Bộ trưởng Huệ: 'Vị tướng' cầm cân nẩy mực về giá

Ngày đăng : 24/11/2011 - 12:00 AM

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã gây ấn tượng ngay trong những ngày đầu điều hành khi đặt ra vấn đề giá xăng. Cho đến nay, giá xăng, giá điện và vấn đề nợ công là những chuyện chưa bao giờ hết nóng.

Căng với giá xăng

Một cuộc hội thảo khoa học đã biến thành một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Bộ trưởng Vương Đình Huệ và lãnh đạo Bộ Công Thương về giá xăng đã nổ ra. Hàng loạt vấn đề về điều hành giá xăng dầu đã được đưa ra với thông tin trái nhau. Với thế kinh nghiệm của một người làm kiểm toán và nắm giữ trong trách mới về tài chính, ông Huệ đã tỏ ra kiên quyết với việc cần minh bạch hơn và tìm mọi cách để giảm giá xăng dầu ngay khi có thể.

Quan điểm và hành động đó đã động vào vấn đề lâu nay được đặt ra là thực hư lỗ lãi của kinh doanh xăng dầu, vì sao xăng dầu không giá, cơ chế điều hành và kiểm soát giá của DN... Đó như một lần "gây sốc" thực sự khiến mọi người trông chờ những thay đổi lớn về giá xăng.

Trước đó, khi nhậm chức, ông Huệ đã cho biết, giá cả là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất mà ông sẽ quan tâm. Một trong những buổi là việc đầu tiên của ông trên cương vị mới là ở Cục Quản lý giá, trong đó có câu chuyện xăng dầu. Việc đầu tiên là ông xem bảng giá xăng dầu để giảm giá ngay khi có thể và chính ông đã có quyết định giảm giá sớm hơn thường lệ, khiến người bên Bộ Công Thương nhắc khéo là "bị làm sao".
Bộ trưởng Vương Đình Hụe đang được hy vọng sẽ minhbạch hoá các vấn đề đối với giá xăng

Thậm chí, ngay sau tranh cãi nảy lửa về xăng, quyết định thành lập đoàn kiểm tra các DN kinh doanh xăng dầu đã được ban hành. Nằm trong một chuỗi liên tục, người dân thực sự kỳ vọng sẽ có những chuyển biến mới về việc này.



Dù cho sau đó, việc tranh cãi giữa hai bộ đã được nói lại để hiểu rõ hơn, cơ chế điều hành giá xăng dầu cũng được khẳng định đã tuân thủ các quy định hiện hành để đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo quyền lợi các bên trong thị trường.

Tuy nhiên, người dân vẫn đang mong chờ những kết luận từ việc kiểm tra các DN kinh doanh xăng dầu, từ đó có những thông tin minh bạch hơn về giá mặt hàng này và làm cơ sở cho những điều chỉnh và quyết sách mới về giá xăng.

Phản biện với giá điện

Ngay sau khi nhậm chức, Bộ Tài chính và bản thân ông Huệ đã nhận được thông tin về đòi hỏi tăng giá điện từ EVN. Không ngần ngại, ông đã có một văn bản dài 15 trang gửi Bộ Công Thương để tỏ thái độ về việc này.

Một mặt, đồng ý việc tăng giá theo lộ trình là cần thiết nhưng việc đòi tăng giá ngay và tăng giá theo từng tháng của EVN đã được yêu cầu hết sức thận trọng và đánh giá đầy đủ các tác động tiêu cực.

Đặc biệt, dưới nhãn quan một người có kinh nghiệm kiểm toán, ông nhấn mạnh trước mắt, EVN cần rà soát các khoản chi phí để thực hiện việc tiết giảm hợp lý. Bên cạnh đó, tập đoàn này cần hạch toán minh bạch chi phí giữa các khâu sản xuất và phân phối điện, đồng thời tuyên truyền vận động để người tiêu dùng nâng cao ý thức tiết kiệm điện.

Theo đó, chưa có phương án tăng giá nào được quyết định và nhiều lần sau đó ông Huệ vẫn khẳng định cần thận trong khi tăng giá và chưa có sự đồng ý về bất cứ một phương án nào.

Dù không "sốc" như giá xăng nhưng những phản biện về giá điện của ông Huệ đang được lật lại khi những con số về lỗ, lương và các ý định tăng giá của EVN được công bố.

Đi cùng với giá điện, dù những tháng qua, việc tăng giá trên thị trường đã tạm lắng nhưng điều hành giá cả vẫn được theo sát và thực hiện. hàng loạt biện pháp để bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, các mặt hàng tiêu dùng có tác động trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống người dân tiếp tục được theo dõi và điều hành sát... Cử tri và các đại biểu Quốc hội tiếp tục hy vọng lời hứa về "quan tâm lĩnh vực giá cả" sẽ tiếp tục được bộ trưởng thực hiện.

