Apple App Store kiếm tiền “siêu” hơn Android Market

Ngày đăng : 23/12/2011 - 1:40 AM

Theo công bố mới nhất của hãng phân tích Distimo, 200 ứng dụng hấp dẫn nhất trên gian hàng phần mềm trực tuyến của Apple (App Store) đã mang lại doanh thu cao gấp 6 lần danh sách tương tự ở Android Market.

 

 

Chỉ xét riêng App Store trên iPhone đã gấp 4 lần Android Market và con số này ở iPad là gấp 2 lần. Theo đó, các ứng dụng dành cho iPhone vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của Apple, kế đến là các ứng dụng iPad.

Mặc dù vậy, người dùng Android cũng chi khá nhiều vào kho ứng dụng. Doanh thu từ những hoạt động mua sắm ngay trong ứng dụng (in-app) chiếm tới 65% doanh thu mà 200 phần mềm Android đầu bảng tạo ra được.

Cũng theo Distimo, quầy ứng dụng di động Windows Phone Marketplace của Microsoft qua mặt Nokia Ovi Store và BlackBerry App World của RIM riêng về game. Hiện tại, đây cũng là quầy ứng dụng lớn thứ tư trên thị trường.

Hãng phân tích cho biết, Windows Phone Marketplace đã tăng trưởng với tốc độ lên đến 400% trong năm 2011, nhờ hãng phần mềm Microsoft tích cực thúc đẩy nền tảng mới và kết nối mạnh hơn với cộng đồng phát triển.

Trong khi đó, Android Market vẫn là thế giới của những phần mềm ứng dụng miễn phí. Ngược lại, các ứng dụng ở App Store lại khuyến khích người dùng bỏ tiền ra mua sắm vũ khí, vật dụng ảo trong các game miễn phí.

Về ứng dụng thành công nhất, Angry Birds tiếp tục giành ngôi vương, kế đến là Facebook và Skype. Tuy nhiên, ấn tượng nhất là dịch vụ Google Maps. Phần mềm này đã giành được vị trí số 5 dù chỉ cho tải với các thiết bị Android.

 

Theo VnEconomy.vn

You're the greaetst! JMHO
11/01/2012
You're the greaetst! JMHO

Họ tên :

Email :

Nội dung :

Tin cùng chủ đề

Đầu tư cho R&D, FPT có mang danh “Tập đoàn công nghệ”?

Ngày đăng : 20/12/2011 - 6:27 PM

FPT sẽ dành 5% lợi nhuận trước thuế để chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Với quyết định này, liệu FPT có “lột xác” để mang danh tập đoàn công nghệ thực thụ?

 

 

FPT dành ngân sách cho R&D

Nguồn tin từ FPT cho biết, theo dự thảo Quy chế Đầu tư và Phát triển của tập đoàn này, hằng năm, FPT dành khoản ngân sách bằng 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D). Như vậy, FPT là doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đưa ra lời tuyên bố rõ ràng về việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển.

Một lãnh đạo của Công ty TNHH Hệ thống Thông tin viễn thông và dịch vụ công FPT cho rằng: "FPT là tập đoàn đầu tư phát triển công nghệ hàng đầu Việt Nam mà bây giờ mới có quy chế về nghiên cứu và phát triển là chậm. Hiện nay, các tập đoàn cung cấp sản phẩm dịch vụ trên thế giới đều có quỹ R&D được trích từ lợi nhuận hằng năm. Các công ty coi đây là sự đầu tư bắt buộc, mang tính sống còn với tương lai của họ". Một ví dụ về Huawei của Trung Quốc đã rất thành công trên thế giới nhờ đầu tư mạnh cho R&D. Huawei đã thành lập 1 công ty thành viên chuyên về nghiên cứu và phát triển (R&D). Hàng năm, Huawei chi khoảng 10% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Trên tờ thông tin của FPT đã đăng tải nhiều ý kiến của các công ty con của tập đoàn này. Theo đó, FPT đã chú trọng đầu tư vào các ngành, hướng kinh doanh mới, nghiên cứu và phát triển… tuy nhiên, tập đoàn vẫn chưa có quy định cụ thể về hoạt động này. Điều đó khiến nhiều công ty thành viên phải “rón rén” khi nghiên cứu, bởi chưa biết lấy tiền ở nguồn nào đầu tư cho hiệu quả. “Nếu không có sự đầu tư để nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ mới để theo kịp yêu cầu của khách hàng cũng như xu thế phát triển của viễn thông thế giới thì đến lúc FPT sẽ bị tụt hậu, bị khách hàng đào thải, bị đối thủ cạnh tranh thay thế”, một lãnh đạo công ty con của FPT nói.

Tuy nhiên, các đơn vị của FPT cũng hy vọng, với quy chế này, các đơn vị không phải chia sẻ quỹ lương thưởng từ bộ phận kinh doanh cho các dự án R&D nữa. Điều này khuyến khích cán bộ làm R&D chuyên tâm hơn cho việc nghiên cứu phát triển của mình, khuyến khích các ý tưởng mới trong nhân viên.

Khi tập đoàn công nghệ mang danh “bán phụ tùng”


Cuối năm 2010, theo tiêu chí phân ngành thử nghiệm đối với 178 doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Công ty FPT được xếp vào nhóm “bán buôn máy móc và thiết bị phụ tùng”. Việc phân ngành được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thực hiện thử nghiệm căn cứ vào tiêu chí chủ chốt là doanh thu của công ty niêm yết. Hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất sẽ được xem là ngành chính của công ty đó.

Một số ý kiến cho rằng, trong các lĩnh vực mang đúng bản chất của một công ty công nghệ như phần mềm xuất khẩu, phần mềm trong nước thì mức đóng góp vào chiếc bánh doanh thu của FPT không nhiều. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm phần mềm thực hiện dưới dạng làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, FPT giống một công ty phân phối các sản phẩm công nghệ hơn là một tập đoàn công nghệ.

