ăn thua lỗ cũng là điều dễ hiểu.

 

Thời báo phố Wall vừa đưa ra bản danh sách 8 hãng công nghệ danh tiếng thế giới đang phải vật lộn với những khoản thua lỗ khổng lồ, và đứng trước con đường hoặc cải cách để tồn tại, hoặc sẽ sớm bị thâu tóm bởi một ông lớn khác.

 

1.  RIM

Research In Motion từng một thời là ông vua trong thị trường thiết bị di động và người dùng BlackBerry từng được coi là chuẩn mực của giới chơi điện thoại. Tuy nhiên, mọi chuyện đã xoay chiều quá nhanh kể từ khi iPhone và các thiết bị Android ra đời, khiến RIM trở tay không kịp.

 

Trong quý IV của năm tài khóa 2001, RIM ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên đến 125 triệu USD. Lợi nhuận của hãng sụt giảm 24% so với một năm trước đó và số thuê bao của họ tại Mỹ cũng giảm từ 16% tháng 12/2011 xuống còn 12% tháng 3/2012. Đối với RIM, có lẽ các thiết bị chạy BlackBerry 10 ra mắt cuối năm nay sẽ là cơ hội cuối cùng của hãng này để cứu vãn doanh số đang giảm dần đều của hãng này.

 

2.   Sharp

 

Những báo cáo mới đây của Sharp chỉ ra rằng khoản lỗ của hãng này đã lên đến 4,67 tỉ USD, tính đến tháng 4/2012 và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân của khoản lỗ khổng lồ này được giải thích là do sự sụt giảm của loại TV màn hình LCD do không cạnh tranh được với các đối thủ đến từ Hàn Quốc. Ngoài ra, phải kể đến số tiền 1,5 tỉ USD mà hãng này đầu tư để tái cơ cấu lại quy trình sản xuất.

 

3.  EA

Dù hai sản phẩm chiến lược của EA là FIFA 2012 và Battlefield 3 vẫn đạt doanh số ấn tượng với hơn 10 triệu bản mỗi game, Electronic Arts vẫn phải chịu lỗ 205 triệu USD, tính đến hết năm 2011. Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do hãng này đang đầu tư hàng trăm triệu USD để phát triển game trên mạng xã hội nhằm cạnh tranh với đố thủ Zynga nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. Đây được xem là một canh bạc của EA bởi rất khó để họ có được những thành công như đối thủ đi trước Zynga với những game như Farmville hay City Ville.

 

4.  Sony

Nhà sản xuất hàng đầu trong nhiều sản phẩm điện tử đã không còn giữ được vị thế của mình. Theo báo cáo mới đây, doanh số bán TV, camera hay đầu DVD của hãng này đều không đạt kỳ vọng. Trong tháng 4/2012, Sony lần thứ tư liên tiếp công bố các khoản lỗ trong vòng chưa đầy một năm. Tờ thời báo phố Wall cho hay, đây được xem là khoản lỗ lớn nhất của Sony trong lịch sử 65 năm tồn tại của hãng này và nguy hiểm hơn, chưa có dấu hiệu nào cho thấy, hãng này đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này.

 

5.  Nitendo

Nitendo trở thành nhà sản xuất thiết bị game cầm thay lớn nhất thế giới nhờ Wii. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh từ phía Microsoft với Xbox 360 và Sony với PS3, Nitendo buộc phải giảm giá sản phẩm của mình. Tháng 4 vừa qua, hãng này vừa công bố khoản lỗ lên đến 461 triệu USD. Cả ba nhà sản xuất nói trên đều đang gặp phải vô số những khó khăn để cạnh tranh với các game phát triển trên smartphone.