Nợ công đầy âu lo

Nhậm chức chưa lâu, ông Huệ đã phải xử lý một vấn đề không hề mong muốn khi một DN vay vốn nước ngoài theo bảo lãnh của Chính phủ không trả được nợ, buộc nhà Bộ Tài chính phải tìm cách trả nợ tạm thời, chờ ngày DN có tiền bù lại.

Câu chuyện vỡ ra khiến người ta không khỏi lo ngại và chính ông Huệ cũng cho biết đó không phải là trường hợp duy nhất mà có nhiều DN đã rơi vào trường hợp đó và Bộ Tài chính đang trả nợ hộ.

Việc này một lần nữa đặt ra vấn đề về quản lý nợ của quốc gia, mà nhất là lo lắng về nợ công đang tăng nhanh. Vấn đề này càng trở nên căng thẳng vì chuyện cắt giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư đã được đặt ra khi có hàng loạt vấn đề trong đầu tư kém hiệu quả.

Con số nợ công quanh mức 50% đang được cho là trong ngưỡng an toàn. Nhưng điều đó không có nghĩa mọi việc chưa phải lo mà ngay từ bây giờ, dù được cam kết tài trợ ODA lớn nhưng Việt Nam đã phải chuyển dần sang mô hình vay thương mại nhiều hơn khi đã bước vào ngưỡng một nước thu nhập trung bình. Hơn thế, việc đầu tư ngày càng mở rộng đòi hỏi nguồn vốn lớn nên chuyện vay nợ sẽ khó tránh khỏi.

Câu chuyện quản lý nợ quốc giá dù không mới nhưng vẫn lại đặt ra trọng trách đối với Bộ trưởng Huệ trong giai đoạn mới. Hiệu quả đồng vốn là điều quyết định và người kiểm soát nó phải hết sức tỉnh táo và nhạy cảm.

Khởi động tái cơ cấu DNNN

Bộ trưởng Huệ và ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo Tái cơ cấu DNNN, sau đó một ban thực thi và chuẩn bị đề án cũng đã ra đời để đẩy mạnh việc này.

Tái có cấu DNNN, một trong trách và yêu cầu lớn được đặt ra trong tổng thế tái cơ cấu nền kinh tế. Những những câu chuyện không vui như: Vinashin trước đây, rồi đến EVN hiện nay và cả nhiều ngân hàng, tập đoàn, DNNN lớn đang trong tình trạng kém hiệu quả, thua lỗ thì việc tái cơ cấu càng trở nên cấp bách.

Với góc độ người quản lý vốn các DNNN, Bộ Tài chính dưới sự lãnh đạo của tân Bộ trưởng Huệ, được trông đợi sẽ thực hiện tốt điều này khi mà quá trình CPH đang chậm lại. Nhất là khi cổ phần hóa đến các DN và tập đoàn lớn của nhà nước.

Tái cơ cấu hoàn toàn không phải là mới nếu nhìn nhận nó dưới góc độ sắp xếp và đổi mới DNNN đã được thực hiện trong nhiều năm qua mà Bộ Tài chính có vai trò quan trọng. Hy vọng lãnh đạo mới, đòi hỏi mới sẽ đẩy nhanh quá trình này.


Lê Khắc (VEF.VN)

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Pháp có thể mất xếp hạng AAA và rơi vào suy thoái kinh tế

Ngày đăng : 22/11/2011 - 12:00 AM

Moody chỉ ra với mức kỷ lục trong tuần trước, trong dài hạn, chi phí lãi vay của Pháp gấp đôi Đức.

Ngày thứ Hai, Moody cảnh báo việc lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp tăng cao cùng với tăng trưởng kinh tế yếu đi có thể tác động xấu đến triển vọng xếp hạng của nước này, thị trường sợ hãi về khả năng Pháp có thể để mất xếp hạng tín dụng AAA.

Những lo lắng về tình hình thâm hụt tài khóa cao cũng như việc các ngân hàng Pháp liên quan nhiều đến nợ công của một số nước đang đối đầu với khủng hoảng đã khiến Pháp chịu nhiều chỉ trích bất chấp việc chính phủ nước này tuyên bố sẽ làm tất cả những gì cần thiết để giữ được xếp hạng tín dụng AAA cao nhất.

Vào giữa tháng 10/2011, Moody công bố sẽ có thể xem xét đưa ra triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng của Pháp trong 3 tháng nếu chi phí cứu các ngân hàng Pháp và một số nước thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt quá ngân sách nước này.

Ngày thứ Hai, cơ quan xếp hạng tín dụng khẳng định triển vọng của thị trường trái phiếu Pháp xấu đi tiềm ẩn rủi ro đối với triển vọng tín dụng, dù vẫn chưa đến giai đoạn tác động xấu đến xếp hạng tín dụng.

Ông Alexander Kockerbeck, chuyên gia cao cấp tại Moody, nhận xét: “Chi phí lãi vay tăng cao trong thời gian dài sẽ khiến chính phủ Pháp đối đầu thêm nhiều khó khăn chồng chất trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng bi quan hơn.”