Gần đây, FPT đã tung ra các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động hay máy tính bảng. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm này vẫn được sản xuất ở công xưởng lớn nhất thế giới là Trung Quốc giống như nhiều sản phẩm điện thoại, máy tính thương hiệu Việt khác chứ không phải là đầu tư sản xuất, lắp ráp. Một chuyên gia CNTT đưa ra nhận xét, khi FPT tung ra điện thoại mang tên F99, cái tên F99 phải chăng có hàm ý là điện thoại này 99% là của Trung Quốc.  Hay m ới đây, FPT tung ra dòng máy tính bảng giá chưa tới 5 triệu đồng để thâm nhập vào phân khúc "high-end" với các phần mềm dành cho riêng người Việt Nam. Thế nhưng, sản phẩm này vẫn sản xuất ở Trung Quốc nên nhiều người cho rằng yếu tố công nghệ của FPT trong sản phẩm này vẫn khá mờ nhạt. Ở một góc độ nào đó những sản phẩm công nghệ của FPT đưa ra được xem như là "dán mác" thương hiệu của mình lên các sản phẩm "made in china".

Thế nhưng với việc tuyên bố đầu tư cho R&D, nhiều người hy vọng sẽ có một FPT được xếp chính danh vào tập đoàn công nghệ chứ không phải đi buôn bá phụ tùng và những sản phẩm công nghệ của FPT sẽ có "made in Vietnam" nhiều hơn.  

Viettel “qua mặt” FPT tiến vào lĩnh vực công nghệ

Tuy mang danh là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, thế nhưng Viettel lại âm thầm phát triển mạnh về công nghệ. Viettel cho biết, với 15.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010, Viettel có thể huy động tới 1.500 tỷ đồng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học. Sở dĩ chỉ được đầu tư con số này vì theo quy định của Bộ Tài chính, việc chi cho nghiên cứu phát triển không quá 10% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Sau thời gian trong cảnh "mác Ta hồn Tàu", mới đây, Viettel đã đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông có khả năng sản xuất nhiều chủng loại như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính All-in-one, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự... Như vậy, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị. Viettel cho biết, cùng với Viện nghiên cứu phát triển Viettel (chuyên thiết kế sản phẩm), Trung tâm sản xuất điện tử Viettel (chuyên sản xuất sản phẩm) đã góp phần trực tiếp hoàn thiện mô hình của Viettel trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông. Đây là một trong 4 trụ phát triển chính của Viettel từ nay đến năm 2020, đặc biệt có quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển viễn thông trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Như vậy, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất và tự nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ. Hiện Viettel đã sản xuất thành công sản phẩm USB 3G và đang nghiên cứu sản xuất điện thoại 3G.

 


Theo Thái Khang
ICT News
 


8 sự kiện nổi bật của làng công nghệ thế giới năm 2011

Ngày đăng : 16/12/2011 - 12:20 PM
2011 là năm đầy biến động của làng công nghệ với sự ra đi của Steve Jobs, những cuộc tấn công dồn dập và có tổ chức của hacker hay hai vụ sáp nhập làm đảo lộn trật tự trên thị trường di động.

 

Trong suốt 12 tháng qua, người ta liên tục nghe thấy nhưng thông tin gây sốc, có khả năng quyết định số phận của nhiều công ty công nghệ. Nokia "mở màn" bằng quyết định từ bỏ Symbian - nền tảng di động phổ biến nhất thế giới, còn "ông tổ" của ngành di động Motorola Mobility về tay công ty được coi là non trẻ trong lĩnh vực này: Google. Trong khi đó, các đối tác của Google (các nhà sản xuất thiết bị Android) lại có một năm lao đao trước những vụ kiện bản quyền qua lại với Apple - hãng cũng đang được giới phân tích đặt câu hỏi lớn về thời "hậu Steve Jobs".

Steve Jobs từ biệt thế giới

 

 


                                                   


Khi cựu CEO của Apple xuất hiện trên sân khấu vào tháng 3/2011 để giới thiệu máy tính bảng thế hệ mới, ông dự đoán rằng 2011 sẽ là năm của iPad 2. Ông đã nhầm. 2011 là năm của chính ông. Từ khi Steve Jobs rời công ty đi chữa bệnh vào giữa tháng 1 rồi trở lại vào tháng 6 để thuyết phục hội đồng thành phố Cupertino cho Apple xây dựng trụ sở mới trông như phi thuyền, cho đến việc ông đột ngột từ chức Tổng giám đốc Apple vào ngày 24/8, những câu chuyện về ông luôn tràn ngập các trang báo cũng như trên các diễn đàn và mạng xã hội.

Dù biết trước Steve Jobs không còn sống được bao lâu vì căn bệnh ung thư, nhiều người vẫn bàng hoàng khi truy cập website của Apple ngày 5/10. Trên đó không phải lời giới thiệu sản phẩm quen thuộc mà là hình ảnh nhà đồng sáng lập Apple cùng dòng tin làm đau hàng triệu trái tim người hâm mộ: ""Apple vừa mất đi một thiên tài sáng tạo, có tầm nhìn lớn và thế giới mất đi một nhân vật kiệt xuất. Jobs ra đi, để lại một công ty mà chỉ ông mới có thể xây dựng. Tinh thần và triết lý của ông sẽ mãi gắn bó với Apple". Chuyên gia phân tích Richard Doherty nhận định: "Sẽ có một Apple hoàn toàn khác kể từ hôm nay. Họ phải giải bài toán khó mà không được phép sai. Dù gì đi chăng nữa, không cách nào có thể thay thế một thiên tài vĩ đại như Jobs".