 

6.  Nokia

Nokia - nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới trong 14 năm liền vừa bị soán ngôi bởi Samsung. Nếu xét về doanh số các sản phẩm điện thoại "bình dân" hãng này vẫn chưa có đối thủ nhưng trong phân khúc smartphone, Nokia lại chậm chân một cách đáng ngạc nhiên. Vào tháng 4/2012, Nokia thông báo khoản lỗ lên đến 1,2 tỉ USD, nhiều hơn so với dự kiến trước đó của công ty này. Tuy nhiên, theo những diễn biến mới đây, dòng smartphone Lumia của hãng đang nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dùng và đó là cơ sở để tin rằng, "ông hoàng" ngày nào sẽ quay trở lại.

 

7.  Barnes & Noble

Barnes & Noble đổ không ít vốn vào thiết bị đọc sách điện tử Nook nhưng lại không cạnh tranh nổi với Kindle của Amazon và sau sự xuất hiện của iPad, số phận của thiết bị này trở nên thê thảm hơn bao giờ hết. Khoản lỗ 11 triệu USD công bố hồi cuối tháng 1/2012 được công ty lý giải là do "đầu tư vào cho Nook, bao gồm chi phí quảng cáo và nhân sự". Mới đây, hãng này vừa thiết lập mối quan hệ đối tác với Microsoft với hy vọng cho ra mắt một phiên bản Nook chạy Windows.

 

8. Acer

 

Lợi nhuận của Acer trong một vài năm qua chủ yếu phụ thuộc vào các dòng netbook - những thiết bị giá rẻ, gọn nhẹ, đủ phục vụ nhu cầu cơ bản cho người dùng notebook. Tuy nhiên, dưới làn sóng "xâm lược" của máy tính bảng, và cả smartphone, netbook được cho là không còn tương lai trên thị trường.

Hiện tại, ultrabook là cứu cánh duy nhất của Acer mặc dù dòng sản phẩm này vẫn còn khá mới mẻ và giá bán được cho là chưa hợp lý. Tuy khoản lỗ đó 212 triệu USD được cho là vẫn nằm tầm kiểm soát của Acer nhưng nếu không có những bước đột phá về giá bán, ultrabook có thể sẽ tiếp tục là một thất bại nữa của hãng sản xuất Trung Quốc.

Theo Zing-Infonet/DVT

 Gafin


Facebook sắp kiếm tiền trực tiếp từ người dùng

Ngày đăng : 14/05/2012 - 4:09 PM

 

Facebook đang thử nghiệm tính năng thu tiền đối với những ai muốn gây chú ý bằng cách làm nổi nội dung cập nhật của họ trên mạng xã hội này. 

 

 

Theo đó, nếu muốn làm nổi bài viết (post) mới của bản thân trên Facebook trong số hàng triệu post của những người khác, người dùng sẽ phải trả một khoản phí nhất định.

 

Chẳng hạn, người dùng có thể trả 1,8 USD để gây chú ý hơn đối với người khác về một bài viết, một nội dung cập nhật trạng thái hay một video, bức ảnh mới đăng nào đó. Với số tiền này, các post được lựa chọn sẽ có vị trí ưu tiên trên trang Feed (nơi hiển thị thông tin mới) của bạn bè trong một khoảng thời gian nhất định.

 

Người dùng có thể trả khoản tiền này bằng thẻ tín dụng hay qua cổng thanh toán Paypal.

 

Facebook cho biết đang thử nghiệm các mức phí khác nhau áp dụng cho từng lựa chọn của khách hàng, trong đó có cả chế độ miễn phí - nhưng nhiều khả năng chế độ “free” này sẽ chỉ nhằm vào việc thu hút thêm người sử dụng tính năng trả tiền.

 

Facebook hiện vừa có số lượng người dùng vượt qua mốc 1 tỷ. Theo thông tin từng đăng tải trên Techcrunch cách đây 2 tháng, lượng bàn bè có thể nhìn thấy cập nhật trạng thái mới của bạn chỉ ở mức xấp xỉ 12%.

 

Tuy nhiên, vẫn chưa có một chỉ số nào thống kê về số lượng bạn bè đã xem được cập nhật mới để có thể đánh giá hiệu quả của công cụ này.

 

Lê Anh

 PCWorld VN

 


 

Tin mới cập nhật