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp thời hạn 10 năm so với trái phiếu chính phủ Đức tăng khoảng 20 điểm cơ bản lên 163 điểm cơ bản sau báo cáo của Moody. Mức này dù vậy vẫn thấp hơn nếu so với con số 202 điểm cơ bản trong tuần trước, mức đỉnh cao trong lịch sử khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Moody chỉ ra với mức kỷ lục trong tuần trước, trong dài hạn, chi phí lãi vay của Pháp gấp đôi Đức. Nhiều nhà đầu tư đã tính đến khả năng Pháp mất xếp hạng tín dụng AAA và kinh tế Pháp sẽ suy thoái vào năm 2012.

Ông Raphael Gallardo, chuyên gia kinh tế tại tổ chức quản lý quỹ Axa IM, nhận xét: “Khi bạn nhìn vào thị trường, dường như Pháp đã bị coi như mất xếp hạng AAA. Hiện nay, chúng ta cần một ngân hàng cho vay cuối cùng.”

Minh Long

Theo TTVN


Khoản lỗ hơn 10 nghìn tỷ đồng của EVN là... chưa tính hết

Ngày đăng : 20/11/2011 - 12:00 AM

Khoản lỗ hơn 10 nghìn tỷ đồng là chưa tính hết


Chiều 19/11, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đây là lần đầu tiên việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh của EVN được thực hiện theo tinh thần Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg, ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Chưa tiết lộ thời điểm tăng giá điện mới

Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đặng Huy Cường, năm 2010, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống thực hiện đạt gần 86 tỷ kWh; sản lượng điện sản xuất và mua ngoài hơn 95 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất lưới điện truyền tải và phân phối là 10,15%.

Tổng doanh thu bán điện năm 2010 là 90.934 tỷ đồng tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm.

ASIATổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180,0 đ/kWh điện thương phẩm.



Như vậy, năm 2010, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 10.162 tỷ đồng. Theo ông Đặng Huy Cường, khoản lỗ này chưa bao gồm tính đến lỗ/lãi tại các công ty cổ phần điện EVN góp vốn.

Chí phí còn "treo" lại chưa được tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010 bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỷ đồng.

Lương bình quân của EVN chỉ 7,3 triệu đồng/tháng

Tại cuộc họp báo, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, hiện nay ngành điện đang phải bù lỗ 300 đồng cho mỗi kWh. Và khoản bù lỗ này không chỉ cho những người nghèo mà cho cả những người giàu và trung lưu.

“Nếu một gia đình dùng 1 triệu đồng tiền điện/tháng thì EVN phải bù 300 nghìn đồng/tháng, 2 triệu đồng thì bù lỗ 600 nghìn đồng. Đây là một nghịch lý của ngành điện”, ông Thanh nói.

Lãnh đạo EVN cũng khẳng định, vấn đề mất cân đối tài chính của ngành nếu không được xử lý sẽ khó khăn khi huy động nguồn vốn trong tương lai, hệ quả là các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư, đặc biệt khu vực miền Nam, nếu không được đầu tư thì từ năm 2013 khu vực này sẽ thiếu điện nghiêm trọng.
miêu tả
Trả lời báo chí về việc xử lý khoản lỗ trên, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xử lý hạch toán phần lỗ này. Theo đó, phần lỗ này sẽ được hạch toán vào giá điện trong các đợt điều chỉnh tăng giá điện mới. Tuy nhiên, thời điểm nào sẽ điều chỉnh giá điện mới thì lãnh đạo Bộ Công Thương chưa tiết lộ.

Về việc thoái vốn tại các lĩnh vực ngoài ngành, ông Phạm Lê Thanh cũng cho biết, Tập đoàn đã có chương trình thoái vốn toàn bộ phần kinh doanh ngoài ngành, như lĩnh vực viễn thông, Công ty EVN Telecom sẽ chuyển giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Đối với các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, hiện Tập đoàn đang xúc tiến thoái vốn, dự tính trong thời gian 1-2 năm tới sẽ rút vốn khỏi các lĩnh vực này.

Một thông tin cũng đáng chú ý đã được lãnh đạo EVN thông tin tại cuộc họp đó là lương bình quân của cán bộ của Tập đoàn năm 2009 là 7,3 triệu đồng/tháng. Năm 2010, lãnh đạo EVN không đưa ra con số cụ thể mà chỉ cho biết, lỗ bằng 95% lương. Với mức lương này, ông Thanh cho rằng nếu sống ở Hà Nội thì chắc chắn cán bộ, nhân viên ngành điện sẽ không đủ sống.

Trước thông tin cho rằng, dù kêu lỗ nhưng lương của lãnh đạo ở EVN vẫn rất cao, ông Phạm Lê Thanh thừa nhận là có phản ánh đó. Tuy nhiên, theo ông, cần xem xét cụ thể bởi đó có thể là lương, có thể là thu nhập. Còn lương để hạch toán vào giá thành điện thì chỉ 7,3 triệu đồng/tháng.