Hai cái bắt tay đình đám của làng di động

 

 

    

 


Khi Larry Page và Sergey Brin thành lập Google năm 1998, họ không ngờ rằng một ngày nào đó, họ lại sở hữu nền tảng di động phổ biến nhất thế giới. Chỉ sau hơn 2 năm xuất hiện trên thị trường (từ 2008), Android đã vượt Symbian, hệ điều hành ngự trị trên "ngai vàng di động" nhiều năm. Chiến thắng này một phần nhờ Nokia quay sang hợp tác với Microsoft vì không còn mặn mà với Symbian già cỗi và lạc hậu. Công ty Phần Lan ví họ như đang đứng trên con thuyền bốc cháy và buộc phải nhảy xuống biển giành giật sự sống. Đó là việc chọn Windows Phone là hệ điều hành chủ chốt trong điện thoại của hãng này thời gian tới, mở đầu với hai mẫu smartphone Lumia 800 và Lumia 710. Quyết định này đã dọn đường cho Android chiếm ngôi đầu.

Trong khi đó, Google tiếp tục củng cố sức mạnh bằng việc bỏ ra 12,5 tỷ mua lại Motorola Mobility và giúp các đối tác tự tin hơn trong cuộc chiến bản quyền. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hành động của Google chẳng khác nào sắm con dao hai lưỡi vì các hãng như Samsung, HTC, LG... có thể lo ngại Google sẽ sớm tung ra dòng điện thoại mang thương hiệu riêng cạnh tranh trực tiếp với họ nên sẽ dần chuyển sang dùng Windows Phone để hạn chế sự phụ thuộc vào Android. Nhiều chuyên gia công nghệ tin liên minh Nokia - Microsoft sẽ chiến thắng trong năm 2015 còn Google mỉa mai rằng "hai con gà tây không thể hợp sức thành đại bàng".

Cuộc chiến bản quyền dai dẳng và chưa có hồi kết

 

          


Chưa năm nào, các vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ lại sôi sục đến như vậy trên thị trường smartphone. Theo ước tính của báo Financial Times, bên trong chiếc điện thoại nằm gọn trong lòng bàn tay chứa tới 250.000 bằng sáng chế của nhiều công ty khác nhau. Thông thường, các bên sẽ có những thỏa thuận mua bán bản quyền để đôi bên cùng có lợi. Nhưng Apple lại muốn tiêu diệt Android hơn là kiếm lời từ hệ điều hành này. Cuốn tiểu sử của Walter Isaacson mô tả Steve Jobs nổi điên khi HTC giới thiệu điện thoại Android vào tháng 1/2010. "Tôi không cần tiền, kể cả khi các ông đưa tôi 5 tỷ USD. Điều tôi muốn là các ông ngừng ngay việc sử dụng các ý tưởng của chúng tôi và đưa vào trong Android", Jobs nói với Eric Schmidt của Google. Ông cũng thề "sử dụng đến đồng xu cuối cùng của Apple để hủy hoại Android vì đó là sản phẩm ăn cắp".

Với quyết tâm đó, các luật sư Apple tỏ ra không nương tay khi "gây hấn" với HTC từ năm 2010 còn Samsung bắt đầu khốn khổ vì Apple từ tháng 4/2011. Những tranh cãi qua lại khiến dòng "át chủ bài" Galaxy của Samsung bị hoãn bán ở nhiều nước. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng không vui vẻ gì vì việc này có thể khiến giá sản phẩm bị đội lên nếu bên thua kiện phải bỏ ra khoản tiền lớn để bồi thường và mua phí bản quyền.

Tin tặc tấn công dồn dập khắp thế giới


 

 

      
Bắt đầu từ tháng 3/2011, website của các công ty như Google, Sony, Lockheed Martin, ngân hàng CitiBank, tổ chức FBI, CIA, cảnh sát Tây Ban Nha, Quỹ tiền tệ IMF và chính phủ nhiều nước thay nhau trở thành nạn nhân của 2 nhóm hacker khét tiếng Anonymous và LulzSec. Đen đủi nhất là Sony khi bị tấn công kéo dài từ 20/4 cho tới giữa tháng 10/2011 khiến mạng PlayStation Network và Qriocity liên tục bị đóng cửa còn hãng này bị chỉ trích vì quá chậm chạp trong việc ứng phó với sự cố, gây phiền toái cho hàng chục nghìn thành viên.

Ngày 6/10, Anonymous còn đe dọa cả Los Zetas, băng đảng buôn bán ma túy lớn nhất Mexico, vì bắt giữ thành viên của nhóm. Los Zetas sau đó buộc phải thả con tin vì lo sợ Anonymous tiết lộ danh tính của những nhà báo, cảnh sát và tài xế taxi "tiếp tay" cho tổ chức này. Tiếp đó, ngày 4/11, trên YouTube xuất hiện một đoạn video trong đó Anonymous dọa sẽ "xử lý" Israel nếu còn tiếp tục ngăn chặn tàu bè tiến vào dải Gaza theo đường biển. 48 tiếng sau đó (6/11), website của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), Cơ quan an ninh nội địa (Shin Beth) và Cơ quan tình báo (Mossad) đồng loạt ngừng hoạt động trước khi cùng "sống lại" sau vài giờ. Những hoạt động của Anonymous và LulzSec khiến nhiều nước lo ngại hacker đang trở thành một thế lực chính trị và có thể làm nổ ra những cuộc chiến tranh ảo giữa các quốc gia.

Hai scandal theo dõi người dùng trên smartphone

 

 

Người dùng smartphone có thể phải quen với việc họ bị âm thầm theo dõi.

        

Giữa tháng 4, hai chuyên gia bảo mật công bố phát hiện gây chấn động rằng một file bí mật trong iPhone lưu lại mọi dữ liệu về thời gian và địa điểm mà người dùng đã lui tới trong một năm trước đó. Nhiều người lo ngại đây sẽ là chứng cứ cho các bà vợ/ông chồng hay ghen, thám tử tư... có thể biết họ đi đâu, làm gì trong ngày. Ngay sau đó, điện thoại Android cũng bị cáo buộc có cách thức ghi nhận địa điểm tương tự nhưng không chi tiết và thường xuyên được xóa đi. Dù Steve Jobs phủ nhận chuyện trên, tòa án Hàn Quốc vẫn yêu cầu Apple trả cho một nạn nhận nước này khoản tiền 883 USD (1 triệu won). Sau thắng lợi đó, 27.000 người khác cũng đệ đơn kiện đòi khoản bồi thường tương tự.