 

 

 

 

 

Ở thời điểm hiện nay, số tiền mua điện EVN nợ Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), một thành viên của PVN, đã vượt 10.000 tỷ đồng. Nhưng con số này chưa dừng lại ở đó khi giá bán điện của EVN tới các hộ tiêu thụ vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá EVN phải trả để mua điện của các nhà đầu tư như PV Power. Đặc biệt khi việc đưa giá điện vào hoạt động theo cơ chế thị trường, điểm mấu chốt chính là tăng giá điện lên so với mức giá hiện nay, lại chưa như lộ trình được đặt ra.

PV Power hiện có vốn điều lệ là 12.188 tỷ đồng, như vậy khoản nợ trên 10.000 tỷ đồng của EVN cũng xấp xỉ vốn điều lệ của PV Power.

 

Hiện việc triển khai các dự án điện quy mô lớn của PVN đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khoảng 1,5 tỷ USD cho dự án quy mô 1.200 MW. "Lâu nay ta vẫn triển khai theo hình thức 30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay có khó khăn, việc vay không đơn giản. Vì thế PVN có chủ trương mời gọi các nhà cung cấp vật tư, thiết bị tham gia vào thu xếp vốn bên cạnh việc tìm kiếm các nhà đầu tư cùng hợp tác. Khi thấy được hiệu quả, đặc biệt là rõ ràng về giá điện thì nhà đầu tư cũng tính được bài toán kinh tế để tham gia mạnh mẽ hơn", ông Thực cho biết.

 

 

 


Lan Hương


Khi 'ông lớn' PVN thiếu tiền

Ngày đăng : 19/11/2011 - 12:00 AM

 Thiếu tiền cho điện

Khi xung phong nhận đầu tư 13 dự án điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trả lại Chính phủ cách đây 4 năm, nhiều quan chức của PVN chắc không hình dung nổi đầu tư vào ngành điện lại vất vả đến vậy!

Ở thời điểm hiện nay, số tiền mua điện EVN nợ Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), một thành viên của PVN, đã vượt 10.000 tỷ đồng. Nhưng con số này chưa dừng lại ở đó khi giá bán điện của EVN tới các hộ tiêu thụ vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá EVN phải trả để mua điện của các nhà đầu tư như PV Power. Đặc biệt khi việc đưa giá điện vào hoạt động theo cơ chế thị trường, điểm mấu chốt chính là tăng giá điện lên so với mức giá hiện nay, lại chưa như lộ trình được đặt ra.

PV Power hiện có vốn điều lệ là 12.188 tỷ đồng, như vậy khoản nợ trên 10.000 tỷ đồng của EVN cũng xấp xỉ vốn điều lệ của PV Power.

 Điều đáng nói, khoản nợ này mới chỉ là tiền điện của các nhà máy: Nhiệt điện Cà Mau 1 & 2, nhà máy điện Nhơn Trạch 1. Trong khi đó, PVN ngoài chiếm hơn 70% cổ phần tại nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 quy mô 70 MW vừa hoàn tất xây dựng thì còn đang là chủ đầu tư của 5 dự án điện than gồm: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1 và Quảng Trạch 1 cũng như một số các dự án điện gió, năng lượng tái tạo với mục tiêu chiếm 20 - 25% tổng sản lượng điện quốc gia.

Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐQT của PVN, trong trao đổi gần đây với báo chí cũng thừa nhận, câu chuyện các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng tìm tới các dự án điện của PVN có những băn khoăn khi thấy tiền bán điện bị nợ lớn là thực tế. Ông cho biết: "Nhiều dự án trong lĩnh vực điện mà PVN mang ra chào mời được các nhà đầu tư rất quan tâm, nhưng vấn đề quan trọng nhất là sẽ bán điện với giá bao nhiêu lại chưa thể trả lời ngay được, khiến cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án điện của PVN cũng gặp khó khăn không ít. Điều đó khiến cho nhà đầu tư chưa tính toán được bài toán hiệu quả kinh tế nên còn phải cân nhắc. Tôi hy vọng, khi chúng ta có giá điện theo cơ chế thị trường, cộng thêm nhu cầu điện ở Việt Nam đang tăng trưởng, cần xây thêm những nhà máy điện mới thì nhà đầu tư sẽ vào nhiều hơn".

Hiện việc triển khai các dự án điện quy mô lớn của PVN đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khoảng 1,5 tỷ USD cho dự án quy mô 1.200 MW. "Lâu nay ta vẫn triển khai theo hình thức 30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay có khó khăn, việc vay không đơn giản. Vì thế PVN có chủ trương mời gọi các nhà cung cấp vật tư, thiết bị tham gia vào thu xếp vốn bên cạnh việc tìm kiếm các nhà đầu tư cùng hợp tác. Khi thấy được hiệu quả, đặc biệt là rõ ràng về giá điện thì nhà đầu tư cũng tính được bài toán kinh tế để tham gia mạnh mẽ hơn", ông Thực cho biết.

Kỳ vọng là vậy. Nhưng trước mắt, mà cụ thể là trong năm 2011 này, PVN xem ra vẫn chưa biết khi nào sẽ thu được tiền bán điện từ EVN, trong khi vẫn phải tiếp tục sản xuất điện để bán cho doanh nghiệp này để cung cấp cho nền kinh tế. Đáng chú ý là khoản nợ này không dễ đòi bởi mới đây trao đổi với Doanh Nhân, một quan chức của EVN cho hay, vẫn chưa bàn được với PVN và các bộ ngành liên quan về cơ chế tạm khoanh khoản nợ tiền điện này. Với hoàn cảnh này, xem ra nhà giàu cũng phải khóc!

Thiếu cả cho dầu và khí

Không chỉ khó tìm nguồn vốn cho điện với dây chuyền điện từ khí, khi PV Power bị EVN nợ tiền điện thì PV Power cũng quay lại nợ tiền mua khí của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng. Dĩ nhiên, PV Gas chẳng có cách nào khác là quay về nợ PVN và Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP). Bởi nằm trong dây chuyền nợ tiền điện này mà PV Gas cũng khó khăn trong việc tìm đối tác chiến lược đến từ nước ngoài muốn mua cổ phần, cho dù PV Gas đứng thứ 3 về lợi nhuận trong số các doanh nghiệp thuộc PVN, ông Thực cho hay. Thực tế này cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho mục tiêu tìm kiếm đối tác chiến lược nắm 15% vốn điều lệ (tương đương khoảng 283 tỷ đồng) của PV Gas khi lập phương án cổ phần hóa chưa thành hiện thực.

 Với dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm hiện nay lên khoảng 8,5 triệu tấn dầu thô/năm (tương đương 211 nghìn thùng dầu/ngày) chỉ tính phần đầu tư mở rộng đã cần khoảng 1,2 tỷ USD. Hiện PVN sẵn sàng bán tới 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất sau khi mở rộng, nhưng để bán được không dễ. Bởi chuyện này đã được PVN đề cập tới từ cách đây 2 năm, nhưng tới nay vẫn chỉ thấy dừng ở việc "nhiều nhà đầu tư quan tâm". Đó là chưa kể, nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện vẫn đang trong hành trình xin thêm cơ chế ưu đãi về tài chính để tạo hiệu quả cho dự án.

Đối với các dự án lọc hóa dầu khác như Nghi Sơn hay Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, PVN hiện đang phụ thuộc lớn vào động thái của các đối tác nước ngoài khi tỷ lệ nắm giữ của các đối tác này đều chiếm từ 70% trở lên. Trong chuyến xúc tiến đầu tư tại Mỹ mới đây, PVN đã mang theo hành trang gồm tài liệu của 26 dự án hoặc kế hoạch tìm đối tác chiến lược nước ngoài cho một số thành viên của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay, việc tìm được nhà đầu tư là không phải dễ dàng.

Đó là chưa kể tới việc PVN mới đây cũng tuyên bố với báo chí tiếp tục lùi lại kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế với quy mô khoảng 500 triệu USD, một kế hoạch từng được tính tới từ năm 2010 và đã dời qua, dời lại vài lần bởi điều kiện chưa thuận lợi.

Theo Yên Hưng

DĐDN


Kinh tế thế giới hướng đến một “hố đen” sâu thẳm

Ngày đăng : 01/10/2011 - 12:00 AM
 
Chính trị gia Mỹ, bận rộn và ích kỷ để dọn đường cho cuộc bầu cử năm 2012, nhiều khả năng sẽ tự đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.
 
Tóm tắt:

Châu Âu vẫn bế tắc, không thể đưa ra giải pháp nào dài hạn và dứt khoát cho khủng hoảng khu vực

Mỹ có thể sẽ suy thoái bởi Quốc hội cản trở kế hoạch việc làm của Tổng thống Obama và không muốn thống nhất về giảm thâm hụt ngân sách sao cho phù hợp

Nhóm nước mới nổi không còn có thể hỗ trợ cho kinh tế thế giới như trước đây

Trừ khi các nhà hoạch định chính sách hành động mạnh mẽ hơn, kinh tế thế giới vẫn hướng đến một “lỗ đen”.

Trong những ngày đen tối, người ta thường “cố sống cố chết” tìm đến một tia sáng hy vọng. Thị trường tài chính tuần này diễn biến theo đúng xu hướng như vậy, khi đã chán nản quá lâu với khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày một tồi tệ hơn, thị trường có phiên tăng điểm nhảy vọt trong tuần bởi dự báo lãnh đạo châu Âu, dưới sức ép của thế giới, cuối cùng đã đưa ra kế hoạch để bảo vệ đồng tiền chung. Nhà đầu tư tạm thời thoát ra khỏi tài sản an toàn để mua tài sản rủi ro. Giá cổ phiếu tăng: giá cổ phiếu ngân hàng Pháp tăng gần 20% chỉ trong 2 ngày.

Tuy nhiên cũng chẳng có lý do để lạc quan tiếp. Thứ nhất, từ những gì mà lãnh đạo IMF,WB tuyên bố tại Washington DC, còn lâu họ mới thống nhất được một thỏa thuận để cứu đồng euro. Hiện tại họ mới chỉ có kế hoạch đưa ra một kế hoạch, chắc chắn vào khoảng đầu tháng 11/2011.