Cuối tháng 11, một người sử dụng lại phát hiện phần mềm có tên Carrier IQ được cài bí mật trên hơn 140 triệu smartphone, âm thầm ghi lại toàn bộ các hoạt động từ nhắn tin, tra cứu web đến các cuộc gọi... Một số hãng viễn thông Mỹ thừa nhận đã dùng ứng dụng này để tìm hiểu những vấn đề khách hàng đang gặp phải và cải tiến chất lượng dịch vụ nhanh chóng. Giới luật sư tin Carrier IQ và những bên liên quan sẽ sớm bị khởi kiện bởi hành động thu thập thông tin, dù với bất cứ mục đích gì, cũng phải được sự cho phép của người dùng hoặc họ cần biết đến sự tồn tại của phần mềm.

Trí tuệ nhân tạo tiến gần đến hiện thực

 

Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang tiến thêm một bước mới.

   

Máy tính từng đánh bại một nhà vô địch cờ vua và năm nay, cỗ máy IBM Watson chiến thắng hai người chơi xuất sắc trong cuộc thi truyền hình trực tiếp Jeopardy. Điểm đặc biệt của trò chơi này là người dẫn chương trình nêu sẵn câu trả lời và người chơi phải đặt ngược lại câu hỏi. Ví dụ, nếu đưa đáp án: "Thành phố có sân bay lớn nhất đặt theo tên một anh hùng trong thế chiến thứ hai" thì câu hỏi các thí sinh nên đưa ra sẽ là "Chicago là gì?". Để đạt thành tích đó, Watson không chỉ được trang bị công nghệ tìm kiếm, phân tích và xử lý dữ liệu siêu tốc mà còn tích hợp khả năng nhận diện giọng nói và kỹ thuật cao cấp về diễn giải ngôn ngữ tự nhiên thay vì phản hồi câu lệnh theo cấu trúc được lập trình sẵn.

Dù vậy, Watson là một siêu máy tính và có vẻ xa lạ với người sử dụng phổ thông. Nhưng Apple đã giúp họ trải nghiệm công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đó ngay trên một thiết bị cá nhân thông qua "trợ lý" Siri. Người dùng iPhone 4S có thể trò chuyện với điện thoại như một người bạn thân. Tạp chí Forbes (Mỹ) nhận định tầm ảnh hưởng của Siri bắt đầu "phủ bóng" lên toàn ngành công nghiệp di động và đánh dấu bước tiến đáng kể của các phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI). Lãnh đạo Google từng cho rằng con người nên giao tiếp với nhau hơn là nói chuyện với smartphone thì nay cũng khẳng định sẽ sớm đưa ứng dụng tương tự Siri lên Android.

Cơn sốt 'miễn cưỡng' đăng ký tên miền .xxx

 

Thế giới vẫn có thêm tên miền .xxx dù nhiều cuộc biểu tình phản đối diễn ra.

 
Sau gần 7 năm gây tranh cãi đến giữa tháng 3/2011, tên miền cấp cao dành cho các trang web sex mới được tổ chức ICANN chính thức phê chuẩn và bắt đầu cho đăng ký rộng rãi từ 6/12. Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra vì người ta tin sự ra đời của .xxx giống như "vẽ đường cho hươu chạy" và "công nhận nội dung sex một cách chính thống". Nhưng cũng không ít người nhận định việc phân chia này giúp các bậc phụ huynh và nhà quản lý dễ ngăn chặn và kiểm soát thông tin hơn.

Các tên miền thuộc khu vực "đèn đỏ online", tưởng chừng chỉ được những người hoạt động trong ngành công nghiệp nội dung người lớn quan tâm, bỗng tạo ra tình cảnh oái oăm. Lo ngại thương hiệu của mình sẽ bị người khác nhanh chân đăng ký trước và lợi dụng để phát tán những thông tin nhạy cảm không mong muốn, từ các trường đại học, tu viện cho tới những công ty lớn như Google, Sony, Coca Cola… cũng buộc phải chi ra khoản tiền vài trăm lên đến vài nghìn USD chỉ để nắm quyền kiểm soát địa chỉ web .xxx có liên quan đến thương hiệu của họ và sau đó… bỏ hoang. Trong khi đó, Ấn Độ và một số quốc gia khác đã quyết định chặn truy cập đến những địa chỉ có đuôi .xxx này.

Google+ thổi làn gió mới vào cuộc đua mạng xã hội

 

 

Google+ là một trong năm dự án quan trọng của Google.



Với 800 triệu thành viên, Facebook gần như không có đối thủ trong lĩnh vực mạng xã hội. Tuy vậy, trong nửa cuối 2011, họ cũng không ít lần phải chột dạ trước tốc độ phát triển của “tân binh” Google+. Mới xuất hiện vào cuối tháng 6, chỉ trong vài tuần, nền tảng này đã thu hút gần 20 triệu người sử dụng và trở thành dịch vụ online có sự khởi đầu ngoạn mục nhất trong lịch sử. Hiện, sau 6 tháng, Google+ đạt hơn 40 triệu người tham gia, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như tổng thống Mỹ Barack Obama hay ca sĩ Britney Spears.

Con số này đủ để một số website công nghệ xếp Google+ vào danh sách những sản phẩm thành công nhất trong năm. Nhưng cũng không ít chuyên gia ví nó như một thành phố bị bỏ hoang, nhà cửa mọc lên san sát nhưng vắng bóng người qua lại vì không nhiều thành viên tích cực chia sẻ nội dung ở đây. Dù vậy, Google cũng đã có những kế hoạch dài hơi để tránh đi theo vết xe đổ của Buzz và Wave (hai mạng xã hội “sớm nở tối tàn” của họ trước đó) bởi Google+ được đánh giá là tương lai của hãng dịch vụ Internet Mỹ, đồng thời là một trong 5 dự án quan trọng nhất của họ song song với Gmail, Android, Chrome và Search.