Thứ hai, ngay cả nếu có thể ngăn được thảm họa tại châu Âu, triển vọng kinh tế thế giới vẫn đang xấu đi khi chính phủ các nước giàu thắt chặt chính sách tài khóa và chính phủ nhóm nước mới nổi cũng không còn đủ mạnh để mang đến yếu tố hỗ trợ thật mạnh cho kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, giới chính trị gia Mỹ, một lần nữa, đang đe dọa đến đà phục hồi kinh tế với chính sự vô trách nhiệm của mình. Tóm lại, những diễn biến mới cho thấy chặng đường trước mắt đầy khó khăn.

Lãnh đạo châu Âu phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho những vấn đề hiện tại. Việc các nhà hoạch định chính sách Mỹ không ngừng rao giảng châu Âu về việc nên làm gì cuối cùng đã làm được một điều: châu Âu đã thừa nhận họ sẽ phải ráo riết chính sách hơn nữa. Cuối cùng họ cũng đưa ra được định hướng chính sách đúng: xây tường lửa xung quanh nhóm nước thanh khoản kém như Italy, hỗ trợ các ngân hàng châu Âu và cứng rắn hơn với Hy Lạp.

Tuy nhiên sẽ còn phải chờ đợi lâu, người châu Âu vẫn còn đang tranh cãi nhau kịch liệt về việc nên làm thế nào. Chính phủ Đức cho rằng vấn đề thuần liên quan đến tài khóa vì vậy ngại ngần mở rộng quỹ giải cứu châu Âu, tuy nhiên thực sự châu Âu cần điều này. Giải pháp tức thời hơn bao gồm tái cơ cấu nợ của Hy Lạp hay xây “tường lửa” xung quanh Italy cần đến nỗ lực về chính trị rất lớn – cái mà cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang thiếu ở hiện tại. Họ có thể lại đưa ra một kế hoạch chặn được thảm họa ở hiện tại nhưng về lâu về dài, vấn đề bên trong nó lại tồi tệ hơn.

Thế giới bây giờ đang phải trả giá cho sự ngại ngần của họ: triển vọng kinh tế ngày một xấu đi. Một số chỉ báo gần đây cho thấy kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu chuẩn bị rơi vào suy thoái, xuất khẩu của Đức chậm lại, chính sách tài khóa thít chặt, niềm tin suy giảm, các ngân hàng muốn thắt chặt tín dụng hơn nữa. Nếu ngay ngày mai khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể được chặn đứng, GDP của khu vực vẫn sẽ suy giảm trong những tháng tới.

Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng èo uột, trong mùa hè vừa qua, giá cổ phiếu xuống sâu, niềm tin người tiêu dùng sụt giảm, Fed đang cố gắng tìm cách thức hỗ trợ mới. Dù Fed có làm gì đi nữa, nước Mỹ vẫn sẽ phải đối đầu với tình trạng thắt chặt tài khóa tồi tệ nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào trong năm 2012. Chương trình giảm thuế tạm thời và bảo hiểm thất nghiệp sẽ chấm dứt vào cuối năm 2011.

Mọi chuyện có thể thay đổi nếu Quốc hội Mỹ nghĩ lại, thông qua kế hoạch việc làm của Tổng thống Obama và chấp thuận kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách trong trung hạn vào tháng 11/2011.

Nếu Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không thể thống nhất được thỏa thuận về giảm thâm hụt, đến năm 2013, các chương trình thắt chặt ngân sách sẽ còn khắc nghiệt hơn nữa. Khi châu Âu đang phải đối đầu với quá nhiều vấn đề bất lợi, nước Mỹ có thể tự đẩy mình vào suy thoái do chính chính sách tài khóa và bởi cả hai đảng bận dọn đường cho cuộc bầu cử năm 2012 hơn là đạt đến thỏa thuận để ngăn kịch bản xấu.

Vậy nhóm nước mới nổi mang đến yếu tố hỗ trợ gì? Sự hỗ trợ ngày một hạn chế hơn. Tăng trưởng của nhóm nền kinh tế này chậm lại (bởi thực sự cần phải như vậy sau thời kỳ tăng trưởng quá nóng). Thực tế đồng tiền của các nước mới nổi và giá cổ phiếu tại nhóm thị trường này đi xuống sâu cho thấy sự hoảng sợ tài chính không bỏ qua bất kỳ khu vực nào.

Chính phủ một số nước mới nổi, trong đó bao gồm Trung Quốc, không còn có thể đưa ra chương trình kích cầu như năm 2008 – 2009 bởi khối nợ chồng chất từ khi đó còn chưa giải quyết hết. Họ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ: một số Ngân hàng Trung ương đã hạ lãi suất. Tuy nhiên, khả năng hỗ trợ kinh tế toàn cầu của nhóm nước mới nổi đã kém hơn trước nhiều.

Không thể tránh được một số hạn chế. Nhiều chính phủ không thể hỗ trợ các nền kinh tế giống như năm 2008. Họ thận trọng cũng dễ hiểu. Tuy nhiên thực tế họ không chỉ không hành động đúng mà họ đang khiến mớ hỗn độn trở nên “bùng nhùng” hơn.

Ngọc Diệp




Sau chứng khoán và vàng, địa ốc có lao dốc?

Ngày đăng : 27/09/2011 - 12:00 AM

Tiền tiết kiệm đi đâu?

Quả thực, chứng khoán đã mở màn cho trào lưu lao dốc vào ngày 16/9/2011 sau khi lập mô hình hai đỉnh lành ít dữ nhiều. Không khí hy vọng xen hồ hởi đã mau chóng bị thị trường này dập tắt bằng chuỗi phiên giao dịch quay trở lại xu hướng giảm dần thanh khoản. Tính đến nay, thời gian điều chỉnh đã khá đủ lâu để tâm lý nhà đầu tư gần chạm đến ngưỡng tới hạn báo tháo. Dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng dù đã chớm tín hiệu chuyển sang cổ phiếu, nay bị khựng lại khi không công ty chứng khoán nào dám xác nhận 65 điểm đã là vùng đáy dài hạn của thị trường.

Đúng một tuần sau khi thị trường chứng khoán đổ dốc, giá vàng trong nước cũng tiếp bước. Nhưng còn nguy hiểm hơn đà suy giảm của chứng khoán mà đã quá quen thưộc với nhà đầu tư, thị trường vàng có nhiều lý do hơn hẳn để bùng vỡ bong bóng.

Ngược hẳn với mặt bằng giá cổ phiếu đã rơi về vùng quá thấp, vàng đã lập đỉnh vào đầu tháng 9/2011 với giá quá cao - gấp gần 4 lần so với đầu năm 2008. Bong bóng vàng là hình ảnh đã được nhiều người hình dung ra, nhưng vẫn có không ít nhà đầu tư kỳ vọng vào... suy thoái, thế nên lực cầu lớn vẫn tồn tại khi giá vàng tạo vùng đỉnh giăng ngang.

Một phần viễn tượng suy thoái kinh tế đã được các công ty kinh doanh vàng tạo nên. Ai cũng biết vàng chỉ thích hợp để tăng giá trong bối cảnh người dân chịu điêu đứng bởi lạm phát. Thế nên, trong mấy tuần qua, khối doanh nghiệp kinh doanh vàng đã có đủ thời gian và điều kiện giá cao để xả đến hai chục tấn vàng, trong đó có cả số vàng được nhập khẩu giá rẻ từ quốc tế để bán giá cao tại nội địa - một cú áp phe chót trước khi buông cho thị trường rơi thẳng đứng.

Ai sẽ có đủ can đảm bắt dao rơi khi giá vàng liên tục giảm mạnh hai phiên ngày 24 và 26/9, trong thế giá trong nước vẫn còn cao so với giá thế giới? Cái thông lệ tâm lý ở Việt Nam lại thật trớ trêu, chỉ thích đổ xô mua khi giá tăng vọt, còn khi giá giảm mạnh thì lại chần chừ, cho là giá còn giảm nữa, sâu hơn nhiều nữa.

Kể ra suy diễn của người đời về xu hướng vàng giảm mạnh không phải không có cơ sở. Lúc này đây, những người dân vốn trước đây ít quan tâm đến biến động của giá vàng trên thế giới lại bắt đầu sưu tầm những bài nhận định của các tổ chức phân tích quốc tế về khả năng mất mát của giá vàng. Độ mất mát 10% đã qua, vậy sắp tới 1.600 USD/oz hay 1.500 USD/oz có phải là ngưỡng chống đỡ hiệu quả? Hay vàng còn rơi tiếp, rơi tự do như chính nó phải như vậy trong cú nổ bong bóng?

Tâm lý chờ đợi giá vàng giảm tiếp cũng sẽ khiến cho dòng tiền tiết kiệm ngần ngại nhảy vào bắt đáy vàng. Khác hẳn với Hà Nội, hiện tượng này lại một lần nữa tái hiện ở TP.HCM khi không có cảnh đuổi bắt giá vàng rơi tại các tiệm kinh doanh vàng miếng. Còn nếu vàng xuống mạnh nữa, tâm lý chờ đợi có thể chuyển sang trạng thái sợ hãi - biết đâu vàng nổ bong bóng thực sự thì sao?

Đã có sự xác nhận về việc tiền tiết kiệm không chảy vào kênh chứng khoán, và đang có xác nhận về dòng tiền này có xu hướng án binh bất động với vàng. Với những xác nhận như thế, tiền tiết kiệm sẽ đi đâu? Câu trả lời thật đơn giản: khi không còn kênh đầu tư nào đáng giá thì tiền tiết kiệm đã ở đâu thì sẽ ở nguyên đó, tức nằm lì trong ngân hàng. Có chăng, chỉ là hiện tượng dịch chuyển tiền từ ngân hàng nhỏ sang ngân hàng lớn cho an toàn hơn mà thôi.