Thế giới công nghệ một năm qua ảnh


Mark Zuckerberg trên sân khấu F8 (ngày 23/8 tại San Francisco, Mỹ) công bố Timeline - cải tổ giao diện lớn nhất của Facebook. Ảnh: Telegraph.
Từ ngày 5/10, trái táo Apple đã khuyết mất một góc không thể bù lấp bởi Steve Jobs ra đi. Ảnh: ibtimes.
Một người Cairo giơ laptop hiển thị hình ảnh cuộc ăn mừng của Ai Cập sau khi Hosni Mubarak từ chức hồi tháng 2. Ảnh: Wall Street Journal.
Những người tham gia giơ thiết bị di động tại Hội nghị web Bilbao ở Tây Ban Nha vào tháng 5. Ảnh: Spiegel.
CEO của Amazon Jeff Bezos trong lễ công bố Kindle Fire tại New York (Mỹ) ngày 28/9, đánh dấu một bước ngoặt trên thị trường máy tính bảng. Ảnh: AP.
Một nhân viên cứu trợ dùng iPad quay phim một con bò chết khô vì hạn hán ở Wajir, gần biên giới Kenya-Somalia ngày 23/7. Ảnh: Barry Malone.
Dòng người biểu tình phản đối việc ICANN phê chuẩn tên miền .xxx. Ảnh: AP.
90 người bị thương vì chen lấn mua BlackBerry giá rẻ trong ngày Black Friday, diễn ra thường niên vào thứ sáu cuối cùng của tháng 11 tại Indonesia. Ảnh: AP.
Người hâm mộ xếp hàng gần 2 ngày trong mưa gió để mua iPad 2 - máy tính bảng ăn khách nhất 2011. Ảnh: EnGadget.
Ngày 26/10, Nokia trình làng điện thoại Windows Phone đầu tiên của họ mang tên Lumia 800 tại London (Anh). Ảnh: Portableworld.
Tim Cook, tân CEO Apple, giới thiệu iPhone 4S và tính năng Siri vào 4/10, chỉ một ngày trước khi Steve Jobs qua đời. Ảnh: The Verge.
FBI lục soát một căn nhà ở Long Island (Mỹ) trong chiến dịch truy quét nhóm tin tặc Anonymous. Ảnh: NYTimes.


Theo VnExpress


Sao đổi ngôi trên thị trường trình duyệt và nỗi buồn mang tên Firefox

Ngày đăng : 04/12/2011 - 12:00 AM
Nhiều người cho rằng, chính chuyện nhảy cóc phiên bản của Firefox đã giết chết trỉnh duyệt này. 
 
Lý do cho sự sụt giảm của Firefox
 
Từ khi ra đời vào cuối năm 2008, Chrome đã thổi thêm lửa vào cuộc chiến trình duyệt vốn đã căng thẳng. Trước Chrome, Firefox là biểu tượng cho một thế giới không-Internet Explorer, trình duyệt được một bộ phận lớn người dùng cho rằng lỗi thời và chậm chạp. Thì nay, có lẽ vài phần trong số những người sử dụng Firefox trước kia đang dùng Chrome với cùng suy nghĩ như trên.
 
Hãng thống kê thị trường trình duyệt StatCounter vừa công bố số liệu đo kiểm của mình cho thấy Google Chrome đã vượt Mozilla Firefox để giành ngôi á quân. Cụ thể, tính tới hết tháng 11, Chrome chiếm 25,69% thị phần so với con số của Firefox là 25,23%.
 
Có thể thấy việc “đua phiên bản” với Chrome của Firefox hầu như đã thất bại. Trong vòng chưa đến một năm, Firefox đã nhảy từ bản 3 lên tới bản 8, nhưng người dùng cảm nhận được rất ít sự thay đổi của trình duyệt này. Còn với Chrome, mỗi lần trình duyệt này nâng cấp phiên bản, người dùng lại cảm nhận được sự khác biệt, nhất là về tốc độ tải trang.
 
Chrome vượt Firefox trên thị trường toàn cầu.
 
Nhiều người cho rằng, chính chuyện nhảy cóc phiên bản của Firefox đã giết chết trỉnh duyệt này. Nổi tiếng bởi kho add-on phong phú, chính những lần nâng cấp phiên bản nhanh chóng của Firefox đã khiến phần lớn các add-on cũ không tương thích, gây khó khăn trong xử lý công việc và giải trí của người dùng.
 
Ở phía bên kia, các extension của Chrome hầu như không gặp vấn đề về tương thích phiên bản. Ngoài ra Google còn trang bị cho trình duyệt này một cửa hàng ứng dụng khổng lồ.
 
Một lát cắt khác cũng cần nhắc đến, cha đẻ của Firefox là Mozilla – một quỹ phi lợi nhuận được lập ra nhằm phát triển dự án nguồn mở này. Mỗi năm Mozilla chỉ có nguồn thu khoảng 100 triệu USD, chủ yếu từ việc bán ô tìm kiếm cho các máy tìm kiếm. Trước đây Google đã độc quyền ô tìm kiếm mặc định này trong vòng 3 năm và trở thành nguồn sống lớn nhất cho hãng này. Vào tháng trước, Bing của Microsoft trở thành trình tìm kiếm mặc định trong một thỏa thuận không được công bố chi tiết với báo chí. Yếu tố khác hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của Firefox chính là sự hỗ trợ nhiệt tình của giới lập trình viên với dự án nguồn mở này.
 
Nhưng Chrome cũng là một trình duyệt có nhân là dự án nguồn mở Chromium và được Google đổ tiền vào để phát triển. Hãng này cũng chi rất nhiều tiền để quảng bá cho trình duyệt của mình.
 