BĐS: lao dốc hay đi lên?

Còn thị trường BĐS thì sao?

Cùng với ngân hàng, thị trường BĐS đã trở nên một kênh chia vốn tiết kiệm trong những ngày qua. Cùng với đà lao dốc của chứng khoán và tiếp tới là vàng, BĐS và ngân hàng đang đóng vai trò "ngư ông đắc lợi", đơn giản vì đây là hai khu vực, nếu không được xem là kênh sinh lợi thì chí ít cũng đang khá ấn tượng về dáng dấp người bảo hộ an toàn.

Thời điểm 7/9/2011 có thể được đánh giá là ngày tạo nên bước ngoặt đối với thị trường BĐS về giao dịch. Nhưng khi nói về thị trường BĐS thì cũng nên phân tách cho rõ từng khu vực. Với thị trường BĐS Hà Nội, sau chuỗi thời gian 4 tháng suy giảm liên tục với tỷ lệ âm 20-25%, phần lớn người giữ đất và căn hộ không còn thái độ bán tháo nữa. Thay vào đó là tâm trạng chờ đợi, hy vọng vào sự kéo giảm mặt bằng lãi suất sẽ giúp nâng đỡ mặt bằng giá nhà đất. Tuy nhiên cũng như thị trường BĐS Đà Nẵng, ở Hà Nội lượng giao dịch vẫn nhỏ giọt, chưa có bất kỳ biểu hiện nào về dòng tiền nóng tham gia bắt đáy như thời kỳ 2009-2010, ngoại trừ gần đây dự án Vân Canh bị làm giá nhưng giao dịch rất thấp.

Trong khi đó, thị trường BĐS khu vực phía Nam, đặc biệt là TP.HCM và Bình Dương, đã hoàn chỉnh những dấu hiệu ban đầu cho sự phục hồi. Cơ sở cho những dấu hiệu đó là khung chính sách về thị trường BĐS được ban hành trong tháng 8/201, và quan trọng không kém là tỷ lệ lượng giao dịch trong tháng 9 đã tăng khoảng 10% so với tháng 8.

Vào tuần thứ 3 của tháng 9/2011, chỉ số BĐS của TP.HCM tăng 0,06% - tín hiệu tăng lại đầu tiên sau vài tháng trước đó giảm nhẹ rồi kéo ngang. Ở khu vực quận 2, tuy giao dịch vẫn khá thưa thớt, nhưng giá bán được treo khá cao, đang có chiều hướng nhích dần qua từng tuần. Khu vực này đang được kỳ vọng lớn vào việc dự án hầm Thủ Thiêm sẽ thông xe vào ngày 20/11/2011.

Còn quận 9, với tư cách là "đàn em" của quận 2 và luôn chịu tác động tăng/giảm giá từ quận 2 trong lịch sử những con sóng đất nền từ năm 2006 đến nay, đang được người mua để ở quan tâm hơn do giá đất và căn hộ thấp hơn khá nhiều so với quận 2. Theo đánh giá của một số văn phòng môi giới địa ốc, từ tuần đầu tháng 9 đến nay, lượng giao dịch ở địa bàn này đã tăng khoảng 10% và thị trường đất nền ở đây đang chuyển động ngầm về giá.

Trong khi đó, tình hình ở khu Nam TP.HCM, bao gồm các quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè, Bình Tân lắng đọng hơn. Tuy nhiên, lượng giao dịch vẫn có chiều hướng tăng chậm, dù giá chưa tăng như quận 2. Khu vực này cũng là nơi tập trung đến 77% số lượng căn hộ các loại trên địa bàn TP.HCM, đang là một dấu hỏi đối với giới đầu tư khi tại nhiều dự án, từ năm 2009 đến nay mới chỉ có mức tăng giá khoảng 7-10%.

Khác biệt cơ bản với Hà Nội, TP.HCM và đặc biệt là một số dự án tại Bình Dương đang khá khả quan về giao dịch. Đường biểu diễn lượng giao dịch tại các khu vực này đang vượt khá cao so với đường giá, và cả hai đường đều đang đi lên theo dạng răng cưa.

Với những tín hiệu và dấu hiệu xuất hiện trên thị trường BĐS phía Nam từ đầu tháng 9/2011 đến nay, gần như chắc chắn là thị trường này sẽ không lao dốc theo các thị trường chứng khoán và thị trường vàng. Ngược lại, do tiếp nhận được sự hỗ trợ về chính sách và yếu tố dòng tiền, trong đó không chỉ dòng tiền tiết kiệm mà còn có thể tiền từ chứng khoán và vàng sẽ chảy qua, riêng thị trường BĐS TP.HCM và Bình Dương đang trong xu thế tăng trở lại.

Tại hai khu vực trên, một sự đột biến về giao dịch và giá có thể xảy ra ngay trong tháng 10/2011 là không nên loại trừ.

 

Theo Trường Sơn


 

Tin mới cập nhật