Mặt khác, smartphone và máy tính bảng cũng là những nguyên nhân chính. Trong khi Chrome là trình duyệt mặc định trên điện thoại Android – hiện chiếm hơn 50% thị phần hệ điều hành smartphone, Safari dùng trên các sản phẩm của Apple, IE là trình duyệt của Windows Phone. Thì Firefox với sự chậm chạp của mình đã không thể nào chiếm lĩnh được mảnh đất đang có sự tăng trưởng nóng này. Các dự án Fennec rồi sau đó là Firefox for Moblie gần như chưa có tiếng nói trên thị trường trình duyệt cho di động.
 
Tương lai mờ mịt cho Firefox và cục diện thị trường mới
 
Thế giới đã thay đổi so với khi Firefox ra đời năm 2005. Câu chuyện của những năm đó là add-on (phần mở rộng), còn câu chuyện hiện tại là ứng dụng – những thứ người dùng có thể dùng để chạy trên nhiều trình duyệt khác nhau.
Trong khi Microsoft có đội ngũ lập trình viên đông đảo và sở hữu hệ điều hành máy tính chiếm hơn 90% thị phần. Google có một hệ điều hành di động thống trị và những sản phẩm web hỗ trợ mạnh mẽ. Thì rất tiếc Firefox chẳng có lấy một trong hai điều trên: một hệ sinh thái đủ mạnh hoặc một đội ngũ lập trình viên lớn.
 
Dù gì thì số lượng người sử dụng trên PC vấn còn quá nhiều so với người sử dụng smartphone và máy tính bảng, nên một sớm một chiều Firefox chưa thể chết. Nhưng tương lai của Firefox sẽ như Opera, Safari bây giờ, chỉ sở hữu một lượng nhỏ người dùng trung thành và trở thành một kỷ niệm với nhiều người.
 
Firefox vẫn dẫn trước Chrome ở Việt Nam.
 
Internet Explorer vẫn đang rơi vào quá trình sụt giảm, nhưng mọi chuyện có thể sẽ đổi khác vào cuối năm sau. Microsoft đang rất kỳ vọng vào Windows 8 được xây dựng để chạy trên cả PC và máy tính bảng. Nếu chiếm lĩnh được một miếng bánh lớn trên thị trường máy tính bảng đang phát triển nhảy vọt, thị phần của IE chí ít sẽ không chịu sự bào mòn của Chrome.
 
Chrome sẽ tiếp tục lớn mạnh và dễ dàng vượt qua mốc 32,21% - mức cao nhất mà Firefox đạt được (theo StatCounter) và đe dọa sự thống trị của IE.
 
Theo Miên Viên
TTVN/StatCounter

Toàn cảnh cuộc chiến trình duyệt web nửa cuối 2011

Ngày đăng : 01/12/2011 - 12:00 AM

Ở thời điểm hiện tại, với chất lượng gần như đồng đều thì việc bạn chọn trình duyệt internet nào để sử dụng có lẽ cũng không quá khác biệt: Chrome, Firefox, Internet Explorer, Opera hay Safari, tất cả đều có tốc độ đáng kinh ngạc, đi liền với đó là khả năng tích hợp những công cụ cũng như những plug-ins hết sức hữu ích. Vì thế chủ đề được nhắc đến nhiều có lẽ sẽ là những chức năng của trình duyệt nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhất.

 
 
Nhiều người tìm đến những trình duyệt nào tích hợp sẵn công cụ tìm kiếm ưa thích của họ, như Google, Bing, hay thậm chí có thể là Yahoo Search. Trong lần gần đây nhất chúng ta nhìn nhận cuộc chiến của 5 trình duyệt web phổ biến nhất, Chrome của Google đang chiếm 12% thị phần. Hiện tại, con số đó đã tăng gấp đôi. Chẳng sớm thì muộn, con số thị phần của Firefox cũng sẽ bị trình duyệt web của ông trùm tìm kiếm qua mặt. Một trong những lý do của sự thay đổi này có lẽ cũng nhờ vào mức độ phổ biến của Google trên toàn thế giới.
 
Tuy nhiên khi xét đến một web browser, thì ngoài việc tích hợp công cụ tìm kiếm, người sử dụng cũng cần chú ý đến những vấn đề khác, mà một vài trong số đó sẽ được nêu ra dưới đây:
 
Tốc độ duyệt web…
 
Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Google Chrome đoạt giải trình duyệt xuất sắc nhất do tạp chí PCWorld bình chọn. Ngay từ đầu, đường dẫn để download Chrome được đặt “chềnh ềnh” ngay trên trang web của công cụ tìm kiếm số 1 thế giới. Trong quá trình phát triển, những chức năng thật sự đáng lưu tâm cũng được đội ngũ phát triển Chrome cho ra mắt, ví như Chrome Instant cho phép trình duyệt tải những trang web đã được hệ thống "suggested" ngay trước khi người sử dụng gõ xong đường dẫn. Không chỉ có vậy, đây cũng là trình duyệt duy nhất được tích hợp ngay từ đầu Flash player và ứng dụng đọc file PDF.
 
…và những chức năng liên quan
 
Mặc dù được đánh giá rất cao, nhưng tốc độ của Chrome không thể nào được xếp vào hàng “ngoại hạng” trong cộng đồng các trình duyệt web được. Quay trở lại với một gã khổng lồ công nghệ khác, Internet Explorer 9 đã mang một luồng gió mới cho trình duyệt đang dần mờ nhạt của Microsoft. Tốc độ tải JavaScript của IE9 tương đương với Chrome, cùng với khả năng tăng tốc đồ họa thông qua chiếc card đồ họa đã tạo ra một lợi thế không hề nhỏ cho Microsoft trong cuộc chiến không cân sức giữa các nhà phát triển trình duyệt.
 
 
Và rồi Chrome và Firefox cũng phát triển hệ thống tăng tốc đồ họa của riêng họ. Trong tương lai, nhiều trình duyệt khác chắc chắn sẽ tích hợp những tính năng tương đương. Vì thế, lợi thế của IE9 gần như đã bị xóa bỏ.
 
Và rồi chức năng tưởng chừng là lợi thế của IE9 lại hóa ra là sai lầm lớn của Microsoft. Việc bỏ rơi những người sử dụng HĐH Windows XP (IE9 chỉ hoạt động trên nền Windows Vista và 7) đã vô tình trở thành điểm yếu để Chrome, Firefox hay Opera khai thác một cách triệt để.
 
Đồng bộ hóa trình duyệt
 
Trong số những trình duyệt cho phép người sử dụng đồng bộ hóa bookmark, tùy chỉnh cũng như lịch sử duyệt web, thì Firefox sở hữu chức năng "sync" mạnh nhất, với việc cho phép người sử dụng đồng bộ hóa dữ liệu giữa phiên bản PC với phiên bản Firefox trên Android. Chắc hẳn khá nhiều người sẽ bất ngờ khi họ về nhà, bật máy tính, và nhìn thấy chính xác những trang web họ đang xem khi đang ở công sở.
 
 
Nói về vấn đề tab, Firefox cũng đã có sự thay đổi đáng khen ngợi khi đưa vào sản phẩm của họ chức năng Panorama tab, giúp việc quản lý các trang web trở nên vô cùng tiện lợi. Cuối cùng, vấn đề muôn thuở của Firefox đó là tốn tài nguyên cũng đã và đang dần được khắc phục triệt để.
 
Tuy nhiên, nếu bàn về sự đột phá, thì có lẽ chẳng có trình duyệt nào qua mặt được sản phẩm của người Na Uy: Opera. Không ít những tính năng được cho là “phải có” ở các trình duyệt hiện đại đã được Opera giới thiệu đến thế giới: công cụ tìm kiếm tích hợp, khả năng chặn pop-up, hay thậm chí là cả cách phân bổ trang web theo các tab.
 
Giao diện đồ họa
 
Xét về tổng thể, dĩ nhiên bạn không thể phớt lờ trình duyệt của “Quả Táo”: Apple Safari. Mặc dù được thiết kế chủ yếu cho Mac OS, người sử dụng Windows vẫn có thể tìm cho mình phiên bản Safari mới nhất cho chiếc máy của mình. Quả thật, những lời ca tụng của những người yêu công nghệ trên thế giới về tính thẩm mỹ và tiện dụng của các sản phẩm Apple là không hề quá lời! Những chức năng được đặt bên trong Safari như Reading List hay Cover Flow là một minh chứng cho điều đó.
 
 
Những chức năng tiêu chuẩn khác
 
Với sự phát triển của công nghệ, người sử dụng internet càng lúc càng đòi hỏi chất lượng ở trình duyệt mà họ sử dụng. HTML5 cũng như việc bảo vệ quyền riêng tư của họ là hai ví dụ điển hình.
 
 
PCWorld, dựa vào các tiêu chí nói trên, đã tiến hành chấm điểm những trình duyệt phổ biến hiện tại:
 
Google Chrome 15 (Điểm: 4,5/5)
 
Với Chrome Instant, trang web của bạn sẽ được tải xong trước cả khi bạn gõ xong đường dẫn trang web. Tốc độ, thiết kế đơn giản, và việc hỗ trợ tối đa HTML5 đã biến Chrome trở thành sự lựa chọn không tồi với nhiều người sử dụng internet.
 
Firefox 8 (Điểm: 4/5)
 
Firefox 4 đã đưa Mozilla Foundation trở lại cuộc chơi giữa các nhà phát triển trình duyệt, và phiên bản mới nhất này dường như là con bài chiến lược của họ vào cuối năm 2011. Với việc cho ra mắt 4 phiên bản chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, đội ngũ phát triển Firefox dường như đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc giảm tải thời gian khởi động, bộ nhớ mà trình duyệt này "ngốn" trong quá trình hoạt động cũng như các tính năng bảo mật khác.
 
Internet Explorer 9 (Điểm: 4/5)
 
Phiên bản mới nhất của IE nhanh hơn, đơn giản hơn, và hỗ trợ HTML5 tốt hơn. Những thay đổi này hứa hẹn một phiên bản Internet Explorer thành công hơn người tiền nhiệm. Tuy nhiên, người sử dụng Windows XP có vẻ như đã bị Microsoft “lãng quên”.
 
Opera 11.5 (Điểm: 4/5)
 
Tốc độ khởi động luôn là thứ mà Opera vô địch. Bên cạnh đó, Opera 11.5 cũng hỗ trợ HTML5, giao diện bớt rối mắt. Cùng với đó là những chức năng riêng có như Opera Unite, với khả năng biến trình duyệt trở thành một server, hay Turbo, chức năng tăng tốc cho trình duyệt khi sử dụng ở những nơi có tốc độ mạng thấp.
 
Mặc dù kho Plug-ins vẫn chưa được như ý muốn, nhưng Opera vẫn xứng đáng “ăn điểm” nhờ vào những đột phá như tab stacking hay điều khiển trình duyệt bằng cách lắc chuột.
 
Safari 5 (Điểm: 4/5)
 
Tốc độ, giao diện trực quan, cùng những tính năng như Reader View hay Reading List đã khiến cho Safari chiếm được cảm tình của không ít người sử dụng internet.
 
Theo PCWorld

Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á

Ngày đăng : 30/11/2011 - 12:00 AM

Nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các giải pháp năng lượng gió đánh giá rằng Việt Nam sở hữu tài nguyên gió dồi dào nhất khu vực, và tin rằng Việt Nam sẽ phát triển năng lượng gió thành công. 

 
 
Nhân các hoạt động trong chuyến thăm của Thái tử Đan Mạch và tuần lễ môi trường hai nước, ông Sean Sutton, chủ tịch công ty Vestas châu Á Thái bình dương trả lời phỏng vấn VnExpress
 
- Đan Mạch đã giúp Việt Nam phát triển điện gió như thế nào thưa ông?
 
- Đan Mạch đang giúp Việt Nam triển khai về mặt công nghệ điện gió, như sáng nay, chúng ta đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa công ty Vestas và công ty CS Wind của Việt Nam. Vestas sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường nội địa.
 
Về phía chính phủ, chính phủ Đan Mạch đã giúp chính phủ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió. Chúng tôi quan tâm đến tính minh bạch, quan hệ đối tác lâu dài và tính chắc chắn.
 
Tôi cũng xin nói thêm một thông tin khác, Đan Mạch đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác về Tăng tưởng xanh với Việt Nam. Đan Mạch là quốc gia dẫn đầu thế giới về giải pháp tăng trưởng xanh, đặc biệt là năng lượng gió, chúng tôi chắc chắn rằng giải pháp của Đan Mạch sẽ giúp Việt nam trở thành quốc gia về năng lượng gió.
 
- Tại sao ông lại chọn Việt Nam để đầu tư về lĩnh vực này?
 
- Chúng tôi đã có kinh nghiệm phát triển hơn 30 năm liên quan đến năng lượng này. Chúng tôi thấy rằng, để phát triển năng lượng gió hiệu quả nhất cần đảm bảo hai tiêu chí: tin cậy và dự đoán được. Chúng tôi cũng đã sản xuất 45 nghìn tua-bin ở 67 quốc gia trên khắp châu lục.
 
Việt Nam là thị trường mới để phát triển năng lượng gió. Việt Nam cũng là ví dụ điển hình để phát triển nguồn năng lượng này. Đặc biệt, Việt Nam đang là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên gió dồi dào nhất Đông Nam Á, tập trung tiềm năng chủ yếu ở các tỉnh miền trung và miền nam.
 
Bản thân chính phủ Việt Nam cũng có chính sách phát triển nguồn năng lượng này, đó là chính phủ đã phê duyệt chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020-tầm nhìn 2050 với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Bản thảo Khung chính sách cho phát triển địên gió đã được hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt.
 
Ngoài ra, chúng tôi có có niềm tin ở công ty Vestas.Vestas sẽ trở thành đối tác giúp nước các bạn xây dựng những trang trại gió ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu về năng lượng của đất nước và sự thịnh vượng của người dân. Gió là tất cả với chúng tôi.
 
Việt Nam đang đối phó với thiếu điện do nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt dần. Trong khi nguồn năng lượng gió không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Do đó phát triển năng lượng gió đang là hướng đi đúng của Việt Nam.
 
- So với nguồn năng lượng tái tạo khác như mặt trời, thủy điện, năng lượng gió có ưu điểm gì nổi trội?
 
- Đó là khả năng thiết lập các nhà máy phong điện rất nhanh, chúng tôi có thể thiết lập các trang trại phong điện trong 16-18 tháng. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch, có thể dự đoán và nó là hướng đi chính trong tương lai.
 
Phát triển năng lượng gió ở Việt Nam góp phần vào tăng trưởng kinh tế công nghiệp, tạo ra việc làm xanh trong nước. Do đó, các trang trại gió chất lượng cao và ổn định có thể và nên là bộ phận quan trọng trong tổ hợp phát điện ở Việt Nam
 
- Ông thấy ở Việt Nam sẽ gặp trở ngại gì khi phát triển năng lượng gió?
 
- Tôi nghĩ rằng, bước đi ban đầu của Việt Nam là tốt với mục tiêu vừa phải. Nhưng sẽ có một số khó khăn mà các bạn gặp phải, đó là có chính sách phát triển nhưng làm thế nào để đưa vào cuộc sống và vận dụng nó không dễ. Mặt khác, để có dự án phát triển năng lượng gió thành công cần hỗ trợ và nỗ lực của các bên tham gia, làm thế nào để dự án này mang doanh thu cao.
 
Tiềm năng gió ở Việt Nam phân bố không đều, thời tiết thiên tai lớn ảnh hưởng tới nguồn năng lượng gió. Tiếp đó là công nghệ cho năng lượng tái tạo nói chung đòi hỏi hiện đại.
 
Điểm lưu ý nữa, đó là giáo dục cộng đồng, để người dân hiểu được dự án điện gió không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của họ. Giáo dục cho người dân hiểu được thế nào alf tua-bin, vòng quay, tất cả yếu tố thiết lập phong điện để giới thiệu cho dân địa phương. Cuối cùng là sự tham gia của các bên gồm hai chuỗi là chuỗi cung và chính phủ, nếu hai chuỗi này có mối quan hệ tốt sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.
 
- Đầu tư cho phong điện đắt hơn so với đầu tư cho các ngành tái tạo khác, điều này đưa đến những khó khăn gì với thị trường như Việt Nam?
 
- Đầu tư phong điện ban đầu cũng đắt hơn so với ngành khác do đây là công nghệ mới. Nhưng theo tính toán của các nhà đầu tư năng lượng sạch trên thế giới, năng lượng gió trên bờ có chi phí thấp nhất, chứ không cao như mọi người nghĩ. Trong quá trình xây dựng, một số chi phí về bảo dưỡng có thể biến động theo thời gian, có thể thay thế phương án khác.
 
Trong tương lai, nhiên liệu hóa thạch có mức biến động rất lớn, giá cả sẽ tăng cọt khi nguồn cung hạn chế, lúc này năng lượng gió không kém cạnh tranh so với năng lượng khác. Tại Việt Nam, chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nhà cung ứng trên toàn cầu, hỗ trợ tối đa cho Việt Nam.
 
Việt Nam là nước đang phát triển nhưng vẫn có thể phát triển điện gió. Bời Việt Nam đang khởi sự với ý nghĩ "tích tiểu thành đại", các bạn làm từ bước nhỏ, từ dự án mang tính thử nghiệm xem xét khả năng tài chính, sau đó mới đi vào xây dựng, vận hành nhà máy. Tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam có thể phát triển năng lượng gió.
 
Theo Hương Thu
VnExpress

 

Tin mới cập nhật